MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN QUA HỌC PHẦN “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẦM NON”

6 1.5K 12
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN QUA HỌC PHẦN “TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI CHO TRẺ MẦM NON”

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

  !" #$%$&' $( )*+, Giảng viên khoa SP Tiểu học - Mầm non Trường Đại học Quảng Bình /01234.56 Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con người. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm lý xã hội, tâm vận động đã khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Đến nay có hơn 160 nước và các tổ chức quốc tế đã cam kết coi giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “Thời kỳ vàng của cuộc đời”. Luật hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận giáo dục mầm non là giai đoạn đặt tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Luật giáo dục của Thái Lan nhấn mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với giáo dục mầm non nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng giáo dục mầm non xác định nhiệm vụ giáo dục mầm non là thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Như chúng ta đã biết, đặc điểm học của trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học”, chơi là cuộc sống của trẻ, tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ em lứa tuổi mầm non, chơi trở thành hoạt động chủ đạo, ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển mọi mặt trong đời sống tâm lý nhân cách của trẻ. Chính vì lẽ đó các nhà giáo dục sử dụng trò chơi như là phương tiện để giáo dục toàn diện cho trẻ em. Thực hiện xu hướng đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên mầm non hệ Cao đẳng và Đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tổ chức hoạt động vui chơi ở trường mầm non trở thành một học phần cơ bản góp phần hình thành kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên. Xác định tầm quan trọng của học phần đối với sinh viên ngành giáo dục mầm non, giảng viên giảng 1 dạy cần quan tâm đến phương pháp tổ chức việc giảng dạy và học tập cho sinh viên để đáp ứng được các mục tiêu của học phần. Đổi mới phương pháp dạy học không đòi hỏi chúng ta phải tìm ra một phương pháp nào hoàn toàn mới mẻ, đặc thù mà chính là việc chúng ta nghiên cứu các phương pháp sẵn có trên nền tảng phương châm giáo dục lấy người học làm trung tâm để lựa chọn cách thức giảng dạy phù hợp nhất nhằm phát huy tính tích cực chủ động học tập của sinh viên. 2. Một số biện pháp giảng dạy giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm 70/0+829:.;9<.=>?@.A+BC.;A+DA2E+:F Ngay từ đầu môn học, giảng viên giới thiệu tài liệu học tập đã chọn lọc theo từng vấn đề trong nội dung giảng dạy. Trên cơ sở đó, giảng viên phải nêu vấn đề, gợi mở các vấn đề để sinh viên tự nghiên cứu tài liệu tham khảo từ đó giúp sinh viên tiếp nhận kiến thức trong sự so sánh đối chiếu, tạo thuận lợi cho sinh viên tích lũy được vốn kiến thức đa dạng, khám phá ra những ý tưởng mới, góp phần rèn luyện khả năng xử lý, tiếp nhận tri thức và phát huy tư duy sáng tạo. Tăng cường giảng dạy theo những tình huống có vấn đề, buộc sinh viên phải động não tìm ra phương án để giải quyết các tình huống đó. Quan tâm hướng dẫn sinh viên nghiên cứu tự học và chú ý kiểm tra sự chuẩn bị của sinh viên. Giảng viên thực sự chỉ là người hướng dẫn để sinh viên tư duy học tập. Vai trò của người thầy không còn là “người truyền đạt thông tin” nữa mà phải quan tâm dạy cho sinh viên phương pháp tự học. Nói như vậy không có nghĩa vai trò của người Thầy không còn quan trọng mà giờ đây người Thầy sẽ là người hướng dẫn cho người học đi tìm tri thức. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho sinh viên lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Phải làm sao để kích thích tính tự giác của sinh viên trong quá trình học tập; làm sao việc được nghe giảng trên lớp phải thực sự trở thành nhu cầu bức thiết của sinh viên chứ không phải vì sợ điểm danh hay sợ không đủ điều kiện dự thi mới có mặt trên lớp. Muốn làm được như vậy trước hết nội dung giảng dạy phải phù hợp với tính đặc thù của đối tượng giảng dạy, phù hợp với mục tiêu môn học. Giảng viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, vừa sâu, vừa 2 rộng về lĩnh vực đó, có phương pháp giảng dạy tốt và nhất thiết phải am hiểu sâu sắc thực tiễn thì mới có thể gắn lý thuyết với thực tiễn, như vậy bài giảng mới thuyết phục được người học, gây niềm say mê hứng thú cho người học. 7070+GH+IA;HJK+:F2LAFD.+ 3MH+:F2LA+IA2DF Trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giữa giáo viên – sinh viên, sinh viên – sinh viên, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong giảng dạy, giảng viên cần tăng cường hoạt động đối thoại, hỏi đáp giữa giảng viên và sinh viên nhằm khơi dậy tư duy nghiên cứu, tìm tòi và khả năng tích cực chủ động của sinh viên. * Biện pháp Suy nghĩ – Từng cặp – Chia sẻ Biện pháp này được thực hiện bằng cách cho các sinh viên cùng đọc tài liệu hoặc suy nghĩ về một chủ đề, sau đó các sinh viên ngồi cạnh nhau có thể trao đổi với nhau về ý kiến và kinh nghiệm của mỗi người trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng vài phút), sau đó chia sẻ với cả lớp. Biện pháp này có ưu điểm là rất dễ dàng thực hiện, ai cũng có thể tham gia được vào việc chia sẻ ý kiến của mình, tạo được sự tự tin cho người học dám nói ra những suy nghĩ của mình, giúp sinh viên tập trung vào chủ đề đang học, biết mình đang học gì và hiểu vấn đề đến đâu. * Biện pháp hoạt động nhóm Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 5 đến 7 người, tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của môn học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Khi làm việc nhóm, các thành viên phải làm việc theo quy định do giảng viên đặt ra. Các thành viên đều phải làm việc chủ động, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Khi có một nhóm nào lên thuyết trình, các nhóm còn lại phải đặt ra câu hỏi phản biện hoặc câu hỏi đề nghị làm sáng tỏ vấn đề. Biện pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn 3 khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giảng viên. 70N0KH29OFPK;HQ.;3H*.R.;BSH+BM.;TU.V2WF+XF+YZ25[.; Giảng viên không còn đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà còn đóng vai trò thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để sinh viên tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng thái độ, theo yêu cầu của chương trình. Người thầy trong giảng dạy cần phải đầu tư công sức và thời gian rất nhiều để thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của sinh viên. Muốn vậy, giảng viên phải chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng nội dung thảo luận và tăng cường các hình thức trao đổi thảo luận cả về lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thảo luận, giảng viên không làm thay, chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho sinh viên, giúp cho sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức, tự bồi dưỡng niềm tin khoa học, từ đó giúp sinh viên nắm bắt nội dung học tập nghiên cứu một cách sâu sắc và đầy đủ. 70\0H@.A+DA5].;3KH29Y.;+:F2LA Đóng vai là tổ chức cho sinh viên thực hành một số cách ứng xử trong một tình huống giả định. Đóng vai, sinh viên được rèn luyện thực hành những kỹ năng thao tác tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ trước khi thực hành trong thực tiễn; gây hứng thú và chú ý cho sinh viên; tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của sinh viên, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của sinh viên theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị - xã hội. 70^0H@.A+DA;HQ.;TZ?;H8A_H.+3H*.+:F2LA`>K29QH.;+H@a Là quá trình học của sinh viên được trải qua những việc làm mô phỏng thực tế, có tính thực hành và vận dụng cao như vận dụng những lý luận vào thực tiễn để xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, từ đó sinh viên đúc kết thành những kinh nghiệm cho bản thân, làm sáng tỏ hơn các lý thuyết đã học. Khi sinh viên được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo 4 cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm bắt kiến thức mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kỹ năng đó không rập khuôn theo khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Đây là học phần mang tính nghiệp vụ sư phạm do vậy, để hình thành kỹ năng nghiệp vụ cho người học, cần dành thời gian thỏa đáng cho việc thực hành, thực tập. Trước khi thực hành, thực tập trên trẻ tại các trường mầm non, người học cần được thực hành với nhau tại trường sư phạm để có kỹ năng ban đầu về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ em. Học tập hiệu quả chỉ xảy ra khi các hoạt động giảng dạy mang đến những cơ hội cụ thể cho sinh viên thực hành, phản ánh những trải nghiệm của họ và họ được ứng dụng khái niệm lý thuyết. 2.6. Một môn học có thể áp dụng linh hoạt và đa dạng các hình thức học tập Mỗi phương pháp giảng dạy đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của quá trình học tập, cho dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết. Chính vì thế mà không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng, là ưu việt nhất. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy cần nghiên cứu kỹ đối tượng người học, mục tiêu của học phần để xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với đối tượng người học, ngành học, công cụ dạy – học sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình. N0bc2=>L. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, chúng ta cần quan tâm đến nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau trong quá trình giảng dạy để đạt được các mục tiêu của môn học và chương trình đào tạo giáo viên mầm non cũng như đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Những năm gần đây cho ta thấy khả năng tiếp thu và vận dụng bài học của sinh viên tăng lên. Người học – đối tượng của hoạt động dạy học đồng thời là chủ thể của hoạt động học tập được cuốn hút vào các hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực do giảng viên tổ chức và hướng dẫn, thông qua đó người học tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giảng viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học được trải nghiệm, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thử nghiệm, đóng vai, thực hành, giải quyết vấn đề đặt ra theo 5 cách suy nghĩ của mình, vừa thông qua làm việc cá nhân, vừa phải làm việc theo nhóm, từ đó đạt được kiến thức mới, kỹ năng mới, phát huy tiềm năng sáng tạo. Tùy vào mục tiêu của môn học cụ thể, cần đạt được mức độ về kiến thức và kỹ năng để giảng viên tổ chức các hoạt động phù hợp giúp sinh viên học tập chủ động nắm được lý luận và kỹ năng thực hành về phương pháp tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. Trên đây chỉ là một số ý kiến và cách nhìn nhận về đổi mới phương pháp giảng dạy của bản thân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên qua học phần “Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non” nhằm góp phần nhỏ vào chiến lược đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non của Nhà trường, rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của đồng nghiệp. 6 . bài học của sinh viên tăng lên. Người học – đối tượng của hoạt động dạy học đồng thời là chủ thể của hoạt động học tập được cuốn hút vào các hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực do giảng. chọn cách thức giảng dạy phù hợp nhất nhằm phát huy tính tích cực chủ động học tập của sinh viên. 2. Một số biện pháp giảng dạy giúp sinh viên học tập chủ động và trải nghiệm 70/0+829:.;9<.=>?@.A+BC.;A+DA2E+:F Ngay. phương pháp tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non. Trên đây chỉ là một số ý kiến và cách nhìn nhận về đổi mới phương pháp giảng dạy của bản thân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động học tập

Ngày đăng: 04/04/2015, 15:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan