Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huyện Phú Tân

17 484 0
Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huyện Phú Tân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: “Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huyện Phú Tân”. Tên người thực hiện: Huỳnh Hùng Cường Thời gian triển khai thực hiện: Từ ngày 01/09/2009 đến ngày 10/12/2012. I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: Sự nghiệp giáo dục không chỉ có Đảng, nhà Nước chăm lo mà là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của xã hội. Xã hội hoá giáo dục (XHHGD) chính là: “chuẩn bị những viên gạch hiện tại để tạo ra ngôi nhà trong tương lai”. Như vậy, công tác XHHGD là hết sức quan trọng để thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở đó đạt tới chất lượng và hiệu quả Giáo dục ở trình độ cao. XHHGD đòi hỏi phải làm cho nhân dân hiểu sự nghiệp giáo dục không phải là của riêng nhà nước, mà là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của nhân dân. Mọi người đều có nhiệm vụ chăm lo phát triển giáo dục về mọi mặt, tạo điều kiện và cơ hội để mọi người đều có thể được học tập, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình, học tập suốt đời. Việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao, theo hướng dẫn của ngành là hết sức quan trọng. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục cả nước nói chung, huyện Phú Tân nói riêng đầu tư từ Chương trình kiên cố hoá trường lớp, nhà công vụ giáo viên ở 2 giai đoạn 410 phòng, Dự án trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đầu tư xây dựng 112 phòng. Do nguồn kinh địa phương có giới hạn không đảm bảo cho san lấp mặt bằng xây dựng. Từ đó Phòng GD&ĐT kết hợp với địa phương hết sức nổ lực chỉ đạo huy động san lấp mặt bằng để đầu tư xây dựng phòng học. Nhìn chung, cơ sở vật chất phòng học đến thời điểm này được đầu tư rất khang trang đủ phòng học và trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong công tác dạy học. Tuy nhiên, trong thời gian qua đầu tư xây dựng phòng học khang trang, nhưng hiện nay đối với ngành còn gặp không ít khó khăn như: nhiều trường do mặt bằng khuôn viên trường thấp hoặc trước trường còn nhiều ao rộng, sâu, từ đó không có sân để hoạt động vui chơi của nhà trường và tiến tới xây dựng đạt chuẩn quốc gia, trong khí đó ngân sách nhà nước còn khó khăn chỉ đầu tư xây dựng công trình mới, không có nguồn kinh phí san lấp mặt bằng. Trước muôn vàn khó khăn và thử thách để làm sao cho các trường san lấp mặt bằng sân trường để để làm sân chơi cho các trường hoạt động dạy học. Với cương vị Phó trưởng phòng GD&ĐT làm tham mưu cho UBND huyện về công tác quản lí giáo dục, một trọng trách rất lớn không chỉ quản lí chuyên môn chuyên ngành mà còn phải biết tham mưu đắc lực cho UBND huyện, kết hợp với cấp uỷ và chính quyền để xây dựng và không ngừng phát triển giáo dục ở địa phương. Đặc biệt về công tác xã hội hoá giáo dục (XHHGD). Với những ấp ủ và trăn trở đó 1 nhiều năm qua, tôi cũng đã tham mưu đắc lực với UBND huyện, phối hợp với UBND các xã, thị trấn Trưởng phòng chỉ đạo các trường trên địa bàn thực hiện khá thành công về công tác này. Đặc biệt trong việc huy động nguồn vốn để san lấp mặt bằng sân trường chống ngập, chống úng tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và được tập thể và nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huyện Phú Tân” nhằm giải quyết tốt nhất “bài toán” huy động vốn san lấp mặt bằng nêu trên, mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp giáo dục nói chung và sự phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Phú Tân nói riêng. II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: Đề tài đã được áp dụng tại các trường mẫu giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau; trong thời gian từ ngày 01/9/2009 đến ngày 10/12/2012. III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 1. Thực trạng: Huyện Phú Tân có 44.595 ha diện tích tự nhiên và 109.642 nhân khẩu; có 09 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 08 xã và thị trấn Cái Đôi Vàm. Tính đến tháng 12/ 2012, toàn huyện có 10 trường Mầm non, 25 trường tiểu học, 13 trường THCS trực thuộc. Thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008- 2012, huyện đã đầu tư gần 50 tỷ đồng xây dựng thêm các phòng học cho học sinh; nguồn kinh phí của địa phương đầu tư hơn 20 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất cho 48 đơn vị trường học, tăng 2,5 lần so với năm học 2008- 2009. Nhờ sự chăm lo, quan tâm, lãnh chỉ đạo của huyện uỷ, UBND huyện và sự nổ lực của toàn ngành Giáo dục, mà trong đó là sự chỉ đạo quyết liệt của Phòng Giáo dục & Đào tọa đối với các đơn vị trường học trên địa bàn huyện nên trong những năm gần đây sự nghiệp Giáo dục huyện Phú Tân đã có những đổi mới căn bản, phát triển đột phá cả về quy mô, số lượng và chất lượng giáo dục toàn diện. Thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết XI của Đảng, Nghị quyết lần thứ XII Đảng bộ huyện Phú Tân, nhiệm kì 2010-2015, phấn đấu có 70 % trường học trên địa bàn đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế toàn huyện mới chỉ có 12 trường đạt chuẩn, trong đó có 06 trường Tiểu học, 04 trường THCS và 02 trường Mẫu giáo đạt tỉ lệ 25% đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia. Như vậy, từ nay đến năm 2015 phải phấn đấu thêm 22 trường học đạt chuẩn Quốc gia. Sau đây là bảng thống kê về thực trạng khuôn viên một số trường học (Điểm chính), năm học 2009 - 2010 trên địa bàn huyện Phú Tân, Cà Mau: TÊN TRƯỜNG TS Phòng đã xây dựng Tổng số HS/Lớp Tổng diện tích khuôn viên (m2) Diện tích đã xây dựng (m2) Diện tích đất đã sử dụng được (m2) Diện tích đất còn thấp trũng (m2) Diện tích còn ao nước sâu (m2) MG Cái Đôi Vàm 12 275/12 3. 291 1.250 1.409 632 0 MG Phú Tân 14 2905/11 2.404 850 1.554 0 0 2 TH Việt Khái 3 10 310/10 1.566 560 640 366 0 THCS Việt Khái 16 350/8 4.756 880 1.956 400 1.520 THCS Gò Công 10 250/08 3.186 500 1.186 1500 0 THCS Võ Thị Sáu 13 198/05 2.486 650 576 440 820 THCS Lê Hồng Phong 28 850/18 14.143 1.200 9.953 2.990 0 TH Phú Hiệp 15 458/13 6.325 700 3.225 2.200 200 TH Cái Đôi Vàm 2 21 550/15 6.776 1.150 1.756 2.650 1.220 TH Cái Đôi Vàm 3 10 210/08 4.800 450 2.366 1.269 745 THCS Việt Thắng 19 358/08 3.200 850 1.720 630 0 TH Việt Thắng 1 18 456/15 4.656 900 2.096 350 1.310 TH Phú Mỹ 2 16 552/16 6.098 800 3.412 1.886 0 THCS Phú Tân 26 1258/32 6.960 1.400 4.848 720 0 THCS Tân Hưng Tây 27 990/22 5.902 1.350 3.232 1.320 0 TH Tân Hưng Tây A 16 758/21 4.955 1.050 1.097 2.022 786 TH Tân Hưng Tây B 21 452/16 2.922 856 466 799 834 TH Phú Mỹ 3 15 378/13 2.898 750 1.748 400 0 TH Quảng Phú 8 358/12 5.386 520 2.030 1.258 250 TH Việt Khái 1 14 420/16 10.000 1.150 3.450 2.000 3.450 TH Việt Khái 2 12 520/20 4.768 572 388 1.086 2.722 TH Tân Nghiệp A 11 955/27 2.500 600 1.514 386 0 THCS Tân Hải 10 352/9 6.400 420 4.552 1.428 0 THCS Rạch Chèo 14 358/10 3.152 850 1.302 1.000 0 THCS Nguyễn V. Nghiệp 15 258/8 3.588 752 2.622 214 0 2. Giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục: - Đảng và nhà nước đã có chủ trương về XHHGD đúng, hợp lòng dân, đúng thời điểm hoàn cảnh lịch sử cụ thể theo xu thế phát triển chung của xã hội và của thời đại. - Ngành giáo dục, chính quyền địa phương đã có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt biết phối hợp tốt trong lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị trường học, các cấp, các ngành, để mọi người, mọi nhà và toàn xã hội đồng thuận cùng tham gia góp sức cho phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. - Sự cố gắng, nổ lực của các nhà trường để vượt qua mọi khó khăn và đã có những hành động việc làm thiết thực tạo được niềm tin và dư luận tốt trong nhân dân. - Tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” - XHHGD đã tuân thủ đúng pháp luật Nhà nước, dựa trên cơ sở pháp lý. - Cán bộ quản lý giáo dục biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương XHHGD. - Sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn của mỗi gia tộc, dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. - Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương và ngành giáo dục, “nhà trường gắn liền với xã hội”. - Kế hoạch hóa mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng, có chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể. 3 3. Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huyện Phú Tân. 3.1. Làm tốt công tác tuyên truyền. - Mục đích của tuyên truyền là làm cho dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra. Nội dung tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục; làm cho nhân dân hiểu sự nghiệp giáo dục không phải là của riêng nhà nước, mà là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của toàn xã hội. Giáo dục là quốc sách hàng đầu, mọi người đều có nhiệm vụ chăm lo phát triển giáo dục về mọi mặt. Tuyên truyền cho nhân dân biết kế hoạch chiến lược về phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương, về đề án và kế hoạch phát triển của nhà trường theo từng giai đoạn; những vấn đề ưu tiên, điều kiện cần thiết cho sự phát triển của nhà trường về hiện tại và cả trong tương lai. Làm tốt công tác công khai: công khai về kế hoạch, công khai về các nguồn lực huy động từ công tác XHHGD, công khai về chất lượng giáo dục… Hình thức tuyên truyền: thông qua các cuộc họp Cha mẹ học sinh, lồng ghép qua các đợt sinh hoạt văn hoá khóm, ấp, sinh hoạt đoàn TN, cuộc họp Ban chấp hành xã uỷ mở rộng; tờ rơi, thông báo gửi CMHS, đài truyền thanh… 3.2. Xây dựng kế hoạch chiến lược (kế hoạch dài hạn). Lập kế hoạch chiến lược là khâu rất quan trọng. Quy trình lập kế hoạch chiến lược tốt có thể giúp nhà trường: làm rõ định hướng tương lai; đề ra các ưu tiên; xây dựng và thực hiện điều chỉnh chiến lược có hiệu quả; nâng cao chất lượng quản lí nội bộ; xây dựng và nâng cao tinh thần hợp tác với cha mẹ học sinh, cộng đồng, các tổ chức bên ngoài. Một bản kế hoạch được tóm tắt 05 phần chính như sau: Phần 1: Phân tích tình hình. Phần 2: Các mục tiêu và chỉ tiêu trung hạn. Phần 3: Các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hoạt động trong năm học tới. Phần 4: Thông tin tài chính. Phần 5. Giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch Việc theo dõi việc thực hiện kế hoạch chỉ ra liệu các hoạt động có được thực hiện không, chúng có được thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất có thể hay không, và chúng có hướng tới kết quả mong đợi không. Cần xây dựng một tập hợp các câu hỏi và một tập hợp các chỉ số thành công để đảm bảo kế hoạch hoạt động được thực hiện với tiêu chuẩn cao nhất và đạt được kết quả mong đợi. 3.3. Xây dựng đề án theo lĩnh vực.(đề án san lấp mặt bằng) Đề án được tóm tắt 05 phần chính như sau: Phần 1: Những căn cứ để xây dựng đề án (căn cứ nghị quyết của Đảng, Quyết định, thông tư, văn bản hướng dẫn, theo tình hình thực tế địa phương và của nhà trường…). Phần 2: Sự cần thiết và yêu cầu cần xây dựng đề án. 1. Khái quát tình hình chung của nhà trường và địa phương. 4 2. Về địa lí: 3. Thực trạng nhà trường. a. Về CB-GV? b. Về học sinh? c. Hiện trạng cơ sở vật chất của trường? d. Tổng diện tích khuôn viên trường? Trong đó: - Diện tích đã xây dựng? - Diện tích sân sử dụng được? - Diện tích sân trũng thấp cần san lấp? e. Tổng quan nhà trường: (Chú ý nêu những vấn đề bức xúc, nhiệm vụ cấp thiết của đề án) Phần 3: Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ cần thiết để xây dựng đề án. 1. Mục đích, yêu cầu. 2. Nhiệm vụ cần thiết. Phần 4: Một số quy định về huy động vốn phân chia theo từng lĩnh vực, quy mô và thời gian. 1. Giải pháp huy động và phân chia nguồn vốn 2. Quy mô đầu tư dự án. 3. Nguồn vốn huy động phân chia theo thời gian. Ví dụ như sau: a. Nhu cầu vốn năm 2011 ? b. Phương án huy động vốn năm 2011? c. Nhu cầu vốn năm 2012 ? d. Phương án huy động vốn năm 2012 ? e. Nhu cầu vốn năm 2013 ? g. Phương án huy động vốn năm 2013 ? 4. Hợp đồng san lấp và phương thức thanh toán. a. Hợp đồng san lấp. b. Phương thức thanh toán. 5. Giải pháp huy động vốn (được đề cập ở phần sau). 6. Quản lý, quyết toán - Lưu ý: Nguồn vốn vận động phải quyết toán theo từng đợt, theo từng năm, phải được công khai trước cha mẹ học sinh, trước nhân dân và sử dụng đúng mục đích yêu cầu của đề án. Phần 5: Kết luận (Nêu được những vấn đề đã làm, sẽ làm trong thời gian tới, kết quả mong muốn, bài học kinh nghiệm). 3.4. Các bước huy động vốn (tổ chức thực hiện). Bước 1: Họp Hội đồng trường xây dựng kế hoạch, đề án. Bước 2: Họp Ban Đại diện CMHS và toàn thể CMHS thông qua đề án và kế hoạch phát triển của nhà trường (nói rõ mục tiêu, yêu cầu, chỉ tiêu và biện pháp tổ chức thực hiện). Thông qua cuộc họp BCH mở rộng, họp HĐND xã để thông qua đề án và kế hoạch phát triển nhà trường. 5 Bước 3: Tham mưu với UBND xã thành lập ban vận động bao gồm các thành phần sau: - Phó Chủ tịch UBND xã - làm trưởng ban - Hiệu trưởng nhà trường - làm phó ban - Trưởng ấp và các ban ngành xã (Phụ nữ, Đoàn TN, …) làm thành viên - Trưởng ban đại diện CMHS - làm thư kí - Đại diện các Hộ gia đình, doanh nghiệp tiêu biểu - thành viên. Bước 4: Triệu tập cuộc họp công bố Quyết định, quán triệt mục đích, nội dung, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban vân động (chia theo khu vực các ấp). Bước 5: Phát thư ngỏ đến tận hộ dân, tổ chức, cơ quan dự kiến đến vận động. Khai thác từng địa bàn, thăm dò thông tin, tổng hợp báo cáo và phân tích tình hình (nhận định thuận lợi, khó khăn gì ? khả thi hay không ?…). Bước 6: Tiến hành vận động theo địa chỉ. Bước 7: Tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm đợt vân động: - Tổng hợp số tiền vận động được, lập sổ sách, lên kế hoạch chi. - Đánh giá thuận lợi khó khăn, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. - Đề xuất khen thưởng, lập danh sách bảng vàng niêm yết tại nhà trường và trụ sở UBND xã. Lưu ý: Vận động đúng đối tượng, đúng thời điểm, có thời gian; việc đóng góp phải mang tính tự giác, tự nguyện, tránh lạm dụng, tránh áp đặt…Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, công khai minh bạch. * Với những việc làm trên đồng thời bản thân nhận thức rõ quan điểm và trách nhiệm về phát triển sự nghiệp Giáo dục, trong thời gian qua ở địa phương huyện Phú Tân nhìn chung các bậc cha mẹ học sinh đã rất quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Nhiều gia đình dẫu nghèo vẫn chắt chiu, dành dụm để đầu tư cho con học tập, ý thức trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân được nâng cao. Bên cạnh việc tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền vận động học sinh ra lớp thì các tổ chức, cá nhân hảo tâm còn tích cực đóng góp tiền bạc, hiện vật, ngày công cho giáo dục ngày càng nhiều. Đặc biệt có nhiều hộ dân đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng trường học. IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI: 1. Kết quả: Với những biện pháp được đề cập như trên, tôi đã thực hiện khá thành công về công tác chỉ đạo các trường làm công tác XHHGD trong các năm qua. Cụ thể trong 03 năm chỉ đạo (từ năm 2010 đến nay) các đơn vị trường học trên địa bàn quản lí đã huy động được khá nhiều nguồn lực cho phát triển các nhà trường: vận động nhân dân hiến đất xây dựng trường 3.000 m 2 đất, huy động kinh phí XHHGD đầu tư san lấp mặt bằng sân trường 12.085 m 3 đất trị giá 629 triệu đồng.Tiêu biểu nhất là trường TH Việt Thắng 1 vận động san lấp ao sân trường 1.698m 3 đất trị giá hơn 85 triệu đồng; trường Trường TH Việt Khái 2 chỉ trong 02 năm đã vận động được hơn 159 triệu đồng để đầu tư san lấp hơn 3.000 m 3 đất làm sân trường; trường TH Việt Khái1 trong năm 2012-2013 cũng vận động san lấp 3.384m 3 đất giá trị gần 6 200 triệu đồng để tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, trường THCS Việt Khái vận động san lấp ao sân trường 2.650m 3 đất trị giá hơn 135 triệu đồng, trường TH Cái Đôi Vàm 3 vận động san lấp mặt bằng sân trường 1.250 m 3 đất trị giá 50 triệu đồng… Từ những trường vật chất tạm bợ, không có đường đi, không có sân chơi, không có một bóng cây xanh, thiếu quỹ đất để xây dựng thêm phòng học, khó khăn trăm bề. Nhưng chỉ trong vòng 03 năm, phấn đấu xây dựng và phát triển, đến nay các trường đã hết sức khang trang, thân thiện, có cây xanh, hoa kiểng bao phủ khuôn viên trường để hướng tới đạt chuẩn Quốc gia. Phải nói rằng, đây là một sự nổ lực, quyết tâm rất lớn của Ngành giáo dục huyện Phú Tân và các đơn vị trường học. Hiện tôi cũng đang tiếp tục chỉ đạo áp dụng các biện pháp về công tác XHHGD nêu trên đối với các nhà trường trên địa bàn huyện Phụ Tân, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả san lấp hết mặt bằng các điểm trường học để đảm bảo cho các trường diều có sân chơi, bãi tập và đẩy nhanh tiến độ kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010-2015 và tiếp theo sau. Tiếp tục duy trì chỉ đạo tốt công tác XHHGD, huy động vốn hàng năm đạt theo đề án đề ra thì đến năm 2015 huyện Phú Tân sẽ có 70% trường đạt chuẩn Quốc gia theo Nghị quyết XII Đảng bộ huyện đề ra và tất cả các điểm trường trong huyện san lắp được mặt bằng sân trường lát gạch sân trường cho học sinh vui chơi học tập. Chất lượng Giáo dục được nâng lên và có sức lan toả rộng lớn hơn. Mà hưởng thụ về giáo dục trước tiên là con em nhân dân địa phương. BẢNG THỐNG KÊ MỘT SỐ TRƯỜNG (Điểm chính) ĐÃ SAN LẮP MẶT BẰNG SÂN TRƯỜNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TÊN TRƯỜNG TS Phòng đã xây dựng Tổng số HS/Lớp Tổng diện tích khuôn viên (m2) Diện tích đã xây dựng (m2) Diện tích đất đã sử dụng được (m2) Diện tích đất còn thấp trũng (m2) Diện tích còn ao nước sâu (m2) MG Cái Đôi Vàm 16 285/10 3.291 Đạt chuẩn quốc gia MG Phú Tân 14 235/10 2.404 Đạt chuẩn quốc gia TH Việt Khái 3 10 315/10 1.566 566 1.000 0 0 THCS Việt Khái 16 256/07 4.756 880 2.756 1.150 0 THCS Gò Công 10 196/06 3.186 500 2.686 0 0 THCS Võ Thị Sáu 13 231/08 2.486 650 1.836 0 0 THCS Lê Hồng Phong 28 892/19 14.143 Đạt chuẩn quốc gia TH Phú Hiệp 15 420/14 6.325 700 5.652 0 0 TH Cái Đôi Vàm 2 21 438/14 6.776 1.150 3.276 2.350 0 TH Cái Đôi Vàm 3 10 225/08 4.800 500 3.169 1.269 0 TH Tân Hưng Tây A 16 740/20 4.955 1.050 3.905 0 THCS Việt Thắng 17 292/08 3.200 KH đạt chuẩn quốc gia trong năm 2012 TH Việt Thắng 1 22 450/15 4.656 Đạt chuẩn quốc gia TH Phú Mỹ 2 16 557/16 6.098 Đạt chuẩn quốc gia THCS Phú Tân 30 1.089/28 6.960 Đạt chuẩn quốc gia THCS Tân Hưng Tây 32 655/16 5.902 Đạt chuẩn quốc gia TH Tân Hưng Tây B 21 355/12 2.922 Đạt chuẩn quốc gia 7 TH Phú Mỹ 3 15 365/10 2.898 Đạt chuẩn quốc gia TH Quảng Phú 16 348/12 5.386 KH đạt chuẩn quốc gia trong năm 2013 TH Việt Khái 1 23 430/16 10.000 KH đạt chuẩn quốc gia trong năm 2013 TH Việt Khái 2 14 426/15 4.768 KH đạt chuẩn quốc gia trong năm 2013 TH Tân Nghiệp A 28 940/27 2.500 KH đạt chuẩn quốc gia trong năm 2013 THCS Tân Hải 10 234/7 6.400 KH đạt chuẩn quốc gia trong năm 2013 THCS Rạch Chèo 12 339/8 3.152 KH đạt chuẩn quốc gia trong năm 2013 THCS Nguyễn V. Nghiệp 21 268/7 3.588 KH đạt chuẩn quốc gia trong năm 2013 Qua bảng khảo sát số liệu trên cho thấy nơi nào có xây dựng kế hoạch cụ thể, có sự quan tâm phối hợp chỉ đạo sát sao, có sự đầu tư, có biện pháp thực hiện tốt và có bước đi thích hợp thì nơi đó đem lại kết quả cao. 2. Hiệu quả mang lại: Từ năm 2010 cho đến nay các đơn vị trường học trong huyện áp dụng các giải pháp huy động từ nguồn kinh phí xã hội hoá để san lấp mặt bằng trường bằng đất đen hơn 12.085 m 3 đất trị giá 629 triệu đồng, hiện nay các điểm trường chính điều có sân chơi, bãi tập cho học sinh, tạo được cảnh quan sân trường xanh, sạch, đẹp và an toàn, thân thiện. Cách làm này giảm chi phí rất lớn cho ngân sách nhà nước, thực hiện có kế hoạch lộ trình cụ thể như: hàng năm huy động san lấp bằng đất đen mỗi năm một ít trong 2 đến 3 năm là san lấp hoàn thành đất ổn định giữ được độ dẻ, cứng, nguồn kinh phí mỗi năm huy động một ít dễ huy động hơn, san lấp bằng đất đen chi phí rẻ hơn gấp 3 lần so với san lấp bằng cát. Qua thực hiện các giải pháp này tạo nên sự nhận thức đúng đắn hơn về công tác xã hội hoá giáo dục, từ đố có nhiều phong trào hiến đất xây dựng trường học, san lấp mặt bằng trường học, đóng góp sửa chữa trường lớp tăng cường thêm cơ sở vật chất cho trường Đạt chuẩn quốc gia, cây kiểng, ghế đá góp phần rất lớn cho sự nghiệp giáo dục cho huyện nhà. Từ đó, tạo nên phong trào xã hội học tập, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành. Từ năm 2007 đến năm 2009 toàn huyện chỉ có 04 trường đạt chuẩn Quốc gia. Nhưng chỉ mới 03 năm, từ áp dụng các giải pháp huy động nguồn XHH năm 2010 đến nay góp phần không nhỏ trong việc san lấp mặt bằng trường tiến tới xây dựng thêm 8 trường đạt chuẩn Quốc gia. Trong những năm tháng này xuất hiện rất nhiều hộ dân có những nghĩa cử hết sức cao đẹp đã hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng trường học, đóng góp tiền, vật chất để góp phần đầu tư cho sự nghiệp giáo dục. Có thể nói đây là thời điểm mà toàn xã hội tập trung đầu tư các nguồn lực nhiều nhất cho sự nghiệp Giáo dục trong lịch sử từ trước đến nay. Đặc biệt là từ sau khi Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao ra đời thì công tác XHHGD được đặt vào một vị trí, một nhiệm vụ hết sức quan trọng và trên thực tế đã đem lại hiệu quả hết sức to lớn, làm chuyển biến mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục địa phương. V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN: 8 Thực hiện tốt sáng kiến này sẽ đem đến hiệu quả cao đối với công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; vì vấn đề san lấp mặt bằng, hiến đất xây trường, trồng cây kiểng, mua sắm cơ sở vật chất, trang bị là điều kiện thiết yếu đến gần với chuẩn Quốc gia. Sáng kiến này dễ áp dụng đối với tất cả các trường trong huyện nói riêng, nói chung áp dụng tất cả các trường trong tỉnh Cà Mau. Trong năm 2010 đến nay đã áp dụng sáng kiến này chỉ đạo các đơn vị trường học trong huyện điều đạt hiệu quả cao, sau khi thực hiện giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục san lắp được mặt bằng sân chơi, không còn tình trạng mưa xuống, nước dâng cao sân trường lầy lội, không còn ao sâu mất an toàn cho học sinh. Cách làm này là tạo ra phong trào tuyên truyền trong nhân dân ngày càng rộng lớn đối với việc quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà nói chung và các trường trên huyện Phú Tân. Thực hiện tốt phong trào xã hội hoá sẽ tạo được niềm tin của cha mẹ học sinh đối với các nhà trường trong việc huy động nguồn lực san lấp mặt bằng sân chơi tạo cảnh quan khuôn viên trường xanh, sạch, đẹp và tạo môi trường an toàn, thân thiện, từ đó tạo được niềm tin trong nhân dân. Đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người làm công tác quản lý và chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền giáo dục. VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: - Chính quyền địa phương cần có sự kết hợp với PGD&ĐT chỉ đạo quyết liệt hơn nữa đối với các nhà trường trên địa bàn, cần xây dựng lộ trình, bước đi phù hợp theo tình hình địa phương và khai thác có hiệu quả hơn về các nguồn lực, tiềm năng thế mạnh ở địa phương nhất là công tác XHHGD. Các đơn vị trường học cần bám sát kế hoạch chỉ đạo của PGD&ĐT về công tác XHHGD, tham mưu với chính quyền địa phương để tạo sức lan toả và sự đồng thuận của xã hội cùng chung tay, góp sức vào phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương. - Hội đồng khoa học tỉnh và HĐKH ngành GD-ĐT thẩm định và xem xét để phổ biến áp dụng rộng rãi SKKN này và nhân rộng trên toàn địa bàn tỉnh Cà Mau. Trên đây là SKKN của bản thân tôi trong nhiều năm kinh nghiệm, đúc rút và tích luỹ được. Kính trình Hội đồng khoa học cơ sở và HĐKH các cấp thẩm định và xem xét. Phú Tân, ngày 10 tháng 12 năm 2012 Ý kiến xác nhận Người viết báo cáo của Thủ trưởng đơn vị Huỳnh Hùng Cường 9 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: “Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huyện Phú Tân”. Tên người thực hiện: Huỳnh Hùng Cường Thời gian triển khai thực hiện: Từ ngày 01/09/2009 đến ngày 10/12/2012. I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN: Sự nghiệp giáo dục không chỉ có Đảng, nhà Nước chăm lo mà là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của xã hội. Xã hội hoá giáo dục (XHHGD) chính là: “chuẩn bị những viên gạch hiện tại để tạo ra ngôi nhà trong tương lai”. Như vậy, công tác XHHGD là hết sức quan trọng để thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở đó đạt tới chất lượng và hiệu quả Giáo dục ở trình độ cao. XHHGD đòi hỏi phải làm cho nhân dân hiểu sự nghiệp giáo dục không phải là của riêng nhà nước, mà là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của nhân dân. Mọi người đều có nhiệm vụ chăm lo phát triển giáo dục về mọi mặt, tạo điều kiện và cơ hội để mọi người đều có thể được học tập, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình, học tập suốt đời. Trước muôn vàn khó khăn và thử thách để làm sao cho các trường san lấp mặt bằng sân trường để để làm sân chơi cho các trường hoạt động dạy học. Với cương vị Phó trưởng phòng GD&ĐT làm tham mưu cho UBND huyện về công tác quản lí giáo dục, một trọng trách rất lớn không chỉ quản lí chuyên môn chuyên ngành mà còn phải biết tham mưu đắc lực cho UBND huyện, kết hợp với cấp uỷ và chính quyền để xây dựng và không ngừng phát triển giáo dục ở địa phương. Đặc biệt về công tác xã hội hoá giáo dục (XHHGD). Với những ấp ủ và trăn trở đó nhiều năm qua, tôi cũng đã tham mưu đắc lực với UBND huyện, phối hợp với UBND các xã, thị trấn Trưởng phòng chỉ đạo các trường trên địa bàn thực hiện khá thành công về công tác này. Đặc biệt trong việc huy động nguồn vốn để san lấp mặt bằng sân trường chống ngập, chống úng tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và được tập thể và nhân dân đồng tình ủng hộ cao. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huyện Phú Tân” nhằm giải quyết tốt nhất “bài toán” huy động vốn san lấp mặt bằng nêu trên, mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp giáo dục nói chung và sự phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Phú Tân nói riêng. II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: 10 [...]... phúc ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp tỉnh Họ và Tên: Huỳnh Hùng Cường Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục và Đào tạo huy n Phú Tân Đề nghị Hội đồng sáng kiến công nhận sáng kiến năm học 2012-2013 I Tên sáng kiến: Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huy n Phú Tân II Sự... giải pháp cụ thể 3 Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huy n Phú Tân 3.1 Làm tốt công tác tuyên truyền 3.2 Xây dựng kế hoạch chiến lược (kế hoạch dài hạn) Một bản kế hoạch được tóm tắt 05 phần chính như sau: Phần 1: Phân tích tình hình Phần 2: Các mục tiêu và chỉ tiêu trung hạn Phần 3: Các mục tiêu, chỉ tiêu... trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huy n Phú Tân nhằm giải quyết tốt nhất “bài toán” huy động vốn san lấp mặt bằng nêu trên, mong muốn sẽ đóng góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp giáo dục nói chung và sự phát triển sự nghiệp giáo dục huy n Phú Tân nói riêng III Nội dung cơ bản của sáng kiến: 1 Thực trạng: Huy n Phú Tân có 44.595 ha... tra” - Kế hoạch hóa mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng, có chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể 3 Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huy n Phú Tân 3.1 Làm tốt công tác tuyên truyền 3.2 Xây dựng kế hoạch chiến lược (kế hoạch dài hạn) Một bản kế hoạch được tóm tắt 05... UBND huy n, phối hợp với UBND các xã, thị trấn Trưởng phòng chỉ đạo các trường trên địa bàn thực hiện khá thành công về công tác này Đặc biệt trong việc huy động nguồn vốn để san lấp mặt bằng sân trường chống ngập, chống úng tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và được tập thể và nhân dân đồng tình ủng hộ cao Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công. .. giáo, Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn huy n Phú Tân, tỉnh Cà Mau; trong thời gian từ ngày 01/9/2009 đến ngày 10/12/2012 V Hiệu quả đạt được: Với những biện pháp được đề cập như trên, tôi đã thực hiện khá thành công về công tác chỉ đạo các trường làm công tác XHHGD trong các năm qua 16 Từ năm 2010 cho đến nay các đơn vị trường học trong huy n áp dụng các giải pháp huy động từ nguồn kinh phí xã. .. đến 3 năm là san lấp hoàn thành đất ổn định giữ được độ dẻ, cứng, nguồn kinh phí mỗi năm huy động một ít dễ huy động hơn, san lấp bằng đất đen chi phí rẻ hơn gấp 3 lần so với san lấp bằng cát Qua thực hiện các giải pháp này tạo nên sự nhận thức đúng đắn hơn về công tác xã hội hoá giáo dục, từ đó có nhiều phong trào hiến đất xây dựng trường học, san lấp mặt bằng trường học, đóng góp sửa chữa trường lớp... nói rằng, đây là một sự nổ lực, quyết tâm rất lớn của Ngành giáo dục huy n Phú Tân và các đơn vị trường học 2 Hiệu quả mang lại: Từ năm 2010 cho đến nay các đơn vị trường học trong huy n áp dụng các giải pháp huy động từ nguồn kinh phí xã hội hoá để san lấp mặt bằng trường bằng đất đen hơn 12.085 m3 đất trị giá 629 triệu đồng, hiện nay các điểm trường chính điều có sân chơi, bãi tập cho học sinh, tạo... để làm sân chơi cho các trường hoạt động dạy học Với cương vị Phó trưởng phòng GD&ĐT làm tham mưu cho UBND huy n về công tác quản lí giáo dục, một trọng trách rất lớn không chỉ quản lí chuyên môn chuyên ngành mà còn phải biết tham mưu đắc lực cho UBND huy n, kết hợp với cấp uỷ và chính quyền để xây dựng và không ngừng phát triển giáo dục ở địa phương Đặc biệt về công tác xã hội hoá giáo dục (XHHGD) Với... Cụ thể trong 03 năm chỉ đạo (từ năm 2010 đến nay) các đơn vị trường học trên địa bàn quản lí đã huy động được khá nhiều nguồn lực cho phát triển các nhà trường: vận động nhân dân hiến đất xây dựng trường 3.000 m 2 đất, huy động kinh phí XHHGD đầu tư san lấp mặt bằng sân trường 12.085 m 3 đất trị giá 629 triệu đồng.Tiêu biểu nhất là trường TH Việt Thắng 1 vận động san lấp ao sân trường 1.698m 3 đất . giải pháp cụ thể. 3 3. Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huy n Phú Tân. 3.1. Làm tốt công tác. Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huy n Phú Tân nhằm giải quyết tốt nhất “bài toán” huy động. Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo các trường về công tác xã hội hoá giáo dục, huy động vốn san lấp mặt bằng trường học trên địa bàn huy n Phú Tân nhằm giải quyết tốt nhất “bài toán” huy động

Ngày đăng: 04/04/2015, 09:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan