Báo cáo sáng kiến Tổ chức ngoại khóa - Cuộc thi Nhà khoa học nhỏ tuổi.DOC

36 613 0
Báo cáo sáng kiến Tổ chức ngoại khóa - Cuộc thi Nhà khoa học nhỏ tuổi.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Phong Hải, ngày 12 tháng 3 năm 2012 Họ và tên tác giả: Đỗ Thị Thơm Sinh ngày: 01 tháng 5 năm 1969 Chức vụ: Phó hiệu trưởng Nơi công tác: Trường THCSTT Phong Hải - Bảo Thắng - Lào Cai Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Văn Các điều kiện chủ yếu để xét công nhận sáng kiến như sau: A. TÊN SÁNG KIẾN TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA TRUNG HỌC CƠ SỞ Hội thi “ NHÀ KHOA HỌC NHỎ TUỔI” B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP Giải pháp chia làm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong trường THCS có vai trò quan trọng, cùng với các môn học giúp học sinh phát triển toàn diện. Thông qua các hoạt động ngoại khoá học sinh được giao lưu học hỏi, rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, tăng tính cộng đồng. Đặc biệt qua mỗi hoạt động học sinh có thể tự nhìn nhận mình và tự rèn kĩ năng sống, tự điều chỉnh hành vi ngôn ngữ việc làm. Góp phần hình thành và dần hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Vì ở mỗi môn học có rất nhiều điều mà không phải trên bài giảng, trên giáo trình giáo khoa đã thông tin hết được, kiến thức của nhân loại là bất tận, mà sự khám phá tìm hiểu của con người lại còn nhỏ hẹp. Mỗi môn học có vị trí và vị thế riêng có đặc thù kiến thức riêng, khám phá tìm hiểu kiến thức tự nhiên, kiến thức xã hội. Trong nhà trường có rất nhiều các hình thức hoạt động ngoại khoá trong một năm học theo các chủ điểm với các ngày lễ lớn, các hoạt động thể thao, văn nghệ, hoạt động từ thiện, các hội thi mang tính về chuyên môn của từng môn học như: Ngoại khóa văn học, Câu lạc bộ bạn yêu thơ, Nhà khoa học trẻ; Thế giới chung quanh em; Em tham gia giao thông an toàn. Môn Sinh học ta tìm hiểu những điều bí ẩn kì thú trong thiên nhiên, sự đa dạng 1 của các loài cây cỏ và động vật sống quanh. Môn Địa lí giúp cho ta thấy được sự vận động của trái đất của các vì sao, nhìn ra thế giới với năm châu bốn biển và cả những miền đất xa xôi ở châu Nam cực. Các môn học trong nhà trường, mỗi môn có vị trí và vai trò khác nhau, trong đó có một số môn học có vị trí quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, bồi dưỡng lòng yêu nước lòng tự hào tự tôn dân tộc đối với thế hệ trẻ, như môn Ngữ văn, môn Lịch sử. Học văn, học sử không chỉ cung cấp kiến thức lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, về con người đất nước Việt Nam, mà còn giúp học sinh rèn luyện và phát triển các năng lực của bản thân hoàn thiện nhân cách của mình. Căn cứ vào tình hình các nhà trường, thực tế môn dạy, điều kiện địa lí, để tạo cơ hội giao lưu chuyên môn các trường học trong khu vực, tôi nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi “Nhà khoa học nhỏ tuổi” theo cụm trường THCS: Phong Hải, Phong Niên, Bản Cầm, Số 3 Thái Niên. Nhưng tổ chức như thế nào, và làm thế nào để qua mỗi hoạt động không chỉ là sân chơi của học sinh mà hiệu quả của nhà quản lí phải thu được là những gì? Thực tế có rất nhiều khó khăn trong quá trình dạy học, Việc khắc sâu bài học như thế nào để học sinh nhớ lâu kiến thức, đây là một thực tế mà những cán bộ quản lí trường học, giáo viên giảng dạy bộ môn vẫn luôn trăn trở và đi tìm cách thức tổ chức đổi mới phương pháp dạy học. Chương trình sách giáo khoa dài, đôi chỗ còn có sự bất cập về kiến thức, Sự giảm tải chương trình của Bộ Giáo dục và chuẩn kiến kĩ năng cũng có chỗ còn bất cập. Phương pháp giảng dạy của giáo viên đã thực sự đổi mới và gây hứng thú học sinh ở mức nào? Học sinh có cách học tìm hiểu khắc sâu kiến thức bằng cách nào, thái độ đối với môn học ra sao? Việc nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi người làm công tác chuyên môn cần có sự đổi mới việc chỉ đạo giảng dạy và cách thức học môn học. Các giáo viên tự tìm cho mình những biện pháp tối ưu trong việc dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh theo từng vùng miền, khắc sâu kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và chuẩn kiến thức. Học sinh có cách học sáng tạo, tư duy vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó cũng có một số thuận lợi như về công tác tổ chức xây dựng kế hoạch được sự nhất trí của Hiệu trưởng các trường học và sự hoạt động tích cực của các tổ chuyên môn, thống nhất xây dựng bộ đề thi và hướng dẫn học sinh ôn luyện thi. II. Lịch sử vấn đề Học sinh Trung học cơ sở đang ở độ tuổi phát triển và dần hoàn thiện nhân cách. Cách nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề còn mang tính bồng bột cảm tính, chưa có chiều sâu. Các em thích thể hiện mình làm người lớn, ưa thích hoạt động bề 2 nổi, mong muốn được thể hiện mình trước đám đông. Song tâm hồn các em dễ bị tổn thương trước những biến cố ảnh hưởng về tâm lý, có khi dẫn đến tự kỉ, không hòa nhập cộng đồng. Các nhà trường cần chú ý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, mở ra nhiều sân chơi với các đa dạng các hình thức hoạt động, hấp dẫn phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, góp phần giáo dục cho học sinh một cách toàn diện. Có thể nói, những hoạt động ngoại khóa của trường THCS đóng vai trò quan trọng trong giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh của nhà trường. Những hoạt động này luôn được tập thể giáo viên ủng hộ cũng như sự đồng tình và hỗ trợ của phụ huynh học sinh về vật chất lẫn tinh thần vì vậy tạo nên sự gắn bó giữa gia đình và nhà trường trong việc hình thành nhân cách của các em. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc trang bị cho các em học sinh những kĩ năng sống là một việc rất quan trọng và cần thiết. Với mục đích xây dựng môi trường giáo dục thân thiện thì những hoạt động ngoại khóa của nhà trường đã phần nào giúp các em học sinh hình thành những kĩ năng sống cần thiết để bước vào cuộc sống với sự tự tin và năng động hơn. Hoạt động ngoại khoá thực sự cần thiết và hữu hiệu, bởi lẽ các em được tự nguyện tham gia chủ động tìm hiểu nhìn nhận đánh giá và được bộc lộ năng khiếu bản thân (Tư duy, so sánh, lập luận đánh giá vấn đề, phán đoán và dự báo vấn đề, kĩ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề ). Đồng thời lại thể hiện khả năng phối kết hợp hoạt động trong nhóm tạo sức mạnh tập thể, hoà nhập tập thể, giành lại vinh quang chiến thắng cho tập thể . Giáo dục truyền thống dân tộc, hình thành và phát triển nhân cách con người đi liền với việc năng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu rất quan trọng trong công cuộc đào tạo giáo dục con người phát triển một cách toàn diện, phải thực sự góp phần “…Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. III. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu trên học sinh của 4 trường THCS (THCS Phong Hải, THCS Phong Niên, THCS Bản Cầm, THCS số 3 Thái Niên). IV. Phạm vi nghiên cứu Nội dung chương trình các môn học cơ bản: Toán; Vật lí; Sinh học; Địa lí; Ngữ văn; Lịch sử trong chương trình THCS V. Mục đích nghiên cứu Tổ chức buổi Ngoại khoá cụm trường THCS nhằm tạo sân chơi rộng cho học sinh THCS trong khu vực Phong Niên - Phong Hải - Bản Cầm - số 3 Thái Niên tham gia, thông qua hoạt động tạo điều kiện cơ hội và thách thức cho học sinh ở cả bốn trường niềm say mê tìm hiểu khám phá kiến thức, bản chất sự vật hiện tượng và củng cố khắc sâu đa dạng kiến thức các môn học cơ bản trên nhiều đối tượng học sinh ở các khối lớp. Hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện giảng dạy của các nhà trường, tạo sự gần gũi giữa thầy và trò trong khu vực. Học sinh có điều kiện giao lưu học hỏi. Giáo viên được trao đổi chuyên môn cùng bàn bạc và đi đến thống nhất hoạt động. 3 Đó cũng chính là một việc làm thiết thực có hiệu quả trong việc xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực. VI. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu giáo trình, tài liệu - Phương pháp điều tra, tìm tòi nghiên cứu - Phương pháp thực hành điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận Hoạt động ngoại khoá nằm trong nhiệm vụ giáo dục hoạt động tập thể của nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung. Mục đích của việc tổ chức nhằm củng cố thêm phụ trợ khắc sâu thêm những kiến thức học sinh đã học qua các tiết học trong chương trình chính khoá của môn học. Vì vậy khi xây dựng chương trình ngoại khoá cần để học sinh giữ vai trò chủ thể, trung tâm. Hệ thống kiến thức cấp học cần đảm bảo tính hệ thống, quá trình nhận thức hợp quy luật trong sự phát triển tất yếu của sự vật hiện tượng một cách khách quan. Hoạt động ngoại khoá mang tính chất tự nguyện của người tham gia, nên khi tổ chức chương thình hoạt động cần vận dụng linh hoạt vừa có bề rộng mang tính phong trào vừa có chiều sâu về mặt kiến thức cơ bản, nhưng cần đảm bảo các vấn đề sau: 1. Về mặt nội dung Môn Ngữ văn: Văn học là Nhân học, học văn tức là học làm người. Thông qua các tác phẩm thơ, văn, kí sự, tùy bút, tiểu thuyết Học sinh hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản, cảm nhận được cái hay cái đẹp và những mặt trái của cuộc sống. Từ dó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình trong ứng xử giao tiếp trong cuộc sống và lòng yêu quê hương đất nước, ý thức trách nhiệm với đất nước. Môn Lịch sử: Làm phong phú khắc sâu những kiến thức đã học trong chương trình: dấu mốc lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử, sự phát triển xã hội với những thành tựu về kinh tế, văn hoá giáo dục, quân sự, khoa học nghệ thuật… qua các thời kỳ lịch sử.Chú ý các vấn đề địa phương, các chứng nhân lịch sử có tác dụng giáo dục trực tiếp khơi dậy lòng tự hào truyền thống, lòng yêu quê hương, ý thức gìn giữ bảo vệ và xây dựng quê hương trong mỗi học sinh. Môn Địa lí; Sinh học: Từ những bài giảng của thầy cô và các thức tự học của học sinh, nhưng thông qua môn học thế giới tự nhiên mở ra trước mắt các em. Thế giới tự nhiên với năm châu bốn biển với bao điều bí ẩn trong cánh rừng đại ngàn nguyên sinh, dưới đáy sâu đại dương, trong sâu thẳm lòng đất Giải đáp cho các em những thắc mắc “ Vì sao lại thế?” về thế giới sinh vật, động vật và con người. Các em tìm hiểu khám phá về một “ Việt Nam - Đất nước - Con người” giàu truyền thống văn hóa, thiên nhiên đa dạng phong phú qua phương pháp liên môn văn sử địa. Môn Toán; Vật lí: Trí thông minh, tư duy sáng tạo của học sinh được thể hiện rõ nét trong môn học, với những cách tính toán nhanh, hướng đi đúng, giải quyết vấn đề 4 linh hoạt. Từ những phần lí thuyết thực hành trong giáo trình, học sinh có thể vận dụng, ứng dụng vào cuộc sống. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Việc thực hiện trong các nhà trường THCS đã thành nề nếp. Các nội dung sinh hoạt đầu tuần, các hoạt động bề nổi đều gắn liền với cuộc vận động trên. Việc học sinh kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác Hồ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ học và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng, những phẩm chất tốt đẹp, nhân cách sống, tình yêu thương bao la của Bác. Học sinh hiểu sâu hơn về công ơn của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam. 2. Về mặt hình thức - phương pháp Hình thức: Hình thức tổ chức thông qua hội thi cấp cụm trường Phương pháp cách thức: Tổ chức thực hiện chương trình ngoại khoá cần chú ý tới việc xây dựng kế hoạch, tính khả thi của kế hoạch. Nội dung các kiến thức tuyên truyền, quy mô tổ chức cần phải đảm bảo an toàn cho các đối tượng tham gia, phù hợp, tiết kiệm nhưng trang trọng, chất lượng, hiệu quả trong toàn bộ hoạt động. II. Cơ sở thực tiễn 1. Vai trò cua công tác quản lí chỉ đạo: cần đánh giá đúng vị trí, vai trò và hiệu quả của hoạt động ngoại khoá. Đầu tư kinh phí cho chuyên môn hoạt động. Giáo viên chuyên ngành đào tạo có lòng nhiệt tình, say mê chuyên môn, có trình độ và có sự sáng tạo. Xây dựng những hạt nhân nòng cốt, phát huy vai trò của cán bộ lớp, những học sinh cốt cán môn học. Thực hiện dân chủ hoá trường học là để học sinh tự đề xuất ý muốn tâm tư nguyện vọng trình bày với giáo viên, với Ban giám hiệu để xem xét điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. 2. Hoạt động ngoại khóa THCS là đa dạng hoá hình thức phụ trợ kiến thức trong chương trình học tập chính khoá ở tất cả các môn học. Có thể tổ chức hoạt động này ở các cấp độ khác nhau trong thời gian, thời lượng kiến thức, mức độ yêu cầu với từng đối tượng học sinh khác nhau. Song nên tổ chức về cuối năm học thì hiệu quả củng cố kiến thức đạt hiệu quả cao hơn. Hoạt động ngoại khóa THCS được tổ chức thực hiện tuỳ thuộc vào điều kiện của các nhà trường, cụm trường và địa phương theo đặc thù của môn học. Có những hình thức hoạt động khác nhau như: Thành lập đội thi theo khối Thành lập các đội thi thuộc học sinh từ lớp 6, 7, 8, 9 ở từng trường học. Tổ chức trên toàn thể học sinh đại diện của cuối cấp của từng trường. Nhưng các hoạt động học tập cần phải được định hướng vào các cách học khác nhau: Cách đọc sách, đọc tư liệu cần biết chắt lọc kiến thức cơ bản, hệ thống kiến thức. Cách lập sơ đồ tư duy. Cách sưu tầm tranh ảnh, mẫu vật, làm đồ dùng trực quan như mô hình biểu bảng. Cách tổ chức đi tham quan thiên nhiên hay tham quan di tích lịch sử. Cách giao lưu gặp gỡ với các nhà khoa học, các nhân chứng lịch sử. 5 Những cách học này cần được tiến hành thường xuyên liên tục trong suốt quá trình học để đảm bảo được tính hệ thống và tính thực tiễn. III. Các giai đoạn nghiên cứu 1. Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức từ đầu năm học ( tháng 9 năm 2011), trao đổi thống nhất với Ban giám hiệu và tổ chuyên môn các trường học về kế hoạch hoạt động. Giao cho tổ chuyên môn xây dựng khung chương trình và công tác chuẩn bị tổ chức thực hiện đối với cấp trường vào cuối học kì I của năm học. 2. Giai đoạn 2: Tháng tháng 2/ 2012 tiến hành công tác chuẩn bị về phương pháp tổ chức thực hiện cấp cụm về tổ chức thực hiện. Ban giám hiệu các trường: Thống nhất thời gian, nguồn kinh phí, Ban tổ chức hội thi, báo có kế hoạch hoạt động chuyên môn với phòng Giáo dục& Đào tạo huyện Bảo Thắng đề nghị phê duyệt kế hoạch. Các tổ chuyên môn các trường học trao đổi họp bàn để xây dựng nội dung kiến thức chi tiết nhưng phải có tính hệ thống kiến thức cơ bản cấp học. Các phương pháp, giải pháp thực hiện, chuẩn bị nhân sự (thành lập các đội học sinh tham gia thực hiện chương trình). 3. Giai đoạn 3: Tuần 2 tháng 3/2012 - Tổ chức thực hiện: Bốn đội tuyển dự thi theo kế hoạch. - Đánh giá kết quả: Trao giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cho các đội tuyển sau hội thi. - Điều tra bằng phiếu hỏi ở cả bốn trường THCS Phong Niên - Phong Hải - Bản Cầm, số 3 Thái Niên. - Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lí chỉ đạo chuyên môn. Công tác tổ chức hội thi trên quy mô rộng. IV. Một số hình thức tổ chức ngoại khoá ở thường THCS 1. Hình thức lập sơ đồ tư duy trưng bày sản phẩm tranh ảnh, lập mô hình Đây là hoạt động tạo tính siêng năng và phát huy sự tư duy lô gíc của học sinh có tác dụng trực quan sinh động, dễ tạo biểu tượng dễ nhớ về đơn vị kiến thức. 2. Hình thức giới thiệu sách Việc giới thiệu và tìm hiểu sách là công việc thường nhật nhằm tìm hiểu kiến thức trong trong sách giáo khoa cũng như các tư liệu tham khảo. Đây là hình thức đơn giản song mang tính phổ biến thông dụng, nhằm cung cấp kiến thức trong giờ học chính khoá nhưng chủ yếu học sinh hoạt động trong ngoại khoá. Rèn học sinh có thói quen làm việc với sách tìm ra phương pháp học với sách, có ý thức sưu tầm các tranh ảnh làm tư liệu minh hoạ nội dung bài học phục vụ môn học. Giáo viên hướng cho học sinh cách học cách lựa chọn thông tin, lựa chọn sách, giới thiệu những cuốn sách cần đọc, các vấn đề cần được tư vấn giải đáp thêm. Những đầu sách trong thư viện nhà trường dành cho học sinh miền núi vùng sâu vùng xa, những truyện tranh giới thiệu về nhân vật lịch sử. Hình thức này có tác dụng trực tiếp vào phương pháp dạy học tích cực là rèn văn hoá đọc sách cho học sinh. 6 3. Hình thức kể chuyện về nhân vật, tác phẩm Kể chuyện là một cách thức gây hứng thú và ấn tượng cho học sinh, có tác dụng cao trong việc tạo biểu tượng về nhân vật. Nội dung câu chuyện cần gắn với nội bài học đảm bảo tính chính xác về con người sự kiện địa danh thời điểm lịch sử. Hình thức này có tác dụng tạo những ấn tượng sâu sắc trong trái tim và ký ức học sinh. Câu chuyện cần làm cho người nghe xúc động như đang được sống cùng nhân vật hoà cùng vào nhịp thời gian của thời điểm, bối cảnh. Học sinh khắc sâu hơn về công lao, vai trò vị trí của nhân vật trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Hoặc những mặt trái của vấn đề thông qua nhân vật phản diện. Học sinh tự rút ra bài học bản thân, ý thức trách nhiệm, bổn phận và nghĩa vụ của người học sinh. 4. Hình thức nói chuyện - Toạ đàm lịch sử Nói chuyện lịch sử có nội dung cao hơn kể chuyện lịch sử. Người nói chuyện lịch sử là người có kiến thức hiểu biết lịch sử sâu rộng, hoặc là nhân chứng lịch sử, sẽ đạt được giá trị thuyết phục và giá dục qua buổi nói chuyện. Thông qua một buổi nói đã khái quát một quá trình trình, một giai đoạn lịch sử và được minh hoạ dẫn chứng bằng các sự kiện câu chyện ngắn theo các chủ đề nhất định. Trong buổi toạ đàm học sinh được trao đổi nói chuyện với lớp người đi trước về các vấn đề lịch sử mà các bậc cha ông đã được chứng kiến có thể bao gồm: Những câu truyện ngắn về trận đánh, những kỷ niệm ấn tượng, những hồi tưởng của lớp cha ông. Những hỏi đáp thắc mắc của con cháu về những điều vẫn còn chưa biết trong chiến tranh … Qua trao đổi trò chuyện tạo thêm cho học sinh những hiểu biết thêm về quá khứ từ đó có thái độ tích cực với lịch sử dân tộc. 5. Hình thức trưng bày sản phẩm Các em đã sử dụng các công cụ hỗ trợ như : máy ảnh kĩ thuật số, máy vi tính, máy chiếu … để trang trí, trình bày các tập báo theo chủ đề, các mẫu vật sưu tầm thuộc môn sinh và tập ảnh về địa lí của lớp, của khối. Hình thức này cũng phát huy tính chăm chỉ, cần cù và sánh tạo trong việc thể hiện các ý tưởng của học sinh. Học sinh có cách nhìn ra ngoài rộng mở hơn nhiều so với sách giáo khoa. 6. Hình thức tham quan lịch sử Hình thức tổ chức cho học sinh đi tham quam lịch sử có tác dụng lớn trong việcmở rộng tầm nhìn cho học sinh được đến tận nơi nhìn tận mắt những hiện vật, những di tích, cuộc sống của con người đi lên từ vùng đất sau chiến tranh. Nhưng hình thức này còn khó khăn với các trường THCS thuộc vùng cao, vùng sâu vùng xa, liên quan đến kinh phí tổ chức và một số vấn đề khác. 7. Hình thức : Xem băng hình- phim tư liệu lịch sử Tổ chức theo những ngày lễ lớn, thời gian tổ chức vào cuối năm học. Hình thức 7 này học sinh được nhìn thấy những hình ảnh đa dạng phong phú về thế giới tự nhiên thuộc môn Sinh, môn Địa, về người, vật, việc diễn ra trong một thời kỳ lịch sử, kết hợp với những lời dẫn bình trong tư liệu, tác động vào trí tư duy lô gic của học sinh về nội dung trong băng hình tư liệu trình chiếu. Sau buổi tổ chức cần học sinh chuẩn bị viết bài thu hoạch ở dạng đề mở. Học sinh tự trình bày sự cảm nhận của bản thân. 8. Hoạt động tuyên truyền khác Hoạt động giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường , tổ chức thực hiện mô hình với chủ đề: “Môi trường xanh, sạch, đẹp”. Với trí tưởng tượng và sáng tạo của tuổi học trò các em sẽ tạo ra những sản phẩm rất đẹp mắt và ấn tượng . Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, tổ chức buổi ngoại khóa với chủ đề “Phòng chống HIV/AIDS" nhằm trang bị thêm cho các em những kiến thức về cách phòng, chống HIV/AIDS, sống hòa nhập không kỳ thị người có HIV trong cộng đồng cũng như những kĩ năng sống phù hợp với lứa tuổi các em. 9.Hình thức tổ chức: Hội thi “ Nhà khoa học nhỏ tuổi” Tổ chức hội thi trên quy mô cấp cụm với các môn học cơ bản, học sinh được củng cố sâu và đa dạng phong phú hơn về kiến thức các môn học, không đơn lẻ như Ngoại khóa văn học, Ngoại khóa Sinh học Tổ chức buổi hoạt động ngoại khoá dưới hình thức này không chỉ có tác dụng đối với học sinh mà còn ảnh hưởng tác động đối với gia đình và xã hội. Thu hút sự chú ý của các gia đình học sinh trên địa bàn rộng (ba xã một thị trấn).Hình thức này nên tổ chức thường xuyên hơn trong cụm trường THCS. Thông qua hội thi rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử, giải quyết tình huống, và tạo tính đoàn kết đồng đội cao, tạo sự linh động sáng tạo, tự tin của học sinh trước tập thể. Nói chung có nhiều hình thức tổ chức ngoại khoá với các biện pháp thực hiện và thời gian tổ chức khác nhau. Nhưng mục đích đều đi đến một điểm chung là khắc sâu và mở rộng thêm nội dung kiến thức các môn học cơ bản trong chương trình chính khoá cấp THCS. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi xin trình bày một hoạt động ngoại khoá lịch sử dưới hình thức Hội thi “Nhà khoa học nhỏ tuổi”. Tôi cùng các tổ chuyên môn ở các trường THCS: Phong Niên - Phong Hải - Bản Cầm, số 3 Thái Niên nghiên cứu và đã thực hiện vào ngày 12 tháng 3 năm 2012. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 8 NGOẠI KHOÁ TRUNG HỌC CƠ SỞ HỘI THI “Nhà khoa học nhỏ tuổi” Tổ chức theo cụm trường THCS Phong Niên - Phong Hải - Bản Cầm - Số 3 Thái Niên Năm học 2011 - 2012 I. CHUẨN BỊ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 1. Báo cáo kế hoạch hoạt động với phòng Giáo dục & Đào tạo Bảo Thắng vào tháng 2/2012. 2. Xây dựng hệ thống câu hỏi và đáp án theo chương trình của 6 môn thi( Toán; Vật lí; Sinh học; Địa lí; Ngữ văn; Lịch sử) Gửi bộ đề dự thảo cho các trường qua địa chỉ gmail vào 06/2/2012. 3. Họp công tác chỉ đạo của 4 trường để trao đổi bàn bạc điều chỉnh và đi đến thống nhất nội dung các phần thi vào 12/3/2012 ; Tổ chuyên môn các trường định hướng cho đội tuyển ôn tập các nội dung theo bộ đề chung đã thống nhất. ( Màn chào hỏi giới thiệu, không tính điểm thi) 4. Nội dung thi : Các nội dung thi gồm 4 phần 4.1. Phần thi khởi động 4.2. Phần thi kiến thức tự luận (Phần chơi dành cho khán giả) 4.3. Phần thi Rung chuông vàng 4.4 Phần thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh II .TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HỘI THI 1. Nội dung chung mang tính nghi lễ. 2. Thông qua chương trình làm việc, các nội dung thi, thể lệ hội thi. Thể lệ thi trong các nội dung thi có thông báo chi tiết trong từng nội dung thi. 3. Nội dung thi cụ thể cho các đội thi A. PHẦN THỨ NHẤT- PHẦN THI KHỞI ĐỘNG Bộ câu hỏi: Có 6 bộ câu hỏi thuộc 6 môn thi, dạng lựa chọn trả lời Đúng - Sai; Vòng thi: thi 3 vòng độc lập/ 1 đội thi. Vòng 1 được lựa chọn bộ đề Vòng 2;3 bốc thăm bộ đề Các đội lần lượt có thời gian trong khoảng 2 phút để hoàn thành một bộ đề thi; Mỗi bộ đề trả lời đúng được được 10 điểm( mỗi ý 1 điểm). Bộ câu hỏi Môn toán 9 Bộ câu hỏi 1 Câu 1: Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế nọ sang vế kia mà không cần đổi dấu của hạng tử đó đúng hay sai ? Câu 2: Giao điểm của 3 đường cao trong tam giác gọi là trọng tâm đúng hay sai ? Câu 3: Trong tam giác tổng hai góc bằng góc còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông đúng hay sai ? Câu 4: Tích của 10 số tự nhiên đầu tiên bằng 0 đúng hay sai ? Câu 5: Hai tam giác đồng dạng thì bằng nhau đúng hay sai ? Câu 6: Cho dãy số viết theo một quy luật 3; 4; 7; 11; … số tiếp theo là 15 đúng hay sai ? Câu 7: Trong hình thang các tia phân giác của hai góc kề một cạnh bên vuông góc với nhau.Đúng hay sai? Câu 8: Tổng của hai phân số là một phân số có tử bằng tổng các tử, mẫu bằng tổng các mẫu đúng hay sai ? Câu 9: Tích của hai phân số bất kỳ là một phân số có tử là tích của hai tử và mẫu là tích của hai mẫu đúng hay sai ? Câu 10: Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành đúng hay sai ? Đáp án Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án S S Đ Đ S S Đ S Đ Đ Bộ câu hỏi số 2 Câu 1: Số đo góc có đỉnh bên trong đường tròn bằng nửa hiệu hai cung bị chắn.Đúng hay sai? Câu2: ƯCLN ( 2,5,9 ) = 1. Đúng hay sai? Câu 3 : Trong một đường tròn góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.Đúng hay sai? Câu 4: Góc nội tiếp là góc vuông thì chắn nửa đường tròn.Đúng hay sai? Câu5: Đồ thị hàm số y=a x+b là đường tròn .Đúng hay sai ? Câu 6: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ 3 thì vuông góc với nhau.Đúng hay sai? Câu 7: Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông. Đúng hay sai? Câu 8: Trong hình thoi hai đường chéo bằng nhau.Đúng hay sai? Câu 9: Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi.Đúng hay sai? Câu 10: Phương trình bậc nhất hai ẩn ax+by=c luôn có vô số nghiệm .Đúng hay sai? Đáp án Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án S Đ Đ Đ S S Đ S Đ Đ Bộ câu hỏi số 3 10 [...]... học 2012 - 2013 tổ chức nhân rộng mô hình ngoại khóa cụm trường; Kết hợp với tổ chức Đội tổ chức hội thi: “ Nét đẹp Đội viên” với 5 đơn vị trường tham dự THCSTT Phong Hải 34 THCS số 3 Thái Niên THCS xã Phong Niên THCS xã Bản Cầm THCS xã Bản Phiệt Thời gian dự kiến vào đầu tháng 3 năm 2013 (30 đội viên / 5 trường dự thi) Chương trình ngoại khoá : Hội thi Nhà khoa học nhỏ tuổi” không những được tổ chức. .. thức tổ chức hoạt động ngoại khóa của trường và trong khu vực có hiệu quả hơn C TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP Họat động Ngoại khóa ở trường THCS tổ chức dưới dạng một hội thi có nhiều môn học được tổ chức trong cụm trường nhưng trên diện rộng hơn so với năm học 2010 – 2011 Gồm 4 trường THCS (Phong Niên - Phong Hải - Bản Cầm - số 3 Thái Niên ) và có thể tổ chức ở các trường THCS trong huyện Bảo Thắng Tổ chuyên... rộng đối với toàn thể học sinh của hơn 400 học sinh trường THCSTT Phong Hải); gần 100 học sinh cổ động viên của các trường và đông đảo phụ huynh học sinh đưa con em đi thi Hội thi đã khơi dậy trong học sinh niềm say mê tìm hiểu, óc sáng tạo, tinh thần thi đua, tính phối hợp đồng đội trong thi đấu Đối với giáo viên và thông qua việc tổ chức hoạt động ngoại khoá dưới hình thức một hội thi như trên đã tự... hệ tốt Đối với các bộ quản lí trường học và giáo viên tự nhận thấy hiệu quả của việc tổ chức hoạt động chuyên môn trong khu vực, vừa là sân chơi vừa là bài học rộng ở các môn học Thông qua việc tổ chức hoạt động ngoại khoá dưới hình thức một hội thi như trên đã tự rút ra vấn đề cơ bản sau: Không phải học sinh học yếu và không biết học bài cũ, không thích học môn học mà điều quan trọng là người dạy phải... bản Không phải học sinh học yếu và không biết học bài, không yêu thích môn học, mà điều quan trọng là người dạy lịch sử phải làm như thế nào để gây hứng thú cho học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu tìm tòi sáng tạo để mỗi tiết dạy chính khoá hay tổ chức hoạt động ngoại khoá đều luôn mang lại điều mới mẻ cho học sinh, để học sinh có phản ứng tích cực đối với môn học E KHẢ NĂNG... để gây hứng thú cho học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, không ngừng nghiên cứu tìm tòi sáng tạo cho mỗi tiết dạy chính khoá hay tổ chức hoạt động ngoại khoá Mỗi bài học đều mang lại điều mới mẻ cho học sinh, các em yêu thích môn học, thích khám phá, say mê khoa học và biết cách tự học 2.2 Hạn chế Chưa... bài học ôn tập tổng kết kiến thức nhiều môn học cấp THCS được nhiều học sinh tham dự một cách nhẹ nhàng thoải mái D TÍNH HỮU ÍCH CỦA GIẢI PHÁP ( kết quả giải pháp mang lại trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội) Học sinh của trường Bản Cầm; Phong Niên, số 3 Thái Niên về dự thi rất vui vẻ háo hức, phấn chấn và bình tĩnh tự tin trong suốt quá trình thi Hội thi. .. quản lí vừa trực tiếp giảng dạy tôi thấy cần rút ra một sồ bài học sau: Nên thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khoá hay hoạt động tập thể để học sinh tham gia Cách làm này vừa tạo hứng thú học tập cho học sinh vừa nâng cao chất lượng giảng dạy Tích cực hóa học sinh trong quá trình tìm hiểu khám phá kiến thức môn học Mỗi giáo viên cần say mê học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích cực ứng... mình đi thi 32 Nội dung kiến thức các phần thi đã bám sát chương trình sách giáo khoa Nội dung phù hợp với trình độ học sinh có kiến thức nâng cao nhưng không quá khó, không máy móc, đã tạo hứng thú trong các nội dung thi Hội thi đã khơi dậy trong nhiều học sinh niềm say mê tìm hiểu, óc sáng tạo, tinh thần thi đua, tính phối hợp đồng đội trong thi đấu Phần thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... môn của các trường ( tổ Toán lí, tổ Xã hội, tổ Sinh địa) cùng tham gia hoạt động xây dựng và thống nhất thực thực hiện Học sinh trong cùng khu vực có điều kiện giao lưu về kiến thức môn học và các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, nhìn nhận giải quyết vấn đề Thông qua một hội thi hệ thống hoá được toàn bộ kiến thức cơ bản của 6 môn học ở cấp THCS và các kiến thức hiểu biết xã hội khác Hội thi đã tạo sân chơi . Thắng - Lào Cai Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Văn Các điều kiện chủ yếu để xét công nhận sáng kiến như sau: A. TÊN SÁNG KIẾN TỔ CHỨC NGOẠI KHÓA TRUNG HỌC CƠ SỞ Hội thi “ NHÀ KHOA HỌC NHỎ TUỔI” . lứa tuổi các em. 9.Hình thức tổ chức: Hội thi “ Nhà khoa học nhỏ tuổi Tổ chức hội thi trên quy mô cấp cụm với các môn học cơ bản, học sinh được củng cố sâu và đa dạng phong phú hơn về kiến. DUNG CHƯƠNG TRÌNH 8 NGOẠI KHOÁ TRUNG HỌC CƠ SỞ HỘI THI Nhà khoa học nhỏ tuổi Tổ chức theo cụm trường THCS Phong Niên - Phong Hải - Bản Cầm - Số 3 Thái Niên Năm học 2011 - 2012 I. CHUẨN BỊ

Ngày đăng: 07/04/2015, 09:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tổ chức hoạt động ngoại khoá trong trường THCS có vai trò quan trọng, cùng với các môn học giúp học sinh phát triển toàn diện. Thông qua các hoạt động ngoại khoá học sinh được giao lưu học hỏi, rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử, thuyết trình, tăng tính cộng đồng. Đặc biệt qua mỗi hoạt động học sinh có thể tự nhìn nhận mình và tự rèn kĩ năng sống, tự điều chỉnh hành vi ngôn ngữ việc làm. Góp phần hình thành và dần hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

  • Vì ở mỗi môn học có rất nhiều điều mà không phải trên bài giảng, trên giáo trình giáo khoa đã thông tin hết được, kiến thức của nhân loại là bất tận, mà sự khám phá tìm hiểu của con người lại còn nhỏ hẹp. Mỗi môn học có vị trí và vị thế riêng có đặc thù kiến thức riêng, khám phá tìm hiểu kiến thức tự nhiên, kiến thức xã hội.

  • Trong nhà trường có rất nhiều các hình thức hoạt động ngoại khoá trong một năm học theo các chủ điểm với các ngày lễ lớn, các hoạt động thể thao, văn nghệ, hoạt động từ thiện, các hội thi mang tính về chuyên môn của từng môn học như: Ngoại khóa văn học, Câu lạc bộ bạn yêu thơ, Nhà khoa học trẻ; Thế giới chung quanh em; Em tham gia giao thông an toàn.

  • Môn Sinh học ta tìm hiểu những điều bí ẩn kì thú trong thiên nhiên, sự đa dạng của các loài cây cỏ và động vật sống quanh. Môn Địa lí giúp cho ta thấy được sự vận động của trái đất của các vì sao, nhìn ra thế giới với năm châu bốn biển và cả những miền đất xa xôi ở châu Nam cực.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan