SKKN -Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

32 2.7K 9
SKKN -Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS MỤC LỤC Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………… 2 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………… …2 1. Thực trạng ban đầu của vấn đề…………………………………… 2 2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành…………………………………4 2.1. Tính mới của vấn đề………………………………………………….4 2.2. Quá trình tổ chức, tiến hành………………………………………… 5 3. Các tồn tại nảy sinh và cơ sở thực tiễn của vấn đề……………………… 21 3.1. Tồn tại……………………………………………………………… 21 3.2. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn…………………………………… 21 4. Kết quả đạt được……………………………………………………… 22 5. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………… 24 6. Phạm vi và tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm…………………… 24 7. Những bài học kinh nghiệm …………………………………………… 25 PHẦN III. KẾT LUẬN……………………………………………………… 26 PHẦN IV: NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT…………………………………26 1 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: “Văn học là nhân học”. Thật vậy văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Môn văn trong nhà trường bậc trung học cơ sở chia làm ba phân môn: Văn học, Tiếng việt và Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn tập làm văn là phân môn “nhẹ kí” nhất. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cái gì mình suy nghĩ, mình cần bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nổi bật đều mình muốn nói”. . . (Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục số 28, 11/1973). Những năm qua, tôi đều được phân công giảng dạy môn ngữ văn 7. Tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” (Văn 7 – tập 1). Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và điểm trung bình môn văn của các em còn thấp. Thực tế đó quả là đáng lo ngại, thực trạng vấn đề này ra sao ? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc làm văn biểu cảm ? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu cảm cho học sinh THCS ? Đó là những vấn đề tôi trăn trở, day dứt, muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này. 2 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1. Thực trạng ban đầu của vấn đề : Qua một năm giảng dạy chương trình ngữ văn lớp 7, tôi nhận thấy kĩ năng nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, cách vận dụng phương thức tự sự, miêu tả để bộc lộ cảm xúc trong bài tập làm văn của một bộ phận học sinh còn yếu . Năm học 2011 – 2012, khi cho học sinh viết bài tập làm văn số 2 với đề bài “Loài cây em yêu”. Dù mới học và hình thành kĩ năng tạo lập văn bản biểu cảm xong nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả và văn biểu cảm nên bài viết không phải viết về thái độ và tình cảm của mình đối với một loài cây cụ thể mà tả về loài cây đó. Hoặc tiết viết bài tập làm văn số 3 đề yêu cầu “Cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà thân yêu của mình”. Học sinh viết “Bà nội hay thức khuya dậy sớm để làm việc mà tối nội chưa làm . Bà thường đi làm thuê để kiếm tiền nuôi chúng em. Em thấy vậy bảo bà nội hay là nội đừng đi làm thuê nữa, nội chuyển sang nấu xôi đi. Nội suy nghĩ một hồi lâu rồi nói, đó cũng là một ý kiến hay”. Liệu khi đọc đoạn văn trên, các đồng nghiệp của tôi có cho rằng đó là một đoạn văn biểu cảm ? Toàn bài viết của em học sinh đó đều là những lời văn, đoạn văn tương tự như thế. Cũng với đề văn như trên, một học sinh khác viết “Cảm nghĩ của em về bà là một người bà yêu mến con cháu”. Các em cảm nhận và viết văn như nghĩa vụ, làm qua loa cho xong rồi đem nộp. Kể cả học sinh khá, dù cảm nhận và hiểu được yêu cầu của đề, xác định đúng hướng làm bài nhưng kể vẫn nhiều hơn biểu cảm. Sau đây là bảng thống kê số liệu điểm trung bình môn văn học kì I khối 7 năm học (2011-2012): Lớp Học sinh giỏi Học sinh khá Học sinh trung bình Học sinh yếu Học sinh kém 7a1, 7a5 (63 HS) 15 20 18 8 2 a. Nguyên nhân khách quan: 3 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS - Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh. - Do sĩ số lớp đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặp từng học sinh trong một tiết dạy. - Vì trường nằm trên địa bàn thuộc vùng kinh tế khó khăn, hầu hết phụ huynh đều làm thuê hoặc làm ruộng nên các em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian học. - Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game . . . ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, xao nhãng việc học. b. Nguyên nhân chủ quan: - Chương trình văn biểu cảm hơi khó đối với học sinh khối 7. Thời gian dành cho thực hành thì lại còn ít nên kĩ năng viết văn biểu cảm của các em còn hạn chế. - Vì dung lượng thời gian ít nên giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh đòi hỏi hàm súc, cô đọng. Từ đó giáo viên không cung cấp được nhiều vốn từ cho học sinh (Đặc biệt đối với học sinh trung bình, yếu). Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao. - Một số học sinh vì lười học, chán học nên không bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong sách giáo khoa, không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học văn. 2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành: 2.1. Tính mới của vấn đề: 4 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS - Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Vì vậy đòi hỏi học sinh cần phải có cảm xúc, có những rung động mạnh mẽ xuất phát từ trái tim, từ tình cảm chân thành đối với đối tượng cần biểu cảm. Ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông lung không rõ ý nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm có hồn. Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay tình mượn ý. Người giáo viên, khi dạy văn trung học cơ sở nói chung, dạy văn biểu cảm nói riêng, ngoài nắm kiến thức, phương pháp lên lớp còn cần có một tâm hồn, một trái tim sống cùng tác giả, tác phẩm. - Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở trung học cơ sở người dạy và người học cần nắm vững hệ thống sáu bài học và luyện tập về văn biểu cảm (trong số 14 tiết học văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm: + Tìm hiểu chung về văn biểu cảm. + Đặc điểm của văn biểu cảm. + Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. + Cách lập ý của bài văn biểu cảm. + Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. + Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. - Nhìn chung, chương trình văn biểu cảm hơi khó đối với học sinh khối 7. Thời gian dành cho thực hành thì lại còn ít nên kĩ năng viết văn biểu cảm của các em còn hạn chế. - Phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của con em, chưa tạo điều kiện cho con em mình thói quen đọc sách, chưa dành thời gian để chia sẻ, định hướng, bồi dưỡng tâm hồn cho con nên các em ít có cơ hội phát triển tư duy bộc lộ cảm xúc tình cảm trong cuộc sống. 5 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS - Thời đại công nghệ thông tin phát triển, một số học sinh chỉ biết lấy những bài sẵn có trên mạng, lười suy nghĩ, động não nên cảm xúc thể hiện trong bài không chân thành mà chỉ là sự vay mượn, giả tạo. Trong nhiều môn học, học sinh chỉ chú trọng những môn tự nhiên, xem nhẹ và thiếu đầu tư cho môn Ngữ văn. Vì thế, kĩ năng ứng xử, giao tiếp còn hạn chế trong việc bày tỏ, bộc lộ cảm xúc. - Bản thân là giáo viên, tôi cũng muốn nhân rộng những cảm xúc chân thành của mình đối với mọi sự vật, sự việc…trong từng bài giảng về văn biểu cảm với hi vọng là giúp các em học sinh biết cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình một cách sâu sắc. 2.2. Quá trình tổ chức, thực hiện: a. Chọn phương pháp phù hợp để giảng dạy: Ngoài một số phương pháp tích cực trong dạy học phân môn tập làm văn như phương pháp trực quan, hình thức vấn đáp, thảo luận Giáo viên cần sáng tạo một số phương pháp mới như phương pháp đóng vai, sử dụng trò chơi trong học tập b. Chuẩn bị phương tiện, các điều kiện cần thiết đặc biệt là nguồn tư liệu phục vụ bài học: Đây là một bước vô cùng quan trọng giúp cho tiết học thành công. Máy chiếu sẽ giúp cho quá trình đưa những tư liệu, hình ảnh một cách sinh động nhất đến với học sinh. Bên cạnh đó nguồn tư liệu hiện nay vô cùng phong phú qua báo chí, truyền hình, đặc biệt là Internet sẽ giúp cho việc thực hiện phương pháp trực quan dễ dàng và hiệu quả hơn. Việc chuẩn bị tư liệu phải được tiến hành trong thời gian dài, được tích lũy và sắp xếp khoa học theo từng bài: hình ảnh, Video clip, câu chuyện, gương điển hình để khi cần có thể sử dụng ngay. c. Tổ chức, thực hiện: 6 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS HĐ 1: Tìm hiểu thế nào là văn biểu cảm? 1. Để học sinh nhớ khái niệm một cách có cơ sở, giáo viên đưa ra các ví dụ (ngoài các ví dụ SGK ) phân tích, hướng dẫn để các em hiểu phương thức biểu cảm trong ví dụ đó: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bài ơi, cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ. ( Tiếng gà trưa) Hỏi: Đoạn thơ thể hiện tình cảm nào của tác giả Xuân Quỳnh ? Trả lời: Đó là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu bà, yêu kỉ niệm tuổi thơ. => Giáo viên khái quát: Văn biểu cảm (còn gọi là văn trữ tình) là kiểu văn bản có nội dung biểu đạt tư tưởng, tình cảm bộc lộ cảm xúc của người viết, thường là những ấn tượng thầm kín, sâu sắc về con người, về sự vật, về những kỉ niệm, những hồi ức khó quên trong cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, văn biểu cảm có khả năng khơi gợi những cảm xúc chân thành ở người đọc, tạo sự đồng cảm giữa người đọc và người viết. Như vậy văn biểu cảm ra đời là để đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người khi vui, khi buồn, khi hạnh phúc hay khổ đau bao giờ con người cũng muốn được thổ lộ, giãi bày chia sẻ. 2. Trên cơ sở học sinh nắm vững khái niệm văn biểu cảm, giáo viên hướng dẫn cho các em thực hành nhận biết các văn bản biểu cảm đã học trong 7 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS chương trình và có thể đưa thêm một số văn bản khác để các em có cơ hội làm quen với văn biểu cảm. HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm 1. Giáo viên đưa ra một số văn bản đã học trong chương trình ngữ văn 7 giúp học sinh phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp. a. Bài thơ: Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương Hỏi: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản “ Bánh trôi nước”? Trả lời: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son Hỏi: Mượn hình ảnh bánh trôi nhà thơ muốn thể hiện tình cảm gì? Trả lời: Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp duyên dáng và tấm lòng nghĩa tình thủy chung của người phụ nữ trong xã hội cũ; cảm thương cho thân phận chìm nổi của họ b. Hay trong bài thơ Qua đèo Ngang của bà “ Huyện Thanh Quan? Hỏi: Các yếu tố miêu tả góp phần bộc lộ tình cảm nào của nhà thơ? Trả lời: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm “ chiều tà, bóng xế ” gợi nỗi buồn hiu hắt và đó cũng chính là tâm trạng của nhà thơ. Âm thanh khắc khoải của tiếng chim cuốc, chim đa đa, chính là nỗi lòng nhớ nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan. Cảnh trời mây non nước mênh mông, bao la đối lập với sự nhỏ bé của con người càng cực tả nỗi cô đơn trống vắng của tác giả . => Biểu cảm gián tiếp: Thái độ và tình cảm của người viết thể hiện một cách gián tiếp thông qua cách nhìn nhận sự vật, cách dùng từ ngữ ví von so sánh. 8 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS c. Cho đoạn văn sau: Tôi yêu những cánh đồng vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều trải màu vàng tái, trên rẫy khoai mì nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu (Theo Tản văn Mai Văn Tạo) Hỏi: Đoạn văn thể hiện tình cảm gì? Chỉ ra những từ ngữ thể hiện tình cảm của tác giả? Trả lời: - Tình yêu quê hương thể hiện tình yêu những cảnh vật của quê hương. - Các từ ngữ trực tiếp thể hiện cảm xúc: yêu, trăn trở. => Biểu cảm trực tiếp: Trong một văn bản, người viết công khai thổ lộ tình cảm, tư tưởng của mình trước sự vật sự việc, con người… khi đó họ đang biểu cảm một cách trực tiếp. Cách biểu cảm này thường xuyên được dùng trong các tác phẩm trữ tình nhất là thơ. 2. Dù là biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp giáo viên cần hết sức chú ý tới các yếu tố: Sự việc và con người trong văn biểu cảm. Không thể quá nghiêng về yếu tố sự vật hoặc chỉ chú trọng tới yếu tố con người. Trong 2 yếu tố này, yếu tố con người được chú ý hơn, bởi lẽ con người mới là nhân vật chính tạo nên những cảm xúc, những tình cảm trong một bài văn biểu cảm. Văn biểu cảm có quan hệ với văn tự sự, miêu tả. Chỉ có điều, trong văn biểu cảm, người viết không nhằm tả, mà thông qua kể, tả để bộc lộ cảm xúc, thái độ, tình cảm với sự việc, với con người. Kết hợp hài hoà giữa các phương thức tả, kể, biểu cảm sẽ tạo điều kiện cho sự hình thành tạo lập văn bản đạt hiệu quả cao. 9 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS HĐ 3: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm 1. Trước khi hướng dẫn học sinh phương pháp tiến hành làm bài văn biểu cảm cần cho các em hiểu được một số điểm cơ bản về đề văn biểu cảm: đề văn biểu cảm thường ngắn gọn, rõ ràng, nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm. Có trường hợp, đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm được tách bạch rạch ròi. Ví dụ : “ Cảm nghĩ về dòng sông quê hương ” - Đối tượng biểu cảm là: dòng sông quê hương. - Định hướng tình cảm là: cảm nghĩ. Cũng có trường hợp, đề văn biểu cảm chỉ nêu chung, buộc người viết phải tự xác định đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm. Ví dụ: “ Cánh diều tuổi thơ ” - Đối tượng biểu cảm là: Cánh diều tuổi thơ. - Từ đối tượng ấy để tìm định hướng tình cảm là: Tình yêu, nỗi nhớ dành cho một hình ảnh quen thuộc gắn bó với bao kí ức tuổi thơ, qua đó gửi gắm những ước mơ, hoài bão. => Kết luận: Có thể đây chính là bước quan trọng đầu tiên quyết định cho sự thành công của bài viết. Vì chỉ khi nào xác định đúng yêu cầu của đề bài thì người viết mới có hướng viết bài chính xác theo yêu cầu. Ngược lại nếu xác định sai yêu cầu có nghĩa là người viết đã đi chệch hướng hay nói cách khác là lạc đề. Và như vậy thì những việc làm sau đó xem như vô ích, vì nó không mang lại kết quả như mong muốn. 2. Tiến hành làm bài văn biểu cảm. a. Bước 1: Xác định yêu cầu đề và tìm ý 10 [...]... Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS (Cô Tô- Nguyễn Tuân) Hỏi: Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn ? Trả lời: trong trẻo sáng sủa xanh mượt, trong sáng, nước biển lại lam biếc đậm đà, cát lại vàng giòn càng thêm nặng mẻ cá giã đôi Hỏi: Đoạn văn thể hiện tình cảm nào của tác giả? Tác giả trình bày cảm xúc bằng cách nào? 20 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học. .. điểm trung bình môn văn học kì I năm học 2012 – 2013 là: 26 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS Học sinh Học giỏi Lớp sinh Học sinh Học sinh Học khá trung bình yếu kém 20 27 10 3 sinh 0 7a4-7a5 (60 HS) Kết quả tuy chưa cao so với mong muốn của giáo viên, nhưng rõ ràng các em đã có sự chuyển biến trong học tập Các em đã nhận thức được việc chủ động trong học tập dưới sự hướng...Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS - Tìm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc, tìm những ý nghĩ và tình cảm để diễn đạt thành nội dung của bài Ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm muôn màu muôn vẻ trong các bài văn biểu cảm đều bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống xung quanh, từ những gì người viết đã sống và trải qua, đã tiếp xúc trong tác phẩm Vì thế, muốn tìm ý cho bài văn biểu. .. tác giả 21 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS => Trong văn biểu cảm cũng có thể có những câu chuyện, nhân vật nghĩa là các yếu tố tự sự Tuy nhiên, các yếu tố tự sự này không phát triển thành những mâu thuẫn phức tạp vì chúng chỉ là phương tiện để biểu lộ tình cảm của tác giả c Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn: Từ những câu văn phát triển thành đoạn văn biểu cảm (Cảm nghĩ về... các em tham gia buổi học tốt hơn Việc này đòi hỏi giáo viên phải có sự nổ lục, tình thương yêu và sự nhiệt tình trong giảng dạy, khuyến khích kịp thời những học sinh có tích cực phấn đấu Điều đó tạo cho học sinh sự đồng cảm, thích thú khi học văn 7 Những bài học kinh nghiệm 27 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS Đối với giáo viên: Phải phát huy ở học sinh tính chủ động trong... tiết, hình ảnh đặc sắc 15 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS để nêu cảm nghĩ Trình tự này thường sử dụng ở những bài văn biểu cảm về tác phẩm tự sự + Trình tự 2: Nêu cảm nghĩ thứ tự các phần, các ý hoặc theo mạch cảm xúc của tác phẩm Ở mỗi phần, cảm nghĩ phải tập trung cho cả nội dung lẫn nghệ thuật Trình tự này thường sử dụng ở những bài văn biểu cảm về tác phẩm trữ tình -... học, cùng với những vốn sống trong cuộc đời, Các em có nhu cầu bộc lộ cảm xúc Nhưng thể hiện cảm xúc như thế nào? Diễn đạt làm sao? Đó cũng chính là những câu hỏi đặt ra với những giáo viên dạy văn biểu cảm Là người trực tiếp giảng dạy văn biểu cảm, tôi luôn băn khoăn, trăn trở vấn đề làm thế nào để rèn kĩ năng biểu cảm cho học sinh Khi biết được cách biểu cảm học sinh có thể áp dụng yếu tố biểu cảm. .. Ngữ văn 6,7- Nguyễn Khắc Phi 2 Sách giáo viên Ngữ văn 7- Nguyễn Khắc Phi 3 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007 ) môn ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục 4 Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo hướng tích hợp và tích cực – Đoàn Thị Kim Nhung - NXB Đại học quốc gia TPHCM 5 Đọc văn học văn – Trần Đình Sử 31 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học. .. từ vào văn biểu cảm Giúp học sinh biết vận dụng thêm yếu tố tự sự, miêu tả vào sẽ làm cho bài văn có sức hấp dẫn, lôi cuốn và tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm người đọc Khi nắm vững được kĩ năng kết hợp tự sự, miêu tả vào văn biểu cảm sẽ giúp cho học sinh nhận biết được đặc trưng của từng loại văn bản, từ đó các em hạn chế được lỗi lạc đề khi viết văn Không chỉ vậy còn rèn cho các em kĩ năng miêu... nên giao các bài tập rèn viết ở nhà cho học sinh sau mỗi tiết học Đặc biệt, giáo viên nên hướng dẫn các em cách viết nhật kí để giúp các em nuôi dưỡng tình cảm đẹp khi còn ngồi trên ghế nhà trường 28 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS PHẦN III: KẾT LUẬN: Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn văn Đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa hình . sở học sinh nắm vững khái niệm văn biểu cảm, giáo viên hướng dẫn cho các em thực hành nhận biết các văn bản biểu cảm đã học trong 7 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS chương. vấn đề: 4 Rèn luyện học sinh kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS - Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. Vì vậy đòi hỏi học sinh cần phải có cảm xúc, có những. kĩ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS HĐ 3: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm 1. Trước khi hướng dẫn học sinh phương pháp tiến hành làm bài văn biểu cảm cần cho các em hiểu được

Ngày đăng: 07/04/2015, 07:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan