SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập những tác phẩm tự sự

27 1.8K 5
SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập những tác phẩm tự sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 ÔN TẬP NHỮNG TÁC PHẨM TỰ SỰ" 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 thi cử luôn là một áp lực gây căng thẳng tâm lí. Thời gian ôn tập không nhiều, kiến thức của các môn thi thì quá lớn. Vậy làm thế nào để cho việc ôn tập 6 môn thi tốt nghiệp và thi Đại học đạt kết quả tốt ? Thiết nghĩ đây là một bài toán không đơn giản cho học sinh và cũng là cho mỗi người thầy trong quá trình hướng dẫn học sinh yêu quý của mình ôn thi đạt hiệu quả. Trong thực tế các môn thi tốt nghiệp THPT, môn Ngữ văn bao giờ cũng là một trong những môn cố định có tính bắt buộc đối với các kì thi. Môn học này chiếm một lượng kiến thức tương đối lớn đòi hỏi học sinh cần phải có kế hoạch ôn tập chu đáo thì mới có thể đạt được điểm cao. Để làm được điều này bên cạnh việc nắm vững các kĩ năng làm bài đòi hỏi mỗi học sinh cần phải có phương pháp ôn tập hữu hiệu thì mới có thể đạt được kết qủa tốt. Tuy nhiên, vấn đề học môn Văn hiện nay không phải học sinh nào cũng làm được điều đó. Để tránh gây áp lực căng thẳng vể tâm lí và tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình ôn thi, vấn đề đặt ra cho mỗi người thầy là cần phải có một phương pháp thiết thực để hướng dẫn các em ôn tập đạt được hiệu quả cao nhất. Trong quá trình ôn tập môn Ngữ văn và hướng dẫn cho các em thi cử thiết nghĩ sẽ có rất nhiều phương pháp được áp dụng và tất nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nhược điểm nhất định. Song tôi thấy hiệu quả vẫn là phương pháp hướng dẫn ôn tập cho học sinh theo cấu trúc đề thi. Trong những năm gần đây cấu trúc đề thi gồm có hai phần: phần dành chung cho tất cả các thí sinh và phần danh riêng cho từng ban để cho 2 các em lựa chọn. Cho dù thuộc về ban nào đi chăng nữa thì đề thường yêu cầu nghị luận về các vấn đề sau: + Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. + Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi, một đoạn trích văn xuôi. + Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Trong phạm vi đề tài này, tôi muốn đi vào một vấn đề cụ thể: “Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập những tác phẩm tự sự” với mong muốn tháo gỡ những khó khăn, những băn khoăn của các em khi làm văn, giúp các em thi cử đạt kết quả tốt. 2. Mục đích nghiên cứu + Nâng cao hiệu quả học tập và giúp các em thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả tốt nhất. + Ổn định tâm lý giảm bớt tâm lý căng thẳng thi cử cho các em. + Giúp các em hình thành phương pháp tự học, tự sáng tạo. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách ôn tập các tác phẩm văn xuôi . -Phạm vi nghiên cứu: Học sinh các lớp 12 mà tôi là người trực tiếp giảng dạy. 4. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp khảo sát thực tế qua các kì thi: kiểm tra định kì, thi khảo sát chất lượng, thi thử tốt nghiệp và thi tốt nghiệp THPT. 3 -Phương pháp nghiên cứu qua sản phẩm: bài viết của học sinh và thống kê kết quả điểm kiểm tra. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Những cơ sở của việc hướng dẫn ôn tập những tác phẩm tự sự. 1. Cơ sở nhận thức Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người nhưng sự phản ánh này không phải đơn giản, thụ động mà là quá trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong quan hệ đối với khách thể. Nhưng không phải cá nhân nào cũng đều là chủ thể của nhận thức. Con người trở thành chủ thể nhận thức khi tham gia vào hoạt động xã hội nhằm biến đổi nhận thức khách thể. Trong nhà trường học sinh chính là chủ thể của hoạt động nhận thức; còn khách thể chính là những tri thức kinh nghiệm. Theo cơ sở triết học: con người tự làm ra mình bằng chính hoạt động của mình nhưng cái quan trong là làm ra cái đó như thế nào vào bằng cách nào? Từ cơ sở ấy chúng ta có thể nói một cách đơn giản các em học sinh lớp 12 không chỉ phải chỉ đơn giản là ôn cái gì mà điều quan trọng là ôn như thế nào? 2. Cơ sơ thực tiễn Tác phẩm tự sự thường chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các bài học của học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT. Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm tự sự không đơn giản so với các câu hỏi khác trong cấu trúc một đề thi. Thực tế cho thấy khi nghị luận về một tác phẩm tự sự, phần nhiều học sinh khó đạt điểm cao so với các dạng câu hỏi nghị luận khác. Chính vì vậy việc học các tác phẩm tự sự đối với các em rất ngại, thường hay 4 đối phó hoặc phụ thuộc vào tài liệu, văn mẫu khi làm bài mà không có sự độc lập, tư duy sáng tạo. Qua kết quả thức tế mà tôi thống kê, hầu hết các em học sinh lớp 12 chưa thực sự có kinh nghiệm và kĩ năng về cách làm bài nghị luận về một tác phẩm tự sự do đó kết quả thi môn Ngữ văn thường thấp. Vấn đề đặt ra cần phải có một cách hướng dẫn cụ thể mang tính khoa học để giúp các em tháo gỡ những khó khăn trong quá trình làm bài. Chương II Nội dung hướng dẫn ôn tập những tác phẩm tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống qua các sự kiện, biến cố và hành vi con người trong toàn bộ tính khách quan của nó. Ở đây, tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hành động của con người, nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm là một thế giới tạo hình xác định đang tự tồn tại, phát triển, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của người viết. Để hiểu được nội dung phản ánh, để phân tích được các giá trị về mặt tư tưởng lẫn nghệ thuật của một tác phẩm tự sự, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách ôn tập như sau: 1/ Cần đọc kĩ và tóm tắt chính xác cốt truyện của mỗi tác phẩm. - Để có thể làm bài đạt kết quả tốt về một tác phẩm văn xuôi thì tóm tắt cốt truyện là yêu cầu không thể thiếu, việc tóm tắt chính là cơ sở để từ đó tìm hiểu các vấn đề khác của tác phẩm 5 - Tùy vào từng mục đích mà đưa ra yêu cầu của việc tóm tắt và như vậy tất nhiên sẽ có nhiều cách tóm tắt khác nhau song người giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt theo cốt truyện. Vậy tóm tắt theo cốt truyện là như thế nào? - Hiểu một cách ngắn gọn, cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định của nhà văn. Nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự hình thành, đặc điểm của mỗi tính cách cũng như sự tác động qua lại giữa các tính cách. Cũng nhờ cốt truyện, nhà văn tái hiện các xung đột xã hội, chứng tỏ năng lực, cách thức chiếm lĩnh thực tại khách quan của mình. Dù đa dạng, mọi cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. - Mỗi cốt truyện thường bao gồm các thành phần sau: +Trình bày: giới thiệu thời kì lịch sử, khung cảnh cụ thể của sự việc + Khai đoan: nêu tình huống, vấn đề nảy sinh để người đọc chú ý theo dõi. +Phát triển: diễn tả sự tiến triển của hành động, của tính cách, của mâu thuẫn, xung đột. + Đỉnh điểm (hoặc cao trào): hành động, tính cách, mâu thuẫn được phát triển đến độ cao nhất, căng thẳng nhất +Kết cục (hoặc mở nút): giải quyết, kết thúc một quá trình phát triển của mâu thuẫn. - Một cách đầy đủ, theo trình tự thông thường là như vậy. Tuy nhiên, không phải bất cứ cốt truyện nào cũng bao hàm đầy đủ các thành phần như vậy. Mặt khác, trình tự các thành phần ấy cũng biến hóa sinh động như cuộc sống muôn màu và tùy theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. - Từ khái niệm xác định như trên, muốn tóm tắt được cốt truyện một tác phẩm tự sự, người giáo viên cần hướng dẫn các em phải đọc kĩ tác phẩm sau đó trả lời được những câu hỏi sau: 6 + Hoàn cảnh xã hội, thời kì lịch sử mà tác phẩm phản ánh, tái hiện? + Chủ đề của tác phẩm? + Nhân vật chính của tác phẩm và các bước phát triển của tính cách, của số phận nhân vật ấy? Các chi tiết, sự kiện quan trọng trong tác phẩm tác động tới cuộc đời nhân vật? Trên cơ sở đọc kĩ tác phẩm, nắm vững kiến thức cơ bản theo yêu cầu trên mới có thể đi đến xây dựng văn bản tóm tắt. Ví dụ : Tóm tắt truyện Rừng Xànu (Nguyễn Trung Thành) Mở đầu truyện là cảnh rừng xà nu bạt ngàn trong “tầm đại bác ”của giặc, đang ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng Xô Man. Sau 3 năm đi lực lượng, Tnú được cấp trên cho phép về thăm làng một đêm. Bé Heng nay đã trở thành một giao liên chững chạc, nhanh nhẹn. Dít nay đã trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội vững vàng. Đêm hôm đó, cụ Mết đã kể cho cả dân làng nghe về cuộc đời Tnú. Hồi đó Mĩ Diệm khủng bố gắt gao, Tnú cùng Mai tham gia nuôi giấu anh Quyết- cán bộ cách mạng- từ nhỏ. Giặc bắt Tnú sau 3 năm anh lại vượt ngục Kon Tum trở về. Lúc này anh Quyết đã hi sinh, Tnú lấy Mai. Anh tiếp tục cùng dân làng mài giáo mác chuẩn bị chiến đấu. Giặc nghe tin, chúng về làng càn quét, khủng bố. Kẻ thù bắt vợ con anh, tra tấn tàn bạo ngay trước mắt anh. Căm hờn cháy bỏng, Tnú đã nhảy xổ ra giữa bọn lính nhưng cũng không cứu được mẹ con Mai. Giặc bắt anh, quấn giẻ tẩm dầu xà nu đốt mười đầu ngón tay anh. Cụ Mết cùng thanh niên trong làng đã nổi dậy giết sạch bọn lính cứu Tnú. Sau đó anh gia nhập lực lượng quân giải phóng. Câu chuyện kết thúc bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị, trước mắt họ là những cánh rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời. Để xây dựng văn bản tóm tắt tác phẩm, điểm đáng nói nữa là rèn luyện về lời văn. Độ dài, ngắn của một văn bản tóm tắt tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể. Song nhìn chung, lời văn tóm tắt cần gọn gàng, súc tích, hàm chứa lượng thông tin cao. Tránh lối viết chỉ một ý mà 7 quá nhiều câu, dùng nhiều từ đồng nghĩa ở một mệnh đề. Bài tóm tắt nên có ngắt đoạn, chuyển ý để người đọc nắm được các phần tác phẩm, nắm được diễn tiến của dòng cốt truyện. Ví dụ: Tóm tắt truyện Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh đã từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho” – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng), người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ ấy bước ra từ bức tranh. 8 - Như vậy cách tóm tắt cốt truyện thể hiện mức độ thâm nhập tác phẩm. Nếu không tóm tắt được tác phẩm thì đồng nghĩa với việc không nhớ cốt truyện sẽ khó có thể làm bài. Do đó việc tóm tắc tác phẩm và yêu cầu bắt buộc đối với học sinh. 2. Cần chú ý đến ý nghĩa nhan đề của tác phẩm: - Như chúng ta biết, tác phẩm văn học là con đẻ tinh thần của người nghệ sĩ. Việc sáng tác đã khó nhiều khi việc đặt tên lại càng khó hơn. Tên tác phẩm không phải là cho nó cái tên để gọi mà là cả một dụng ý, một ý nghĩa nghệ thuật. Ví dụ: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân. - Gợi sắc thái đối lập - Tình cảnh ngang trái, một tình huống đặc biệt - Còn có thể gợi về cái tên của nhân vật trong tác phẩm Lấy một ví dụ khác. Khi đọc truyện “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Trung Thành thì cần đặt ra cẩu hỏi: tại sao tác giả lại đặt cho tác phẩm cái tên như vậy? Ý nghĩa của nó? - Gợi lên cho người đọc hình ảnh những đứa con sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng đang nối tiếp và phát huy con đường lí tưởng của cha ông. - Thể hiện cái nhìn hiện thực có chiều sâu mang tính độc đáo của Nguyễn Thi: Ông đã chọn lăng kính gia đình để nhìn ra cả cuộc chiến đấu lớn của nhân dân MN. Cách nhìn này là một sự phát hiện, khám phá mới mẻ: sự tiếp nối giữ hiện tại và quá khứ, sự hoà quyện giữa tình cảm gia đình và tình cảm cách mạng tạo nên sức mạnh thiêng liêng của con người Việt nam, dân tộc Việt nam. - Nhà văn muốn ta nghĩ đến không chỉ một gia đình, mà cả một tổ quốc đang hào hùng chiến đấu được sinh ra từ sức mạnh đau thương. 9 3. Cần chú ý đền tình huống và chi tiết trong tác phẩm 3.1. Vấn đề tình huống truyện. - Nếu như tứ thơ giữ một vai trò quan trọng đối với thơ trữ tình, thì với văn xuôi tự sự, tình huống truyện có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của tác phẩm. Nếu tạo được một tình huống truyện xem như đã tạo được một tiền đề khá vững chắc cho sự thành công của tác phẩm. Do đó các cây bút tài năng thường ý thức đến điều này. Ví dụ: Truyện“Vợ Nhặt”, Kim Lân đã xây dựng tình huống truyện độc đáo. Có thể nói tình huống truyện của “Vợ Nhặt” được xây dựng trên cơ sở về một cuộc hôn nhân lạ lùng giữa Tràng và cô “vợ nhặt”. + Hôn nhân là một trong những việc hệ trọng nhất của đời người, của cuộc sống nhân sinh. Có lẽ chính vì vậy mà người xưa thường nhắn nhủ “Trăm năm tính cuộc vuông tròn - Phải dò cho tận lạch nguồn cuối sông” hay “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà. Trong ba việc ấy thầy là khó ghê”. + Đọc truyện ngắn Vợ Nhặt, Kim Lân đã cho ta thấy cái việc thiêng liêng ấy lại biến thành trò đùa. + Cuộc sống không ra sống, cuộc sống cứ phản phất hơi hướng cái chết với ám ảnh cái đói. Bối cảnh như thế một cuộc hôn nhân lạ lùng đã diễn ra: Tràng gã trai nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, lại là dân ngụ cư, bấy lâu nay chẳng có ai thèm ngó tới. Thế mà bỗng dưng anh ta lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng, gần như là cho không. Quả giá trị của Tràng cũng như địa vị của cô gái hoàn toàn bị đảo lộn. Không gờ người ta có thể láy đựơc vợ với cái giá rẻ như vậy và cũng không ngờ, một người phụ nữ có thể bị nhặt về làm vợ như một cái rơm cái rác bên đường. 10 [...]... thi khảo sát chất lượng lần 2 cũng trên 2 lớp đó Kết quả như sau: Nghị luận nghị luận về tác Lớp 12A Lớp 12B phẩm tự sự Mức điểm đạt - Giỏi: 2/45 - Giỏi:1/46 -Khá:17/45 - Khá:21/46 -TB: 23/45 -TB:19/46 26 -Yếu: 3/45 -Yếu:5/46 C KẾT LUẬN Hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập môn văn theo cấu trúc đề thi là rất quan trọng và hướng dẫn học sinh làm thế nào để học sinh có kĩ năng làm văn lại còn quan trọng... nghiêp túc và có tinh thần tự giác +Học sinh ôn tập mang tính hệ thống, khoa học, không học tủ +Bài tập ở các dạng khi cho về nhà các em dầu hoàn thành và đạt yêu cầu 2 Nghiên cứu qua sản phẩm -Trước khi chưa áp dụng phương pháp này, thi khảo sát chất lượng lần 1 lớp 12 Kết quả thực hiện ở hai lớp mà tôi trực tiếp giảng dạy như sau: Nghị luận nghị luận về tác Lớp 12A Lớp 12B phẩm tự sự Mức điểm đạt - Giỏi:... thăng chỗ trầm chứ không nên đều đều, đơn giọng Muốn đạt đến điều này đương nhiên cần nhiều điều kiện, yếu tố, cần phải luyện bút công phu 4 Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự 15 - Trong thực tế học văn, làm văn, khá nhiều học sinh còn lúng túng khi gặp kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự Lúng túng này do nhiều nguyên nhân Có phần do cách đọc và nắm tác phẩm để dẫn chứng khi làm bài... nỗi lo, đưa mình đến với cái chết nhanh hơn - Như vậy khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu các tác phẩm văn xuôi ngoài việc tóm tắt để ghi nhớ tác phẩm người giáo viên phải hướng dẫn các em chú ý tình huống truyện Bởi vì trong văn xuôi tự sự tình huống có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật, chủ đề tác phẩm Ví dụ: “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyên Minh... văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận, một quan niệm nhân sinh độc đáo và thường điển hình cho một tầng lớp xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời đại nào đó - Không phải không còn những học sinh chưa hiểu thật đầy đủ rằng nhân vật trong tác phẩm văn học là “con đẻ”, là sản phẩm sáng tạo của một nhà văn nhất định Nó là kết quả của một quá trình khám phá, chiêm nghiệm Nó là sản phẩm từ sự tổng... miêu tả, đánh giá sự việc, câu chuyện và thành cơ sở để người đọc chúng ta cân nhắc, lựa chọn thái độ đối với hiện thực, nhân vật được phản ánh Chương III Kết quả nghiên cứu Đề tài này được thực hiện bằng hai phương pháp 1 Kết quả từ quan sát thực tế Quan sát việc học tập trong các giờ ôn tập và vở bài tập cho về nhà của học sinh kết quả như sau: 25 +Trong giờ ôn tập không khí học tập sôi nổi nghiêp... việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống mà phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phổ quát thì mới hiểu được những sắc cạnh của cuộc đời Vì “con người thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự 5/ Điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự 24 - Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, nội dung trần thuật phải được thể hiện từ điểm nhìn, bằng quan điểm trần thuật nào đó Thông thường có ba... một vài cuốn sách về làm văn lâu nay vẫn sắp xếp) Điều này không đúng về mặt lí luận và sẽ gây lúng túng trong thực tế làm bài + Thứ ba: Nắm vững sáu phương diện cơ bản đã nêu khi phân tích nhân vật chính là điều có ý nghĩa định hướng cho việc đọc tác phẩm tự sự Biết đọc tác phẩm tự sự nghĩa là hiểu được, nhớ được nội dung phản ánh của tác phẩm và mối quan hệ giữa các nhân vật, nắm được tính cách, số... trình giảng dạy cũng đã tự đúc rút cho mình những kinh nghiệm nhất định.Tuy nhiên điều mà chúng ta đáng bàn ở đây là chất lượng bài viết, điểm thi tốt nghiệp của học sinh như thế nào thì mới là điều chúng ta quan tâm Hướng dẫn học sinh học ôn tập như thế nào để khỏi gây áp lực căng thẳng về tâm lý đạt hiệu quả cao trong thi cử xét cho cùng cũng là việc đổi mới phương pháp dạy và học Với sáng kiến này,... sự khác nhau.Tình huống trong “Vợ Nhặt” là tình huống về một cuộc hôn 13 nhân lạ lùng giữa Tràng và cô vợ nhặt.Còn tình huống trong chiếc thuyền ngoài xa là tình huống mang tính phát hiện về “cảnh đắt trời cho” với hiện thực nghiệt ngã cuộc sống của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng 3.2 Chi tiết trong tác phẩm văn xuôi tự sự Một tác phẩm văn xuôi hay lắm khi hay ở chi tiết, hình ảnh cho nên khi ôn tập các tác . NGHIỆM ĐỀ TÀI: "HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 ÔN TẬP NHỮNG TÁC PHẨM TỰ SỰ" 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 12 thi cử luôn là một áp lực gây. pháp tự học, tự sáng tạo. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh lớp 12 cách ôn tập các tác phẩm văn xuôi . -Phạm vi nghiên cứu: Học sinh các lớp. học sinh lớp 12 không chỉ phải chỉ đơn giản là ôn cái gì mà điều quan trọng là ôn như thế nào? 2. Cơ sơ thực tiễn Tác phẩm tự sự thường chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các bài học của học sinh

Ngày đăng: 08/04/2015, 06:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan