Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình vào thị trường Nhật Bản

43 467 1
Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình vào thị trường Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, cô giáo hướng dẫn, lãnh đạo và nhân viên Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình. Trước tiên em xin cảm ơn tới cô giáo ThS. Đặng Diệu thúy đã tận tình hướn dẫn, chỉ bảo em để em có thể thực hiện khóa luận một cách tốt nhất. Em xin cảm ơn sự quan tâm của nhà trường, văn phòng khoa Thương Mại Quốc Tế và thầy cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành bài khóa luận. Trong thời gian thực tập và nghiên cứu, tìm hiểu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình, em đã học hỏi và thu nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích. Nhờ đó em đã trang bị cho mình những kinh nghiệm thực tế về hoạt động thươn mại quốc tế nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu chè nói riêng. Em xin trân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và điều tra số liệu để hoàn thành khóa luận. Với đề tài này, hy vọng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của công ty.Mặc dù đã có cố gắng, song do năng lực và thời gian có hạn chế nên bài khóa luận của em không tránh khỏi nhữn sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2014 Sinh viên thực tập Nguyễn Ngọc Giang MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình 1 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình (2010- 2013) Bảng 3.2: Tỷ trọng kim ngạch thị trường xuất khẩu giai đoạn 2010 – 2013 Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu chè của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình vào Nhật Bản năm 2010 – 1013 Bảng 3.4: Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu vào Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình Bảng 3.5 Lượng hàng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình giai đoạn 2010-2013 DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT TIẾNG VIỆT STT Từ viết tắt tiếng Việt Nghĩa tiếng Việt 1 HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật 2 AJCEP Hiệp hội Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản 3 VJEPA Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 4 Luật VSTP Luật Vệ sinh thực phẩm 5 XNK Xuất nhập khẩu 6 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT TIẾNG ANH STT Từ viết tắt tiếng Anh Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 1 WTO World Trade Orgazination Tổ chức thương mại thế giới 2 TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại 2 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy 3 SPS Saniatary and Phytosanitary Standards Tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật 4 HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn 5 JAS Japan Agricultural Standards Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản 6 ISO 9000 International Organization for Standardization 9000 Quy định vè tiêu chuẩn chất lượng 7 ISO 14000 International Organization for Standardization 14000 Quy định về bảo vệ môi trường 8 USD United States Dollars Đồng Đô la Mỹ 9 SA 8000 Social Accountability 8000 Quy đinh về trách nhiệm xã hội 10 EU European Union Liên minh châu Âu 11 ILO International Labour Organization Tổ chức lao đông quốc tế 12 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á 13 APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 14 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 15 REACH Registration – Evaluation- Authorization- Restriction - Chemical Đăng ký – Đánh giá- Cấp phép- Hạn chế cho hóa chất 16 GMP Good manufacturing practices Hệ thống thực hành sản xuất tốt 3 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Ngày nay cùng với sự đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới như gia nhập ASEAN (1995), gia nhập APEC (1998), gia nhập AFTA (2003), đặc biệt gia nhập tổ chức thương mại quốc tế thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau trong điều kiện các rào cản thương mại được giảm bớt một cách tối đa, trong đó mặt hàng chè xuất khẩu cũng không ngừng thâm nhập vào các thị trường to lớn trên thế giới ngay cả những thị trường khó tính nhất, ngày càng góp phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước Tuy Việt Nam đã từng bước đáp ứng được yêu cầu từ phía thị trường nhập khẩu, song chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng các lô hàng bị trả lại do khổng thể đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan kiểm dịch các nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với thị trường Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng cho mặt hàng chè xuất khẩu của các công ty khác nhau trên thế giới cũng như Công ty Cổ phần XNK (xuất nhập khẩu) Quảng Bình. Với mức thu nhập cao, chi tiêu bình dân không nhỏ, nhu cầu sử dụng chè cao, do phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng đã mở ra triển vọng cho ngành chè Việt Nam thâm nhập khẳng định mình trong thị trường này. Tuy nhiên Nhật Bản được đánh giá là thị trường vô cùng khó tính, các cơ quan chính phủ, Hải quan Nhật Bản đặt ra rất nhiều rào cản kỹ thuật đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu…Các quy định kỹ thuật về sản phẩm, chất lượng hàng hóa, bao gói, về an toàn, sức khỏe, các vấn đề môi trường và xã hội. … Trước đây, các hàng rào thuế quan nhìn chung nhằm bảo về các nhà sản xuất, nhưng ngày nay, việc bảo vệ môi trường và bảo vệ cho người tiêu dùng đang dần thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất và người lao động. Vì vậy thâm nhập vào thị trường Nhật Bản vừa là một cơ hội to lớn nhưng Công ty cũng gặp không ít thách thức đang tồn tại trên thị trường này Chè là một trong những hàng nông sản có tiềm năng xuất khẩu lớn, đồng thời cũng là mặt hàng được ưa thích và có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa sang thị trường Nhật Bản. Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè. Sản phẩm chè của Việt Nam 4 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “ Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực như Mỹ ,EU, Nga , Trung Đông và Nhật Bản. Trong tình hình kinh tế khó khăn, ngành chè vẫn có cơ hội phát triển hơn trong thời gian sắp tới là do xu hướng của người tiêu dùng ngày càng ưu thích dùng trà hơn các loại đồ uống có ga, rượi, bia…. Hoạt động xuất khẩu chè vào thị trường Nhật Bản đã có những bước đi tích cực, “chè Việt” được người tiêu dùng Nhật Bản biết đến nhiều hơn, gia tăng đa dạng các loại chè khác nhau…Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều loại chè bị từ chối do không đáp ứng được các quy định kỹ thuật đối với mặt hàng chè vào Nhật Bản. Đây là kết quả của sự thiếu hiểu biết và cách tiếp cận của Công ty đối với các quy định kỹ thuật của Nhật Bản còn nhiều hạn chế. Để giúp công ty xác định rõ các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, tôi chọn đề tài “ Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình “ làm đề tài cho luận văn của mình 1.2 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu Có rất nhiều công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề vượt rào cản kỹ thuật mặt hàng chè nhưng lại ở những thị trường khác nhau. Cụ thể có một số công trình nghiên cứu tương tự với đề tài của tôi: Đề tài : “ Vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản để đấy mạnh xuất khẩu hàng nông sản” của Nguyễn Khánh Hà- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Đề tài : “ Chính sách bảo hộ chè của EU- khả năng xâm nhập của Việt Nam” của Trịnh Thị Quyên – Đại Học Ngoại Thương Đề tài : “ Vượt rào cản kỹ thuật vào EU để đẩy mạnh xuất khẩu chè của công ty TNHH Hiệp Thành “ của Nguyễn Trịnh Điền – Đại học Quốc Gia Đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng chè vào thị trường Châu Âu” của Lê Tuyết Hoa – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Những đề tài khóa luận trên đều hướng đến một đối tượng sản phẩm, thị trường nhất định nhưng lại ở các doanh nghiệp khác nhau, mà mỗi doanh nghiệp lại có những đặc thù sản xuất, kinh doanh sản xuất khác nhau nên sẽ có những phương hướng, cách thức giải quyết khác nhau. Nôi dung của những luận văn trước đều đưa 5 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy ra được những khái niệm, lý thuyết cơ bản và những giải pháp thiết thực nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu chè, nông sản vào thị trường cụ thể. Với đề tài này “ Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình vào thị trường Nhật Bản” tôi sẽ đi nghiên cứu cụ thể về mặt hàng chè, đi sâu phân tích hoạt động vượt rào cản kỹ thuật chè vào thị trường Nhật Bản, chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân và đưa ra giải pháp. Đề tài tôi đã chọn không trùng với đề tài nào của các năm trước về thời gian nghiên cứu ( 2010-2013) và về không gian ngiên cứu tại Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình. 1.3 Mục đích nghiên cứu Bằng việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu được từ nhiều nguồn khác nhau,dựa trên khả năng, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên mục tiêu nghiên cứu đề tài như sau: Hệ thống hóa lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản áp dụng đối với mặt hàng chè của Việt Nam Phân tích thực tiễn áp dụng những rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè của Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình Đề xuất một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng chè tại Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình nhằm thúc đẩy xuất khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.4 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tình hình áp dụng rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng chè Nghiên cứu thực trạng đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình đối với hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản 1.5 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về mặt thời gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu dựa trên số liệu kinh doanh trong 4 năm gần đây từ 2010 – 2013. Phạm vi về mặt không gian : bài khóa luận nghiên cứu trong phạm vi xuất khẩu mặt hàng chè của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình vào thị trường Nhật Bản 6 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy Phạm vi về mặt nội dung: Phân tích các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật mà Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình phải đạt được nhằm xuất khẩu mặt hàng chè sang thị trường Nhật Bản và công tác đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đó tại Công ty. 1.6 Phương pháp ngiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như: - Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê - Phương pháp tổng hợp - Phương pháp so sánh Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế, xuất phát từ thực tiễn để phân tích tình hình vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng chè Quảng Bình JSC qua các năm gần đây 1.7 Kết cấu của khóa luận Khóa luận được chia làm 4 nội dung lớn: Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu Chương 2:Cơ sở lý luận của vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản Chương 3: Phân tích thực trạng vượt rào cản kỹ thuật vào thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng chè của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 2.1. Khái quát chung về các rào cản kỹ thuật 2.1.1 Khái niệm và mục đích của rào cản kỹ thuật Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), ra đời trên cơ sở Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới, do các nước thành viên của GATT ký ngày 14/4/1994 tại Ma-rốc, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995 với trụ sở chính đặt tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ. Mục tiêu hoạt động của WTO là nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên 7 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế, khuyến khích các nước hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, đồng thời nâng cao sức sống, tạo thu nhập, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm quyền và tiêu chuẩn lao động xã hội tối thiểu được tôn trọng. Các hàng rào kỹ thuật đề cập tới các tiêu chuẩn của hàng hóa mà mỗi quốc gia quy định một cách khác nhau. Để điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật của hàng hóa trong thương mại giữa các nước thành viên, WTO đã đưa ra Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, thường được gọi là Hiệp định TBT và Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ, thường được gọi là Hiệp định SPS. Trong đó Hiệp định TBT điều chỉnh các loại hàng rào kỹ thuật chung đối với thương mại, còn Hiệp định SPS điều chỉnh các hàng rào kỹ thuật đặc biệt đối với thương mại, cụ thể là các biện pháp vệ sinh dịch tễ. Hiện nay khái niệm về rào cản kỹ thuật còn có nhiều sự nhận thức khác nhau. Thực tế rào cản kỹ thuật là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều vấn đề kinh tế - xã hội trong kinh doanh và thương mại quốc tế. Rào cản kỹ thuật trong thương mại là những quy định ngoài thuế quan , hay một chính sách phân biệt nào đó mà một nước hay một vùng lãnh thổ áp dụng, với mục đích hạn chế hoặc ngăn cản thương mại quốc tế. Nó bao gồm tất cả các biện pháp được thực hiện ở biên giới, nhằm hạn chế việc hàng hóa nước khác thâm nhập vào thị trường và các thủ tục này tạo thuận lợi cho hàng hóa trong nước như một hình thức bảo hộ. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO không đưa ra khái niệm về rào cản kỹ thuật, nhưng rào cản kỹ thuật được hiểu là: các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe của con người, động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hành động gian lận ở mức độ phù hợp. Mục đích của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại ( Hiệp định TBT ) Hiệp định TBT ra đời với mục đích nhằm xác định quyền của mỗi nước được áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và đời sống cộng đồng, bảo vệ môi trường sống, đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời đưa ra các quy định có tính nguyên tắc đối với các văn bản pháp quy và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm mục đích 8 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy tránh các biện pháp được sử dụng như các rào cản thương mại. Mục đích của những biện pháp kỹ thuật về bản chất là tốt tuy nhiên nó lại bị lạm dụng, nhiều biện pháp quá khắt khe, thậm chí không cần thiết gây cản trở hoạt động thương mại quốc tế khiến không ít người hiểu sai bản chất. 2.1.2 Phân loại rào cản kỹ thuật Thực tế cho thấy việc tổ chức thương mại thể giới (WTO) và các Hiệp ước quốc tế cắt giảm thuế quan trên quy mô toàn cầu đã làm cho các hàng rào phi thuế quan trở thành rào chính trong thương mại. Trong đó hàng rào kỹ thuật trong thương mại hiện tồn tại và tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành hàng đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu. a. Hàng rào kỹ thuật trong thương mại Hiệp định TBT gồm 6 phần với 15 điều và 3 phụ lục, thừa nhận tầm quan trọng của các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánh giá sự phù hợp, đồng thời mong muốn tăng cường việc xây dựng những tiêu chuẩn và hệ thống này. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn và văn bản pháp quy kỹ thuật cũng như các quy trình đánh giá sự phù hợp không được tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Các nước thành viên có quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người, động thực vật và bảo vệ môi trường. * Các nguyên tắc của Hiệp định TBT: Không phân biệt đối xử về các tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa: Hiệp định đòi hỏi các thành viên áp dụng quy chế tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia khi đưa ra các quy định quản lý kỹ thuật. có nghĩa là, các quy định này phải đảm bảo có sự đối xử như nhau giữa các nước thành viên và giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu vào nước mình. Không cản trở thương mại: Hiệp định TBT yêu cầu các nước thành viên áp dụng tiêu chuẩn quốc tế như ngôn ngữ kỹ thuật thống nhất đối với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Điều này có nghĩa là, một khi tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng thì không có hàng rào kỹ thuật được tạo ra đối với thương mại giữa các nước thành viên. 9 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Đặng Diệu Thúy Công khai, minh bạch: Điều dễ hiểu chính là thông qua nguyên tắc này để thực thi đối với hai nguyên tắc đã đề cập ở trên. Vì vậy mà Hiệp định TBT đưa ra nhiều quy định để đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch này Ngoài ra, hiệp định TBT còn khuyến khích các nước thành viên ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả thử nghiệm, chứng nhận, kiểm tra, giám định chất lượng hàng hóa. Việc ký các thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong việc giảm chi phí và thời gian do không phải thử nghiệm lại, giám định lại chất lượng tại cảng của nước nhập khẩu hàng hóa *Hệ thống TBT gồm có: Bộ ISO 9000: Mục tiêu lớn nhất của bộ ISO 9000 là đảm bảo chất lượng đối với người tiêu dùng ( trong và ngoài tổ chức). Biện pháp đảm bảo chất lượng của bộ ISO 9000 là xây dựng hệ thống chất lượng và phòng ngừa, từ khâu thiết kế, lập kế hoạch. Bộ ISO 14000: Là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường. Lợi ích lớn nhất đối với bên ngoài doanh nghiệp chính là thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp về môi trường đối với cộng đồng, với cơ quan nhà nước và với khách hàng. Thị trường thế giới hiện nay rất chú trọng đến vấn đề môi trường, tổ chức môi trường thế giới đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng những sản phẩm “ xanh và sạch” . Mức độ ảnh hưởng đến môi trường của một số sản phẩm có vai trò lớn tới sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường. Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP Đây là một hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhật Bản yêu cầu các sản phẩm chè khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải được công nhân đã áp dụng GMP. Chứng nhận GMP là tiêu chuẩn bắt buộc, đảm bảo một cách chắc chắn rằng sản phẩm được sản suất một cách ổn định, đạt chất lượng đã quy định. GMP kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng từ: thiết kế, xây lắp xưởng, thiết bị, dụng cụ, điều kiện phục vụ, quá trình sản xuất, đóng gói, bảo quản, con người điều hành Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP 10 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4 [...]... PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CHO MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK QUANG BÌNH 4.1 Định hướng vượt rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu mặt hàng chè vào thị trường Nhật Bản 4.1.1 Định hướng vượt rào cản kỹ thuật của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình trong thời gian tới Nhật Bản luôn đi đầu trong việc tìm kiếm những rào cản tinh vi, phức... khăn trong việc vượt rào cản kỹ thuật để xuất khẩu hàng chè sang thị trường Nhật Bản CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHÈ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK QUẢNG BÌNH 3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình 3.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình Tên công ty : Công ty cổ phần XNK Quảng Bình Tên viết tắt : QUANG BINH JSC Địa chỉ... chuẩn kỹ thuật mà nhà nhập khẩu ở thị trường Nhật Bản yêu cầu đối với sản phẩm chè Các hoạt động và biện pháp vượt rào cản kỹ thuật mà ông ty ổ phần XNK đã thực hiện được Các vấn đề còn tồn tại mà Trung tâm cần giải quyết liên quan đến việc vượt rào cản kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng chè sang Nhật Bản Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục những khó khăn trong việc vượt rào cản kỹ thuật. .. Bình a Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình Nhật Bản là một thị trường mới với các nhà xuất khẩu Việt Nam Mặc dù số lượng nhập khẩu vào Nhật Bản hàng năm khá khiêm tốn Hàng năm Nhật Bản nhập khoảng 5000 – 7000 tấn chè các loại dưới dạng thành phẩm tuy nhiên xét về kim ngạch nhập khẩu, Nhật Bản đã trở thành 1 trong 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nhà sản xuất. .. các tiêu chuẩn kỹ thuật mà thị trường Nhật Bản đưa ra đối với mặt hàng chè xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình, đồng thời giới thiệu về một số bộ tiêu chuẩn mang tính quốc tế Công ty đang muốn mở rộng thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào Nhật Bản, nên phải tập trung đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà Nhật Bản đề ra Để làm rõ nôi dung nghiên cứu của đề tài, phần nghiên cứu... là một thị trường tiềm năng của công ty cần được khai thác trong tương lai 3.3 Phân tích thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình đối với mặt hàng chè vào thị trường Nhật Bản 3.3.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản Nhật Bản nằm ở phía tây Bắc lòng chảo Thái Dương được coi là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới hiện nay, là một quốc gia có nền kinh tế công nghiệp... khách hàng Tóm lại việc phấn đấu tăng tỷ trọng mặt hàng chè có chất lượng cao là một trong chiến lược của công ty nhằm tăng cường uy tín cho công ty và nâng cao lợi nhuận bởi giá chè và thị trường chè có chất lượng cao là đầy hứa hẹn 3.3.3 Tình hình đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình 26 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4... nhà sản xuất chè Việt Nam (Mai Thủy, 2010, Hóa giải rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế,) Xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chiếm khoảng hơn 2% tổng kim ngạch Giá chè của Việt Nam tại đây chỉ bằng 40% so với mặt bằng giá 2.500 USD/ tấn nhập khẩu từ các nước khác( http://www.vitas.org.vn/ ) Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu chè của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình vào Nhật Bản năm 2010... ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, mặt hàng chè chỉ chiếm 5,25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu chè của Nhật Bản (Đinh Văn Thành,2012, Rào cản trong thương mại quốc tế) Cụ thể thực trạng đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể của Nhật Bản tại Công ty như sau: 27 SVTH: Nguyễn Ngọc Giang Lớp: K46E4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Đặng Thị Diệu Thúy Bảng 3.3 Lượng hàng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản của Công ty. .. Đặng Diệu Thúy tiêu chuẩn chung của các nước trên thế giới Theo đó Công ty sẽ có cơ hội củng cố, hoàn thiện sản phẩm khi tham gia vào thị trường thế giới 4.1.2 Quan điểm thực hiện các biện pháp thực hiện vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè xuất khẩu vào Nhật Bản Các quan điểm kỹ thuật mà nước nhập khẩu đặt ra hiện nay không mang ý ngĩa nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào nước, mà nhằm bảo vệ sức . thuật đối với mặt hàng chè nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, tôi chọn đề tài “ Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu. của vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản Chương 3: Phân tích thực trạng vượt rào cản kỹ thuật vào thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng chè của Công ty. hàng chè của Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình Đề xuất một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng chè tại Công ty

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan