PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU DTT

19 910 2
PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU DTT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC o0o TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MÃ CỔ PHIẾU DTT Giáo viên : PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ Học viên : Vũ Thị Thủy STT : 74 Lớp : 19D - Cao học Tài chính Ngân hàng Hà Nội, 15/01/2015 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành MỤC LỤC Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 2 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH 1.1. Lịch sử hình thành Quá tr ì nh thành lậ p: - Năm 1994 : thành lập Công ty nhựa Đô Thành trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp Quốc doanh Nhựa 2 và Xí nghiệp Quốc doanh Nhựa 5. o Giấy ĐKKD số : 103027 do sở Kế hoạch Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 13/06/1994. o Cơ quan quản lý : Sở công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh. - Năm 2008, Công ty mua đất và nhà xưởng. Giá mua :26.300.000.000VND. Vị trí khu đất tại thửa số 760 tờ bản đồ số 2, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi. Diện tích khuôn viên đất có tường rào bao quanh: 38.770 m 2 . Diện tích nhà xưởng: 1.325m 2 . - Năm 2009, Công ty đầu tư xây dựng nhà máy Củ Chi trị giá 75.144.465.153 VND gồm: 3 block nhà xưởng, nhà ở cho CNV, hệ thống PCCC, nhà ăn cùng các công trình cơ bản khác. Tháng 07/2010 chính thức hoạt động và sản xuất ổn định. Chuyể n đổ i sở hữ u thành công ty c ổ p hầ n v à tăng vố n đ i ề u l ệ : - Ngày 01/07 2004 : Chuyển thành Công ty cổ phần nhựa Đô Thành theo Quyết định số 5777/QĐ-UB ngày 31/12/2003 của Chủ tịch UBND Tp.HCM với Vốn điều lệ là 12.000.000.000 VND (Nhà nước nắm giữ 20% Vốn Điều lệ). - Năm 2005: Công ty đã phát hành thêm cổ phiếu bổ sung vốn lưu động. Vốn điều lệ là 14.040.000.000 VND. - Năm 2006: Công ty đã phát hành thêm cổ phiếu với tổng trị giá 5.960.000.000VND cho cổ đông hiện hữu mua theo mệnh giá.Vốn Điều lệ là 20.000.000.000 VND (Hai mươi tỷ đồng). - Đổi tên:Công ty Cổ phần Nhựa Đô Thành thành Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành ngày 01/10/2006. N i ê m yế t: - Ngày 06/12/2006: quyết định: 100/UBCK-GPNY cuả UBCK Nhà nước cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu Công Ty CP Kỹ Nghệ Đô Thành trên Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM. Số lượng : 2.000.000 CP. Mệnh giá : 10.000 VND/CP. Tổng trị giá : 20.000.000.000VND. - Ngày 15/12/2006: Công ty tại được cấp giấy chứng nhận số 81/2006/GCNCP-CNTTLK về Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 3 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành việc cổ phiếu Công Ty đã đăng ký lưu ký CK với mã chứng khoán DTT. - Năm 2007 : Công ty được phép niêm yết và giao dịch 3.200.000 cổ phiếu phát hành thêm tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ 52.000.000.000VND (Năm mươi hai tỷ đồng). - Năm 2009: Công ty phát hành thêm 2.951.820 cổ phiếu. Trong đó: Bán ra thị trường: 800.000 CP phổ thông, mệnh giá:10.000 VND/CP. Nhà đầu tư chiến lược: 800.000 CP, mệnh giá:10.000 11.000VND/CP. Cổ phiếu thưởng: 1.351.820 CP, mệnh giá:10.000 VND/CP. - Năm 2010: Thay đổi giấy phép kinh doanh lần 4 ngày 05/01/2010 do tăng vốn điều lệ thành :81.518.200.000VND (Tám mươi mốt tỷ năm trăm mười tám triệu hai trăm ngàn đồng . 1.2. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý C ơ cấ u b ộ máy quả n l ý : Công ty con v à công ty l i ên kế t : Tháng 6/2009, Cty CP Kỹ nghệ Đô Thành tham gia góp 1,5 Tỷ thành lập Cty CP Nhựa Đại Thành Long. Chiếm 25% tổng vốn điều lệ ban đầu của Công ty CP Nhựa Đại Thành Long. Một số thông tin về Công ty CP Nhựa Đại Thành Long : -Công ty CP nhựa Đại Thành Long được thành lập theo luật Doanh nghiệp và theo Giấy CN ĐKKD số : 0800640880 ngày 18/5/2009 của Sở Kế hoạch và đầu Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 4 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành tư tỉnh Hải Dương. -Địa chỉ văn phòng công ty : Quốc lộ 15, Thôn Phương Độ, xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. -Điện thoại : 03203776558. -Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất và mua bán các sản phẩm nhựa ( đang sx và kinh doanh Băng keo dính và màng PE ở thị trường miền Bắc ). -Năm 2011, Công ty CP nhựa Đại Thành Long tăng vốn , tổng vốn điều lệ của công ty đạt giá trị 8.500.000.000 đồng. Vốn của công ty CP Kỹ nghệ Đô Thành chiếm tỷ lệ 17,65% tổng vớn điều lệ sau khi tăng vốn. Thời gian hoạt động còn ít, đang còn trong giai đoạn củng cố tổ chức và phát triển thị trường, qui mô hoạt động còn nhỏ, hiệu quả chưa cao. Năm 2012 lỗ do đó không trích chia lãi. Đến 31/12/2012, Công ty CP Nhựa Đại Thành Long lỗ tổng cộng : 3.339.829.975đồng. Riêng năm 2013, Công ty hoạt động bắt đầu có lãi: 307.241.564 đồng. 1.3. Lĩnh vực kinh doanh Ngành ngh ề k i nh doan h :  Sản xuất các sản phẩm nhựa từ chất dẻo.  Bao bì chai nhựa PET, ống nhựa PP, PE (không tái chế phế thải nhựa tại trụ sở)  Chế tạo và sản xuất các khuôn mẫu nhựa (không tái chế phế thải kim loại và xi mạ điện).  Mua bán hóa chất (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh) nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị khuôn mẫu ngành nhựa.  Kinh doanh nhà ở.  Môi giới bất động sản.  Cho thuê văn phòng. Đ ịa bàn k i nh doan h : - Thị trường trong nước : Bao bì thực phẩm ( chai PET, két nhựa, …), phụ tùng sản phẩm công nghiệp ( quạt nhựa , Khay giống cây trồng, ống chỉ may mặc,… ) - Thị trường Campuchia : Phôi Pet, Chai nước mắm,… - Thị trường Mỹ : Chai dược phẩm. 1.4. Chiến lược phát triển trung và dài hạn Với đặc điểm tình hình , thuận lợi , khó khăn, thách thức hiện tại của công Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 5 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành ty. Công ty khẳng định lại mục tiêu chiến lược SXKD trong giai đoạn trước mắt và lâu dài nhằm phát huy được thuận lợi , thế mạnh hiện có , khắc phục được những khó khăn thách thức trước mắt đễ công ty tồn tại và từng bước phát triễn bền vững. Về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo : Lấy mục tiêu SXKD ngành nhựa là ngành nghề SXKD chính, tập trung mọi nguồn lực tạo ra năng lực cạnh tranh cốt lõi, tích cực nắm bắt cơ hội mới đễ tại ra ngành nghề sản xuất kinh doanh mới, thích ứng với tình hình thị trường, phù hợp với tiềm năng sẵn có của công ty. Về mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh : - Phát huy thành quả và lợi thế của năm 2013, tiếp tục mở rộng thị trường , phát triễn khách hàng hiện có, tìm kiếm bổ sung thêm khách hàng chủ lực mới, tăng trên 20% thị trường tiêu thụ sản phẩm so với năm 2013, đạt và vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 và những năm kế tiếp. Định vị lại uy tín thương hiệu trên thị trường sản phẩm PET chủ lực. - Tiếp tục cải tiến, áp dụng hệ thống các giải pháp phần mềm ( ERP ) trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức sản xuất trên cơ sở áp dụng hệ thống 5S và KAIZEN , táo lập ứng dụng hện thống chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008. - Tiếp tục cải tiến và đổi mới và hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất theo hướng cơ khí hóa và tự động hóa chiếm tỷ trọng trên 80% , tăng năng suất thiết bị trên 10% và tăng năng suất lao động trên 10%. - Phấn đấu thực hiện kéo giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm 10% chi phí / năm , giảm giá vốn hàng bán 5% so với 2013 và cố gắng duy trì giá vốn hàng bán ở mức độ thấp hơn 85% so Doanh thu. - Duy trì mức lợi nhuận bình quân lớn hơn 5% VĐL / năm, đảm bảo quyền lợi chia cổ tức cho cổ đông và cải thiện thu nhập tiền lương của CBCNV ngày càng cao. Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 6 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 2.1. Môi trường kinh tế vĩ mô 2.1.1. Chính trị - Pháp luật (P-L) Hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách ổn định của Việt Nam đã góp phần vào sự ổn định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành nhựa nói riêng. Trong Quyết định số 2992/QĐ-BCT ngày 17 tháng 06 năm 2011 về quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu phát triển ngành nhựa thành ngành kinh tế mạnh. Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến nghị phát triển, ngành nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển. Qua đó ta thấy ngành nhựa được tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên ngành nhựa vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vẫn còn thiếu quy định của nhà nước về việc nhập khẩu phế liệu sản xuất tái sinh để giảm bớt chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp nhựa giúp chủ động hơn về nguyên liệu và giảm giá thành sản xuất 2.1.2. Kinh tế (E) Kinh tế vĩ mô năm 2013 đã từng bước ổn định. Tăng trưởng và sản xuất đã có sự chuyển biến tích cực đi lên về cuối năm. Tuy nhiên, tăng trưởng vẫn còn ở mức thấp, cân đối ngân sách còn nhiều thách thức và các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự thoát khỏi khó khăn là những vấn đề tiếp tục đặt ra cho năm 2014. Lạm phát tiếp tục ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng chậm lại, ở mức 0,34% so với tháng 10, tăng 5,5% so với tháng 12/2012 và tăng 5,78% so với cùng kỳ năm 2012. Như vậy, tốc độ lạm phát (so với cùng kỳ) trong tháng 11/2013 đã chậm lại ở mức thấp thứ 2 kể từ năm 2003 trở lại đây (chỉ sau năm 2009). Nguyên nhân chủ yếu là do tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn yếu, khiến cho mức tăng giá của các tháng cuối năm nay tăng thấp, trái với thông lệ thường thấy trong 10 năm gần đây. Lạm phát năm 2013 bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố chi phí đẩy (điều chỉnh giá dịch vụ công và giá các nhóm hàng cơ bản do Nhà nước quản lý). Dự báo cả năm, lạm phát sẽ không quá 6,3%, mục tiêu kiềm chế lạm phát thấp hơn so với năm ngoái là hoàn toàn khả thi. Cán cân thanh toán quốc tế năm 2013 dự báo thặng dư khoảng 1,5-2 tỷ USD. Trong đó, cán cân vãng lai thặng dư khoảng 6% GDP trong nửa đầu năm, là năm thứ 2 liên tiếp thặng dư sau nhiều năm tăng trưởng âm, nhờ vào thặng dư thương mại và kiều hối đạt khá. Vốn FDI tăng mạnh thể hiện việc tái lập niềm tin trong trung hạn của Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 7 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành các nhà đầu tư nước ngoài đối với kinh tế Việt Nam. Điều này góp phần gia tăng nguồn cung ngoại tệ, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối và ổn định tỷ giá. Thị trường tiền tệ - ngoại hối ổn định. Tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất giảm mạnh so với năm ngoái. Tình trạng nợ xấu có sự cải thiện hơn nhờ nỗ lực tái cơ cấu nợ và xử lý nợ xấu từ phía các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước. Nhờ đó đã giúp tháo gỡ khó khăn về chi phí tài chính cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn. 80% nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa Việt Nam là phải nhập khẩu do đó phụ thuộc nhiều vào tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào của ngành được tạo ra từ sản phẩm dầu mỏ, nên giá dầu mỏ cũng là yếu tố chính ảnh hưởng đến giá nguyên liệu. Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến ngành đó là lãi suất. 95% doanh nghiệp nhựa Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc huy động vốn để mở rộng sản xuất chủ yếu là sử dụng nguồn vốn tín dụng của ngân hang. Do dó, lãi suất ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, năm vừa qua tình hình kinh tế đang dần ổn định trở lại sau suy thoái, ngành nhựa cũng có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển sản xuất. 2.1.3. Xã hội (S) Cuộc sống phát triển, thu nhập càng cao thì sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng rộng rãi và yêu cầu về chất lượng, mẫu mã của sản phẩm nhựa ngày càng tăng. Khác với các mặt hàng khác, giá các mặt hàng bằng nhựa cao hơn xuất khẩu nên lợi nhuận cao hơn. Mặt khác, sản phẩm nhựa Việt Nam cũng được các nước nhập khẩu đánh giá cao và chưa bị áp dụng thuế chống bán phá giá, nên rất thuận lợi cho xuất khẩu. Tuy nhiên, xu hướng trên thế giới đang dần chuyển sang các sản phẩm thân thiện với môi trường trong khi các sản phẩm nhựa của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu nên dễ mất thị trường trên thế giới. 2.1.4. Công nghệ (T) Đây là nhân tố tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa. Khoa học công nghệ giúp nhựa trở thành nguyên liệu thay thế các sản phẩm như: gỗ, kim loại… Công nghệ hiện đại đang góp phần tạo ra các sản phẩm nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho ngành nhựa hiện nay hầu hết đều phải nhập khẩu nên làm ảnh hưởng đến hoạt động và doanh thu của ngành. 2.2. Cạnh tranh ngành 2.2.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại Hiện tại, trong nước có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa, trong đó có tới 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp tư nhân. Các Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 8 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành doanh nghiệp này chủ yếu tập trung hầu hết ở khu vực Miền Nam với 80%, Miền Bắc với 15% và còn lại ở Miền Trung với 5%. Do vậy, mức độ cạnh tranh trong ngành chủ yếu là ở Miền Nam, các doanh nghiệp hai vùng còn lại sẽ chịu ít sự cạnh tranh hơn 2.2.2. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm năng Sản phẩm nhựa của Việt Nam đã có mặt tại 55 quốc gia, tính đến ngày 15/5 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt khoảng 536 triệu USD, trong đó những thị trường có kim ngạch lớn nhất là Nhật Bản, EU, Mỹ và Campuchia. Điều đó cho thấy ngành nhựa Việt Nam có nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành đầu tư và phát triển, cũng như làm chậm sự phát triển của ngành Nhựa như: nguyên liệu sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng 15% nhu cầu nên phần lớn phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, giá thành sản xuất luôn bị biến động mỗi khi có biến động tỷ giá ngoại tệ, số lượng mẫu mã, vốn của các doanh nghiệp trong nước còn yếu nên chịu áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp FDI có thế mạnh về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm thị trường 2.2.3. Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế Ngành nhựa vẫn đang phải cạnh tranh không ngừng với các ngành Giấy, Thủy tinh, Sành sứ, Gỗ…những ngành thường có những sản phẩm tương tự. Hơn nữa một hạn chế nữa của ngành nhựa là hiện nay chưa có các cơ sở nghiên cứu, phát minh về công nghệ và kỹ thuật ngành nhựa, đội ngũ công nhân chưa có tay nghề cao, hệ thống đào tạo công nhân chưa có… 2.2.4. Quyền lực của nhà cung ứng Để đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu, mỗi năm ngành nhựa cần nhập khẩu hàng triệu tấn các loại nguyên liệu như PE, PP, PS… Các công ty nhập khẩu hạt nhựa từ nước ngoài, đem về bán trên thị trường. Các công ty sản xuất nhựa-bao bì thì mua lại nguyên liệu từ những công ty này. Việt Nam không có tạo ra hạt nhựa, chỉ là tái chế từ hàng phế phẩm. Hạt nhựa nguyên chất là bắt buộc phải nhập từ nước ngoài. Khả năng trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng từ 15-20% nhu cầu nguyên phụ liệu. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 70% giá thành sản phẩm. Nếu tình trạng quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu còn kéo dài, tất sẽ có những tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất, và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Xét giữa mức xuất khẩu và nhập khẩu, cán cân thương mại của ngành nhựa tỏ ra mất cân đối. Nếu không chủ động được nguồn nguyên liệu, ngành nhựa Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ được biết đến là một ngành kỹ thuật gia công chất dẻo. Đầu tư nhà máy chế biến hạt nhựa trong nước để chủ động nguồn nguyên liệu, hạn chế nhập khẩu là một nhu cầu thiết thực của ngành nhựa. Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 9 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành 2.2.5. Quyền lực của khách hàng Mặc dù ngành nhựa có mặt ở nhiều nước trên thế giới song sản phẩm nhựa trong nước vẫn phải cạnh tranh khá vất vả về giá với các sản phẩm nhiều nước khác bởi chính sách nhập phế liệu để tái chế của họ thuận lợi và họ có công nghệ tái chế tốt như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan… Điều này đã tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, cho thấy quyền lực của khách hàng đối với ngành nhựa là không hề nhỏ. Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 10 [...]... Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành 5 PHÂN TÍCH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 5.1 Theo phương pháp chiết khấu cổ tức Tính Re theo phương pháp CAPM Re = Rf + β*(Rm – Rf ) Trong đó Re : lãi suất yêu cầu của vốn chủ sở hữu Rf : lãi suất phi rủi ro Rm: lợi nhuận bình quân của thị trường β : độ nhạy (hệ số bù rủi ro) Lãi suất phi rủi ro thường được lấy bằng lãi suất trái phiếu Chính...Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành 3 PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP 3.1 Phân tích SWOT a) Điểm mạnh: - Có chiến lược sản phẩm phù hợp, kiểm chứng qua các năm, đã xác định các nhóm sản phẩm sản xuất chính và nhóm sản phẩm chủ lực để phân bổ nguồn lực và đầu tư khai thác sản xuất kinh doanh - Có thị trường,... VCSH Doanh nghiệp 90,288,255,065 Số lượng cổ phiếu lưu hành tại 03/06/2014 8,151,820 Giá cổ phiếu (VND) 11,075 5.3 Định giá doanh nghiệp, xác định giá trị nội tại và Khuyến nghị Ta có: Phương pháp Mức giá Chiết khấu luồng tiền 4,413 Chiết khấu cổ tức 11,075 Giá trung bình 7,744 Giá thị trường tại 03/6/2014 6,300 Giá trung bình cổ phiếu DTT tính ra là 7,744 đồng /cổ phiếu So sánh với giá thị trường tại thời... luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành - Các lọa hũ lọ thuốc nông dược, hóa chất tẩy rửa Khách hàng: - Khách hàng nội địa: công ty Vitec-Masan, Nam dương, Mekong, Nosafood, Sapuwa, Dapha, Biswase, Thức uống Việt, Cabeco, Thiên Hải Ngọc, Tân Sơn, Biển Xanh - Khách hàng xuất khẩu: TKR-Mỹ, G.I Campuchia Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 13 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu. .. trưởng của GDP theo dự đoán của IMF Tính toán giá trị nội tại cổ phiếu Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 17 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành Dòng tiền vĩnh viễn - Perpetuity value (đồng) 125,338,590,181 Discounted perpetuity value 68,629,654,840 Giá trị doanh nghiệp 68,654,399,065 Tổng nợ 19,363,678,000 Lợi ích cổ đông thiểu số 672,240,000 Tiền và các khoản tương đương tiền... doanh Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 11 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành - Yêu cầu khách hàng về chất lượng sản phẩm, giá bán cạnh tranh ngày càng cao nên yêu cầu cải tiến đổi mới công nghệ, thiết bị là liên tục và thường xuyên, tốn kém nhiều chi phí đầu tư và cần có đội ngũ kỹ thuật lành nghề, nhiệt tình, sáng tạo 3.2 Phân tích thị trường – sản phẩm – khách hàng Thị... của DTT, doanh nghiệp đã trả cổ tức bằng tiền mặt 3 lần với giá trị cụ thể như sau: Ngày GDKHQ Giá trị cổ tức 19/08/2008 500 17/03/2011 220 12/11/2013 100 Theo phương pháp DDM, ta có: Trong đó: Re = 7.42% g = 5.04% (theo dự đoán của IMF về tốc độ tăng trưởng GDP) D0 = 100 Ta tính được P0 = 4,413 Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 16 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành 5.2... của DTT (7,744 đồng) Khuyến nghị như sau:  Trong ngắn hạn: khuyến nghị Mua và đầu tư ngắn hạn  Trong dài hạn: không nên đầu tư đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ Đối với các nhà đầu tư lớn cũng nên hết sức thận trọng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 của Công ty CP Kỹ nghệ Đô Thành; Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 18 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần... sinh lời Khả năng sinh lời của DTT thông qua các chỉ số ROA, ROE có xu hướng giảm dần Các chỉ số này thấp hơn so với trung bình ngành tại cuối năm 2013 với ROA = 1%, ROE = 1% 4.4 Tăng trưởng tài chính Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của CTCP Kỹ nghệ Đô Thành so với trung bình ngành 2013 Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 14 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành Chỉ tiêu... hợp với ngành để tạo nên sự phát triển ổn định, lớn mạnh của ngành nhựa nói chung và Công ty Kỹ nghệ Đô Thành nói riêng 4.5 Chỉ số cổ phiếu EPS của doanh nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm So sánh với trung bình ngành tại cuối năm 2013, thu nhập trên mỗi cổ phiếu DTT thấp hơn so với ngành Từ năm 2011 và 2012 hệ số giá trên thu nhập ở mức khá thấp Tuy nhiên, những năm trước đó (2009,2010) tỷ lệ . 15/01/2015 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành MỤC LỤC Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 2 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành. Thị Thủy _ 19D-TCNH 15 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành 5. PHÂN TÍCH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 5.1. Theo phương pháp chiết khấu cổ tức Tính Re theo phương pháp. chia cổ tức cho cổ đông và cải thiện thu nhập tiền lương của CBCNV ngày càng cao. Vũ Thị Thủy _ 19D-TCNH 6 Tiểu luận: Phân tích và định giá cổ phiếu Công ty cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành 2. PHÂN TÍCH

Ngày đăng: 06/04/2015, 10:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ NGHỆ ĐÔ THÀNH

    • 1.1. Lịch sử hình thành

      • Quá trình thành lập:

      • Chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần và tăng vốn điều lệ :

      • Niêm yết:

      • 1.2. Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

        • Cơ cấu bộ máy quản lý:

        • Công ty con và công ty liên kết:

        • 1.3. Lĩnh vực kinh doanh

          • Ngành nghề kinh doanh:

          • Địa bàn kinh doanh:

          • 1.4. Chiến lược phát triển trung và dài hạn

          • 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

            • 2.1. Môi trường kinh tế vĩ mô

              • 2.1.1. Chính trị - Pháp luật (P-L)

              • 2.1.2. Kinh tế (E)

              • 2.1.3. Xã hội (S)

              • 2.1.4. Công nghệ (T)

              • 2.2. Cạnh tranh ngành

                • 2.2.1. Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại

                • 2.2.2. Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm năng

                • 2.2.3. Sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế

                • 2.2.4. Quyền lực của nhà cung ứng

                • 2.2.5. Quyền lực của khách hàng

                • 3. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

                  • 3.1. Phân tích SWOT

                  • 3.2. Phân tích thị trường – sản phẩm – khách hàng

                  • 4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

                    • 4.1. Khả năng thanh khoản

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan