báo cáo môn quản trị sản xuất và chất lượng

35 822 0
báo cáo môn quản trị sản xuất và chất lượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LOGO Báo cáo môn học: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT và CHẤT LƯỢNG Các thành viên thực hiện: Võ Minh Tuấn - 09911050 Cao Nguyễn Thạnh - 09911039 Nguyễn Hữu Phước - 09911042 Nguyễn Văn Lợi - 09911024 Nguyễn Ngọc Minh - 09911026 Trần Trọng Luân - 09911025 Nguyễn Thanh Tam - 09911038 NỘI DUNG LEAN MANUFACTURING JIT 5S KAIZEN TQM KANBAN CELLULAR MANUFACTURING OEE LEAN MANUFACTURING Lean Manufacturing (hay Lean Production còn gọi là sản xuất tinh gọn) là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất Giảm thiểu mức tồn kho ở tất cả các công đoạn Cải thiện năng suất lao động Giảm phế phẩm và lãng phí MỤC TIÊU LEAN MANUFACTURING Tăng sản lượng dựa trên cơ sở vật chất hiện có Sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu qủa hơn Tính linh động - sản xuất nhiều loại sản phẩm, chi phí chuyển đổi thấp LEAN MANUFACTURING LỢI ÍCH: 1.Cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhờ giảm thiểu tình trạng phế phẩm và các lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, trong đó có cả việc tăng năng suất lao động/ hiệu suất làm việc của nhân viên thông qua giảm chờ đợi (giữa người-người; giữa người-máy móc), giảm di chuyển, giảm các thao tác thừa trong quá trình làm việc/ vận hành 2 Rút ngắn thời gian chu trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ (cycle time) nhờ hợp lý hóa các quá trình giá tạo giá trị, cùng với việc giảm thiểu các hoạt động không gia tăng giá trị, loại bỏ lãng phí do sự chờ đợi giữa các công đoạn, rút ngắn thời gian chuẩn bị cho quá trình sản xuất (set-up time) và thời gian chuyển đổi việc sản xuất các sản phẩm khác nhau (change-over time) 3 Giảm thiểu lãng phí hữu hình và vô hình do tồn kho quá mức cần thiết, kể cả tồn kho bán thành phẩm dang dở giữa các công đoạn (WIP/ Work-In-Process) lẫn thành phẩm nhờ vận dụng nguyên lý JIT 4 Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, mặt bằng thông qua các công cụ hữu ích như TPM (Total Productive Maintenance - Duy trì năng suất tổng thể), bố trí sản xuất theo mô hình tế bào (Cell Manufacturing) 5 Tăng khả năng đối ứng một cách linh hoạt, đồng thời giảm thiểu áp lực lên các nguồn lực đầu vào (con người, thiết bị) trước các yêu cầu đa dạng của thị trường thông qua thực hành cân bằng sản xuất (level loading) mỗi khi tổ chức đã đạt được kết quả tốt về thời gian chuyển đổi sản xuất Khả năng giao hàng đúng hạn theo đó cũng sẽ được đảm bảo LEAN MANUFACTURING Các nguyên tắc chính trong Lean Manufacturing: 1 Nhận thức về sự lãng phí 2 Chuẩn hoá quy trình 3 Quy trình liên tục 4 Sản xuất Just-inTime (JIT) 5 Chất lượng từ gốc 6 Liên tục cải tiến LEAN MANUFACTURING Các nguyên tắc chính trong Lean Manufacturing có thể được tóm tắt như sau: 1.Nhận thức về sự lãng phí – Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ Ví dụ như việc vận chuyển vật liệu giữa các phân xưởng là lãng phí và có khả năng được loại bỏ 2 Chuẩn hoá quy trình – Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là Quy Trình Chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất các thao tác do công nhân thực hiện Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc 3 Quy trình liên tục – Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90% LEAN MANUFACTURING 4 Sản xuất "Pull" – Còn được gọi là Just-in-Time (JIT), sản xuất Pull chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp 5 Chất lượng từ gốc – Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất 6 Liên tục cải tiến – Lean đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân trong quá trình cải tiến liên tục LEAN MANUFACTURING So sánh giữa Sản xuất hàng loạt và Lean Manufacturing: Một số công ty ứng dụng Lean đã cho thấy kết quả như sau: + Mặt bằng sản xuất trên mỗi máy trung bình giảm 45%; +Phế phẩm có thể giảm đến 90% +Chu kỳ sản xuất giảm từ 16 tuần xuống còn khoảng 5 - 6 ngày +Thời gian giao hàng giảm từ 4-20 tuần xuống còn 1-4 tuần LEAN MANUFACTURING QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ-TQM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ-TQM Các bước thực hiện quản lý chất lượng đồng bộ: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KANBAN PP Kanban là 1 phương tiện báo có nhu cầu, đó là môôt phiếu yêu cầu có khổ giấy cỡ A6 , trong đó có ghi địa điểm lấy hàng, địa điểm nhâ n hàng, tên và ô mã số chi tiết hoăôc sản phẩm cần có, số“Kanban”, tổng số phiếu “Kanban”,ngày xuất phiếu, lôô trình và số lượng chi tiết và được xếp trong môôt thùng chứa Kanban là công cụ kiểm soát SX, có thể có nhiều màu sắc để chỉ định nguyên liệu vàcác công đoạn khác nhau trong sản xuất Đối với trạm công việc này kanban là một phiếu (thẻ) đặt hàng, còn đối với trạm kếtiếp nó trở thành một phiếu vận chuyển – chỉ định rõ phải nhận bộ phận, chi tiết haynguyên liệu nào từ trạm trước nó với số lượng bao nhiêu Thông tin trên kanban: + Tên và mã số các bộ phận chi tiết, + Tên và vị trí nơi sản xuất ra các bộ phận chi tiết đó (ở qui trình trước), + Tên và vị trí nơi các bộ phận chi tiết sẽ đến (qui trình sau), + Vị trí khu vực tồn trữ, + Số lượng các bộ phận chi tiết trong một lô hàng, loại thùng chứa, sức chứa mỗi thùng PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KANBAN PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KANBAN PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KANBAN Phân loại: a)Kanban vận chuyển (transport kanban): đây là loại dùng để thông báo cho công đoạntrước cần chuyển chi tiết, sản phẩm cho công đoạn sau b) Kanban sản xuất (production kanban): đây là loại dùng để báo cho dây chuyền sản xuất cần sản xuất chi tiết, sản phẩm để bù vào lượng hàng đã giao đi c) Kanban cung ứng (supplier kanban):đây là loại dùng để thông báo cho nhà cung cấp biết cần phải giao hàng d) Kanban tạm thời (temporary kanban): kanban được phát hành có thời hạn trong các trường hợp bị thiếu hàng e) Kanban tín hiệu (signal kanban): là loại dùng để thông báo kế hoạch cho các công đoạn sản xuất theo lô PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KANBAN Nguyên tắc: 1)Mỗi thùng hàng phải chứa một thẻ Kanban trên đó ghi tên chi tiết, nơi sản xuất, nơi chuyển đến và số lượng 2) Chi tiết luôn được “kéo” bởi công đoạn sau 3) Không bắt đầu sản xuất khi không nhận được kanban 4) Mỗi khay, thùng phải đựng đúng số lượng được chỉ định 5) Không được giao chi tiết phế phẩm cho công đoạn sau 6) Số lượng kanban cần được giảm thiểu 7) Khoảng thời gian giữa các lần giao cần được giảm thiểu PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KANBAN Ưu điểm: Độ chính xác giờ giấc Độ chính xác sản phẩm Tiết kiệm tối đa vật tư và nguyên liệu Vòng đời sản phẩm quay nhanh vì khả năng phân tán lao động cao Ví dụ: Một mẫu xe mới nếu như công GMC của Mỹ với quy trình quản lý cũ là họ ômhết từ A đến Z thì sẽ mất 10 năm mới đổi model xe được thì với Toyota chỉ cần 1 hoặc 2 năm là họ có thể thay đổi mẫu mã xe mới toàn bộ vì họ áp dụng phương pháp sản xuất này Nhược điểm: Đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hội tốt, hoàn hảo, toàn dây chuyền sản xuất phải có một hệ thống nhân viên và kỹ thuật viên có trình độ và kiến thức cao,ý thức kỷ luật lao động cao Đòi hỏi Chính phủ, Nhà nước phải có một hệ thống văn bản pháp luật hỗ trợ sản xuất rành mạch, minh bạch và nghiêm minh, một hệ thống nhân viên chính phủ giữ đúng kỷ cương tôn trọng pháp luật Ví dụ chỉ cần một nhân viên hải quan nhũng nhiểu làm khó dễ trong lúc chuyển vận hàng hoá phụ kiện là sẽ kéo theo việc ngưng hoạt động toàn bộ dây chuyền liên quan đến toàn bộ quy trình hoạt động ngay lúc đó CELLULAR MANUFACTORRING Cellular manufactorring, đôi khi được gọi là tế bào hoặc tế bào sản xuất, sắp xếp lao động nhà máy thành các tế bào bán tự trị và đa kỹ năng nhóm, hoặc làm việc, những người sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh hoặc các thành phần phức tạp Các tế bào được đào tạo và thực hiện đúng cách linh hoạt hơn và đáp ứng hơn so với dòng đại trà sản xuất truyền thống, và có thể quản lý quy trình, khuyết tật, lập kế hoạch, bảo trì thiết bị, và các vấn đề sản xuất khác hiệu quả Trong sản xuất tổ chức kiểu tế bào, nơi sản xuất và thiết bị được sắp xếp theo thứ tự, thứ tự này hỗ trợ việc lưu thông uyển chuyển của nguyên vật liệu và phụ tùng qua dây chuyền sản xuất với thời gian vận chuyển và trì hoãn ít nhất Thực hiện phương pháp gọn gàng này thường thấy trong những ca đầu tiên của hoạt động sản xuất, và nó là yếu tố chính cho phép tăng tốc độ sản xuất và sự linh hoạt, cùng vời cắt giảm vốn đầu tư CELLULAR MANUFACTORRING Các bước thực hiện việc chuyển đổi sang sản xuất tổ chức theo kiểu tế bào: 1 Hiểu điều kiện hiện tại Bước đầu tiên trong chuyển đổi nơi làm việc theo sản xuất tổ chức kiểu tế bào là đánh giá điều kiện tại nơi làm việc hiện tại, bắt đầu với dữ liệu về sản phẩm và quy trình 2 Chuyển sang bố trí theo quy trình Bước tiếp theo liên quan đến chuyển khu vực sản xuất sang bố trí theo kiểu tế bào bằng sắp xếp lại các yếu tố của quy trình để mỗi bước xử lý của các loại khác nhau được thực hiện ngay lập tức liền sát nhau 3 Tiếp tục cải thiện quy trình Bước này liên quan đến sự điều chỉnh tất cả các khía cạnh của vận hành theo tế bào để cải thiện hơn thời gian sản xuất, chất lượng, và chi phí CELLULAR MANUFACTORRING Ưu điểm : Sản xuất bố trí kiểu tế bào giảm lãng phí bằng việc giảm hàng lỗi, sản phẩm lỗi bị tạo ra từ sự chuyển đổi sản phẩm và quy trình Bố trí sản xuất theo tế bào yêu cầu ít không gian cho một mức độ sản xuất thông thường (“đây là nhà máy, không phải kho”) Bố trí sản xuất theo theo tế bào và tự động hóa có thể làm cho công nhân tự do để tập trung nhiều hơn vào duy trì thiết bị và bảo vệ ô nhiễm, giảm tai nạn có thể xảy ra Nhược điểm: Chuyển sang hệ thống sản xuất bố trí dạng tế bào có thể yêu cầu đầu tư đối với thiết bị mới, và tiềm năng, yêu cầu bỏ thiết bị cũ, quy mô lớn dùng cho vận hành theo phương pháp sản xuất theo lô và lưu kho Điều này có thể tạo ra yêu cầu dùng lại và/hoặc lãng phí HIỆU QUẢ TỔNG QUÁT CỦA THIẾT BỊ-OEE Hiệu quả tổng quát của thiết bị (OEE) là một công cụ đánh giá quan trọng trong các ngành công nghiệp dược phẩm, đóng gói và chế biến thực phẩm Thực ra, ở bất cứ một doanh nghiệp đầu tư nhiều thì cải thiện OEE là một phương pháp luận tối quan trọng để thúc đẩy việc cải thiện hiệu quả, gia tăng chất lượng và giảm chi phí Phần trang trắng này dùng để hướng dẫn cho các chuyên gia trong ngành dược phẩm, thực phẩm, hóa chất và các ngành sản xuất khác, những người đang muốn cải thiện và sử dụng các quy trình của mình một cách hữu hiệu hơn Trong hoàn cảnh kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu và sự trì hoãn mua sắm thiết bị mới đang khiến cho các nhà điều hành doanh nghiệp phải cân nhắc tất cả các khía cạnh liên quan đến chi phí vận hành sản xuất Trong điều kiện này, việc xem xét các phương pháp sáng tạo và các phương pháp đã được chứng minh mà các nhà sản xuất có thể sử dụng để đưa sản phẩm của mình ra thị trường với chi phí tối thiểu rất hữu ích “Hiệu quả tổng quát của trang thiết bị” (OEE) là một phương pháp nhằm đáp ứng mục tiêu này HIỆU QUẢ TỔNG QUÁT CỦA THIẾT BỊ-OEE OEE có thể đem lại lợi ích trong bốn yếu tố chính: Giải pháp OEE: Gia tăng tỷ lệ chất lượng và giảm lượng phế phẩm Giảm thời gian ngừng hoạt động cũng như chi phí bảo trì thiết bị,quản lý tốt hơn quá trình hoạt động của thiết bị LỢI ÍCH TỪ OEE Gia tăng sản lượng bằng cách tìm ra những chỗ bế tắc Gia tăng hiệu quả lao động và sản lượng bằng cách cải thiện khả năng quan sát trong các hoạt động và trao quyền hạn cho các nhân viên vận hành HIỆU QUẢ TỔNG QUÁT CỦA THIẾT BỊ-OEE Về cơ bản, OEE là hệ số đo hiệu suất dựa trên các dữ liệu về: •Tính khả dụng của máy móc, •Hiệu quả sản xuất •Tỷ lệ chất lượng được thu thập bằng phương pháp thủ công hoặc tự động Ba đầu mối dữ liệu này được tính toán như sau: OEE = Tính khả dụng x Hiệu suất x Chất lượng Ở cấp độ nhà máy, hệ số OEE có thể liên hệ với các hệ số khác để cung cấp những Chỉ số hiệu suất chính (KPI) Các nhà quản lý công nghệ cấp doanh nghiệp có thể giám sát các hệ số OEE ở cấp nhà máy và đào sâu để tìm ra nguồn gốc của vấn đề, luôn cập nhật từng phút để cải thiện quy trình theo thời gian thực LOGO Thank You! ... Tính đồng quản lý chất lượng 7- Quản lý theo chức hội đồng chức QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ-TQM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ-TQM Các bước thực quản lý chất lượng đồng bộ: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ KANBAN... gọi Just-in-Time (JIT), sản xuất Pull chủ trương sản xuất cần vào lúc cần đến Sản xuất diễn tác động công đoạn sau, nên phân xưởng sản xuất theo yêu cầu công đoạn Chất lượng từ gốc – Lean nhắm... báo cho công đoạntrước cần chuyển chi tiết, sản phẩm cho công đoạn sau b) Kanban sản xuất (production kanban): loại dùng để báo cho dây chuyền sản xuất cần sản xuất chi tiết, sản phẩm để bù vào

Ngày đăng: 04/04/2015, 18:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Báo cáo môn học: QUẢN TRỊ SẢN XUẤT và CHẤT LƯỢNG

  • Các thành viên thực hiện:

  • NỘI DUNG

  • LEAN MANUFACTURING

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • JUST IN TIME (JIT)

  • Slide 12

  • Slide 13

  • PHƯƠNG PHÁP 5S

  • Slide 15

  • Slide 16

  • TRIẾT LÝ KAIZEN

  • Slide 18

  • Slide 19

  • QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ-TQM

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan