Phân tích nội dung các chính sách và các công cụ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Liên hệ thực tiễn với điều kiện Việt Nam hiện nay

30 3.6K 47
Phân tích nội dung các chính sách và các công cụ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Liên hệ thực tiễn với điều kiện Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“ Phân tích nội dung các chính sách và các công cụ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Liên hệ thực tiễn với điều kiện Việt Nam hiện nay” Đối tượng của đề tài là các công cụ, chính sách,chương trình…của Nhà nước đối với vấn đề XNK, nhằm điều chỉnh hợp lý vấn đề này để mang lại một hiệu quả tối ưu cho đất nước. Phạm vi của đề tài là tất cả các hàng hoá dịch vụ,các ngành mà Việt Nam giao thương với thế giới

BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ LỜI NÓI ĐẦU Nhận thức được thực tế của đất nước, Đảng đã vạch ra những đường lối chiến lược đúng đắn, đó là sự nhận thức và vận dụng đúng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh mới. Một trong những chính sách đó của Nhà nước ta là khuyến khích xuất nhập khẩu (XNK), khuyến khích giao thương với bên ngoài (cả những nước TBCN mà trước đó chúng ta không đặt quan hệ) để nâng cao năng lực cho đất nước trên nhiều mặt (công nghệ,sản xuất,trình độ quản lý…). Kim ngạch XNK đã tăng qua từng năm cùng với tốc độ tăng trưởng cao của đất nước đã nâng cao mức sống cho người dân, đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng đói nghèo, nâng vị thế của nước ta lên một tầm cao mới. Thành công đó chính là sự phát huy tích cực của cả nguồn nội lực và cả những nguồn lực được tận dụng tốt từ bên ngoài. Để có cái nhìn tổng thể và khách quan về thực tại và những năm gần đây của XNK nước ta, em chọn chuyên đề: “ Phân tích nội dung các chính sách và các công cụ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu. Liên hệ thực tiễn với điều kiện Việt Nam hiện nay” để làm bài tiểu luận. Đối tượng của đề tài là các công cụ, chính sách,chương trình…của Nhà nước đối với vấn đề XNK, nhằm điều chỉnh hợp lý vấn đề này để mang lại một hiệu quả tối ưu cho đất nước. Phạm vi của đề tài là tất cả các hàng hoá dịch vụ,các ngành mà Việt Nam giao thương với thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem rằng các chính sách của Nhà nước ta khuyến khích ưu tiên cho những sản phẩm hay ngành nghề nào hơn hay rằng các công cụ đó của Nhà nước tác động như thế nào đối với XNK nước ta. Nhiệm vụ của chuyên đề là tìm ra được những điểm mạnh điểm yếu hay năng lực thực tế của Việt Nam trước những cơ hội , thách thức trong vấn đề XNK để từ đó chỉ ra được những biện pháp, phương hướng cho giai đoạn hiện tại và tiếp theo. Học viên: PHẠM THỊ HƯƠNG – Lớp: QLKT 4 Trang 1 BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Khái niệm về chính sách thương mại, thương mại XNK và vai trò quản lý kinh tế của nhà nước * Khái niệm về chính sách thương mại: Chính sách thương mại là hệ thống các nguyên tắc và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh hoạt động thương mại trong một thời kỳ nhất định phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Nó là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế - xã hội của đất nước. Có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình tái sản xuất, cải tiến cơ cấu kinh tế, đến quy mô và phương thức của nền kinh tế quốc dân tham gia vào phân công lao động và thị trường quốc tế. * Vai trò quản lý kinh tế của nhà nước: trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước thì nhà nước luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong quản lý kinh tế đó là ổn định và phát triển kinh tế của đất nước, điều tiết kinh tế cả về vi mô và vĩ mô để đa nền kinh tế nước nhà đi đúng hướng. * Chính sách thương mại XNK : Chính sách thương mại XNK là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng quản lý, điều chỉnh các hoạt động thương mại XNK của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục đích đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong một quốc gia. Việc tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch quốc tế, đang đa lại nhiều lợi ích to lớn nhưng với nhiều lý do khác nhau, mỗi quốc gia có chủ quyền đều có chính sách thương mại quốc tế cũng như chính sách thương mại XNK riêng thể hiện ý chí và mục tiêu của nhà nước đó trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động thương mại XNK có liên quan đến nền kinh tế quốc gia. Chính sách thương mại XNK của một quốc gia có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Bởi vậy nó chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên tắc nhằm chống lại Học viên: PHẠM THỊ HƯƠNG – Lớp: QLKT 4 Trang 2 BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ sự phân biệt đối sử, đảm bảo sự có đi có lại cho các bên tham gia hợp tác và buôn bán quốc tế. Do môi trường kinh tế thế giới đang còn bị chi phối và tác động bởi vì mối quan hệ chính trị và các mục tiêu phi kinh tế khác cho nên chính sách thương mại quốc tế và chính sách thương mại XNK của mỗi quốc gia cùng phải đáp ứng với nhiều mục tiêu cụ thể khác nhau của từng thời kỳ. Những mục tiêu chung của chính sách thương mại XNK là nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại XNK theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong điều kiện mở rộng và phát triển các quan hệ hợp tác và phân công lao động quốc tế. * Nội dung của chính sách thương mại XNK. Chính sách XNK bao gồm nhiều nội dung khác nhau của hoạt động xuất nhập khẩu như xuất khẩu các hàng hoá hữu hình (như nông lâm hải sản, hàng hoá công nghiệp, khoáng sản .v.v.) và các hàng hoá vô hình (các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ viễn thông, du lịch .v.v.), tạm nhập để tái xuất hay tạm xuất để tái nhập, quá cảnh hàng hoá, chuyển giao sử dụng công nghiệp, gia công chế biến hàng hoá xuất khẩu, đầu tư cho xuất khẩu, thuê nước ngoài gia công chế biến, đại lí bán hàng hoá, uỷ thác hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu và XNK trực tiếp .v.v. đi cùng với chính sách này là một loạt các công cụ hỗ trợ cho hoạt động XNK này là các chính sách như :  Chính sách thị trường và chính sách mặt hàng.  Chính sách thuế xuất nhập khẩu  Chính sách phi thuế quan  Chính sách quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái.  Chính sách cán cân thương mại và cán cân thanh toán  Chính sách tài trợ xuất khẩu  Chính sách kỹ thuật thực thi nhập khẩu  Chính sách điều chỉnh về thể chế thương mại  Chính sách điều chỉnh về khuôn khổ luật pháp Học viên: PHẠM THỊ HƯƠNG – Lớp: QLKT 4 Trang 3 BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ  Chính sách điều chỉnh về hệ thống kinh doanh phục vụ * Chính sách quản lý xuất nhập khẩu là: Nhà nước quản lý và điều tiết hoạt động thương mại quốc tế thông qua công cụ rất quan trọng là chính sách quản lý. Chính sách quản lý thương mại quốc tế của nhà nước là các nghị định, quyết định, quy định của chính phủ và các cơ quan của chính phủ về lĩnh vực thương mại quốc tế đó là các chính sách quản lý xuất nhập khẩu . Nội dung của chính sách quản lý xuất nhập khẩu bao gồm: Chính sách quản lý về mặt hàng xuất nhập khẩu, chính sách quản lý về cơ chế giá cả,chính sách quản lý về quốc tế và giấy phép xuất nhập khẩu, chính sách quản lý về tỷ giá hối đoái, chính sách quản lý về đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu, chính sách quản lý về thuế xuất nhập khẩu, chính sách quản lý về cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, chính sách quản lý về tài trợ và bảo hiểm xuất khẩu. 1.1 Một số công cụ chủ yếu điều tiết hoạt động của chính sách thương mại XNK. 1.1.2.1 Chính sách thị trường và chính sách mặt hàng. a) Chính sách thị trường đây là chính sách có tầm quan trọng đặc biệt với sự phát triển kinh tế của một quốc gia và với mục đích đề ra là khai thông những cản trở của thị trường. Chính sách này chia thị trường thành hai loại nh sau : -Với thị trường trong nước chính sách đa ra định hướng cho tập trung nguồn lực để tổ chức sản xuất hàng hoá sao cho phù hợp với nhu cầu của sản xuất và của thị trường, đồng thời nó đưa ra những quy hoạch và cơ cấu lại các vùng chuyên canh một cách hợp lí và nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo cho hệ thống lưu thông hàng hoá thông suốt giữa các vùng, các địa phương và đảm bảo cho sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hoá cân đối tránh những khủng hoảng và bất ổn trên thị trường. Bên cạnh đó chính sách thị Học viên: PHẠM THỊ HƯƠNG – Lớp: QLKT 4 Trang 4 BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ trường đa ra để hình thành đồng bộ các loại thị trường và thực hiện chính sách nhất quán, ổn định để các chủ thể chủ động với các tình thế trên thị trường -Với thị trường ngoài nước: nó bao hàm những chính sách thúc đẩy xuất khẩu và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nh để đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thì cụ thể cần có chính sách cung cấp các thông tin thị trường cho các nhà xuất khẩu. +Chính sách thị trường nước ngoài yêu cầu tập trung chú trọng phát triển những thị trường truyền thống đồng thời tiếp cận và phát triển thị trường mới do vậy nhà nước đa ra những chính sách khuyến khích động viên các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tìm kiếm đối tác nước ngoài của doanh nghịêp như chính sách thưởng cho những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng từ 20% trở lên hoặc đa ra chính sách hỗ trợ tăng cường tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp xúc giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài . +Trong chính sách việc tập trung hoạt động nghiên cứu thị trường và công tác thông tin về thị trường có ý nghĩa hết sức quan trọng ảnh hởng lớn đến khả năng thành công trong công tác XNK của các doanh nghiệp cũng như lợi nhuận của họ. Vì vậy cần nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu dự báo thị trường hiệu quả đảm bảo thông tin thường xuyên, thông suốt, nhiều chiều và các thông tin dự báo về tình hình thị trường trong nước và quốc tế. Kết hợp chặt chẽ mạng lới thu thập thông tin chuyên ngành và đa ngành đồng thời ta cũng cần phải thấy được vai trò của các tham tán và tuỳ viên thương mại trong việc cung cấp thông tin tìm kiếm thị trường nước ngoài. b) Chính sách mặt hàng: Chính sách mặt hàng là nền tảng của chính sách thương mại quốc gia nói chung cũng như chính sách thương mại XNK nói riêng, nó là cơ sở để xác định đầu tư và cơ cấu lại sản xuất một cách hợp lí. Chính sách mặt hàng bao gồm: Chính sách mặt hàng cấp quốc gia đa ra danh mục mặt hàng được đa vào cân đối của nhà nước, được nhà nước quản lí tập trung. Đây là những mặt hàng quan trọng đối với nền kinh tế của một nước Học viên: PHẠM THỊ HƯƠNG – Lớp: QLKT 4 Trang 5 BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ như vũ khí, các mặt hàng công nghệ cao Danh mục mặt hàng cấp quốc gia gồm tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia; những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn và những mặt hàng cạnh tranh cấp quốc gia. Trong chính sách này cần xây dựng cơ cấu những mặt hàng xuất khẩu chủ lực (mũi nhọn) đó là những mặt hàng có khả năng phát triển sản xuất trong nước và đa nhanh sản xuất lên cao, có hiệu quả kinh tế nhiều hơn so với loại hàng khác, có thị trường tiêu thụ rộng rãi, ổn định, vững chắc và lâu dài. Những mặt hàng chủ lực cần thoả mãn được 3 điều kiện; Một là phải chiếm vị trí trọng yếu trong cơ cấu hàng xuất khẩu, có khối lượng lớn, có giá trị cao trong kim ngạch XK, nếu là nguyên liệu sản suất thì phải có khả năng đảm bảo cung cấp thường xuyên cho nhu cầu xuất khẩu, có phẩm chất và giá cả ổn định trong thời gian dài, nếu là hàng tiêu dùng thì phải có số lượng lớn và phẩm chất ổn định, gây thói quen cho ngời tiêu dùng. Hai là phải có điều kiện thuận lợi để sản xuất trong nước với chi phí thấp nhất và ngày càng tiến bộ về công nghệ sản xuất. Ba là phải có thị trường tiêu thụ vững chắc và lâu dài, tạo thế chủ động trong việc trao đổi quốc tế. Nếu thiếu một trong 3 điều kiện này thì không thể coi là hàng xuất khẩu chủ lực. Chính sách mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu và chính sách xuất khẩu là những măt hàng mà sản xuất trong nước đã đáp ứng được nhu cầu. Đó là những mặt hàng dựa trên lợi thế tài nguyên quốc gia, lao động, công nghệ ví dụ như Hà Lan xuất khẩu hoa, Việt nam XK gạo, Mĩ XK các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như con chíp điện tử .v.v. Lúc đầu nhà nước đa ra chính sách mặt hàng thay thế nhập khẩu sau đó khi năng lực sản xuất đã có, đáp ứng tốt được nhu cầu tiêu dùng trong nước thì tiến tới xuất khẩu cùng với những mặt hàng mà trong nước có lợi thế. 1.1.2.2 Chính sách thuế xuất nhập khẩu Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh như vậy là thuế quan bao gồm cả thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu . Học viên: PHẠM THỊ HƯƠNG – Lớp: QLKT 4 Trang 6 BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu, theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hoá nhập khẩu một khoản lớn hơn mức mà người xuất khẩu ngoại quốc thu đợc. Khác với thuế nhập khẩu thuế xuất khẩu là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu.Thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu đều tác động đến giá hàng hoá có liên quan nhưng thuế xuất khẩu khác thuế nhập khẩu ở hai điểm: Một là, nó đánh vào hàng hoá xuất khẩu chứ không phải hàng hoá nhập khẩu; Hai là, nó làm cho giá cả quốc tế của hàng hoá bị đánh thuế vượt quá xa giá cả trong nước (chứ không phải ngược lại), hay nói cách khác nó hạ thấp tương đối mức giá cả trong nớc của hàng hoá có thể xuất khẩu xuống so với mức giá cả quốc tế. Điều đó sẽ làm cho sản lượng trong nước của hàng hoá có thể xuất khẩu giảm đi và sản xuất trong nước sẽ thay đổi bất lợi cho mặt hàng này (trong một số trường hợp việc đánh thuế xuất khẩu không làm cho khối lượng xuất khẩu giảm đi nhiều mà vẫn có lợi nhiều cho nước xuất khẩu). Vì vậy mà các nước công nghiệp phát triển hiện nay hầu như không áp dụng thuế xuất khẩu cho nên thuế quan ở những nước này thường đồng nhất với thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được áp dụng phổ biến ở các nước, tuy rằng mức thuế có khác nhau. Đương nhiên, kết quả kinh tế của thuế nhập khẩu là làm cho giá trị hàng hoá trong nước vượt cao hơn mức giá nhập khẩu và chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế quan này. Bởi vậy, việc quy định tỷ lệ thuế nhập khẩu luôn là đề tài quan tâm từ nhiều phương diện. Thuế quan được chia làm 3 loại: thuế quan tính theo giá trị, thuế quan tính theo số lượng và thuế quan hỗn hợp nhưng đa số các nước người ta dùng phương pháp tính thuế quan theo giá trị hàng hoá thương mại đây là một loại thuế đánh theo bằng tỉ lệ phần trăm theo giá trị của hàng hoá thương mạ. Phần lớn nội dung các hiệp định thương mại quốc tế đều dùng phương pháp này để tính thuế. Thuế quan được biết đến từ lâu như một hình thức lâu đời nhất của chính sách thơng mại và là một công cụ mang tính chất truyền thống làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Học viên: PHẠM THỊ HƯƠNG – Lớp: QLKT 4 Trang 7 BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ Thuế xuất nhập khẩu tác động đến hoạt động xuất khẩu trong hai trường hợp sau: Thuế nhập khẩu: Xem xét trong trường hợp một nước nhỏ áp dụng thuế đối với nhập khẩu để giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá sản xuất trong nước. Tại mức giá thế giới Pw, khi không có thuế, nước này sẽ sản xuất ở mức So nhu cầu tiêu dùng ở mức Do, do vậy cần phải nhập khẩu một khối lợng là Do-So (hình a). Khi chính phủ đánh thuế nhập khẩu, giá hàng hoá trong nước sẽ tăng lên tới Pw(1+t), cầu tiêu dùng trong nước sẽ giảm xuống D1, sản xuất trong nước sẽ tăng lên S1 và khối lợng hàng nhập khẩu sẽ giảm xuống còn D1-S1. Như vậy là đánh thuế nhập khẩu giúp cho sản xuất trong nước tăng lên làm giảm lượng cầu về hàng hoá trên thị trường nội địa và tăng thu ngân sách nhà nước phân phối lại thu nhập từ những người tiêu dùng trong nước cho những ngời sản xuất trong nước (tức là chuyển một phần tiềm năng sản xuất hàng hoá có hiệu quả sang duy trì sản xuất một hàng hoá không hiệu quả). Thuế xuất khẩu: Khi đánh thuế xuất khẩu, giá cả trong nước sẽ thấp hơn giá cả quốc tế. Sản xuất trong nước sẽ giảm từ S0 xuống S1, tiêu dùng trong nước sẽ tăng từ Do lên D1, do vậy xuất khẩu sẽ giảm từ So-Do xuống còn S1-D1 (xem hình b). Thuế xuất khẩu đã làm giảm khả năng xuất khẩu của hàng hoá trong nước vì vậy mà hiện nay ngời ta ít áp dụng thuế xuất khẩu trừ một số trường hợp đánh vào các hàng hoá truyền thống nhằm thu được giá sao hơn và tăng lợi ích quốc gia. Học viên: PHẠM THỊ HƯƠNG – Lớp: QLKT 4 Trang 8 BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ Sơ đồ: Tác động của thuế xuất nhập khẩu đến hoạt động xuất khẩu. 1.1.2.3 Chính sách phi thuế quan Sau chiến tranh thế giới thứ 2 vai trò của thuế quan đã bị suy giảm đặc biệt ở các nước công nghiệp, ngày nay mức thuế quan trung bình không quá 10% trên các hàng hoá công nghiệp, xu hướng ngày nay của các nước là chuyển từ hình thức thuế quan sang các hình thức phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước. Hạn ngạch là trở ngại phi thuế quan quan trọng nhất nó là hình thức hạn chế lượng trực tiếp đối với hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu, nó ấn định mức nhập khẩu hay xuất khẩu cao nhất của một hàng hoá trong một thời kì nhất định thông thường qua hình thức cấp giấy phép xuất nhập khẩu. Trên thế giới quản lý bằng hạn ngạch thường chỉ đặt ra đối với hàng nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu có thể mang tính chất chung nhằm quy định số lượng (hoặc giá trị) nhập khẩu đối với từng nước nhằm bảo vệ thị trường nội địa và cải thiện cán cân thanh toán hoặc là điều kiện để mặc cả trong các cuộc thương lượng buôn bán. Hạn ngạch nhập khẩu là một trong những biện pháp đầu tiên được đề cập đến trong các cuộc đàm phán thương mại, nhất là khi cần thiết phải có một quyết định nhanh chóng vẫn đảm bảo tính hiệu quả và việc vận dụng hạn ngạch nhập khẩu tương đối đơn giản và dễ dàng hơn vì những quy định khá rõ ràng về lượng hàng và thời gian. Học viên: PHẠM THỊ HƯƠNG – Lớp: QLKT 4 Trang 9 P W (1+t) P W P E P W (1+t) D1So S1 S1 So Dd P W Sd Do D1 Hình a. Hình b. P Dd Sd BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ Ở các nước phát triển hạn ngạch nhập khẩu là hình thức quan trọng nhất nhằm bảo vệ ngành công nghiệp của họ còn đối với các nước đang phát triển hạn ngạch nhập khẩu cũng có một vị trí quan trọng không kém nhằm thực hiện chiến lược thay thế hàng nhập khẩu và giải quyết các vấn đề về cán cân thanh toán. Cũng như thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu ít được sử dụng hơn so với hạn ngạch nhập khẩu. Biện pháp này thường được áp dụng trong những trường hợp sau: Đối với những mặt hàng thiết yếu cần đảm bảo an toàn cho thị trường trong nước( chẳng hạn mặt hàng gạo đối với Việt Nam). Những mặt hàng xuất sang các thị trường mà ở đó có quy định hạn ngạch (nh hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU và Canada) nhằm tránh tình trạng “cung vượt quá cầu” và bị ép giá. -Nhìn chung, hạn ngạch có một số tác động tương tự như thuế quan nhưng giữa chúng có một số điểm khác biệt, thể hiện: +Hạn ngạch cho biết trước số lượng hàng hoá xuất khẩu, còn thuế quan thì không. +Hạn ngạch không đem lại thu nhập cho chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ các loại thuế khác. +Hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nước trở thành nhà độc quyền (trong trường hợp chỉ có doanh nghiệp đó là người duy nhất nhận được hạn ngạch). Bên cạnh hạn ngạch nhập khẩu, ngày nay các quốc gia trên thế giới áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế thương mại khác ngoài thuế quan gọi là hàng rào thương mại phi thuế quan(Nontariff trade bariers-NBT) .Thuộc NBT có rất nhiều hình thức hạn chế xuất nhập khẩu như: -Hạn chế xuất khẩu tình nguyện là một biện pháp hạn chế xuất khẩu mà ở đó một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng Học viên: PHẠM THỊ HƯƠNG – Lớp: QLKT 4 Trang 10 [...]... sách quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái………………………… 11 1.2.5 Chính sách cán cân thương mại và cán cân thanh toán……………….…13 CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ……………………………………………………………….….15 2.1 Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2014 của Việt Nam 2.1.1 Xuất khẩu hàng hoá………………………………………………………15 2.1.2 Nhập khẩu hàng hoá……………………………………………….……17 2.2 Các chính sách nhằm... BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI ĐIỀU KIỆN CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tình hình xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2014 của Việt Nam 2.1.1 Xuất khẩu hàng hoá Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5 đạt 12,4 tỷ USD tăng 408 triệu USD so với ước tính Trong đó một số mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh so với số ước tính: Dầu thô tăng 299 triệu USD; dệt may tăng... về chính sách thương mại, thương mại XNK và vai trò quản lý kinh tế của nhà nước……………………………………………………………2 1.2 Một số công cụ chủ yếu điều tiết hoạt động của chính sách thương mại XNK…………………………………………………………………………… 4 1.2.1 Chính sách thị trường và chính sách mặt hàng ……………………… 4 1.2.2 Chính sách thuế xuất nhập khẩu………………………………………… 6 1.2.3 Chính sách phi thuế quan……………………………………………… 9 1.2.4 Chính sách quản. .. nước hiện nay có xu hướng khuyến khích xuất khẩu nên việc đánh thuế vào hàng hoá xuất khẩu hay đầu vào dùng để xuất khẩu đều được hưởng những ưu đãi nhất định Đặc biệt là ở Việt Nam khi mà thiếu ngoại tệ để nhập công nghệ mới, cải tiến kỹ thuật thì những chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu được các nhà lập chính sách cân nhắc rất kỹ sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu,... gia công, lắp ráp của khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.2 Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới 2.2.1 Chính sách thuế ưu đãi đối với hàng xuất khẩu Thuế là một công cụ Nhà nước dùng để đánh vào các loại hàng hoá và dịch vụ Tác động của thuế tới hoạt động xuất khẩu là tác động xuôi chiều, khi thuế thấp kích thích xuất khẩu (thuế ưu đãi) Phần lớn các nước hiện. .. sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tới………………………………………………………………19 2.2.1 Chính sách thuế ưu đãi đối với hàng xuất khẩu ……………….………19 2.2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái…………………………………… ………20 2.2.3 Chính sách đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia hoạt động xuất khẩu ………………………………………………………22 2.2.4 Chính sách, chiến lược xúc tiến xuất khẩu ………………………….…23... xuyên - Trợ cấp xuất khẩu là một hình thức khuyến khích xuất khẩu do các chính phủ tiến hành trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu quốc gia hay những nhà xuất khẩu có năng lực Bên cạch đó, chính phủ còn thực hiện một khoản cho vay ưu đãi đối với những bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện nhập khẩu các hàng hoá xuất khẩu từ quốc gia Như vậy, trợ cấp xuất khẩu cũng... cơ cấu hàng nhập cần duy trì theo hướng chủ yếu nhập công nghệ, vật tư phục vụ sản xuất trong đó chú trọng nhập khẩu công nghệ nguồn Nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng thiết bị và vật tư nội địa Vấn đề mở rộng thị trường cần tính đến những phương châm sau: Một là, tìm mọi cách không ngừng mở rộng thị trường cả về số lượng các nước và bạn hàng ta có quan hệ lẫn khối lượng và giá trị hàng hoá... nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đó là một hình thức tín dụng thuê mua ra đời Công ty cho thuê tài chính quốc tế tại Việt Nam ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp không đủ vốn vẫn có thể thuê được máy móc, thiết bị hiện đại để thay đổi công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế Thứ ba về chính sách lãi suất: Sự điều chỉnh... trị Quốc gia - 2008 6 Chính sách thủ tục Hải quan - NXB Tài chính - 2009 7 Chống buôn lậu và gian lận Thương mại - NXB Chính trị Quốc gia 2008 8 Các loại tài liệu khác Học viên: PHẠM THỊ HƯƠNG – Lớp: QLKT 4 Trang 29 BÀI TẬP LỚN CHUYÊN ĐỀ - MÔN HỌC: KINH TẾ QUỐC TẾ MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ HÀNG HÓA XNK…………………………………………….2

Ngày đăng: 07/04/2015, 11:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan