BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

59 448 0
BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tầng 9, Tòa nhà Minexport, 28 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138 Email: mutrap@mutrap.org.vn; Website: www.mutrap.org.vn BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO” Mã hoạt động: FTA-7C Tác giả: David Luff Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2011 Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo là của tác giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay của Bộ Công Thương MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 TÓM LƯỢC BÁO CÁO 2 I. GIỚI THIỆU 13 II. HÌNH THỨC CHUNG CỦA CÁC FTA CỦA EU 16 II.1. Mục tiêu và phạm vi của phần dịch vụ và đầu tư trong một hiệp định FTA của EU 16 1. Mục tiêu 16 2. Phạm vi 16 II.2. Cấu trúc tổng thể các biểu cam kết trong một hiệp định FTA của EU 18 II.3. Những mối quan tâm chung của EU trong đàm phán dịch vụ 19 1. Những mối quan tâm về dịch vụ 19 2. Cơ sở đàm phán 20 III. NHỮNG CAM KẾT THƯỜNG CÓ TRONG CÁC FTA CỦA EU 21 III.1. Phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới 21 1. Phạm vi 21 2. Tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia 22 3. Điều khoản Đối xử tối huệ quốc 22 4. Kết luận 24 III.2. Quyền thành lập của các công ty nước ngoài 24 1. Phạm vi 24 2. Tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia 25 3. Điều khoản Đối xử tối huệ quốc 25 4. Thái độ của các nhà đầu tư 26 5. Kết luận 27 III.3. Những cam kết liên quan dến sự hiện diện tạm thời của thể nhân vì mục đích công việc 27 1. Phạm vi 27 2. Cam kết đối với nhân lực chủ chốt và nhân viên thực tập có bằng cấp 27 3. Các cam kết ưu đãi đối với người chào bán dịch vụ kinh doanh 28 4. Các cam kết ưu đãi những nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng và các nhà chuyên môn độc lập 29 5. Các cam kết ưu đãi khách nhập cảnh ngắn hạn vì mục đích công việc 33 IV. QUY ĐỊNH TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ 34 IV.1. Những nguyên tắc chung 34 1. Minh bạch hóa 34 2. Quy định hài hòa và Quản trị tốt 34 3. Thủ tục cấp phép hiệu quả 35 IV.2. Quy định trong nước trong những ngành dịch vụ then chốt nhất định 36 1. Giới thiệu 36 2. Dịch vụ máy tính 36 3. Dịch vụ bưu chính và thư tín 36 4. Dịch vụ viễn thông 37 5. Dịch vụ tài chính 38 6. Dịch vụ hàng hải quốc tế 39 7. Dịch vụ du lịch 40 8. Thương mại điện tử 41 9. Kết luận 42 V. NHỮNG NGOẠI LỆ CHUNG 45 VI. NHỮNG SÁNG KIẾN BỔ SUNG TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 46 VI.1 Đàm phán các thỏa thuận công nhận lẫn nhau đối với văn bằng chuyên môn của các nhà cung cấp dịch vụ 46 1. Định nghĩa Công nhận lẫn nhau 46 2. Công nhận lẫn nhau khác với Tính tương đương 46 3. Thủ tục 47 4. Các ví dụ 48 VI.2. Quy định về trợ cấp và các biện pháp phòng vệ thương mại trong các ngành dịch vụ 48 VII. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC THI PHÁT SINH TRONG VIỆC ÁP DỤNG CÁC FTA CỦA EU 49 VII.1. Nỗ lực phát triển và nâng cao năng lực 49 VII.2.Vấn đề visa và Công nhận lẫn nhau 50 VIII. KẾT LUẬN 51 1 ASEAN CARICOM CARIFORUM CPC CRS Services EC EPA ESF EU FTA GATS MFN NT RTA WTO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Cộng đồng Ca-ri-bê Các quốc gia trong Cộng đồng Ca-ri-bê và Cộng hòa Dominic Hệ thống phân loại các ngành và phân ngành dịch vụ (Liên hợp quốc) Dịch vụ bảo lưu máy tính Cộng đồng châu Âu Hiệp định đối tác kinh tế Diễn đàn Dịch vụ châu Âu Liên minh châu Âu Hiệp định thương mại tự do Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ Đối xử tối huệ quốc Đối xử quốc gia Hiệp định thương mại khu vực Tổ chức thương mại thế giới 2 TÓM LƯỢC BÁO CÁO 1. Bối cảnh Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) hiện đang chuẩn bị cho công tác đàm phán một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữ EU và Việt Nam. Nhất quán với thế hệ FTA mới của EU, Hiệp định FTA EU-Việt Nam được kỳ vọng sẽ không chỉ đề cập đến thương mại hàng hóa mà cả thương mại dịch vụ, bao gồm những khía cạnh quan trọng liên quan đến đầu tư. Có khả năng FTA EU-Việt Nam sẽ được đàm phán theo khuôn mẫu tương tự như FTA của EU với Hàn Quốc, và các FTA với Xinh-ga- po và Ma-lai-xi-a. Vì vậy, quan trọng là phân tích những hiệp định này và so sánh với những FTA khác mà EU đã ký kết với những nước thứ ba. Sự khác biệt và hàm ý đối với Việt Nam cần được đánh giá trong bối cảnh này. Tuy vậy, chuẩn bị cho đàm phán thương mại dịch vụ không phải là việc đơn giản. Nhiệm vụ không chỉ là áp dụng các khuôn mẫu và những điều khoản chung. Một phần quan trọng của đàm phán dịch vụ, dù trong bối cảnh đa phương (WTO) hay một khu vực thương mại tự do, là chuẩn bị các biểu cam kết dịch vụ, theo từng ngành dịch vụ và phương thức cung cấp. Với các FTA, mức độ tự do hóa thương mại phải cao hơn mức đã thỏa thuận trước đó trong WTO. Điều V trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) quy định rằng các thành viên WTO có thể tham gia các hiệp định thương mại khu vực nhằm, ngoài những mục đích khác, gia tăng tự do hóa thương mại dịch vụ với điều kiện những hiệp định như vậy phải đề cập được nhiều ngành, và không có, hoặc xóa bỏ phần lớn tất cả sự phân biệt giữa các bên trong các ngành liên quan. Tuy nhiên, nghĩa vụ này cần được hiểu một cách khá linh động. Thực chất, theo Điều V:3 của Hiệp đinh GATS, nếu các nước đang phát triển muốn tham gia một hiệp định song phương, họ có thể được hưởng sự linh động nhất định về điều kiện trên. Vì vậy, vấn đề đặt ra với Việt Nam là chào “một điều gì đó” hơn những gì đang có trong biểu cam kết của Việt Nam trong GATS là đủ. Việt Nam có thể xác định những ngành ưu tiên mà có thể được hưởng những lợi ích kinh tế thực sự thông qua FTA và yêu cầu phía EU có thêm cam kết, cao hơn những cam kết được chào trong bối cảnh vòng Đô-ha. Báo cáo này phân tích các điều khoản gắn với tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư có trong thế hệ FTA mới mà EU đã ký. Báo cáo nhấn mạnh những nội dung của các hiệp định đó theo chủ đề chính, quan điểm đàm phán giả định của EU đối với Việt Nam và những hàm ý cho kinh tế và quy định trong nước của Việt Nam. 3 Những hiệp định được phân tích bao gồm FTA EU-Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác kinh tế (EPA) giữa EU và CARIFORUM, FTA EU-Colombia và Peru, những hiệp định được coi là thế hệ FTA mới. Phương pháp nghiên cứu ở đây là đề cập những khác biệt lớn của từng hiệp định theo từng chủ đề liên quan và hàm ý đối với Việt Nam. 2. Hình thức chung của các FTA của EU Mục tiêu các FTA của EU, xét về khía cạnh dịch vụ và thương mại, là nhằm tạo ra một thị trường rộng hơn và đảm bảo cho lĩnh vực dịch vụ một môi trường ổn định và có thể dự báo được cho lĩnh vực đầu tư; tạo thuận lợi cho hội nhập khu vực và phát triển bền vững của các bên và sự hội nhập suôn sẻ vào nền kinh tế thế giới của các bên; đa dạng hóa xuất khẩu dịch vụ thông qua đầu tư mới và phát triển các ngành mới, thiết lập khu vực thương mại tự do về dịch vụ và tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư giữa các bên, tuân thủ theo Điều V của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ. Cũng như GATS, chương về dịch vụ và đầu tư của một FTA không bao gồm mua sắm chính phủ. Khác với GATS, không có trợ cấp cho dịch vụ. Điều này có nghĩa là FTA hoàn toàn cho phép các điều khoản về trợ cấp dịch vụ. Tuy vậy hiệp định GATS vẫn có thể được áp dụng và với những ngành đã có các cam kết đa phương, trợ cấp vẫn tùy thuộc vào quy định đối xử quốc gia của GATS trừ khi có một hạn chế cụ thể được ghi trong biểu. Thêm vào đó, nhất quán với WTO và đoạn thứ tư trong Lời nói đầu của Hiệp định GATS, quyền quy định các ngành dịch vụ của các bên và quyền “đưa ra những quy định mới để đáp ứng các mục tiêu pháp lý” cũng được công nhận. Phần gây bàn cãi trong một FTA của EU là việc loại trừ hoàn toàn quyền tự do di chuyển thể nhân và thủ tục visa khỏi phạm vi của hiệp định. Phần dịch vụ và đầu tư trong thế hệ FTA mới của EU có cấu trúc hơi khác so với khuôn mẫu GATS chuẩn. Thực chất, thương mại qua biên giới (Phương thức 1 và 2 của GATS), sự hiện diện thương mại (Phương thức 3) và sự hiện diện của thể nhân (Phương thức 4) được đề cập trong các chương riêng biệt. Tuy nhiên, như vậy là trung lập trên quan điểm pháp lý bởi nội dung của các cam kết cụ thể theo từng phương thức không bị ảnh hưởng. Các cam kết vẫn được đưa ra trên cơ sở chọn-cho đối với các ngành và phân ngành thuộc quy định, và có thể phụ thuộc vào tiếp cận thị trường và những hạn chế đối xử quốc gia, như trong GATS. Những cam kết của EC về cung ứng qua biên giới, sự hiện diện thương mại và di chuyển thể nhân được nêu trong ba biểu riêng biệt: 1. Danh mục cam kết về Cung cấp qua biên giới 2. Danh mục cam kết liên quan đến Quyền Thành lập 4 3. Danh mục bảo lưu liên quan đến Nhân lực chủ chốt, nhân viên thực tập có bằng cấp và người chào bán dịch vụ kinh doanh Trong hiệp định EU-Hàn Quốc, những cam kết của Hàn Quốc được nêu trong hai biểu riêng. Trong hiệp định EU-CARIFORUM, các cam kết của CARIFORUM được nêu trong một biểu duy nhất cho cả bốn phương thức cung ứng. Trong Hiệp định EU- Colombia, Peru, Colombia có cam kết theo khuôn mẫu giống như Hàn Quốc. Đối với Việt Nam, quan trọng là xác định cấu trúc biểu cam kết và quyết định dựa trên cơ sở những cam kết trong GATS hiện hành của mình hay như Hàn Quốc và Colombia, có một biểu riêng cho phương thức 3 (quyền thành lập). Trong khi như vậy là không phù hợp theo quan điểm pháp lý, điều này có thể tạo thuận lợi cho việc phân bổ trách nhiệm trong công tác chuẩn bị và đàm phán của Việt Nam. 3. Những mối quan tâm của EU trong đàm phán về dịch vụ Ngành dịch vụ châu Âu thể hiện những mối quan tâm chính như sau:  Đạt được cam kết đầy đủ về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia trong tất cả các ngành quan trọng ngoại trừ dịch vụ nghe nhìn, y tế và giáo dục;  Đạt được việc từng bước xóa bỏ hạn chế trong phương thức 3, sự hiện diện thương mại, chẳng hạn như liên doanh, tỷ lệ vốn góp và các yêu cầu về sử dụng nguồn lực địa phương;  Đạt được thêm những cam kết theo phương thức 3 về dịch vụ hạ tầng cơ sở như viễn thông, vận tải, phân phối năng lượng và dịch vụ tài chính;  Đạt được thêm các cam kết cung ứng qua biên giới theo phương thức 1, đặc biệt là những dịch vụ có khả năng được cung ứng điện tử;  Một số ngành dịch vụ châu Âu cũng rất quan tâm đến những cam kết mạnh mẽ hơn nữa liên quan đến chuyển nhượng tạm thời nhân công có tay nghề sang các thị trường nước ngoài như là việc di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (phương thức 4);  Đạt được những cam kết trong mua sắm công và thêm những cam kết khác gắn với minh bạch hóa và thời gian xử lý thủ tục cấp phép. Xuất phát điểm của công tác đàm phán có thể sẽ là biểu cam kết của cả hai bên vốn là phần phụ lục trong GATS. Tuy nhiên, các biểu của EC trong các FTA hiện hành và chào cam kết dịch vụ của EC trong vòng Đô-ha là một gợi ý có giá trị để biết EU sẵn sàng tự do hóa hơn nữa lĩnh vực dịch vụ đến mức độ nào. Một vấn đề khác cần xem xét là những yêu cầu của EC đưa ra trong bối cảnh vòng Đô-ha. Có thể những yêu cầu này cũng sẽ được đưa ra trong bối cảnh FTA. 5 Nên lưu ý rằng đối với Việt Nam, một trong những lợi ích của FTA là các điều khoản gắn với hợp tác kinh tế và điều tiết pháp lý, việc này có thể còn quan trọng hơn việc tiếp cận thêm thị trường, với những cam kết và chào cam kết vốn đã rất rộng rãi của EC trong WTO. 4. Những cam kết tiêu biểu trong các FTA của EU Cung cấp qua biên giới Một chương đặc biệt được dành cho cung cấp dịch vụ qua biên giới. Chương này liên quan đến việc chuyển tải, thường là qua phương tiện điện tử, dịch vụ từ một nước này sang nước khác. Điều này ngầm nói đến sự sẵn có đường dây viễn thông và Internet hiệu quả. Các FTA của EU nói chung cung cấp các cam kết rộng rãi về phương thức qua biên giới trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, các FTA của EU loại trừ khỏi phạm vi hiệp định cam kết theo phương thức này đối với dịch vụ nghe nhìn, dịch vụ buôn bán dọc bờ biển quốc gia, vận tải hàng không nội địa, quốc tế và những dịch vụ liên quan trực tiếp đến thực thi quyền giao thông. Chương về cung ứng qua biên giới của FTA bao gồm một mục liên quan đến tiếp cận thị trường và một mục dành cho đối xử quốc gia. Cả hai mục làm tham chiếu cho biểu cam kết, giống như trong GATS. Về tiếp cận thị trường, các hạn chế cùng loại như những hạn chế liệt kê trong Điều XVI:2 GATS, có thể được ghi lại trong biểu của một bên. Điều này cũng đúng với những hạn chế về đối xử quốc gia. Một điều khoản gây tranh cãi trong cả hiệp định EU-Hàn Quốc và EU-CARIFORUM là về đối xử tối huệ quốc: các bên phải trao cho nhau đối xử tối huệ quốc không chỉ liên quan đến các cam kết WTO mà bất kỳ cam kết nào trong bối cảnh của bất kỳ “hiệp định hợp tác kinh tế” nào trong tương lai với bất kỳ nước thứ ba nào. Điều này có nghĩa là trên thực tế, nếu trong tương lai Việt Nam trao cho một nước ASEAN nào việc tiếp cận một ngành cụ thể với ưu đãi hơn EU thì việc đối xử ưu đãi hơn như vậy cũng sẽ được trao cho EU. Điều khoản MFN đáng chú ý này, được đưa vào “như trong” hiệp định EU-Hàn Quốc, bị chỉ trích rất nhiều ở khu vực CARIFORUM bởi nhiều người tin rằng nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hội nhập khu vực. Điều đó có thể khiến các thành viên của một khu vực hội nhập đơn lẻ không muốn trao cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn những gì đã trao cho EU. Theo đó, trong hiệp định EU-CARIFORUM, điều khoản này đã được giảm nhẹ đối với các nước CARIFORUM: MFN được yêu cầu đối với bất kỳ sự đối xử nào ưu đãi hơn dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của “bất kỳ đối tác thương mại chính mà [các nước CARIFORUM] ký kết một hiệp định hội nhập kinh tế sau khi ký Hiệp định 6 này”. Việc định nghĩa như vậy dường như đã loại trừ khỏi phạm vi MFN bất kỳ hiệp định nào ký kết với những đối tác thương mại nhỏ và không quan trọng. Đây không phải là trường hợp các nước ASEAN đối với Việt Nam. Theo đó, Việt Nam có lẽ nên cân nhắc để có quan điểm vững chắc về loại điều khoản như vậy hoặc cần xác định một định nghĩa có thể giúp loại trừ các đối tác ASEAN. Còn có những loại trừ khác khỏi phạm vi MFN có lợi cho các nước CARIFORUM. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có điều khoản MFN nào được đưa vào cho phương thức qua biên giới trong hiệp định EU-Colombia và Peru. Vì vậy, Việt Nam về khía cạnh này có thể dùng tiền lệ của hiệp định EU-Colombia và Peru có sau hiệp định EU-CARICOM để từ chối điều khoản về MFN giống như trong Hiệp định EU-Hàn Quốc và EU- Colombia và Peru. Quyền thành lập Một chương đặc biệt cũng được dành cho quyền thành lập. Chương này không chỉ quan tâm đến cung ứng dịch vụ qua sự hiện diện thương mại (Phương thức 3 của GATS) mà cả đầu tư nói chung, bao gồm những ngành phi dịch vụ. Tuy vậy nó loại trừ đầu tư trong khai khoáng, chế tạo và chế biến vật liệu hạt nhân; và sản xuất hoặc buôn bán vũ khí, đạn dược và thiết bị phục vụ chiến ttanh. Chương về quyền thành lập trong FTA có những mục liên quan đến tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia giống như chương về [cung cấp] qua biên giới. Chúng đều là tham chiếu như nhau cho biểu cam kết với những điều hạn chế giống nhau. Trong chương này cũng có một điều khoản MFN mở rộng thêm quyền lợi của bất kỳ “hiệp định hội nhập kinh tế” nào của một Bên đối với một Bên khác. Phản ánh Chương qua biên giới của FTA EU-CARIFORUM, cả hai hiệp định đều có những hạn chế nhất định đối với điều khoản MFN này, cụ thể là hiệp định EU-Hàn Quốc (chỉ về khía cạnh thành lập). Một lần nữa cần lưu ý rằng FTA EU-Colombia và Peru không có điều khoản MFN trong Chương về Thành lập. Hiệp định EU-CARIFORUM có một số điều khoản yêu cầu các bên hợp tác chống nạn hối lội và tham nhũng nói chung trong lĩnh vực đầu tư; để đảm bảo các nhà đầu tư tuân thủ các tiêu chuẩn lao động cốt yếu hoặc các hiệp định môi trường mà EU hoặc các nước CARIFORUM là các bên tham gia; để kết nối hiệu quả với các cộng đồng địa phương và đảm bảo rằng các nhà đầu tư không hạ thấp các quy định luật pháp và tiêu chuẩn nước sở tại về môi trường, người lao động hay sức khỏe và an toàn lao động hoặc không tôn trọng những tiêu chuẩn hay luật lao động cốt yếu có mục tiêu bảo tồn và tăng cường đa dạng văn hóa. Điều khoản như vậy, mặc dù không được soạn thảo dưới hình thức các điều luật chặt chẽ, không được đưa vào chương đầu tư của hiệp định EU-Hàn Quốc hay EU- Colombia và Peru. [...]... cho Ủy ban Thương mại là hết sức cần thiết trong FTA EU -Việt Nam Cũng cần 10 khởi xướng đàm phán các thỏa thuận công nhận lẫn nhau với các ngành nghề được chọn lọc song song với đàm phán FTA, giống như trong trường hợp đàm phán EU-Canada Quy định về trợ cấp và các biện pháp phòng vệ thương mại trong các ngành dịch vụ Không hiệp định nào trong số các hiệp định phân tích có các điều khoản về trợ cấp và... đề cập trong thế hệ các FTA mới của EU Báo cáo này phân tích các điều khoản liên quan đến tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư có trong thế hệ các FTA mới do EU ký kết Báo cáo nhấn mạnh nội dung của những hiệp định này theo từng chủ đề, quan điểm đàm phán giả định của EU đối với Việt Nam và hàm ý cho kinh tế và quy định trong nước của Việt Nam Những hiệp định liên quan được phân tích gồm hiệp định. .. đến các FTA, mức độ tự do hóa thương mại phải cao hơn ở WTO Điều V của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) cho phép các thành viên WTO tham gia các hiệp định thương mại khu vực nhằm, ngoài các mục đích khác, tăng cường tự do hóa trong thương mại dịch vụ, với điều kiện là những hiệp định như vậy: a) bao gồm nhiều ngành, và b) không có hoặc xóa bỏ phần lớn tất cả sự phân biệt giữa các bên trong. .. dục và luật định của một trong số các bên không hiệu quả Vì vậy, cần rà soát một cách nghiêm túc vấn đề này càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo tất cả các bên đều khai thác được hết các quyền lợi của hiệp định 12 I GIỚI THIỆU Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị cho đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên Nhất quán với thế hệ những FTA mới của EU, hiệp định FTA EU -Việt Nam được kỳ... mới và phát triển các ngành mới (EU-CARIFORUM)  Thiết lập khu vực thương mại tự do về dịch vụ  Tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư giữa các bên, tuân thủ theo Điều V của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ Như đề cập trong Phần giới thiệu, đối với Việt Nam là một nước đang phát triển, điều này có nghĩa là có những cam kết “hơn nữa” so với những biểu trong GATS 2 Phạm vi Việt Nam được kỳ vọng... quy định về hợp tác phát triển và luật định như trong hiệp định EUCARIFORUM để mang lại lợi ích chung 6 Phần kết luận sẽ tóm lược những hàm ý về kinh tế và pháp lý của hiệp định FTA EU -Việt Nam trong tương lai liên quan đến dịch vụ và đầu tư Như vậy, báo cáo sẽ bao gồm tất cả các vấn đề cần phải đàm phán Báo cáo kết thúc với những khuyến nghị của tác giả liên quan đến công tác chuẩn bị của Việt Nam. .. chính trong một số cơ quan công quyền của Việt Nam  Có các điều khoản chi tiết về dịch vụ thư tín trong hiệp định EPA giữa EUColombia và Peru Chấp nhận điều khoản này trong FTA EU -Việt Nam có thể sẽ đòi hỏi rà soát, đưa ra quy định trong nước và bảo vệ cạnh tranh trong lĩnh vực thư tín ở Việt Nam  Hiệp định FTA EU-Colombia và Peru đưa thêm các điều khoản liên quan đến những nhà cung cấp lớn trong. .. nhân nhượng trong FTA đối với những quy định mới, tuy vậy, bị hạn chế do cần phải nhất quán với toàn bộ chương về thương mại và đầu tư trong hiệp định FTA và với những quy định có trong đó (xem chương 3 dưới đây) Phần gây tranh cãi nhiều hơn trong một FTA của EU là việc loại trừ khỏi phạm vi hiệp định quyền di chuyển tự do của thể nhân Nói cách khác, hiệp định không tạo ra nghĩa vụ yêu cầu các bên phải... trong các hiệp định là một hiệp định tự do hóa mạnh mẽ thương mại dịch vụ đầu tư 3 theo các quy tắc của WTO Mức độ “mạnh mẽ” như yêu cầu 3 Hiệp định EU-Colombia và Peru đề cập đến “Thành lập” 22 lại không được xác định Tuy nhiên định nghĩa này dường như loại trừ các Hiệp ước Đầu tư song phương mà các nước thành viên EU hoặc đối tác kia đã ký kết riêng 4 Điều khoản MFN đáng chú ý được đưa vào như trong. .. cảnh đàm phán FTA EU -Việt Nam Quy định trong nước đối với những ngành dịch vụ then chốt nhất định Một khía cạnh chủ chốt của phần dịch vụ trong các FTA của EU là việc thiết lập các khuôn khổ quy định cho các ngành riêng biệt Những khuôn khổ này quy định một loạt các vấn đề bao gồm chính sách cạnh tranh, những định nghĩa về dịch vụ toàn cầu, quy định cấp phép, quy định về đạo đức và sự độc lập của các . Nội, Việt Nam Tel: 04 62702158 Fax: 04 62702138 Email: mutrap@mutrap.org.vn; Website: www.mutrap.org.vn BÁO CÁO “HỖ TRỢ VIỆT NAM TRONG ĐÀM PHÁN CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO . định về trợ cấp và các biện pháp phòng vệ thương mại trong các ngành dịch vụ Không hiệp định nào trong số các hiệp định phân tích có các điều khoản về trợ cấp và biện pháp phòng vệ thương mại. thương mại khu vực Tổ chức thương mại thế giới 2 TÓM LƯỢC BÁO CÁO 1. Bối cảnh Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) hiện đang chuẩn bị cho công tác đàm phán một hiệp định thương mại tự do

Ngày đăng: 05/04/2015, 17:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan