tóm tắt luận án tiến sĩ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HOÁ VÀ THẠCH HỌC CỦA ĐÁ MẸ THAN VÀ SÉT THAN TRẦM TÍCH MIOCEN

27 588 0
tóm tắt luận án tiến sĩ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HOÁ VÀ THẠCH HỌC CỦA ĐÁ MẸ THAN VÀ SÉT THAN TRẦM TÍCH MIOCEN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ HOÀI NGA PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HOÁ VÀ THẠCH HỌC CỦA ĐÁ MẸ THAN VÀ SÉT THAN TRẦM TÍCH MIOCEN KHU VỰC PHÍA BẮC BỂ TRẦM TÍCH SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Khoáng vật học và Địa hoá học Mã số: 62 44 02 05 TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT HÀ NỘI – 2014 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Nghi TS. Trần Đăng Hùng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp ĐHQG họp tại ……………………………………………………………… Vào hồi ……. giờ…….ngày… tháng……năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án 1. Th.S. Lê Hoài Nga, KS. Phí Ngọc Đông, KS. Hồ Thị Thành, Th.S. Hà Thu Hương, Th.S. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Th.S. Nguyễn Thị Thanh, 2012, “Thành phần Maceral của một số mẫu than/ trầm tích Miocen tại GK 102-CQ-1X bể trầm tích Sông Hồng”. Tạp chí Dầu khí số tháng 1/2013. 2. Th.S. Lê Hoài Nga, TS. Vũ Trụ. KS. Phí Ngọc Đông, Th.S. Nguyễn Thị Bích Hạnh, 2012, “Thành phần Maceral và môi trường thành tạo của một số mẫu than Miocen trên trong giếng khoan 01-KT-TB-08 tại Miền Võng Hà Nội”. Tạp chí Dầu khí số tháng 5/2014. 3. KS. Nguyễn Thị Bích Hà, Th.S. Lê Hoài Nga, KS. Đỗ Mạnh Toàn, KS. Hồ Thị Thành, KS. Phí Ngọc Đông, 2011, Nghiên cứu mô hình địa hóa bể trầm tích Sông Hồng. Tạp chí Dầu khí số tháng 3/2011. 4 MỞ ĐẦU Trong công tác nghiên cứu địa hóa đá mẹ sinh dầu-khí trên thế giới từ trước tới nay, việc sử dụng kết hợp phương pháp địa hóa thông thường và phương pháp quang học phân tích thành phần maceral trong trầm tích/than (phương pháp nghiên cứu thạch học than/thạch học hữu cơ) sẽ là sự hỗ trợ rất tốt cho nhau trong nghiên cứu khả năng sinh dầu, khí của trầm tích/ trầm tích chứa than. Thực tế công tác tìm kiếm thăm dò đã chứng minh tính khoa học trong sự kết hợp này. Việc ứng dụng nghiên cứu thạch học hữu cơ kết hợp với các phân tích địa hóa truyền thống đối với đá mẹ sinh dầu khí ở bể Sông Hồng đã được tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 21 trên đối tượng là các thành tạo trầm tích và trầm tích chứa than Oligocen trên thực địa khu vực miền bắc Việt Nam và trên các đảo ngoài khơi khu vực phía Bắc bể Sông Hồng. Mục đích nghiên cứu để liên kết đánh giá khả năng tồn tại cũng như khả năng sinh hydrocacbon của tầng đá mẹ Oligocen. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhiều thông tin hữu ích cho công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở khu vực. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các tầng trầm tích chứa than Miocene đã thấy trong các giếng khoan thăm dò ngoài khơi các lô 102, 103 bể Sông Hồng lại chưa được tiến hành đầy đủ và chi tiết như vậy. Chỉ có một số kết quả phân tích của nhà thầu dầu khí được thực hiện từ những năm 1990 với một vài mẫu đơn lẻ. Đó là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đối tượng than và sét than trong trầm tích Miocene khu vực phía Bắc bể trầm tích Sông Hồng làm đối tượng nghiên cứu của luận án. Đề tài “Phân tích đặc điểm địa hóa và thạch học của đá mẹ than và sét than trầm tích Miocene khu vực phía bắc bể trầm tích Sông Hồng” được thực hiện tại Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư – Tiến sĩ - Nhà giáo Ưu tú Trần Nghi và Tiến sĩ Trần Đăng Hùng, trên cơ sở tài liệu phân tích địa hóa đã có tại các giếng khoan khu vực lô nghiên cứu và kết quả phân tích thạch học hữu cơ được tác giả thực hiện tại phòng Địa hóa – Viện Dầu khí Viêt Nam. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm diện tích các lô 102-106 và 103-107 ngoài khơi khu vực phía Bắc bể Sông Hồng. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án là đưa ra đầy đủ các thông tin về đặc điểm, nguồn gốc, loại vật liệu, môi trường thành tạo, điều kiện bảo tồn, mức độ biến chất và khả năng sinh HC của than và sét than trong trầm tích Miocene khu vực nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 Phân tích đặc điểm thạch học hữu cơ, môi trường thành tạo và mức độ biến chất của đối tượng than và sét than trong trầm tích Miocene. Tổng hợp các tài liệu phân tích địa hóa, đánh giá tiềm năng hữu cơ than và sét than trong trầm tích Miocene. Đối sánh kết quả phân tích; xây dựng mô hình địa hóa để đánh giá mức độ trưởng thành, quá trình sinh và khả năng sinh sản phẩm của các thành tạo trầm tích chứa than và sét than Miocene. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích thạch học hữu cơ nghiên cứu thành phần maceral trong than và sét than. Các phương pháp phân tích địa hóa đá mẹ thông thường và pương pháp mô hình hóa bể trầm tích để đánh giá mức độ trưởng thành, khả năng sinh HC của trầm tích chứa than và sét than. Cơ sở tài liệu phục vụ nghiên cứu 16 mẫu than/sét than giếng khoan 102-CQ-1X; 02 mẫu than/sét than ở 102- HD-1X và 6 mẫu than ở 01-KT-TB-08 được sử dụng trong phạm vi luận án. Phân tích thành phần maceral trong than và sét than được nghiên cứu sinh thực hiện tại Phòng Địa hóa – Trung tâm Nghiên cứu Tìm kiếm Thăm dò và Khai thác Dầu khí – Viện Dầu khí Việt Nam. Phân tích nhiệt phân, độ phản xạ vitrinite, phân tích sắc ký các mẫu trong phạm vị luận án thực hiện tại Viện Dầu khí Việt Nam. Các mặt cắt địa chấn, bản đồ cấu trúc các tầng trầm tích, các kết quả phân tích địa hóa và một số tài liệu khác sử dụng trong phạm vi luận án được kế thừa từ các nghiên cứu trước đó, các nghiên cứu mà nghiên cứu sinh tham gia và đã được sự cho phép của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Điểm mới của luận án Lần đầu tiên chỉ ra được thành phần vật chất hữu cơ (thành phần maceral) của than và sét than trong trầm tích Miocene khu vực nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu thạch học hữu cơ sử dụng ánh sáng phản xạ. Chỉ ra được sự thay đổi của thành phần maceral trong quá trình than hóa Chỉ ra được mối liên quan giữa các thông số địa hóa, các chỉ số maceral với môi trường thành tạo than. Luận điểm bảo vệ Than trong trầm tích Miocene khu vực nghiên cứu là than humic. Thành phần maceral nhóm huminite/vitrinite chiếm trên 73%, liptinite chiếm 3,87-17,7%, inertinite chiếm 2,8-10,4%, khoáng vật chủ yếu là pyrite dạng trứng cá. Mức độ biến chất của than từ nhãn than á bitum đến than bitum chất bốc cao. Than thành tạo trong môi trường đông bằng tam giác châu dưới, nguồn vật liệu tạo than chủ yếu là cây bụi và ít thực vật bậc cao. 6 Tiềm năng hữu cơ của than và sét than khu vực nghiên cứu khá tốt. Tổng hàm lượng cacbon hữu cơ mẫu sét than dao động từ 5,37 đến 45,10%; mẫu than từ 71,18- 90,9%. Kerogen loại III và hỗn hợp của loại III và loại II. HI mẫu sét than trong khoảng 147 đến 369mg/g, trung bình 231mg/g, tiềm năng sinh khí là chính. HI mẫu than trong khoảng 160-477mg/g, trung bình 355mg/g; tiềm năng sinh cả dầu và khí. Các mẫu than và sét than ở độ sâu từ 2200m trở xuống đã trưởng thành và bước vào cửa sổ tạo dầu ở khoảng độ sâu dưới 2800m. Ý nghĩa của luận án Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần làm sáng tỏ thành phần, nguồn gốc vật liệu, môi trường thành tạo của than và sét than trong trầm tích Miocene vùng nghiên cứu. Đồng thời chỉ ra sự biến đổi của thành phần maceral trong than qua các giai đoạn biến chất của than. Góp phần chỉ ra rõ hơn về tiềm năng hữu cơ của than và sét than trong trầm tích Miocene khu vực bắc bể Sông Hồng. Ý nghĩa thực tiễn Luận án đóng góp phần chỉ ra vai trò sinh hydrocacbon của các đối tượng trầm tích lục chứa than và sét than khu vực nghiên cứu. Kết quả của luận án là cơ sở để ứng dụng nghiên cứu thạch học hữu cơ trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Việt Nam. Bố cục của luận án Bố cục của luận án gồm 4 chương không kể mở đâu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục đính kèm: Chương 1. Địa chất khu vực Chương 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Đặc điểm thạch học hữu cơ của than và sét than khu vực nghiên cứu Chương 4. Đặc điểm địa hóa và tiềm năng sinh dầu - khí của trầm tích Miocene chứa than và sét than khu vực nghiên cứu. 7 CHƢƠNG 1. ĐỊA CHẤT KHU VỰC 1.1. BỐI CẢNH ĐỊA CHẤT Vùng nghiên cứu nằm trong vùng cấu trúc Tây Bắc bể Sông Hồng bao gồm diện tích các lô 102-106, 103-107 và một phần lô MVHN-01-KT trên miền võng Hà Nội (Hình 1. 1). Tuy nhiên, thực tế lấy mẫu cho thấy, than và sét than trong trầm tích Miocene chủ yếu có trong các giếng khoan 102- CQ-1X, 102-HD-1X và các giếng khoan thăm dò khí than trong khu vực Miền võng Hà Nội. Do đó, các mẫu được chọn để nghiên cứu trong luận án này được lấy ở ba giếng 102-CQ-1X, 102- HD-1X và 01-KT-TB-1X (giếng khoan có độ dày tổng cộng các vỉa than lớn nhất trong số các giếng thăm dò khí than); các giếng khoan này đều nằm trong đới nghịch đảo kiến tạo Miocen. 1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT Lịch sử phát triển địa chất của bể Sông Hồng cũng như vùng nghiên cứu gắn liền với lịch sử phát triển kiến tạo giai đoạn Kainozoi ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn tiền tách giãn (trước Eocene giữa?), Giai đoạn tách giãn (Eocen giữa-Oligocen), Giai đoạn sau tách giãn - sụt lún oằn võng và mở rộng bể (Miocene ) và Giai đoạn tạo thềm (Pliocen-Đệ Tứ) 1.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG TRẦM TÍCH 1.3.1 Trầm tích Eocene (E 2 ) - Hệ tầng Phù Tiên (E 2 pt) Hệ tầng Phù Tiên gồm phần trầm tích cuội sạn kết, xen các lớp cát bột kết, đặc trưng là màu tím đỏ, còn phần sét kết (acgilit) tại giếng khoan 104 có màu đen bóng, rắn chắc, dày 70m, có đặc điểm khác hẳn các đá ở trên về thành phần, màu sắc và không phát hiện được bào tử phấn hoa không thuộc hệ tầng này (Dậu and nnk, 2013, Bạt and nnk, 2001). 1.3.2. Trầm tích Oligocene (E3)- Hệ tầng Đình Cao (E 3 đc) Hệ tầng Đình Cao gồm cát kết xám sáng, xám tối, xám xanh hạt nhỏ đến vừa, ít hạt thô, đôi khi cuội, sạn độ chọn lọc trung bình đến tốt; xi măng là cacbonat, sét, thạch anh và ít ôxit sắt. Sét kết xám sáng, xám tối, xám nâu sẫm có các mặt láng bóng, đôi khi có các thấu kính than hoặc các lớp sét vôi mỏng, chứa hoá thạch động vật. Trong trầm tích của hệ tầng Đình Cao mới chỉ tìm thấy các vết in lá thực vật, bào tử phấn hoa, Diatomae và động vật nước ngọt. Các hóa thạch thực vật thuộc các MVHN_01-KT Hình 1. 1. Phân vùng cấu trúc bể trầm tích Sông Hồng và khu vực nghiên cứu (Dậu and nnk, 2013) 8 họ ôn đới điển hình của Fagaceae, Lauraceae, Betulaceae, Ulmaceae và các dạng đầm lầy với tỷ lệ nhỏ hơn. Ngoài ra, còn có các dạng bào tử phấn hoa, các tảo nước ngọt và động vật nước ngọt Viviparus kích thước nhỏ. Hệ tầng Đình Cao thành tạo trong môi trường đầm hồ/aluvi, liên quan đến các địa hào, bán địa hào và có liên hệ chặt chẽ với quá trình hình thành trầm tích hệ tầng Phù Tiên. Trầm tích tuổi Oligocen chứa sét rất giàu tiềm năng sinh HC cũng đã được tìm thấy trong giếng khoan ENRECA3 trên đảo Bạch Long Vĩ (Bạt and nnk, 2001, Dậu and nnk, 2013). 1.3.3. Trầm tích Miocene dƣới (N 1 1 ) -Hệ tầng Phong Châu (N 1 1 pch) Trầm tích hệ tầng Phong Châu gồm xen kẽ giữa các lớp cát kết, cát bột kết có những lớp sét chứa dấu vết than hoặc những lớp đá vôi mỏng (103-TG-1X, 103PV- HOL-1X). Trên tài liệu địa chấn, trầm tích hệ tầng Phong Châu là tập địa chấn phản xạ song song, độ liên tục tốt nằm kề áp với các khối nâng cao ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Trầm tích hệ tầng Phong Châu có bề dày thay đổi từ 400-1400m, chúng phủ bất chỉnh hợp trên các trầm tích hệ tầng Đình Cao và các đá cổ hơn. 1.3.4. Trầm tích Miocene giữa (N 1 2 ) - Hệ tầng Phủ Cừ (N 1 2 pc) Trầm tích thuộc hệ tầng Phủ Cừ có thành phần trầm tích gồm cát kết, sét bột kết, than và đôi nơi gặp các lớp mỏng cacbonat. Trên mặt cắt địa chấn, trầm tích của hệ tầng Phủ Cừ thuộc tập địa chấn gồm có các pha sóng phản xạ, dạng song song hay hỗn độn, biên độ lớn, tần số cao thường liên quan đến các tập than. Hệ tầng Phủ Cừ có chiều dày từ 1500-2000 m nằm chỉnh hợp trên hệ tầng Phong Châu. So với các phức hệ cổ sinh của hệ tầng Phong Châu, phức hệ cổ sinh của hệ tầng Phủ Cừ phong phú hơn rất nhiều với tất cả các dạng: cổ thực vật (vết in lá cây), bào tử phấn hoa, Foraminifera, Ostracoda, Mollusca. Các trầm tích của hệ tầng Phủ Cừ được hình thành trong môi trường đồng bằng châu thổ chuyển dần sang châu thổ, châu thổ ngập nước (tiền châu thổ) theo hướng tăng dần ra vịnh Bắc Bộ. 1.3.5. Trầm tích Miocene trên (N 1 3 ) Hệ tầng Tiên Hưng (N 1 3 th) Trầm tích hệ tầng Tiên Hưng có thành phần chủ yếu là cát kết ,ở phần trên thường có mặt các lớp cát kết hạt thô và sạn sỏi sét bột kết, xen kẽ các lớp than nâu. Than ở hệ tầng Tiên Hưng ít hơn, mức độ chứa than giảm đi rõ rệt, trầm tích tam giác châu ngập nước, tính biển tăng theo khu vực ngoài khơi vịnh Bắc Bộ. Trên mặt cắt địa chấn, trầm tích hệ tầng Tiên Hưng được biểu hiện bằng tập địa chấn có độ phân Hình 1. 2. Cột địa tầng tổng hợp khu vực phía Bắc bể Sông Hồng 9 lớp kém và phản xạ yếu, trục đồng pha ngắn biên độ cao, uốn nếp và có nhiều tập biểu hiện của than. Môi trường tích tụ của trầm tích của hệ tầng Tiên Hưng chủ yếu là đồng bằng châu thổ (dải Khoái Châu - Tiền Hải), đồng bằng châu thổ có xen những pha biển ven bờ (trũng Đông Quan) và tam giác châu ngập nước phát triển theo hướng ra vịnh Bắc Bộ (Dậu and nnk, 2013). 1.3.6. Trầm tích Pliocene (N 2 ) - Hệ tầng Vĩnh Bảo (N 2 vb) Nằm bất chỉnh hợp trên trầm tích Tiên Hưng, trầm tích hệ tầng Vĩnh Bảo đánh dấu một giai đoạn phát triển của trầm tích Đệ tam trong vùng trũng Hà nội, vịnh Bắc Bộ và toàn khu vực Biển Đông Việt Nam. 1.3.7. Trầm tích Đệ Tứ (Q) - Hệ tầng Hải Dương, Kiến Xương Trầm tích Đệ Tứ phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích Pliocen bao gồm cuội, sạn, cát bở rời (hệ tầng Kiến Xương) chuyển lên là cát, bột, sét và một số nơi có than bùn (hệ tầng Hải Dương) là các trầm tích lục địa xen các pha biển ở Miền võng Hà Nội, trong khi đó ở vịnh Bắc Bộ tính biển của trầm tích này chiếm ưu thế (Dậu and nnk, 2013) (Dậu and nnk, 2013). CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thạch học than trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1.1. Lịch sử nghiên cứu thạch học than trên thế giới Trên thế giới, việc nghiên cứu thạch học hữu cơ được tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đối tượng chính của thạch học than là “maceral”. Thuật ngữ maceral được nhà khoa học Anh quốc Marie Stopes đưa ra trong các tài liệu của mình trong những năm 1919 và 1935 để chỉ các thành phần tạo nên than xác định được dưới kính hiển vi, tương đương với các khoáng vật tạo nên đá (Suárez-Ruiz and Crelling, 2008, Stopes, 1919, Stopes, 1935). Có 3 nhóm maceral gồm huminite/vitrinite, liptinite và inertinite. Hệ thống phân loại hiện đang được chấp nhận và thông dụng nhất là hệ thống phân loại của ICCP, thể hiện trong một số phiên bản của “Sổ tay quốc tế của thạch học than (ICCP, 1963, ICCP, 1971, ICCP, 1975, ICCP, 1993) (International Handbook of Coal Petrology). Hệ thống này có được điều chỉnh – bổ xung trong một số ấn phẩm gần đây của (ICCP, 1998, ICCP, 2001)và của Sýkorová cùng các cộng sự (Sýkorová et al., 2005). Hệ thống phân loại được áp dụng trong khuôn khổ đề tài này là của Hiệp hội Thạch học than Quốc tế ICCP công (Potter, 1998) đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới (Kwiecińska and Petersen, 2004, ICCP, 1998, ICCP, 2001, Sýkorová et al., 2005). 10 1.1.1.2. Lịch sử nghiên cứu thạch học than ở Việt Nam. Tại Việt Nam, ngành khoa học nghiên cứu thạch học than đã được phát triển từ những năm 60-80 của thế kỷ trước; chủ yếu nghiên cứu nhãn than và các đặc tính vật lý của than phục vụ các ngành công nghiệp nặng. Đến nay, công tác nghiên cứu này đang bị mai một và không theo kịp tiến trình phát triển của nó so với thế giới do thiếu đội ngũ kế cận và thiết bị. Ứng dụng thạch học hữu cơ trong nghiên cứu đánh giá tiềm năng sinh dầu khí của các tập trầm tích lục nguyên chứa than tuổi Oligocene khu vực phía Bắc bể Sông Hồng bắt đầu được tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 21 trong khuôn khổ dự án hợp tác nghiên cứu giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – Viện Dầu khí Việt Nam và Cục địa chất Đan Mạch. (Petersen et al., 2001) đã chỉ ra khả năng sinh dầu của sét đầm hồ và than Oligocen tại khu vực Đồng Ho – Hoành Bồ - Quảng Ninh. Than Oligocen Đồng Ho thuộc loại than humic chứa trên 80% là các maceral nhóm huminite; kerogen loại III; độ phản xạ huminite của than dao động trong khoảng từ 0,31% đến 0.44% trong dầu nhúng; tổng hàm lượng carbon hữu cơ trên 60%; chỉ số hydrogen (chỉ số biểu trưng cho khả năng sinh dầu hoặc khí của đá mẹ) của than <300 cho thấy mẫu có tiềm năng sinh khí. Tuy nhiên, kết quả chiết bitum và các chỉ số GOR – tỉ số khí/dầu, năng lượng hoạt hóa (Ea)- kết quả phân tích thủy nhiệt phân (trưởng thành giả)- của mẫu than trên cho thấy chúng có khả năng sinh dầu với tỷ lệ không lớn. Kết quả phân tích mẫu dầu trong giếng khoan B10-STB-1X trên khu vực miền võng Hà Nội cũng cho thấy có sự liên quan đến đá mẹ có chứa vật chất hữu cơ có nguồn gốc lục địa – có thể là than (Petersen et al., 2004). Dải phân bố n-alkane của mẫu đặc trưng cho dầu paraffinic có nguồn gốc từ đá sét. Tỷ số Pristane/phytane 3,36; tỷ lệ C 29 cao trên 45%; sự vắng mặt của C 30 sterane – chỉ thị cho vật chất hữu cơ nguồn gốc biển – và hàm lượng lưu huỳnh cực thấp chứng minh cho nguồn lục địa của vật chất hữu cơ sinh loại dầu này. Sét dầu Đồng Ho và sét trong đới nghịch đảo Oligocen Bạch Long Vĩ có khả năng sinh ra sản phẩm dầu tương tự với mẫu dầu tại B10-STB-1X. Gần đây nhất, kết quả phân tích thạch học hữu cơ kết hợp với các phân tích địa hóa truyền thống các mẫu sét tại giếng khoan Enreca 3 trên đảo Bạch Long Vĩ một lần nữa khẳng định khả năng sinh dầu của đá mẹ Oligocen khu vực bắc bể Sông Hồng và gợi mở hướng mới cho đối tượng tìm kiếm thăm dò dầu khí trong khu vực. Sét Oligocen tại GK Enreca-3 có tiềm năng sinh dầu cực tốt; TOC trung bình khoảng trên 2% - ngưỡng đá mẹ cực giàu; HI trung bình trên 500mgHC/gTOC; Tmax trung bình 341 0 C cho thấy mẫu chưa trưởng thành. Thành phần maceral quan sát trong mẫu chủ yếu là vật chất hữu cơ nguồn [...]... 0,68%) Tóm lại, đặc điểm địa hóa và thạch học hữu cơ cho thấy các mẫu than và sét than trong trầm tích Miocene dưới – giữa tại hai giếng khoan 102-CQ-1X và 102HD-1X có khả năng sinh cả dầu và khí Kết quả nghiên cứu mô hình trưởng thành khẳng định trầm tích lục địa chứa than và sét than Miocene dưới là đá mẹ sinh dầu khí trong khu vực 26 1 2 3 4 5 KẾT LUẬN Tổng hợp kết quả nghiên cứu các đặc điểm thạch học. .. học hữu cơ và đặc điểm địa hóa của than/ sét than và trầm tích chứa than/ sét than Miocene tại khu vực có thể kết luận: Than khu vực nghiên cứu là than humic Thành phần maceral trong các mẫu than và sét than trong cả ba giếng khoan và trong cả ba phân vị địa tầng khá tương đồng: chủ yếu là huminite/vitrinite; liptinite chủ yếu là sporinite, cutinite và resinite; ít inertinite; vật liệu tạo than có nguồn... vitrinite Khoáng vật Thành phần khoáng vật trong mẫu than, sét than và sét Miocene dưới tại giếng khoan 102-CQ-1X chủ yếu là pyrite, cacbonat và khoáng vật sét (Hình 3.25) 3.2.2 Miocene giữa Than trong trầm tích Miocene giữa tại 2 giếng khoan 102-CQ-1X và 102-HD-1X - ngoài khơi vùng nghiên cứu không nhiều; giếng khoan 01-KT-TB-1X chưa khoan đến địa tầng này Tổng cộng 02 mẫu (01 mẫu sét và 01 mẫu than) ở... tràm tích Miocene giữa hầu như chưa trưởng thành Như vậy, đá mẹ Miocene dưới trong khu vực nghiên cứu là tầng đá mẹ sinh dầu khí thực thụ trong khu vực nghiên cứu 4.4 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH HYDROCACBON CỦA THAN VÀ SÉT THAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU Quan điểm coi trầm tích lục nguyên chứa than và sét than là đá mẹ sinh dầu – khí vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi Bằng chứng chứng minh dầu được sinh ra từ 25 than, ... 01 mẫu than) ở phần đáy của trầm tích Miocene giữa trong giếng khoan 102-HD-1X và 01 mẫu than ở phần đáy của trầm tích Miocene giữa tại giếng khoan 102-CQ-1X được tiến hành phân tích Maceral nhóm Huminite/Vitrinite Mẫu than tại giếng khoan 102-CQ-1X chủ yếu là huminite trong khi mẫu than tại giếng khoan 102-HD-1X chủ yếu là vitrinite (do mức độ than hóa- nhãn than cao hơn) Than Miocene giữa tại giếng... tại giếng khoan Tham số điều kiện biên của mô hình 1D tại các giếng khoan sẽ được sử dụng cho mô hình 1D của những điểm lân cận và mô hình 2D CHƢƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM THẠCH HỌC HỮU CƠ KHU VỰC NGHIÊN CỨU Mẫu than và sét than phân tích được lấy trong trầm tích Miocene dưới- giữa tại giếng khoan 102-CQ-1X, 102-HD-1X – ngoài khơi phần đông bắc bể Sông Hồng và trong trầm tích Miocene trên tại giếng khoan 01-KT-TB-08... Hiện tại, một nửa trầm tích Miocene dưới đang trong của sổ tạo dầu, phần trên đang trong giai đoạn trưởng thành Trên bản đồ thể hiện mức độ trưởng thành của nóc và đáy tầng đá mẹ Miocene dưới, khu vực trũng trung tâm, đáy trầm tích Micene dưới đã sang giai đoạn tạo khí ẩm và condensate trong khi nóc tập trầm tích này vẫn dang trong cửa sổ tạo dầu Khu vực lô 102 và MVHN01-KT, trầm tích Miocene dưới nằm... mẫu và không có phát quang dưới kích thích UV (Taylor et al., 1998) 12 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp phân tích thạch học hữu cơ Bản chất của thạch học hữu cơ là xác định các chất hữu cơ trong than/ trầm tích bằng cách quan sát chúng dưới kính hiển vi sử dụng chế độ ánh trắng và ánh sáng huỳnh quang trong dầu nhúng Để chuẩn bị mẫu phân tích thành phần maceral trong than sử dụng ánh sáng... 0 Miocen trên-01-KT-TB-08 Miocen dưới - 102-CQ-1X Miocen giữa -102-CQ-1X Miocen giữa - 102-HD-1X 3000 102-CQ-1X Miocene dưới 102-CQ-1X Miocene giữa b 3500 102-HD-1X Miocene giữa 01-KT-TB-08 Miocene trên 3.2 THÀNH PHẦN MACERAL 3.2.1 Miocene dƣới 15 mẫu than, sét than và sét trong trầm tích Miocene dưới tại giếng khoan 102CQ-1X được phân tích thành phần maceral Maceral nhóm Huminite Trong các mẫu than. .. phát triển của thực vật bậc cao Nhìn chung, các mẫu than nghiên cứu đều thành tạo trong môi trường đồng bằng tam giác châu dưới, vật liệu tạo than chủ yếu là cây bụi, cây cỏ và ít thực vật thân gỗ 19 CHƢƠNG 4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA VÀ TIỀM NĂNG SINH DẦU - KHÍ CỦA TRẦM TÍCH CHỨA THAN VÀ SÉT THAN MIOCENE KHU VỰC NGHIÊN CỨU Theo định nghĩa phổ thông nhất hiện nay, đá mẹ sinh dầu- khí là tầng trầm tích hạt mịn . Bắc bể trầm tích Sông Hồng làm đối tượng nghiên cứu của luận án. Đề tài Phân tích đặc điểm địa hóa và thạch học của đá mẹ than và sét than trầm tích Miocene khu vực phía bắc bể trầm tích Sông. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN LÊ HOÀI NGA PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HOÁ VÀ THẠCH HỌC CỦA ĐÁ MẸ THAN VÀ SÉT THAN TRẦM TÍCH MIOCEN KHU VỰC PHÍA BẮC BỂ TRẦM. chất của đối tượng than và sét than trong trầm tích Miocene. Tổng hợp các tài liệu phân tích địa hóa, đánh giá tiềm năng hữu cơ than và sét than trong trầm tích Miocene. Đối sánh kết quả phân tích;

Ngày đăng: 07/04/2015, 13:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan