Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn Thành phố Hà Nội

96 905 0
Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hòan thành với sự giúp đỡ của quý Thầy cô trường Đại học Thương mại, đồng nghiệp và bạn bè gần xa. Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các giảng viên Khoa Kế toán đã trực tiếp giảng dạy tôi, sự quan tâm của các Thầy cô Phòng đào tạo sau đại học trường đại học Thương mại trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo các Phòng, Ban cùng tập thể cán bộ công nhân viên các công ty: Công ty cổ phần May 10, Công ty cổ phần May 27/7, Công ty cổ phần Dệt 10/10 đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Thị Thanh Hải người đã tận tình hướng dẫn khoa học cho tác giả, chỉ bảo nhiệt tình và định hướng khoa học cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu thu thập số liệu, khảo sát thực tế và hòan thành luận văn này. Mặc dù đã nỗ lực nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiết sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy cô trong Hội đồng khoa học cùng các bạn đồng nghiệp để luận văn hòan thiện hơn. Hà Nội, ngày … tháng … năm 201… Học viên 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 3 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ 11 KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 11 2.1. Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản 11 2.2. Một số vấn đề lý thuyết về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 15 2.3. Đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 41 2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN 45 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI MỘT SỐ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 49 3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu 49 3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh và mô hình tổ chức kế toán của các Công ty cổ phần dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội 51 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN tại các Công ty cổ phần dệt may trên địa bàn Hà Nội 59 3.4. Thực trạng kế toán thuế TNDN của các Công ty cổ phần dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội 63 CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN, THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 76 NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI CÁC CÔNG TY CP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TPHN 76 4.1. Các kết luận đánh giá chung về kế toán thuế TNDN tại các Công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội 76 4.2. Các phát hiện thông qua nghiên cứu kế toán thuế TNDN: 78 4.3. Các dự báo triển vọng về vấn đề nghiên cứu 83 4.4. Các đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển vấn đề nghiên cứu trong thời gian tới 84 Qua khảo sát thực tế trong Báo cáo kết quả kinh doanh, kế toán chỉ phản ánh chỉ tiêu thuế TNDN. Do vậy, cần phải bổ sung chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hoãn lại 88 4.5. Các kiến nghị tạo môi trường, điều kiện vận dụng đề xuất 89 4.6. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Thuế TNDN không chỉ là nghĩa vụ phải nộp Ngân sách Nhà nước mà còn là quyền lợi của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp luôn quan tâm để tính toán và xác định đúng số thuế TNDN phải nộp cho Nhà nước. Khi công tác kế toán thuế TNDN trong doanh nghiệp được hoàn thiện sẽ đóng góp vào việc trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính một cách minh bạch, rõ ràng. Điều này đem lại lợi ích không chỉ cho các đối tượng trong doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp như: các nhà đầu tư, các cơ quan tài chính, cơ quan thuế,… Là một trong những nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước, Thuế TNDN được nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, thuế TNDN tiếp tục được điều chỉnh tại Luật thuế TNDN số 14/2008/QH ngày 03/06/2008. Ngày 15/02/2005 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ban hành và công bố 06 chuẩn mực kế toán (CMKT) đợt IV, trong đó có CMKT số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”, về cơ bản đã làm thay đổi bản chất của thuế TNDN. Nếu như trước đây thuế TNDN là khỏan nợ mà Doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho Nhà nước, được hạch toán khấu trừ vào Lợi nhuận chưa phân phối thì hiện nay thuế TNDN lại đựợc quy định là một khỏan chi phí thuế. Điều này dẫn đến cách phản ánh số liệu vào Sổ kế toán, trình bày Báo cáo tài chính có nhiều điểm khác biệt, đặc biệt là vấn đề trình bày chi phí thuế TNDN trên Báo cáo tài chính hợp nhất. Mặc dù CMKT số 17 và luật thuế TNDN mới đã có thời gian áp dụng khá dài. Song cho đến nay, kế toán thuế TNDN vẫn luôn là vấn đề mang tính thời sự. Sự khác biệt giữa chính sách thuế và chế độ kế toán dẫn đến các khoản chênh lệch trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí cho một kỳ kế toán nhất định, tồn tại chênh 4 lệch giữa số thuế TNDN phải nộp trong kỳ với chi phí thuế TNDN theo chế độ kế toán áp dụng. Các khoản chênh lệch này bao gồm: Chênh lệch vĩnh viễn và Chênh lệch tạm thời. Khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải là làm thế nào để có thể hiểu và ứng xử phù hợp nhất đối với các chênh lệch phát sinh và ghi nhận chúng như thế nào trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo phản ánh một cách trung thực và hợp lý nhất tình hình tài chính của đơn vị mình. Đề tài “Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn Thành phố Hà Nội” được nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu giải quyết những vấn đề cấp thiết về thuế TNDN cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề thuộc đối tượng và khách thể của đề tài Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu sách báo, internet và các tài liệu khác, tác giả đã tham khảo một số đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề này, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành cũng tổng hợp ý kiến nhiều chiều về kế toán thuế TNDN. Tác giả xin đơn cử giới thiệu một số công trình nghiên cứu trong nước như sau: Đề tài nghiên cứu khoa học “Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp” – tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Trang – Giảng viên khoa Tài chính kế toán trường Đại học Đông Á. Đề tài trình bày khá rõ ràng cơ sở lý thuyết về sự liên kết giữa thuế và kế toán ở Việt Nam, sâu hơn nữa là sự giao thoa giữa việc ghi nhận doanh thu, chi phí nhằm xác định lợi nhuận kế toán và thuế TNDN. Mục tiêu của đề tài là nhận dạng hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị. Do đó, đề tài có ý nghĩa thực tiễn giúp các đối tượng sử dụng thông tin (cơ quan thuế, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng) có được thông tin chính xác nhằm đưa ra các quyết định phù hợp. Tuy nhiên, đề tài chỉ nêu hiện tượng, không đi sâu phân tích nhằm tháo gỡ các vấn đề vướng mắc thực tế của các doanh nghiệp hiện nay. 5 Luận văn thạc sỹ, đề tài “Hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 ở các Công ty TNHH một thành viên taị Hà Nội”; tác giả Đỗ Thị Yến – 2007, GVHD: TS Nguyễn Tuấn Duy. Luận văn đã nêu được tính cấp thiết, mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Đồng thời đã hệ thống hoá được những vấn đề lý luận về kế toán thuế TNDN, thực trạng công tác kế toán thuế TNDN tại đơn vị nghiên cứu. Đúc rút từ thực tiễn, luận văn đã đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế của doanh nghiệp bằng cách hướng dẫn xác định chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn dựa trên các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và thực hiện hạch tóan thuế TNDN theo CMKT số 17. Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu, luật thuế TNDN chưa được điều chỉnh bổ sung như hiện hành. Do đó, vấn đề nghiên cứu không mang tính thời sự. Luận văn chưa đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế. Luận văn thạc sỹ, đề tài: “Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp thuộc tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam”, của tác giả Vương Thị Hồng Hạnh, năm thực hiện 2010. Đề tài trên nhìn chung đã nêu được tính cấp thiết, mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Mặt khác đề tài đã hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán thuế TNDN (khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế TNDN, trình bày được những nội dung cơ bản của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay theo luật thuế TNDN và kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS17 và chuẩn mực kế toán quốc tế IAS ). Tuy nhiên đề tài này chưa mô tả được quy trình kế toán thuế TNDN ở một số công ty được lấy làm ví dụ điển hình cho loại hình công ty được chọn để khảo sát, nghiên cứu, từ khâu xác định thu nhập tính thuế trên các tờ khai, cách tính thuế, sự khác biệt giữa chính sách kế toán theo chuẩn mực kế toán và theo quy định thuế để xác định các khoản chênh lệch tạm thời, từ đó xác định “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” hay “ Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”, chưa lập bảng tính và ghi nhận kế toán bằng số minh hoạ cụ thể mà chỉ nêu một cách chung chung. 6 Bài viết “Làm rõ hơn về chuẩn mực kế toán số 17 – thuế thu nhập doanh nghiệp” của Thạc sĩ Chúc Anh Tú – khoa kế toán Học viện Tài chính đăng trên tapchiketoan.com, phân tích hệ thống hóa những vấn đề cơ bản theo quy định của chuẩn mực và thông tư hiện hành về các khái niệm liên quan và phương pháp, kỹ thuật hạch toán thuế TNDN. Bài viết “Hạch toán thuế TNDN theo luật thuế mới ban hành” do Thạc sĩ Phạm Quốc Thuần và Thạc sĩ Nguyễn Thị Khoa – khoa Kinh tế Luật trường Đại học Quốc Gia TP HCM đồng tác giả trên diễn đàn Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam, phân tích một số vướng mắc và giải pháp tháo gỡ trong việc áp dụng phương pháp tính thuế mới theo luật thuế TNDN hiện hành… Nhìn chung nội dung các đề tài, bài viết đều tập trung phân tích làm rõ những vướng mắc tồn tại xung quanh kế toán thuế TNDN nhằm tìm kiếm giải pháp tháp gỡ, giúp các doanh nghiệp vận dụng dễ dàng hơn và phản ánh minh bạch trên báo cáo tài chính. Các đề tài đều có những giải pháp hiệu quả cho các đơn vị được lựa chọn khảo sát nhưng phần lớn luận văn lựa chọn các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nói chung. Với đặc thù doanh nghiệp Dệt may thuộc ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đa dạng và phức tạp, cần có giải pháp cụ thể và rõ ràng hơn nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trước tình hình kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, các luận văn nghiên cứu trong hoàn cảnh chưa có các văn bản mới ban hành như : Thông tư số 203/2009/TT- BTC ngày 20/10/2009 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ; Thông tư số 177/2009/TT- BTC ngày 10/09/2009 hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế đối với chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ; Thông tư 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 sửa đổi bổ sung thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thuế TNDN ; Công văn số 1933/BTC-TCT ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính về quyết toán thuế TNDN năm 2010 tiếp nối Công văn số 7250/BTC- 7 TCT ngày 07/06/2010 của Bộ Tài chính v/v một số nội dung cần lưu ý khi quyết toán thuế TNDN năm 2009 và một số văn bản khác liên quan đến thuế TNDN ban hành trong năm 2011 sẽ được phân tích cụ thể trong đề tài. Do đó, các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN giảm tính thời sự về các vấn đề đang được đổi mới và quan tâm. 1.3. Nhận dạng và xác lập vấn đề nghiên cứu khác biệt trong đề tài 1.3.1. Nhận dạng Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu lý luận và thực tiễn để thấy rõ tác dụng của việc đổi mới chính sách thuế TNDN và tồn tại vướng mắc trong việc áp dụng thuế TNDN bên cạnh việc vận dụng CMKT số 17 tại các doanh nghiệp, đề tài nghiên cứu vấn đề kế toán thuế TNDN tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.3.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu khác biệt trong đề tài Kết hợp các lý luận được học tập trong nhà trường, các kiến thức thu được qua tham khảo nghiên cứu tài liệu và thực tiễn trong quá trình công tác về kế toán thuế TNDN, tác giả tiến hành nghiên cứ đề tài “Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn Thành phố Hà Nội” tập trung chủ yếu vào các vấn đề cấp thiết cần giải quyết trong việc ghi nhận thu nhập – chi phí, đặc trưng tại các doanh nghiệp ngành Dệt may hiện nay. 1.4. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại 03 công ty Cổ phần Dệt may điển hình có trụ sở chính đóng tại Hà Nội, từ đó suy rộng ra thực trạng công tác kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội. 1.4.2. Mục tiêu nghiên cứu Đế đạt được mục tiêu của đề tài, luận văn nghiên cứu những vấn đề sau: 8 - Nghiên cứu cơ sở lý luận nền tảng của kế toán thuế TNDN. - Khảo sát thực trạng của kế toán thuế TNDN: • Kế toán doanh thu, chi phí tại một số công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội. • Hạch toán, kê khai, quyết toán thuế TNDN tại các công ty nói trên. - Đưa ra một số đề xuất cho công tác kế toán thuế TNDN tại công ty trên 1.4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Về mặt lý luận: Hệ thống hoá lý luận cơ bản về thuế TNDN theo quy định của luật thuế, kế toán thuế TNDN theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. - Về mặt thực tiễn: Qua việc khảo sát tình hình thực tế tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn Hà Nội, tác giả tìm hiểu thực trạng kế toán thuế TNDN tại các doanh nghiệp này, xem xét mức độ thực hiện theo các quy định của luật thuế TNDN và việc áp dụng CMKT số 17, chế độ kế toán hiện hành; nhận biết các vấn đề đã thực hiện được và những vướng mắc, thiếu sót còn tồn tại trong kế toán thuế TNDN. Qua đó, tác giả đưa ra các đánh giá nhằm làm sáng tỏ hơn một số vấn đề cơ sở lý luận trong CMKT số 17 và luật thuế TNDN hiện hành. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng kế toán thuế TNDN đối với các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh vì mục tiêu phát triển doanh nghiệp. 1.5. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu đề tài Trong đề tài nghiên cứu, tác giả phân tích và giải quyết các câu hỏi sau:  Các quy định của luật thuế TNDN hiện hành, nội dung của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành về thuế TNDN?  Các chính sách thuế TNDN, chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, đặc điểm hoạt động kinh doanh, các chính sách đối với ngành xuất khẩu may mặc, 9 ngành sử dụng nhiều lao động có ảnh hưởng thế nào đến việc xác định, kê khai quyết toán thuế TNDN và lập báo cáo tài chính tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội?  Những cải tiến trong chính sách thuế TNDN? Tác dụng của việc đổi mới chính sách thuế TNDN trong thời gian gần đây đối với các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội?  Những tồn tại, vướng mắc đối với kế toán thuế TNDN tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội?  Giải pháp khắc phục tồn tại? Đề xuất hoàn thiện chính sách thuế TNDN đối với Nhà nước? 1.6. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trang kê khai quyết toán thuế TNDN trong tại 03 doanh nghiệp điển hình: Công ty cổ phần May 10 - một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực Dệt may của Hà Nội, Công ty cổ phần May 27/7 - tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần Dệt 10/10 - tiền thân là công ty nhà nước và là doanh nghiệp mạnh về dệt. Từ đó suy rộng ra thực trạng kế toán thuế TNDN tại các Công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu là số liệu của 02 năm liên quan (2010 và 2011), tác giả tập trung chủ yếu vào số liệu năm 2010. 1.7. Kết cấu đề tài nghiên cứu Ngoài phần tóm lược, cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, các phụ lục đi kèm, nội dung đề tài nghiên cứu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu kế toán thuế TNDN. Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán thuế TNDN. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng kế toán thuế TNDN tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố HN. 10 Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán thuế TNDN tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết luận Chương 1 Qua việc trình bày tổng quan về tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài cho thấy đề tài kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp đang là vấn đề được Nhà nước và các doanh nghiệp rất chú trọng quan tâm. [...]... nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thu bằng thu nhập tính thu nhân với thu suất Thu thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau: Thu TNDN phải nộp Thu nhập = tính thu Thu suất x thu TNDN Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thu thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thu tương tự thu thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thu thu nhập doanh nghiệp đã... nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thu và thu suất thu thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành Chi phí thu thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thu thu nhập doanh nghiệp) là tổng Chi phí Thu thu nhập hiện hành và Chi phí Thu thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thu thu nhập hiện hành và thu nhập thu thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ... doanh nghiệp theo quy định chế độ kế toán 2.2.2.1 Kế toán thu thu nhập hiện hành: Theo CMKT 17: Thu thu nhập hiện hành là số thu thu nhập doanh nghiệp phải nộp hoặc thu hồi được tính trên thu nhập chịu thu và thu suất thu thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.” Trên Bảng cân đối kế toán, thu thu nhập hiện hành của kỳ hiện tại và các kỳ trước nếu chưa nộp thì được coi là nợ phải trả Nếu số thu . .. và thu nhập tính thu bằng ngoại tệ 2.2.1.4 Căn cứ tính thu thu nhập doanh nghiệp a Thu nhập tính thu Thu nhập tính thu được xác định theo công thức sau: Thu nhập = Thu nhập tính thu chịu thu Trong đó :  - Thu nhập được miễn thu - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định Thu nhập chịu thu : là thu nhập chịu thu trong kỳ tính thu bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,... phí thu thu nhập hiện hành trong các chính sách chế độ kế toán áp dụng ; Mục số 31 phần VI - Chi phí thu thu nhập hiện hành theo các nội dung như : Chi phí thu TNDN chịu thu năm hiện hành, điều chỉnh chi phí thu TNDN của các năm trước vào chi phí thu thu nhập hiện hành năm nay, tổng chi phí thu thu nhập hiện hành 2.2.2.2 Kế toán thu thu nhập hoãn lại Tiếp theo Chi phí thu thu nhập hiện hành,... 2.1.2 Các khái niệm liên quan Thu t ngữ Thu thu nhập doanh nghiệp đã tồn tại khá lâu và việc hiểu, áp dụng các quy định về thu thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp đã tương đối quen thu c Tuy nhiên, các thu t ngữ Thu thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả”; “tài sản thu thu nhập doanh nghiệp, chi phí thu thu nhập doanh nghiệp tương đối mới là và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. .. Sổ kế toán: Theo quy định hiện nay, liên quan đến chi phí thu thu nhập hiện hành, kế toán doanh nghiệp phải mở các sổ kế toán sau để theo dõi: - Sổ cái TK 821 – Chi phí thu thu nhập doanh nghiệp và sổ chi tiết TK 8211 – Chi phí thu thu nhập hiện hành - Số chi tiết TK 3334 – Thu thu nhập doanh nghiệp  Tài khoản hạch toán: Để phản ánh thu thu nhập hiện hành, kế toán sử dụng : - Tài khoản 3334 – Thu . .. thu thu nhập doanh nghiệp là Chi phí thu thu nhập hoãn lại Như đã trình bày, các khoản chênh lệch tạm thời là nguồn gốc phát sinh thu thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thu thu nhập hoãn lại Vì vậy, căn cứ xác định thu thu nhập hoãn lại là giá trị các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh Kế toán thu thu nhập hoãn lại bao gồm: kế toán thu thu nhập hoãn lại phải trả và kế toán tài sản thu thu. .. nguồn thu ổn định thường xuyên cho NSNN, hàng quý doanh nghiệp phải nộp thu cho Ngân Sách theo kế hoạch hoặc theo thông báo của cơ quan thu - Hàng quý, kế toán tổng hợp toàn bộ doanh thu, chi phí để xác định và ghi nhận số thu TNDN tạm phải nộp trong quý Thu thu nhập hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thu tại thời điểm tính thu và thu suất thu 26 thu nhập hiện hành Thu thu nhập. .. ban hành CMKT số 17 - coi thu thu nhập là một khoản chi phí Để hiểu rõ hơn về các khái niệm nêu trên, tác giả tiếp tục trình bày và phân tích lý thuyết về kế toán thu thu nhập trên hai góc độ chính sách thu và kế toán thu TNDN 2.2 Một số vấn đề lý thuyết về kế toán thu thu nhập doanh nghiệp Nhằm giải quyết vấn đề lý luận nghiên cứu, tác giả trình bày lý thuyết về kế toán thu thu nhập doanh nghiệp . địa bàn thành phố Hà Nội 51 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán thu TNDN tại các Công ty cổ phần dệt may trên địa bàn Hà Nội 59 3.4. Thực trạng kế toán thu TNDN của các Công ty cổ phần dệt. đối với các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội?  Những tồn tại, vướng mắc đối với kế toán thu TNDN tại các công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội?  Giải. trạng của kế toán thu TNDN: • Kế toán doanh thu, chi phí tại một số công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội. • Hạch toán, kê khai, quyết toán thu TNDN tại các công ty nói trên. -

Ngày đăng: 07/04/2015, 17:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

  • KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ

  • KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

    • 2.1. Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản

      • 2.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

      • 2.1.2. Các khái niệm liên quan

      • 2.2. Một số vấn đề lý thuyết về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

        • 2.2.1. Xác định thuế TNDN phải nộp theo quy định của luật thuế TNDN

        • 2.2.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định chế độ kế toán

        • 2.3. Đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

        • 2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN

          • 2.4.1. Quy phạm pháp luật về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

          • 2.4.2. Loại hình, quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp

          • 2.4.3. Chính sách kế toán doanh nghiệp áp dụng

          • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ TNDN TẠI MỘT SỐ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

            • 3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu

              • 3.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

              • 3.1.2.Phương pháp phân tích dữ liệu

              • 3.1.3.Phương pháp trình bày dữ liệu

              • 3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh và mô hình tổ chức kế toán của các Công ty cổ phần dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội

                • 3.2.1.Đặc điểm hoạt động kinh doanh

                • 3.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý

                • 3.2.3. Đặc điểm công tác kế toán

                • 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán thuế TNDN tại các Công ty cổ phần dệt may trên địa bàn Hà Nội

                  • 3.3.1. Hệ thống chính sách và quy định của nhà nước về thuế TNDN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan