BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NHỮNG VẤN ĐỀ CHO PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH KIỂM SOÁT VỐN, THỂ CHẾ VÀ NHỮNG MỐI TƯƠNG TÁC

65 882 0
BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NHỮNG VẤN ĐỀ CHO PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH KIỂM SOÁT VỐN, THỂ CHẾ VÀ NHỮNG MỐI TƯƠNG TÁC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC LỚP CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 4 - K22 BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NHỮNG VẤN ĐỀ CHO PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH KIỂM SOÁT VỐN, THỂ CHẾ VÀ NHỮNG MỐI TƯƠNG TÁC GVHD: TS. Đinh Thị Thu Hồng Thực hiện: Nhóm 4 Lớp: CH Ngân Hàng Đêm 4 Khóa: 22 T P . H Ồ C H Í M I N H , T H Á N G 0 7 N Ă M 2 0 1 3 Danh Sách Nhóm 4 STT HỌ VÀ TÊN ĐÓNG GÓP 1 Tôn Nữ Quỳnh Chi 100% 2 Hán Ngọc Bảo Gia 100% 3 Phan Văn Hợp 100% 4 Lê Thị Kim Trâm 100% 5 Nguyễn Thúy Vy 100% MỤC LỤC DẪN NHẬP 1 1.Giới thiệu 2 2.Phân ch độ mở kinh tế, thể chế và phát triển tài chính 6 2.1.Quá trình thực nghiệm 6 2.2. Các dữ liệu 8 2.2.1.Các chỉ số đo lường phát triển tài chính 8 2.2.2.Chỉ số độ mở tài khoản vốn - các chỉ số của Chinn-Ito 10 2.2.3.Đo lường phát triển pháp lý / thể chế 13 2.3. Kết quả thực nghiệm 15 2.4. Kiểm tra chuyên sâu 20 2.5.Mối quan hệ nhân quả ngược ? 22 3. Nghiên cứu trình tự của tự do hóa 23 3.1.Tự do hóa thương mại và tự do hóa tài khoản vốn 23 3.2.Giá trị nội tại và trình tự của tự do hóa 27 4.Sự tương quan giữa ngân hàng và thị trường vốn 28 4.1.Trình tự trong phát triển tài chính 28 4.2.Bổ sung hoặc thay thế? 29 5. Kết luận 30 Bảng 2: Trung bình của KAOPEN, k1, k2 k3 và k4 năm 1970 – 2000 và những thập kỷ sau 41 Bảng 3: Tóm tắt thống kê trên biến Legal1 42 Bảng 4: Tóm tắt thống kê trên biến Legal2 43 Bảng 5-1: Phát triển tài chính, hội nhập tài chính, và phát triển pháp lý/thể chế 43 Bảng 5-2: Phát triển tài chính, hội nhập tài chính, và phát triển pháp lý/thể chế 44 Bảng 5-3: Phát triển tài chính, hội nhập tài chính, và phát triển pháp lý/thể chế 45 Bảng 5-4: Phát triển tài chính, hội nhập tài chính, và phát triển pháp lý/thể chế 46 Bảng 6: Sự khác biệt giữa các LDC và EMG trong điều khoản Tổng tác động của gia tăng một đơn vị trong KAOPEN khi biến phụ thuộc là SMTV 48 Bảng 9: Trình tự của tự do hóa tài chính 50 Bảng 10: Mối quan hệ giữa các dạng khác nhau của phát triển tài chính 51 Hình 1: Tương quan giữa biến đổi trong KAOPEN và sự thay đổi trong SMTV (với độ trễ năm năm) 54 Tài chính quốc tế GVHD: TS. Đinh Thị Thu Hồng NHỮNG VẤN ĐỀ CHO PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH? Kiểm soát vốn, thể chế, và những mối tương tác Menzie D. Chinn and Hiro Ito NBER Working Paper No. 11370 May 2005 JEL No. F36, F43, G28 DẪN NHẬP Chúng tôi đã mở rộng những nghiên cứu trước đó, tập trung vào mối liên hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn, phát triển pháp lý và thể chế, và phát triển tài chính, đặc biệt là trong thị trường vốn. Trong dữ liệu phân tích bảng của 108 quốc gia khác nhau, và trong khoảng hai mươi năm từ năm 1980-2000, chúng tôi khám phá một vài khía cạnh của lĩnh vực tài chính. Đầu tiên, chúng tôi kiểm tra việc hội nhập tài chính có thể dẫn đến phát triển thị trường vốn không khi mà chúng tôi kiểm soát mức độ phát triển của pháp lý và thể chế. Sau đó, chúng tôi xem xét liệu việc mở cửa khu vực hàng hóa có phải là một điều kiện tiên quyết cho việc hội nhập tài chính hay không. Cuối cùng, chúng tôi điều tra rằng liệu một lĩnh vực ngân hàng phát triển tốt sẽ là một điều kiện tiên quyết cho tự do hóa tài chính dẫn đến phát triển thị trường vốn và cũng liệu rằng ngân hàng và phát triển thị trường vốn bổ sung hoặc thay thế cho nhau hay không. Những kết quả thực nghiệm của chúng tôi cho thấy một mức độ cao hơn của việc hội nhập tài chính góp phần vào sự phát triển của thị trường vốn chỉ khi đạt đến một mức ngưỡng của hệ thống pháp lý nói chung và các thể chế, phổ biến ở các nước thị trường mới nổi. Trong số các nước thị trường mới nổi, chất lượng hành chính và luật pháp, an ninh ở một mức độ cao hơn, cũng như tình trạng tham nhũng ở một mức thấp hơn làm tăng ảnh hưởng của việc hội nhập tài chính trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Chúng tôi cũng thấy rằng các biến pháp lý / thể chế liên quan đến tài chính không ảnh hưởng mạnh đến độ mở tài khoản vốn như các biến pháp lý/ thể chế chung. Trong trình tự kiểm tra các vấn đề, chúng tôi thấy rằng tự do hóa trong các giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia được tìm thấy là Nhóm 4 – CH Ngân Hàng Đêm 4 – K22 Trang 1 Tài chính quốc tế GVHD: TS. Đinh Thị Thu Hồng một điều kiện tiên quyết cho tự do hóa tài khoản vốn. Phát hiện của chúng tôi cũng chỉ ra rằng sự phát triển trong lĩnh vực ngân hàng là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thị trường vốn, và những phát triển trong hai loại thị trường tài chính này có tác động lẫn nhau. 1. Giới thiệu Những năm gần đây đã chứng kiến một sự đột biến của lãi suất trong các vấn đề xung quanh toàn cầu hóa, bao gồm toàn cầu hóa tài chính. Một loạt các cuộc khủng hoảng tài chính trong những năm 1990 nhen nhóm các cuộc tranh luận về những tác động của việc loại bỏ kiểm soát vốn, dẫn đến nhiều nhà nghiên cứu xem xét lại sự cân bằng giữa chi phí và lợi ích của tự do hóa tài chính (Kaminsky và Schmukler, 2001a, b, 2002; Schmukler, 2003). 1 Nhiều nhà nghiên cứu đã áp dụng các quan điểm khác nhau rằng tự do hóa tài khoản vốn có thể ảnh hưởng đến phát triển kinh tế thông qua phát triển tài chính, đặc biệt là tự do hóa thị trường tài chính có thể góp phần phát triển thị trường tài chính cung cấp nguồn vốn cho những người vay tiền có thể có những cơ hội đầu tư hiệu quả. 2 Lý thuyết cho thấy rằng tự do hóa tài khoản vốn có thể dẫn để phát triển hệ thống tài chính thông qua một số kênh. 1 Trong nghiên cứu này chúng tôi không thảo luận về những giá trị của kiểm soát vốn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính. Để xem lại, xem Alizenman (2002). Kletzer and Mody (2000) khảo sát các cuộc tranh luận trong bối cảnh của “chính sách tự bảo vệ” đối với thị trường mới nổi. Ito (2004) nghiên cứu mối tương quan giữa tự do hóa tài chính và chất lượng đầu ra của những nền kinh tế khủng hoảng. 2 Xem tài liệu của Leahy và cộng sự (2001) đối với kết quả cụ thể của OECD. Klein and Olivei (2001) nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển và sự vắng mặt của nó đối với các nước kém phát triển. Spiegel (2001) nghiên cứu một mẫu của APEC, trong khi Arteta, Eichengreen and Wyplosz (2001) nghiên cứu độ nhạy cảm về những kết quả của nhiều nhóm cụ thể. IMF (2001, chương 4) khảo sát cả tăng trưởng và tài chính, lẫn tài chính và tự do hóa. Đối với các nghiên cứu gần đây nhất về tài chính và tăng trưởng tham khảo Quinn và cộng sự (2002). Nhóm 4 – CH Ngân Hàng Đêm 4 – K22 Trang 2 Tài chính quốc tế GVHD: TS. Đinh Thị Thu Hồng - Đầu tiên, tự do hóa tài chính có thể giảm thiểu áp chế tài chính trong thị trường tài chính được bảo vệ, cho phép lãi suất thực tăng đến mức lãi suất cân bằng trong thị trường cạnh tranh (McKinnon, 1973; Shaw, 1973). - Thứ hai, loại bỏ kiểm soát vốn cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào đa dạng hóa danh mục đầu tư hơn. Hai điểm này có thể được tóm tắt rằng tự do hóa tài chính có thể làm giảm chi phí và tăng tính sẵn có của vốn cho khách hàng vay. Stulz (1999) cho thấy toàn cầu hóa tài chính làm giảm chi phí vốn cổ phần do việc giảm lợi nhuận kỳ vọng để bù đắp rủi ro cũng như chi phí đại diện (giống như Henry, 2000; Bekaert và cộng sự, 2000, 2001). - Thứ ba, không kém phần quan trọng, quá trình tự do hóa thường làm tăng mức độ hiệu quả của hệ thống tài chính bởi việc loại bỏ những tổ chức tài chính không hiệu quả và tạo ra áp lực lớn hơn cho một cuộc cải cách cơ sở hạ tầng tài chính (Claesens và cộng sự, 2001; Stulz năm 1999; Stiglitz 2000). Cải thiện như vậy trong cơ sở hạ tầng tài chính có thể làm giảm bớt bất đối xứng thông tin, giảm lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức, và nâng cao hơn nữa sự sẵn có của vốn vay. Tuy nhiên, việc liên kết giữa tự do hóa tài chính và phát triển tài chính là không rõ ràng. Người ta thường cho rằng để có lợi ích từ việc mở rộng các giao dịch tài chính giữa các quốc gia, hệ thống tài chính cần phải được trang bị cơ sở hạ tầng pháp lý và thể chế hợp lý. Trong nền kinh tế mà hệ thống pháp luật không quy định rõ quyền sở hữu hoặc bảo đảm tính thực thi các hợp đồng, các ưu đãi cho các hoạt động cho vay có thể bị hạn chế. Bảo vệ pháp lý cho các chủ nợ và mức độ tin cậy và minh bạch của các nguyên tắc kế toán cũng có khả năng ảnh hưởng đến những quyết định tài chính. 3 Các quyết định tài chính của các chuyên gia kinh tế Levine, Loayza, và Beck (2000) đã điều tra rằng liệu mức độ của các yếu tố pháp lý và điều tiết về phát triển tài chính ảnh hưởng đến sự phát triển các 3 Để phân tích về phát triển pháp lý trong phát triển tài chính, xem Beck và Levine (2004), Claessens và cộng sự (2002), Caprio và cộng sự (2003), và Johnson và cộng sự (2002). Thảo luận chung về tầm quan trọng của pháp lý và nền tảng thể chế cho phát triển tài chính, Beim và Calomiris (2001) và Stultz (1999). Nhóm 4 – CH Ngân Hàng Đêm 4 – K22 Trang 3 Tài chính quốc tế GVHD: TS. Đinh Thị Thu Hồng khu vực trung gian tài chính . La Porta, Lopez-de-Silanes, Shleifer và Vishny (LLSV, 1997, 1998) lập luận rằng nguồn gốc pháp lý quốc gia (cho dù là Anh, Pháp, Đức, Scandinavia) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường pháp lý trong các giao dịch tài chính và giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia trong phát triển tài chính. LLSV (1997, 1998) và Levine (1998, 2003) cho thấy quyền của cổ đông ở mức độ thấp bị ảnh hưởng bởi thị trường vốn kém phát triển (đặc biệt là luật dân sự Pháp). Ngược lại, các nước có luật chung quyền của cổ đông ở mức độ cao hơn tương ứng mức độ cao hơn với sự phát triển thị trường vốn (Claessens, và cộng sự, 2002 và Caprio, và cộng sự, 2003), và quyền chủ nợ lớn có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các trung gian tài chính. 4 Rõ ràng, mối liên hệ giữa tự do hóa tài chính và phát triển tài chính có tầm quan trọng rất lớn đến hoạch định chính sách của thị trường mới nổi, và tất nhiên, cần xem xét tác động của giao dịch tự do tài chính giữa các quốc gia trong trường hợp xây dựng thể chế. Tuy nhiên, rất ít điều tra đã được thực hiện để làm sáng tỏ mối liên kết trong một bối cảnh như vậy. Đây là chủ đề nghiên cứu của chúng tôi. Trong bài viết này, chúng tôi mở rộng những nghiên cứu trước của chúng tôi (Chinn và Ito, 2002) tập trung vào mối liên hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn, sự phát triển pháp luật và thể chế, và phát triển tài chính. Từ nghiên cứu của chúng tôi được thúc đẩy bởi sự phát triển của thị trường vốn thông qua tự do hóa tài chính và đóng góp vào sự phát triển kinh tế giữa các nước thị trường mới nổi trong những năm 1990, chúng tôi tập trung vào tác động của tự do hóa tài khoản vốn về sự phát triển của thị trường vốn giữa các nước chậm phát triển và các nước thị trường mới nổi. Chúng tôi tiến hành phân tích bảng dữ liệu bao gồm 108 quốc gia (trong đó có 21 nước công nghiệp và 31 quốc gia thị trường mới nổi) và hai mươi năm, 1980-2000. Bên cạnh đó việc tìm kiếm những tác động của mỗi nhóm yếu tố, để chúng ta xem xét vấn đề thường được thảo luận của trình tự tự do hóa. Lập luận rằng các nước cần phải tự do hóa thị trường hàng hóa của mình trước khi tự do hóa 4 Rajan và Zingales (2003), mặt khác, đặt vấn đề liên kết giữa nguồn gốc pháp lý và sự khác biệt giữa các nước trong phát triển tài chính, thay cho nhấn mạnh vai trò quan trọng của ảnh hưởng chính trị trong những chính sách cụ thể về thị trường tài chính và sự phát triển của nó. Nhóm 4 – CH Ngân Hàng Đêm 4 – K22 Trang 4 Tài chính quốc tế GVHD: TS. Đinh Thị Thu Hồng lĩnh vực tài chính (McKinnon, 1991). Ngoài ra, để cho các hệ thống tài chính để đạt được những lợi ích của tự do hóa tài chính, bản thân hệ thống đó cần phải được phát triển đến một mức độ nhất định, cho thấy tầm quan trọng của một trình tự tự do hóa trong lĩnh vực tài chính (Martell và Stulz, 2003). Để kiểm tra những khiếu nại, chúng tôi kiểm tra xem việc mở ngành hàng là một điều kiện tiên quyết cho việc hội nhập tài chính, và xa hơn nữa, điều tra xem liệu một lĩnh vực ngân hàng phát triển tốt là một điều kiện tiên quyết cho tự do hóa tài chính dẫn đến phát triển thị trường vốn. Thêm vào đó, chúng tôi tìm hiểu xem liệu rằng ngân hàng và phát triển thị trường vốn có bổ sung hoặc thay thế cho nhau. Kết quả thực nghiệm của chúng tôi cho thấy sự phát triển pháp lý và thể chế ở một mức độ cao góp phần trực tiếp và gián tiếp vào sự hội nhập tài chính về sự phát triển của thị trường vốn, nhưng chỉ khi một quốc gia được trang bị với một mức độ hợp lý về phát triển pháp lý và thể chế, phổ biến ở các nước thị trường mới nổi hơn là các nước đang phát triển. Chất lượng hành chính và luật pháp, an ninh ở một mức độ cao hơn, cũng như tình trạng tham nhũng ở một mức thấp hơn làm tăng ảnh hưởng của việc hội nhập tài chính trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn. Chúng tôi cũng thấy rằng, trong số các nước thị trường mới nổi, mức độ tổng thể của phát triển pháp lý / thể chế tài chính liên quan đến tài chính sẽ làm gia tăng khối lượng giao dịch thị trường chứng khoán và nâng cao hiệu quả của hội nhập tài chính. Tuy nhiên, các biến pháp lý / thể chế liên quan đến tài chính không tác động mạnh như các biến pháp lý / thể chế chung. Trong kiểm tra vấn đề về trình tự, chúng ta thấy rằng tự do hóa trong các giao dịch hàng hóa giữa các quốc gia được tìm thấy là một điều kiện tiên quyết cho tự do hóa tài khoản vốn, cũng có một kết quả tương tự như thu được bởi Aizenman và Noy (2004). Phát hiện của chúng tôi cũng chỉ ra rằng sự phát triển trong lĩnh vực ngân hàng là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thị trường vốn, và những phát triển trong hai loại thị trường tài chính này có tác động tương hỗ. Nhóm 4 – CH Ngân Hàng Đêm 4 – K22 Trang 5 Tài chính quốc tế GVHD: TS. Đinh Thị Thu Hồng 2. Phân tích độ mở kinh tế, thể chế và phát triển tài chính Mối liên hệ giữa độ mở tài khoản vốn, phát triển tài chính và môi trường pháp lý / thể chế được công bố bởi Chinn và Ito (2002). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chứng minh rằng hệ thống tài chính với một mức độ phát triển cao hơn của pháp lý / thể chế có lợi ích trung bình cao hơn từ tự do hóa tài chính hơn so với những mức thấp hơn. Hơn nữa, tác động tích cực của sự phát triển pháp lý / thể chế dường như chủ yếu từ các mức độ bảo vệ cổ đông và chuẩn mực kế toán. Trong phần tiếp theo, chúng tôi mở rộng nghiên cứu trước đây của chúng tôi bằng cách sử dụng các dữ liệu được cập nhật và cũng có thể mở rộng ra nhiều câu hỏi liên quan đến mối liên hệ giữa sự độ mở tài khoản vốn và phát triển tài chính. Cụ thể hơn, chúng tôi sẽ điều tra các vấn đề liên quan đến trình tự của tự do hóa giữa các dòng lưu chuyển tài chính và hàng hóa giữa các nước và trình tự phát triển trong ngân hàng và thị trường vốn. 2.1. Quá trình thực nghiệm Đầu tiên, chúng tôi xem xét lại các ảnh hưởng lâu dài của độ mở tài khoản vốn đến phát triển tài chính trong một mô hình mà việc kiểm soát mức độ phát triển của pháp lý và thể chế. Mô hình cụ thể là: Trong đó: FD là một thước đo của sự phát triển tài chính; KAOPEN là một công cụ đo lường hội nhập tài chính; X là một vector của các biến kiểm soát kinh tế, và L i đề cập đến sự đo lường của sự phát triển pháp lý và thể chế. Đối với biến số độ mở tài khoản vốn, chúng tôi sử dụng chỉ số của Chinn và Ito được mô tả chi tiết hơn trong phần sau và các phụ lục dữ liệu. Vector X có chứa các biến kiểm soát kinh tế vĩ mô bao gồm log của thu nhập bình quân đầu người trong điều kiện PPP (ngang giá sức mua), tỷ lệ lạm phát, và hội nhập thương mại, được đo lường bằng tỷ lệ của tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP. Trong phân tích này, các nhóm được giữ 1 khoảng cách khá nhỏ để giữ lại một số giải thích về các mối tương quan. Log của thu Nhóm 4 – CH Ngân Hàng Đêm 4 – K22 Trang 6 [...]... hội nhập tài chính đóng góp vào doanh thu thị trường chứng khoán Các mô hình sử dụng chuẩn mực kế toán như các thước đo pháp lý / thể chế không chỉ ra bất kỳ ảnh hưởng của hội nhập tài chính đến phát triển tài chính Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng hội nhập tài chính giúp phát triển thị trường vốn, mức độ phát triển pháp lý và thể chế là nhân tố quyết định Nếu một quốc gia cố gắng phát triển thị... (SMKC) và tổng giá trị thị trường chứng khoán ( SMTV) gia tăng Đối với SMKC, mức độ của cả phát triển pháp lý và hội nhập tài chính dường như có đóng góp đáng kể cho sự phát triển thị trường vốn Khi phát triển tài chính được đo lường bởi tổng giá trị thị trường chứng khoán, thêm vào đó là mức độ ảnh hưởng của cả hội nhập tài chính và phát triển pháp lý, có hiệu ứng tương tác giữa hội nhập tài chính và phát. .. bằng cách kiểm tra mối quan hệ giữa tài khoản vốn và sự phát triển tài chính Kết quả thực nghiệm chính cho thấy rằng hội nhập tài chính (tự do hóa tài chính) sẽ góp phần phát triển thị trường vốn, nhưng chỉ khi nào các tổ chức đạt đến một ngưỡng phát triển chung của hệ thống pháp lý Phát triển tài chính – được đo lường như một hoạt động của thị trường chứng khoán – xuất hiện phụ thuộc vào độ mở tài khoản... vốn là bổ sung cho nhau Với các kết quả trong các phần trước, trong khi các nước phát triển cũng có thể phát triển tốt thị trường tài chính của mình bằng cách mở tài khoản vốn nếu nó được trang bị với một mức độ phát triển pháp lý / thể chế hợp lý, phát triển ngân hàng và phát triển thị trường vốn dường như có tác động tương hỗ Nhóm 4 – CH Ngân Hàng Đêm 4 – K22 Trang 29 Tài chính quốc tế GVHD: TS Đinh... quyết cho việc hội nhập tài chính Khi biến hội nhập tài chính được thay thế bằng tự do thương mại, sự đóng góp của mức độ phát triển chung của pháp lý vẫn còn đáng kể Phát hiện này được giải thích như bằng chứng cho thấy sự gia tăng hội nhập thương mại mở đầu cho việc hội nhập tài chính và từ đó phát triển tài chính Thứ hai, sử dụng một kỹ thuật để kiểm soát mức độ phát triển pháp lý và thể chế, chúng... biến đo lường phát triển tài chính (PCGDP, SMKC, SMTV, và SMTO); biến phía bên trái hiện là tăng trưởng bình quân 5 năm của KAOPEN trong khi biến độc lập trong mục tiêu hiện tại của chúng tôi trở thành biến phát triển tài chính và điều kiện tương tác giữa các biến pháp Nhóm 4 – CH Ngân Hàng Đêm 4 – K22 Trang 22 Tài chính quốc tế GVHD: TS Đinh Thị Thu Hồng lý / thể chế và biến phát triển tài chính Chúng... hồi quy cho các mô hình với LEGAL1 Chúng ta có thể thấy rằng khi các hồi quy được kiểm soát cho sự phát triển chung của hệ thống pháp lý và thể chế (LEGAL1), hội nhập tài chính (KAOPEN t-5) góp phần phát triển tài chính trong thị trường vốn, được đo bằng tổng giá trị thị trường chứng khoán, trong cả mẫu con của nước kém phát triển và nước thị trường mới nổi Trong các mô hình, các hiệu ứng tương tác giữa... mại dẫn đến sự phát triển tài chính trong một mô hình mà mức độ phát triển pháp lý / thể chế được kiểm soát Kết quả của việc áp dụng 2SLS đối với mô hình là kiểm soát mức độ phát triển chung của hệ thống pháp lý và thể chế (LEGAL1) được báo cáo trong bảng 8 Đối với nhóm các nước kém phát triển, chúng ta có thể nhìn thấy rằng cả hai tầm quan trọng và ý nghĩa thống kê của các hệ số ước tính cho mô hình... đổi và hạn chế giao dịch (AREAER).12 Thứ hai, các biến IMF dựa trên quá trình tổng hợp để mô tả sự phức tạp của việc kiểm soát vốn thực tế Kiểm soát vốn có thể khác nhau tùy thuộc vào hướng của các dòng vốn (ví dụ, dòng vốn vào hoặc ra) cũng như các loại mục tiêu giao dịch tài chính đã đặt ra 13 Thứ ba, nó gần như không thể phân biệt giữa kiểm soát theo luật và kiểm soát thực tế các giao dịch vốn Chính. .. hệ thống pháp lý và thể chế hoàn chỉnh , thì việc mở nhiều tài khoản vốn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thị trường vốn Ngoài ra, chúng tôi tìm thấy rằng sự phát triển của hệ thống pháp lý và thể chế chung, không chỉ mang tính cụ thể cho những giao dịch tài chính, mà đó là nhân tố quyết định để một quốc gia được hưởng lợi từ việc mở cửa thị trường tài chính 2.4 Kiểm tra chuyên sâu . KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC LỚP CAO HỌC NGÂN HÀNG ĐÊM 4 - K22 BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NHỮNG VẤN ĐỀ CHO PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH KIỂM SOÁT VỐN, THỂ CHẾ VÀ NHỮNG MỐI. phát triển pháp lý /thể chế 43 Bảng 5-2: Phát triển tài chính, hội nhập tài chính, và phát triển pháp lý /thể chế 44 Bảng 5-3: Phát triển tài chính, hội nhập tài chính, và phát triển pháp lý /thể. trong SMTV (với độ trễ năm năm) 54 Tài chính quốc tế GVHD: TS. Đinh Thị Thu Hồng NHỮNG VẤN ĐỀ CHO PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH? Kiểm soát vốn, thể chế, và những mối tương tác Menzie D. Chinn and Hiro Ito NBER

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DẪN NHẬP

  • 1. Giới thiệu

  • 2. Phân tích độ mở kinh tế, thể chế và phát triển tài chính

    • 2.1. Quá trình thực nghiệm

    • 2.2. Các dữ liệu

      • 2.2.1. Các chỉ số đo lường phát triển tài chính

      • 2.2.2. Chỉ số độ mở tài khoản vốn - các chỉ số của Chinn-Ito

      • 2.2.3. Đo lường phát triển pháp lý / thể chế

      • 2.3. Kết quả thực nghiệm

      • 2.4. Kiểm tra chuyên sâu

      • 2.5. Mối quan hệ nhân quả ngược ?

      • 3.  Nghiên cứu trình tự của tự do hóa

        • 3.1. Tự do hóa thương mại và tự do hóa tài khoản vốn

        • 3.2. Giá trị nội tại và trình tự của tự do hóa

        • 4. Sự tương quan giữa ngân hàng và thị trường vốn

          • 4.1. Trình tự trong phát triển tài chính

          • 4.2. Bổ sung hoặc thay thế?

          • 5. Kết luận

          • Bảng 2: Trung bình của KAOPEN, k1, k2 k3 và k4 năm 1970 – 2000 và những thập kỷ sau.

          • Bảng 3: Tóm tắt thống kê trên biến Legal1

          • Bảng 4: Tóm tắt thống kê trên biến Legal2

          • Bảng 5-1: Phát triển tài chính, hội nhập tài chính, và phát triển pháp lý/thể chế

          • Bảng 5-2: Phát triển tài chính, hội nhập tài chính, và phát triển pháp lý/thể chế

          • Bảng 5-3: Phát triển tài chính, hội nhập tài chính, và phát triển pháp lý/thể chế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan