SKKN Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

31 2.2K 7
SKKN Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "VẬN DỤNG KỸ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN "ĐÂY THÔN VĨ DẠ" CỦA HÀN MẶC TỬ" A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Trong thời đại khoa học công nghệ thông tin bùng nổ, đứng trước yêu cầu về một nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp…nền giáo dục của đất nước đã chú trọng đến sự đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học mới được nghiên cứu vận dụng nhằm phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong đó có kỹ thuật đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi trong dạy học (đặc biệt những câu hỏi có vấn đề - tình huống học tập) có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn quá trình nhận thức giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách có hệ thống và tạo không khí học tập sôi nổi. Giáo viên qua câu hỏi có thể đánh giá được năng lực của học sinh, có được thông tin phản hồi làm cơ sở cho sự điều chỉnh, bổ sung một cách phù hợp, kịp thời những đơn vị kiến thức, kỹ năng trong giờ dạy. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy nói chung, giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng vẫn tồn tại tình trạng đầu tư cho việc xây dựng câu hỏi chưa thật sự thỏa đáng. Phần nhiều câu hỏi sa vào chi tiết vụn vặt, đơn điệu, nhàm chán hoặc trong câu hỏi đã bao hàm ý trả lời hoặc mang tính chiếu lệ (hỏi cho có hỏi, hỏi để thể hiện rằng có sử dụng phương pháp đổi mới trong giờ dạy), thiếu những câu hỏi mang tính chất gợi mở, không có những tình huống gay cấn buộc học sinh phải suy nghĩ, trăn trở vì thế giờ học trôi đi tẻ nhạt, học sinh không hứng thú, học qua loa cho xong để rồi đến các kì thi, thực tế đáng buồn lại tái diễn: các em tìm chép tài liệu, sai kiến thức cơ bản, suy diễn nội dung tác phẩm một cách thô thiển, tách rời nội dung và nghệ thuật của tác phẩm… Đứng trước yêu cầu của xã hội, trước thực trạng dạy học môn Ngữ văn, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để vận dụng một cách có hiệu quả những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Trong quá trình giảng dạy, nhận thấy vai trò quan trọng và ưu thế của kỹ thuật đặt câu hỏi nên tôi đã đầu tư xây dựng hệ thống câu hỏi cho các giờ dạy, đặc biệt chú ý xây dựng những câu hỏi có vấn đề nhằm khơi dậy hứng thú học văn của học sinh, kích thích sự phát triển trí tuệ và giúp các em lưu giữ kiến thức lâu hơn. 2. Chọn “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử - SGK Ngữ văn 11(chương trình chuẩn và nâng cao) - để trình bày sự vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vì đây là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử, chứa nhiều mâu thuẫn nghệ thuật đặc thù, không những thế “Đây thôn Vĩ Dạ” còn được đánh giá là văn bản hay song học sinh khó tiếp cận.Với những đặc điểm trên, có thể nói tác phẩm mở ra mảnh đất phì nhiêu để giáo viên xây dựng những câu hỏi chứa đựng tình huống học tập. Tìm đến mảnh đất này để thử nghiệm kỹ thuật dạy học mới tôi đã thu được kết quả nhất định. Xin được trình bày kinh nghiệm Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc - hiểu văn bản“ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (chương trình ngữ văn 11) để các đồng nghiệp cùng góp ý. B-GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I-Một số vấn đề chung: 1.Câu hỏi và câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) trong dạy học: 1.1.Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh mà người học cần giải quyết. 1.2.Câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) là những câu hỏi chứa đựng tình huống nảy sinh trong quá trình học tập, tình huống đó chứa đựng một mâu thuẫn buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi phương hướng giải quyết. Do được hình thành từ một khó khăn trong lí luận hay thực tiễn nên muốn giải quyết chúng người học phải có một sự nỗ lực, một cuộc vân động trí tuệ thực sự. 1.3.Đặc trưng của câu hỏi và câu hỏi có vấn đề: - Câu hỏi luôn chứa đựng một cái gì chưa biết khiến người học phải băn khoăn, trăn trở, tìm hướng khắc phục khoảng trống của sự thiếu hiểu biết. Đồng thời chứa đựng một cái gì đã biết làm cơ sở khắc phục những nghịch lí, thắc mắc, băn khoăn. Giữa cái chưa biết và cái đã biết có quan hệ chặt chẽ với nhau - cái đã biết là tiền đề để tìm ra cái chưa biết, cái chưa biết là cái đích cần đạt đến của điểm xuất phát là những dữ liệu đã cho. - Đối với những câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập) còn phải bao hàm trong bản thân nó một yếu tố tâm lí nào đó thể hiện ở tính rõ ràng, mới lạ của sự kiện, ở tính bất thường của bài tập nhận thức ( Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào- Tr 58(1978) I.F Khaz la môp) 2.Câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học và vai trò của câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học: 2.1. Câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học: Xuất phát từ đặc thù phân môn (vừa là môn khoa học vừa là môn nghệ thuật) nên câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương cũng mang sắc thái riêng độc đáo thể hiện qua hiệu quả tác động của nó: vừa phát triển tư duy khoa học, tư duy sáng tạo; vừa kích thích được cảm xúc thẩm mĩ của người học. Vì vậy xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc hiểu văn bản văn học ngoài việc tuân thủ các quy trình, hướng đến các mục đích tìm hiểu nội dung, nghệ thuật tác phẩm, phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo, bộc lộ cảm xúc còn phải chú ý phát hiện các mâu thuẫn: từ bản thân tác phẩm giảng dạy, từ tầm đón nhận của học sinh, từ cách cảm nhận, lí giải, phân tích tác phẩm trái ngược nhau của ý thức tiếp nhận đồng đại và lịch đại 2.2.Vai trò của câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản văn học: -Câu hỏi có vai trò định hướng, giúp học sinh xác định được nhiệm vụ nhận thức, buộc các em phải huy động tri thức, vốn sống, kinh nghiệm một cách sáng tạo, chọn lọc lấy những gì có liên quan đến vấn đề đã được biểu đạt. Giáo viên không đưa kiến thức đến cho các em dưới dạng có sẵn, không rung cảm hộ mà với câu hỏi đưa ra giáo viên sẽ tổ chức, hướng dẫn cho các em suy nghĩ, cắt nghĩa, thâm nhập vào tác phẩm. Các em tự nắm bắt giọng điệu nhà văn, đối thoại với người sáng tác, hòa nhập vào khung cảnh của tác phẩm Từ đó các em được bồi dưỡng năng lực cảm thụ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ ; quá trình tư duy của các em vận động không ngừng, các em sẽ lớn lên về kiến thức, hoàn thiện về kỹ năng. Nói cách khác, các câu hỏi sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của học sinh thông qua sự tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập. -Với kỹ thuật đặt câu hỏi của giáo viên, học sinh không chỉ hiểu mà còn lưu giữ, ghi nhớ kiến thức lâu hơn bởi trong văn chương khi người đọc trải qua quá trình cảm thụ bằng liên tưởng, tưởng tượng ; rung cảm bằng trái tim thì kiến thức ấy thâm nhập vào máu tủy, xương thịt. Sự ghi nhớ ở đây sẽ trở thành tiền đề quan trọng để quá trình tư duy, tưởng tượng đạt hiệu quả cao hơn. -Khi xây dựng được câu hỏi có vấn đề (tình huống học tập), giáo viên sẽ gieo vào tâm hồn các em sự háo hức, day dứt không yên do vậy các em sẽ không cảm thấy xa lạ trước vấn đề giáo viên đặt ra, không thể lãnh đạm với tiếng nói tâm tình tha thiết của nhà văn. Bởi chính bản thân các em từ bên trong có nhu cầu chiếm lĩnh tác phẩm chứ không phải do áp lực tác động bên ngoài. Giáo viên sẽ đạt đến mục đích đánh thức niềm đam mê, hứng thú học văn của học sinh. Tóm lại, việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vào giờ dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương sẽ phát huy được vai trò chủ thể tích cực của học sinh, tạo ra bầu không khí cởi mở, dân chủ giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh, học sinh - nhà văn; thiết lập được mối quan hệ đa chiều (giáo viên - học sinh - tác phẩm - nhà văn) và phát triển mối quan hệ đó một cách cân đối hài hòa. II-Vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao hiệu quả giờ dạy đọc-hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử) 1.Xác định yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử): Xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ ”của Hàn Mặc Tử, tôi xác định cần phải đạt đến các yêu cầu sau: - Câu hỏi khai thác được đặc trưng thể loại văn bản thơ mới (tiếng nói của cái tôi cá nhân, phá bỏ hệ thống ước lệ có tính chất vô ngã, phi ngã của thơ cổ điển để sáng tạo những cách biểu hiện mới). Cụ thể : câu hỏi định hướng cho học sinh phát hiện cái tôi riêng của Hàn Mặc Tử (lòng yêu đời, yêu cuộc sống đến thiết tha, đớn đau, đầy uẩn khúc thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, kết cấu mang đặc trưng độc đáo) - Câu hỏi kích thích được sự tìm tòi, hứng thú của học sinh và phù hợp với khả năng tiếp nhận của các em. Có nghĩa câu hỏi, tình huống học tập được xây dựng phải khai thác cái mới từ tác phẩm, gợi liên tưởng nhiều chiều ở người học; có khả năng gõ vào sự đồng cảm, trí tưởng tượng nhưng sau đó buộc các em nâng lên thành cấp độ cao hơn thuộc về chiều sâu tư tưởng của tác phẩm ; câu hỏi xuất hiện đúng thời điểm, diễn đạt sao cho các em có thể hiểu và suy nghĩ ngay vào vấn đề giáo viên đặt ra - Câu hỏi phong phú đa dạng, có hệ thống hoàn chỉnh: Câu hỏi được xây dựng dưới các hình thức khác nhau để tránh sự đơn điệu nhàm chán ; câu hỏi có mối liên hệ với nhau nhằm đảm bảo hướng đến mục đích, yêu cầu nội dung học tập 2. Xây dựng câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử): 2.1.Xác định mục tiêu dạy học trong giờ đọc-hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử): -Mức độ cần đạt: +Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế. +Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, tâm trạng của chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa độc đáo của Hàn Mặc Tử. -Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: +Kiến thức: `Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống. `Phong cách thơ Hàn Mặc Tử: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú ; hình ảnh thơ có sự hòa quyện giữa thực và ảo. +Kĩ năng: `Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại `Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ. 2.2.Xác định tri thức đã có của học sinh trong giờ đọc-hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử): Có thể nói xác định tri thức đã có của học sinh trong một giờ đọc hiểu văn bản là cơ sở quan trọng để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp, phát huy được vai trò chủ thể tích cực của học sinh. Với giờ dạy đọc - hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử), tri thức đã có của các em được tôi xác định: - Qua một số tiết đọc - hiểu về tác phẩm của Xuân Diệu, các phần tri thức đọc hiểu ( đối với học sinh học chương trình Ngữ văn 11 - nâng cao), thêm tiết đọc - hiểu tác phẩm của Huy Cận (đối với học sinh học chương trình Ngữ văn 11- chuẩn) các em ít nhiều đã nắm được : Đặc trưng thơ mới, cách khai thác một tác phẩm thơ mới. -Từ sự định hướng của giáo viên cho các em chuẩn bị bài, học sinh phải tìm hiểu để có kiến thức cơ bản nhất về tác giả Hàn Mặc Tử cùng một số cách tiếp cận văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”. 2.3. Xác định đơn vị kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi tương ứng với các khâu trong quá trình dạy đọc-hiểu văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử): *1-Tiểu dẫn: *1.1-Tác giả: - Tên khai sinh là nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940). Các bút danh khác : Phong Trần, Lệ Thanh… - Sinh ra ở Đồng Hới, nay là Quảng Bình trong gia đình công giáo nghèo. - Bản thân: +Là người mộ đạo +Có cảnh ngộ bất hạnh + Là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào thơ mới; “ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên). *1.2-Sự nghiệp: -Các tác phẩm : Gái quê, thơ điên, thượng thanh khí, Cẩm Châu duyên… -Hành trình sáng tác phức tạp (Cổ điển, lãng mạn, tượng trưng, siêu thực).Ông được xem là hiện tượng kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới:Làm thơ như một trạng thái xuất thần. Mỗi lần làm thơ là một lần trút thần. Cảm hứng đến như một cú sốc, ý thơ nhảy cóc, phi logic, như một thể lỏng bất định. Trong thơ ông trăng, hoa, nhạc, hương chen lẫn với hồn, máu, yêu ma… *1.3.Bài thơ: - Hoàn cảnh ra đời: Hồi còn làm ở sở Đạc điền Bình Định, Hàn Mặc Tử thầm yêu Hoàng Thị Kim Cúc là con ông chủ sở. Sau đó Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo, Kim Cúc về Huế với cha. Khi biết tin Hàn Mặc Tử bị bệnh, Kim Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử một bức bưu thiếp in hình cô gái đang chèo thuyền, bên dưới có cành trúc lòa xòa, phía xa là ráng trời, đằng sau ghi vài lời hỏi thăm. Tấm thiếp đã tác động rất mạnh đến hồn thơ Hàn Mặc Tử: ấn tượng về xứ Huế thức dậy cùng niềm yêu đời vô bờ khiến tác giả viết bài thơ. - Xuất xứ: in trong tập thơ Điên (1938) sau đổi thành Đau thương.Tập thơ thể hiện đặc trưng lối thơ điên của Hàn Mặc Tử: +Điệu cảm xúc đặc thù là đau thương +Hình tượng chủ thể là cái tôi li hợp bất định(vừa là mình, vừa phân thân ra cùng một lúc nhiều mình khác nữa). +Kênh hình ảnh đặc thù là những hình ảnh kì dị, kinh dị. +Mạch liên kết trong thơ điên là dòng tâm tư bất định với những đứt nối đầy bất ngờ, khiến cho mạch thơ thường có vẻ đầu Ngô mình Sở. +Lớp ngôn từ nổi bật là lớp từ cực tả (có thiên hướng biểu tả ở mức cực điểm) ->“Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ trong trẻo chưa có những đặc trưng đầy đủ của lối thơ điên nhưng dạng cảm xúc ở đây là nỗi khát khao đã nhuốm màu đau thương với những uẩn khúc của nó, rồi mạch liên kết đầy đứt nối, cùng những ngôn từ thơ có thiên hướng biểu tả ở mức cực điểm rải rác trong thi phẩm cho thấy không phải vô cớ tác giả xếp nó vào Đau thương. *2 §äc hiÓu v¨n b¶n: Văn bản có hình thức bề ngoài không liên kết nhưng thực chất có mạch ngầm cảm xúc xuyên suốt ba khổ thơ. *2.1.S ơ đ ồ cấu trúc văn bản: Đây thôn Vĩ Dạ Khổ 1 Khổ 2 Khổ 3 Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? [...]... pháp, kỹ thuật dạy học khác để đạt đến hiệu quả cao nhất, có như thế mới có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy Tôi hi vọng với kinh nghiệm vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vào giờ dạy đọc- hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) sẽ góp một phần nhỏ vào việc hướng mối quan tâm, sự đầu tư thỏa đáng cho việc xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc - hiểu các văn bản văn học nhằm nâng cao chất... và giờ học mới đạt hiệu quả cao III-Kết quả của việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) Thay vì cách dạy truyền thống (giáo viên cảm thụ tác phẩm rồi nghiêng rót cho các em trong giờ học, học sinh chỉ làm công việc của một chú gà công nghiệp” cắm cúi nhặt nhạnh chăm chỉ những lời thầy cô giảng bình) vai trò chủ thể tích cực của học sinh không... phần nào nhưng thắc mắc nảy sinh để các em thực sự trở thành chủ thể của quá trình học tập Hệ thống câu hỏi ấy cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng học sinh Đặt câu hỏi là một nghệ thuật, kỹ thuật dạy học này đòi hỏi ở người giáo viên năng lực của một nhà tâm lí, một nhà sư phạm, một nghệ sĩ Khi vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vào giờ dạy đọc – hiểu văn bản văn học, giáo viên cần có sự linh... chất lượng hơn nữa để ứng dụng trong tiết dạy văn bản Đây Thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử) ở các năm học tiếp theo C-KẾT LUẬN Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) là văn bản có nhiều cách tiếp cận, khoảng trống để gieo mầm sáng tạo vẫn còn nhiều vì thế những câu hỏi và tình huống học tập tôi đưa ra không tham vọng định hướng cho học sinh chiếm lĩnh được hết tầng sâu cái hay, cái đẹp của văn bản mà chỉ đánh thức... lớp hầu hết học sinh nắm được kiến thức cơ bản của giờ học, biết vận dụng kiến thức để giải quyết các đề bài kiểm tra liên quan đến tác phẩm, nhiều học sinh có cách lí giải vấn đề thấu đáo, lập luận chặt chẽ, hành văn có cảm xúc… Cụ thể: Ở các năm học (2009-2010, 2011-2012) vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vào giờ dạy đọc hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ khi tiến hành cho học sinh các lớp làm bài kiểm tra... pháp nghệ thuật lấy động gợi tĩnh… =>Từ kiến thức về văn bản có thể thấy: Muốn đọc thơ Hàn Mặc Tử phải chú ý đến mạch ngầm cảm xúc trong cõi tâm hồn của con người mang lòng yêu đời yêu cuộc sống đến thiết tha nhưng cũng đầy đớn đau, khắc khoải 2.4 Mã hóa nội dung kiến thức thành câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy đọc hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) : Công đoạn xây dựng câu hỏi, tình... tượng Kết quả học sinh Giỏi Khá Trung Yếu, kém bình SL 11B2 44 Lớp đại trà % SL % SL % SL % 0 0 8 18, 30 68, 6 13,6 2 4,8 1 11A5 42 Lớp khối C 5 11, 9 15 35, 7 2 20 47, 6 Hai bảng số liệu là một kênh thông tin cho thấy hiệu quả bước đầu của việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi đối với giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học Kết quả này giúp tôi vững tin tiếp tục tìm tòi để xây dựng hệ thống câu hỏi có chất... tới trong giờ dạy đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ là xây dựng các câu hỏi, tình huống học tập có tính chất phụ trợ để hướng dẫn học sinh tìm ra sự vận động của mạch cảm xúc thể hiện trong tác phẩm 2.4.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi, câu hỏi có vấn đề làm rõ tình huống học tập trung tâm: *Tình huống tạo không khí đầu giờ (khi giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ): Để phá bỏ đập chắn tâm lí Đây thôn Vĩ Dạ là một... câu hỏi, tình huống học tập đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến nhiều yếu tố (đặc trưng tài liệu giảng dạy, đối tượng giảng dạy, tâm lí học sinh trước đơn vị kiến thức cần tìm hiểu ) để có cơ cơ sở định hướng cho việc hình thành câu hỏi, tình huống học tập đáp ứng yêu cầu 2.4.1 Một điều hết sức quan trọng đối với việc vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi trong giờ dạy Đây thôn Vĩ Dạ là: Giáo viên phải xây dựng... này, giáo viên không áp đặt các đơn vị kiến thức mà trao quyền chủ động chiếm lĩnh tri thức cho học sinh sau khi các em được thâm nhập vào tác phẩm và trải qua quá trình tư duy sâu sắc Cuối cùng từ quá trình đọc – hiểu Đây thôn Vĩ Dạ , tôi yêu cầu những học sinh khá, giỏi: Chỉ ra dấu hiệu phong cách nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử và cách đọc - hiểu tác phẩm của nhà thơ? Với câu hỏi này, giáo viên vừa kiểm . quả giờ dạy đọc- hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) 1.Xác định yêu cầu cần đảm bảo khi xây dựng câu hỏi trong giờ dạy đọc- hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) : Xây dựng câu hỏi. Xây dựng câu hỏi, tình huống học tập trong giờ dạy đọc - hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) : 2.1.Xác định mục tiêu dạy học trong giờ đọc- hiểu văn bản Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) : -Mức. TÀI: "VẬN DỤNG KỸ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN "ĐÂY THÔN VĨ DẠ" CỦA HÀN MẶC TỬ" A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Trong thời đại khoa học công nghệ thông tin

Ngày đăng: 08/04/2015, 05:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan