TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH SO SÁNH NÔNG THÔN ĐÔ THỊ

29 614 0
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÂN TÍCH CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH SO SÁNH NÔNG THÔN  ĐÔ THỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC TRẦN THỊ MINH GIANG PHÂN TÍCH CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân và xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh - Hà Nội) LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC TRẦN THỊ MINH GIANG PHÂN TÍCH CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp phường Khương Trung - Quận Thanh Xuân và xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh - Hà Nội) CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 60 31 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PSG.TS NGUYỄN QUÝ THANH HÀ NỘI – 2012 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân thường đảm nhiệm nhiều vị trí và vai trò khác nhau. Mỗi vị trí, vai trò lại có những yêu cầu, đòi hỏi cá nhân phải đáp ứng trong khi cơ cấu qũy thời gian không thay đổi chỉ giới hạn trong 24 h/ngày. Hiện nay, việc phân bố thời gian của vợ và chồng trong gia đình cho các hoạt động vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý. Về lĩnh vực nghiên cứu, đã có rất nhiều nghiên cứu về phân công lao động theo giới có sử dụng việc phân tích quỹ thời gian.Tuy nhiên việc phân tích về việc sử dụng quỹ thời gian được coi như là phương tiện để thấy được vai trò giới và sự phân công lao động theo giới thì vẫn chưa được thật sự chú trọng. Chính vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài “Phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình – So sánh nông thôn – đô thị” làm đề tài nghiên cứu của mình để có cái nhìn tổng quát, toàn diện khi so sánh việc sử dụng cơ cấu quỹ thời gian giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình nông thôn và đô thị. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. Ý nghĩa lý luận Đề tài sử dụng lý thuyết nghiên cứu cấu trúc thời gian và lý thuyết bất bình đẳng giới với mong muốn bằng những thông tin mang tính thực nghiệm sẽ làm rõ hơn nội dung của những lý thuyết nói trên. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu mong muốn cung cấp những thông tin thực nghiệm về cơ cấu sử dụng thời gian của vợ và chồng trong gia đình để các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra những biện pháp thiết thực để giảm sự chênh lệch thời gian giữa vợ và chồng trong gia đình tạo điều kiện phát triển bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. 3 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - So sánh cơ cấu quỹ thời gian của vợ chồng trong gia đình nông thôn – đô thị - Phân tích tác động của các yếu tố cá nhân và yếu tố gia đình đến cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình nông thôn và gia đình đô thị. Khách thể nghiên cứu: Các cặp vợ chồng ở xã Tráng Việt - Huyện Mê Linh – Hà Nội và các cặp vợ và chồng ở phường Khương Trung - Huyện Thanh Xuân – Hà Nội. 5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Khoảng cách giới trong cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng như thế nào? Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến khoảng cách giới trong sử dụng quỹ thời gian. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến 6.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Để cung cấp thêm thông tin định tính cần thiết cho nghiên cứu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 2 cặp vợ chồng ở nông thôn và 2 cặp vợ chồng ở đô thị. 6.3. Phương pháp phân tích tài liệu Người nghiên cứu tiến hành phân tích các sách chuyên môn, báo, tạp chí, để khai thác những thông tin có liên quan tới vấn đề nghiên cứu. 6.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 4 Thông tin định lượng được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS 17.0. Trong phần mô hình hoá các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian dành cho các hoạt động, chúng tôi xây dựng 8 mô hình hồi quy để xem xét tác động của các yếu tố cá nhân và gia đình đến khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình, khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập và khoảng cách giới về thời gian giải trí trong ngày thường và ngày nghỉ. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận và lý thuyết áp dụng 1.1. Cơ sở lý luận Để xác lập cơ sở lý luận và phương pháp luận cho đề tài, chúng tôi xuất phát từ quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới. Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946) đã có điều khoản là mọi công dân Việt Nam không phân biệt gái trai, giàu nghèo, người Kinh với người dân tộc thiểu số được bình đẳng trước pháp luật và trong đời sống thực tế. Hiến pháp còn tuyên bố xoá bỏ mọi thủ tục khắt khe với phụ nữ. Điều này đã phản ánh quan điểm bình đẳng giới của Hồ Chí Minh. Quán triệt quan điểm trên của Hồ Chí Minh về phụ nữ, Đảng và Nhà nước ta đã thể chế hoá thành pháp luật, thể hiện trong quá trình chỉ đạo thực thi pháp luật trên toàn xã hội qua các thời kỳ cách mạng. Hồ Chí Minh thấu hiểu nỗi khổ của người phụ nữ dưới chế độ cũ bị ràng buộc khắt khe với bao tập tục lạc hậu đã làm cho phụ nữ dốt nát, cực khổ, tối tăm Engels đã phân tích mô hình phân công lao động của các thời kỳ lịch sử để từ đó tìm ra nguyên nhân chính chi phối quan hệ này. Ông lý giải sự phân công lao động trong gia đình giữa vợ và chồng gắn liền với những hình thái kinh tế xã hội nhất định. Như vậy, theo Enggel, một chế độ kinh tế xã hội nhất định là điều kiện và nguyên nhân quan trọng tạo nên bất bình đẳng giữa nam và nữ. Do đó, muốn thiết lập sự bình đẳng thực sự cho phụ nữ cần phải có sự thay đổi toàn diện nền kinh tế - xã hội, tức là thay đổi cấu trúc xã hội của xã hội đó. Lý thuyết áp dụng 6 Chương 2 CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ 2.1. Mô tả khoảng cách giới về cơ cấu quỹ thời gian trong gia đình Để phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình, chúng tôi tiến hành gộp các hoạt động của vợ và chồng trong gia đình thành 5 hoạt động chính bao gồm: Hoạt động ngủ, hoạt động cá nhân, công việc gia đình, kiếm thu nhập và giải trí. Chúng tôi kiểm định giá trị trung bình của các cặp hoạt động của vợ và chồng. Từ đó, chúng tôi có được bảng cơ cấu thời gian của vợ và chồng trong gia đình như sau: Bảng 2.1 Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình Ngủ Công việc gia đình Kiếm Thu nhập Giải trí Ngày thường Chồng 8,8 1,2 7,8 3,3 Vợ 8,4 3,4 7,8 2,1 p 0,754 0,001 0,495 0,005 Ngày nghỉ Chồng 9,7 2,5 5,2 3,7 Vợ 9,2 4,3 5,7 2,4 p 0,302 0,000 0,504 0,001 Nhìn vào bảng kiểm đinh T – test, chúng tôi nhận thấy khoảng cách chênh lệch giữa công việc gia đình giữa vợ và chồng trong ngày nghỉ là lớn nhất (37,22) và có ý nghĩa thống kê (t = -7,555, df =156, p =0,000). Tương tự, công việc gia đình trong ngày thường cũng có khoảng cách khá lớn : 11,434 và cũng có ý nghĩa thống kê (t= -7,980, df=181, p =0,001). Như vậy, sự khác nhau giữa chồng và vợ về công việc gia đình trong cả ngày thường và đặc biệt trong ngày 7 nghỉ là khá cao. Công việc gia đình là trách nhiệm chung của cả chồng và vợ nhưng vẫn tồn tại một sự khác biệt khá lớn trong việc dành thời gian cho hoạt động này. Điều này lý giải cho những sự khác biệt tiếp theo về thời gian giải trí của vợ và chồng. Thời gian giải trí của vợ và chồng trong ngày nghỉ có khoảng cách khá cao: 31,665 (p = 0,000). Vào ngày làm việc bình thường cũng có kết quả tương tự, sự khác biệt của chồng và vợ về thời gian giải trí ngày thường là 7,916 (p = 0,005). Như vậy, chúng ta có thể khẳng định được rằng có tồn tại khoảng cách giới trong việc dành thời gian cho công việc gia đình và hoạt động giải trí trong cả ngày thường và ngày nghỉ. Để so sánh các hoạt động của vợ và chồng trong gia đình nông thôn và gia đình đô thị, chúng tôi xây dựng bảng cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình nông thôn – đô thị như sau: Bảng2.2: Cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình nông thôn và đô thị Ngủ Công việc gia đình Kiếm Thu nhập Giải trí Nông thôn Chồng 9,2 0,7 8,2 3,5 Vợ 8,3 2,3 9,4 2,2 P 0,355 0,001 0,804 0,03 Đô thị Chồng 8,6 1,7 7,5 3,9 Vợ 8,5 4,5 6,2 2,5 P 0,825 0,003 0,735 0,04 2.1.1 Thời gian dành cho hoạt động ngủ 8 Ngủ là một trong những hoạt động chủ đạo giúp con người tái sản xuất sức lao động. Giấc ngủ cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong quỹ thời gian của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, việc người chồng và người vợ dành thời gian cho hoạt động này cũng có sự khác biệt. Ở cả gia đình nông thôn và gia đình đô thị người chồng dành thời gian cho hoạt động ngủ nhiều hơn người vợ. Trong gia đình đô thị, người chồng ngủ trung bình 8,6 giờ nhiều hơn người vợ 0,1giờ. Với gia đình nông thôn, khoảng cách này cao hơn khá nhiều: người chồng ở nông thôn ngủ trung bình 9,2 giờ, nhiều hơn người vợ là 0,9 giờ. Giấc ngủ là một hoạt động chính trong thời gian nghỉ ngơi của cá nhân, nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khoẻ của mỗi con người. Tuy nhiên lại có sự chênh lệch giữa người chồng và người vợ trong việc dành thời gian cho hoạt động này. Giấc ngủ ở đây đã không còn đơn thuần chỉ là một hoạt động sinh học của con người mà còn là bằng chứng sinh động cho việc bất bình đẳng trong việc dành thời gian nghỉ ngơi giữa người vợ và người chồng. Mặc dù trên thực tế, thời gian ngủ của vợ và chồng có sự chênh lệch nhưng xét về mặt thống kê, sự khác nhau giữa thời gian ngủ giữa người chồng và người vợ không có ý nghĩa về mặt thống kê. (p>0,05) 2.1.2. Thời gian dành cho công việc gia đình Nhìn vào bảng số liệu so sánh thời gian dành cho công việc gia đình, chúng ta nhận thấy có sự khác biệt khá rõ trong việc dành thời gian cho công việc gia đình giữa vợ và chồng. Trong một ngày làm việc bình thường, ở gia đình nông thôn, người vợ dành 2,3 giờ cho các công việc gia đình nhiều hơn người chồng 1,6 giờ. Tương tự, khoảng cách này ở gia đình đô thị là 2,8 giờ. Xét về mặt thống kê, sự khác nhau giữa thời gian dành cho công việc gia đình của vợ và chồng ở cả nông thôn và đô thị đều có ý nghĩa (p = 0,001). Như vậy, vẫn tồn tại một khoảng cách khá lớn trong việc dành thời gian cho công việc gia đình giữa vợ và chồng trong cả gia đình nông thôn và đô thị. Chúng tôi cũng tìm thấy kết quả tương tự ở một số nghiên cứu khác. Ở lứa tuổi 9 25- 64, tính trung bình, một phụ nữ mất 13,6 giờ một tuần cho việc nội trợ, trong khi nam giới chỉ dành có 6 tiếng một tuần cho việc nhà. [14, tr8]. Theo Hoàng Bá Thịnh (2002) thì tính trung bình một phụ nữ mỗi ngày làm việc 15 -16h. Khi gia đình có người đau ốm, họ phải làm việc nhiều hơn và thường phải thức khuya để chăm sóc. Phân tích về phương thức phân chia lao động và sử dụng thời gian đã cho thấy nhìn chung phụ nữ phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn so với nam giới trong công việc gia đình, chăm sóc con và tham gia sản xuất. Trung bình một phụ nữ chỉ có khoảng 3 giờ cho các hoạt động cá nhân. Còn theo Đỗ Thị Bình và cộng sự (2002) cho rằng những người đàn ông đã chia sẻ công việc gia đình với vợ con ở mức độ nhiều ít khác nhau nhưng chỉ tập trung trong khoảng 30 phút đến 3h trở lại/ngày. Còn phụ nữ bao giờ cũng chiếm phần lớn trong số những người dành hơn 3 giờ trong ngày cho công việc gia đình cụ thể là 61% ở đô thị và 60,6% ở nông thôn, trung du và miền núi.[2,tr24]. Tóm lại, bức tranh chung ở các gia đình Việt Nam ở cả nông thôn và thành thị đều cho thấy người phụ nữ phải dành khá nhiều thời gian cho công việc gia đình. Điều này sẽ là một bất lợi cho họ trong việc sắp xếp quỹ thời gian của mình cho công việc và các hoạt động giải trí nghỉ ngơi. So sánh giữa nông thôn và đô thị, thời gian dành cho công việc gia đình của cả phụ nữ và nam giới ở đô thị nhiều hơn phụ nữ và nam giới ở nông thôn. Người phụ nữ ở đô thị dành thời gian cho công việc gia đình nhiều hơn người phụ nữ ở nông thôn 2,2 giờ, khoảng cách này ở nam giới là 1,0 giờ. Cùng với quan điểm này, Lê Thái Thị Băng Tâm (2008) cũng cho rằng trong gia đình đô thị có sự tham gia công việc nhà nhiều hơn gia đình nông thôn mặc dù sư khác biệt không lớn. Có thể nói, công việc gia đình bao gồm cả việc chăm sóc và giáo dục con cái cần có kiến thức và kỹ năng nhưng những cặp vợ chồng ở gia đình nông thôn do hạn chế về trình độ học vấn nên họ sẽ ít tham gia vào công việc này hơn. 2.1.3. Thời gian dành cho hoạt động kiếm thu nhập 10 [...]... thấy những gia đình ở đô thị có khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập cao hơn những gia đình ở nông thôn 1,782 giờ Như vậy, trong gia đình đô thị sự khác biệt giữa vợ và chồng trong việc dành thời gian dành cho việc kiếm thu nhập cao hơn trong gia đình nông thôn Người phụ nữ nông thôn với bản tính cần cù, chăm chỉ là một trong những lao động chính trong gia đình, họ phải dành thời gian cho hoạt... động đến khoảng cách giới về thời gian giải trí trong ngày nghỉ Nó cho thấy, vào ngày nghỉ những gia đình ở đô thị có khoảng cách giới về thời gian giải trí nhiều hơn gia đình nông thôn là 1,485 giờ Điều này có nghĩa, trong gia đình ở đô thị sự bất bình đẳng trong việc dành thời gian cho hoạt động giải trí cao hơn trong gia đình nông thôn 25 Với khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập, chúng ta thấy.. .So sánh thời gian dành cho việc kiếm thu nhập của vợ và chồng trong gia đình, chúng ta cũng nhận thấy có sự khác nhau trong việc dành thời gian kiếm thu nhập giữa vợ và chồng của gia đình ở hai khu vục nông thôn và thành thị Theo đó, trong gia đình nông thôn người vợ dành thời gian cho việc kiếm thu nhập nhiều hơn người chồng 1,2 giờ Hoạt động kiếm thu nhập trong gia đình nông thôn như: trồng... thời gian dành cho công việc gia đình, công việc kiếm thu nhập và hoạt động giải trí Các yếu tố thuộc về gia đình như: nơi cư trú có tác động đến khoảng cách giới về thời gian về công việc gia đình Theo đó, khoảng cách giới về thời gian dành cho công việc gia đình ở đô thị ít hơn khoảng cách giới trong gia đình ở nông thôn Trong gia đình đô thị khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập cao hơn gia. .. gia đình ở đô thị có khoảng cách giới về công việc gia đình giảm 2,131 giờ so với những gia đình ở nông thôn Nói cách khác, biến nơi cư trú có tương quan nghịch đến khoảng cách giới về công việc gia đình Như vậy, khoảng cách giới về công việc gia đình ở khu vực đô thị nhỏ hơn ở khu vực nông thôn điều 16 đó có nghĩa trong gia đình đô thị sự bất bình đẳng trong việc dành thời gian cho công việc gia đình... vậy, với những gia đình có trẻ nhỏ thì thời lượng của vợ và chồng dành cho hoạt động giải trí sẽ giảm đi, khoảng cách giới về thời gian giải trí sẽ thu hẹp lại, gia đình có sự bình đẳng hơn trong việc dành thời gian cho hoạt động giải trí Biến thời gian hôn nhân có tương quan thuận với khoảng cách giới về thời gian giải trí, như vậy thời gian hôn nhân càng tăng thì khoảng cách giới về thời gian giải trí... thấy người chồng có vị trí công tác càng cao lại thì khoảng cách giới lại tăng lên Trong gia đình đô thị khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập cao hơn gia đình nông thôn, những gia đình có thu nhập càng cao thì càng duy trì khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập Các yếu tố tác động đến khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày thường có các yếu tố như vị trí công tác của người chồng, nghề... cá nhân và gia đình nói trên đã góp phần thu hẹp hoặc duy trì khoảng cách giới về thời gian dành cho các hoạt động 26 KẾT LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi về phân tích cơ cấu quỹ thời gian của vợ và chồng trong gia đình đã thu được những kết quả nghiên cứu như sau: Thứ nhất: Chúng tôi tiến hành mô tả khoảng cách giới về thời gian dành cho 5 nhóm hoạt động sau: ngủ, hoạt động cá nhân, công việc gia đình,... trợ - Tổ chức phi chính phủ; 2000) Ngược lại, với gia đình đô thị, người chồng dành thời gian cho việc kiếm thu nhập nhiều hơn người vợ của mình 1,3 giờ Mặc dù trên thực tế có sự chênh lệch thời gian cho hoạt động kiếm thu nhập nhưng về mặt thống kê sự khác nhau về thời gian kiếm thu nhập của vợ và chồng ở nông thôn và đô thị không có ý nghĩa 2.1.4 Thời gian dành cho hoạt động giải trí Hoạt động giải... dành cho công việc gia đình, khoảng cách giới về thời gian kiếm thu nhập Riêng về thời gian dành cho hoạt động giải trí, vì đặc thù của hoạt động này có sự phân biệt giữa ngày thường và ngày nghỉ nên chúng tôi chọn cả hai biến khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày thường và khoảng cách giới về thời gian giải trí ngày nghỉ để phân tích Mỗi một biến phụ thuộc trên chúng tôi sẽ phân tích hồi quy . QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC TRẦN THỊ MINH GIANG PHÂN TÍCH CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH NÔNG THÔN - ĐÔ. HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC TRẦN THỊ MINH GIANG PHÂN TÍCH CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp. dụng 6 Chương 2 CƠ CẤU QUỸ THỜI GIAN CỦA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH: SO SÁNH NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ 2.1. Mô tả khoảng cách giới về cơ cấu quỹ thời gian trong gia đình Để phân tích cơ cấu quỹ thời gian của

Ngày đăng: 07/04/2015, 19:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan