Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

24 1K 4
Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG TÌM HIỂU 2 1 A. MỘT SỐ VẤN ĐỀLUẬN VỀ XÁC QUYỀN HIẾN XÁC CỦA NHÂN SAU KHI CHẾT .2 I. Đặc điểm của quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết .2 II. Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết được ghi nhận trong các văn bản pháp luật . 4 III. Nguyên tắc ghi nhận, thực hiện và bảo vệ quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết .7 IV. Chủ thể, đối tượng của quyền hiến xác sau khi chết .11 V. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết .13 B. THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HIẾN XÁC CỦA NHÂN SAU KHI CHẾT VIỆT NAM CŨNG NHƯ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 16 I. Thực tiễn việc thực hiện quyền hiến xác của nhân sau khi chết ở Việt Nam 16 1. Việc thực hiện quyền hiến xác còn khá hạn chế 16 2. Một số kiến nghị nên cho tử tù được quyền hiến xác nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi nhiều vấn đề đặt ra 18 II.Việc hiến xác của nhân sau khi chếtmột số quốc gia trên thế giới 19 C. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỐ LƯỢNG NHÂN HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TƯƠNG LAI .21 KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .23 2 PHẦN MỞ ĐẦU. Xã hội phát triển các quyền con người, quyền nhân thân ngày càng được tôn trọng bảo vệ bằng nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, các giá trị nhân thân ngày càng cao được ghi nhận ngày càng nhiều hơn trong pháp luật quốc gia cũng như pháp luật quốc tế. Trong hệ thống các quyền nhân thân của pháp luật các nước trong đó có Việt Nam ngày càng được mở rộng với sự ghi nhận nhiều quyền mới như quyền hiến bộ phận cơ thể, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết, quyền nhận bộ phận cơ thể, quyền xác định lại giới tính,…Với sự phát triển của y học, đã làm cuộc sống con người có bước đột phá kỳ điệu từ chỗ con người có thể bị chết do một bộ phận cơ thể nào đó bị bệnh giờ đây có thể sống nhờ vào việc thay thế hoặc cấy ghép các bộ phận đó nhờ sự phát triển của y học những người hiến xác hoặc bộ phận của mình sau khi chết,….Vậy quyền của nhân trong việc hiến xác, bộ phận cơ thể trong pháp luật Việt Nam được quy định nhu thế nào trong thực tiễn ra sao? Bài viết này tập trung đi sâu tìm hiểu đề tài“ Xác quyền hiến xác của nhân sau khi chết - Một số vấn đề luận thực tiễn.” NỘI DUNG TÌM HIỂU. A. MỘT SỐ VẤN ĐỀLUẬN VỀ XÁC QUYỀN HIẾN XÁC CỦA NHÂN SAU KHI CHẾT. “Chết” được hiểu là sự chấm dứt các hoạt động của một sinh vật hay ngừng vĩnh viễn mọi hoạt động sống (không thể phục hồi) của một cơ thể. “Xác chết” được xem là cơ thể của người chết đã chấm dứt mọi hoạt động sống. I. Đặc điểm của quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết. Giá trị nhân thân là giá trị gắn liền với mỗi cá nhân con người. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, . hệ thống các quyền nhân thân của các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng với sự ghi nhận của nhiều quyền mới trong đó có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết. Luật pháp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó và lần đầu tiên quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết được chính thức ghi nhận 3 trong BLDS năm 2005 và Luật hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Việc hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết liên quan đến người hiến nên không thể dịch chuyển cho người khác. Đây là một quyền nhân thân đặc biệt và rất nhạy cảm nên ngoài những đặc điểm chung của quyền nhân thân nó còn mang những đặc trưng riêng nhất định như sau: 1. Quyền hiến xác cá nhân sau khi chết mang đặc điểm chung của quyền nhân thân. - Thứ nhất, mang tính cá nhân tuyệt đối. Quyền nhân thân thuộc về cá nhân cụ thể từ khi người đó sinh ra hoặc do những căn cứ khác do pháp luật quy định. Luật dân sự ghi nhận những giá trị nhân thân là quyền nhân thân và quy định các biện pháp bảo vệ. Những quyền nhân thân này ứng với mỗi cá nhân, sẽ cho phép cá nhân khẳng định là họ mà không phải là ai khác, họ là một chủ thể độc lập trước xã hội, cộng đồng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp quyền nhân thân có thể dịch chuyển được nhưng phải do pháp luật quy định (các đối tượng sở hữu công nghiệp, ) - Thứ hai, quyền hiến xác là quyền nhân thân không được xác định bằng tiền – Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Về cơ bản, chủ thể của quyền nhân thân chỉ được hưởng lợi ích tinh thần mà không được hưởng lợi ích vật chất. Nhưng không thể loại bỏ những trường hợp đặc biệt quyền nhân thân lại mang lại lợi ích vật chất cho chủ thể quyền. Những lợi ích vật chất mà chủ thể quyền được hưởng ở đây có được là do giá trị tinh thần mang lại. Do vây, có thể chia quyền nhân thân làm hai loại: quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản. Cho nên đối với quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết thuộc nhóm quyền nhân thân không gắn với tài sản. - Thứ ba, quyền nhân thân được xác lập trực tiếp trên cơ sở của những quy định pháp luật. - Thứ tư, quyền nhân thân là một quyền tuyệt đối. Mỗi chủ thể có một giá trị nhân thân khác nhau nhưng được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm. 2. Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết mang những điểm riêng. 4 Đem lại lợi ích cho người khác, cho toàn xã hội, là niềm vui khi cứu sống được người khác đang mắc bệnh nguy kịch hiểm nghèo đang chờ sự giúp đỡ, đặc biệt là khi những người bệnh đó lại là người thân thích ruột thịt của mình, niềm vui khi thấy mình có thể cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Lợi ích của chủ thể thực hiện quyền này chủ yếu là về mặt tinh thần bởi họ sẽ cảm thấy khi mình sống hết cuộc đời rồi khi chết đi vẫn có thể làm được một việc có ích. Đó là những điểm riêng biệt của quyền hiến xác so với các quyền nhân thân khác. Tuy hiến xác sau khi chết cuả cá nhân sau khi chết là một quyền mang lại lợi ích vật chất cho cá nhân rất ít hầu như không đáng kể nhưng nó đem lại lợi ích to lớn chủ yếu cho người khác và cho xã hội. “Quyền” hiến xác của cá nhân sau khi chết được hiểu là cá nhân có thể tự do ý chí, mang tính chất “tự nguyện” chứ không bắt buộc, mỗi cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đủ tuổi, .đều có quyền tự quyết định đối với thân thể mình không ai có quyền ngăn cấm hay can thiệp việc thực hiện quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết kể cả những người thân thích, ruột thịt, . II. Quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. 1. Trong Bộ Luật Dân Sự 2005. Hiến xác là một vấn đề dường như còn rất xa lạ không chỉ với người Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia khác. Trong thực tế không mấy người có ý định sẽ hiến cơ thể mình cho việc cứu người hoặc cho việc nghiên cứu khoa học có thể một phần do khái niệm này còn quá mới lạ hoặc có thể do phong tục quan niệm từ xưa đến nay khi chết họ muốn toàn vẹn vì kết thúc cuộc sống ở thế giới này nhưng khi sang thế giới bên kia họ nghĩ rằng có thể sống tiếp. Nhưng cũng có nhiều trường hợp có người hiến xác thì những người thân của họ lại không chấp nhận hoặc việc đăng ký hiến xác của một cá nhân mà người thân của họ không biết đến khi người thân của họ chết họ mới biết và quá bất ngờ và thường không chấp nhận việc đó. Việc hiến xác của cá nhân sau khi chết là vấn đề được bàn luận và tranh cãi rất nhiều của các đại biểu quốc hội và rất nhiều ý kiến của dư luận và nó mới chính thức quy định cụ thể hóa tại Điều 34 BLDS năm 2005 thuộc nhóm các quyền nhân thân. 5 Điều 34 BLDS năm 2005 quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết: “Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học. Việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật.” Có thể nói việc hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết là quyền của mỗi cá nhân và trình tự thủ tục hiến xác, bộ phận cơ thể do pháp luật quy định. 2. Quy định trong một số văn bản pháp luật khác. Việc quy định về quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết của một cá nhân trước khi BLDS 2005 quy định thì chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này, cũng có một số văn bản Luật quy định nhưng còn mang tính chất chung chung không cụ thể như quy định tại Điều 30 Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989: “ Lấy và ghép mô hoặc bộ phận của cơ thể con người. 1- Thầy thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ phận của cơ thể người sống hay người chết dùng vào mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người cho, của nhân thân người chết hoặc người chết có di chúc để lại. 2- Việc ghép mô hoặc một bộ phận cho cơ thể người bệnh phải được sự đồng ý của người bệnh hoặc thân nhân hay người giám hộ của người bệnh chưa thành niên. 3- Bộ y tế quy định chế độ chăm sóc sức khỏe người cho mô hoặc một bộ phận của cơ thể.” Ngoài ra, việc hiến xác, bộ phận cơ thể cũng được cụ thể hóa tại Điều 10 của Nghị định ban hành kèm theo Điều lệ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng số 23 – HĐBT ngày 21/1/1991 như sau: “1- Việc lấy mô bộ phận cơ thể của người sống phải được người đó tự nguyện và viết thành văn bản. 2- Việc lấy mô hoặc một bộ phận của cơ thể người được tiến hành trong các trường hợp: Người chết có di chúc để lại đồng ý cho mô hoặc một bộ phận cơ thể của họ. Người chết không có di chúc nhưng được thân nhân người chết đồng ý cho bằng văn bản. Người chết vô thừa nhận. 3- Cơ quan y tế được quyền tiếp nhận, bảo quản và sử dụng mô hoặc một bộ phận cơ thể con người. 4- Các thủ tục, tiến hành ghép mô hoặc một bộ phận cơ thể con người được tiến hành như các trường hợp phẫu thuật ghi trong Điều 8 của 6 Điều lệ này. 5- Cơ sở y tế tiến hành lấy mô hoặc một bộ phận cơ thể của người cho có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho họ trước, trong và sau khi lấy.” Vậy việc lấy mô, bộ phận cơ thể của người chết phải theo quy định phải được sự đồng ý tự nguyện của người đó hoặc người thân nhân của họ bằng văn bản và các y bác sĩ cũng phải tuân theo những trình tự thủ tục đảm bảo theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngày 21/11/2006 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự thảo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác bao gồm 6 chương 40 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Việc thông qua Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đã mở ra cho ngành y tế nói chung và ngành phổ thuật ghép tạng của nước nhà nói riêng một cơ hội hết sức to lớn, tạo hành lang pháp luật đồng bộ không những thúc đẩy và phát triển hoạt động cấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người mà còn đưa lại nhiều cơ hội lớn cứu sống người bệnh đang bệnh hiểm nghèo cần phải ghép mô, bộ phận cơ thể người như gan, thận, . mà không phải ra nước ngoài điều trị. Như vậy, qua đây chúng ta cũng thấy được sự phát triển và nhanh nhạy cũng như trình độ của các nhà lập pháp của Việt Nam, cũng như sự quan tâm của nhà nước tới sức khỏe của nhân dân. 3. Thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết mang lại nhiều ý nghĩa vô cùng to lớn. Việc hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết được ghi nhận trong các văn bản pháp luật có ý nghĩa vô cùng to lớn: - Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho pháp luật quốc gia để tạo sự bình đẳng nguồn tài nguyên chữa bệnh cứu người đang rất khan hiếm này cho những bệnh nhân đang đối mặt với sự sống và cái chết, mắc bệnh hiểm nghèo tăng thêm hi vọng và sự công bằng cho người nghèo bị bệnh nặng vẫn có niềm tin được cứu sống. - Việc thừa nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể góp phần phổ biến đến nhiều người có mong muốn được hiến xác, bộ phận cơ thể nhưng chưa rõ những quy định của pháp luật qua đây có thể tạo niềm tin và khẳng định là quyền của mỗi cá nhân 7 nên góp phần nâng sự hiểu biết của mỗi cá nhân nên góp phần tăng số lượng người hiến. Đó là một niềm khích lệ lớn lao cho những bệnh nhân chờ cơ hội sống, những người bệnh sẽ có niềm tin hy vọng rằng một lúc nào đó cơ hội sống sẽ đến và họ nên cố gắng để hy vọng. - Đối với ban thân cá nhân sau khi hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết, qua việc thực hiện quyền này sẽ thể hiện được ý nguyện của người đó vì mục đích nhân đạo. - Việc ghi nhận quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết chính là sự đảm bảo cho sự tự do ý chí, tự nguyện lựa chọn hành động của cá nhân trong việc hiến xác một vấn đề hiện còn đang hết sức nhạy cảm. Ngoài ra, những cá nhân hiến tặng xác hoặc bộ phận cơ thể sẽ được nhà nước truy tặng huy chương cao quý cho đóng góp của họ đối với xã hội mặc dù họ hiến tặng không vì mục đích này mà đơn giản chỉ là vì muốn góp một phần nào đó cứu giúp những người đang nguy kịch một việc làm có ích cuối cùng của họ. Việc truy tặng của nhà nước góp phần động viên về mặt tinh thần đối với người hiến và người thân của họ - Đối với nhà nước việc ghi nhận quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết chứng tỏ sự quan tâm của nhà nước đối với quyền và lợi ích của mỗi công dân, đảm bảo tính công bằng bình đẳng về sức khỏe của nhân dân. Góp phần hoàn thiện và nâng cao dịch vụ y tế và cũng khẳng định trình độ và sự nhanh nhạy của các nhà làm luật. III. Nguyên tắc ghi nhận, thực hiện và bảo vệ quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết. Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác được quốc hội thông qua 21/11/2006 và có hiệu lực 1/7/2007: “ 1. Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép. 2. Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa hoc. 3. Không nhằm mục đích thương mại. 4. Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” 8 1. Nguyên tắc “phi thương mại”. - Nguyên tắc quan trọng hàng đầu việc hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết là nguyên tắc “phi thương mại” nghĩa là việc hiến bộ phận cơ thể chỉ nhằm mục đích duy nhất là mục đích nhân đạo, chữa bệnh cứu người, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học không nhằm mục đích lợi lợi nhuận. Việc hiến bộ phận cơ thể luôn phải được đặt ra như một sự kiểm soát đặc biệt của pháp luật đối với vấn đề có tính chất xã hội nhạy cảm này, nguy cơ các bộ phận cơ thể người trở thành hàng hóa giao dịch trên thị trường đang hiện hữu ngày càng nhiều. - Nếu như pháp luật một số nước thừa nhận việc mua bán bộ phận cơ thể người nhưng Việt Nam thì hoàn toàn nghiêm cấm việc thương mại hóa các bộ phận cơ thể người xuất phát từ một số nguyên nhân sau: + “Bộ phận cơ thể người” là những bộ phận tạo nên con người hoàn chỉnh cấu thành sự sống gắn liền với sự tồn tại và phát triển bình thường của con người không phải là hàng hóa đem ra mua bán trao đổi. + Việc hiến xác, bộ phận cơ thể là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mang lại niềm hi vọng sống, sự hồi sinh vào cuộc sống mới cho người khác. + Hơn nữa còn ngăn chặn nếu hoạt động “bán” bộ phận cơ thể được thừa nhận sẽ dẫn đến một tình trạng tiêu cực rất nguy hiểm cho xã hội- những khoản lợi nhuận từ hoạt động mua bán có thể làm cho những kẻ chuyên kinh doanh bộ phận cơ thể người có thể sẵn sàng ép buộc, làm tổn thương người khác thậm chí không từ một thủ đoạn nào để giết người để lấy bộ phận cơ thể họ. Như vậy, quyền hiến xác, bộ phận cơ thể không những không được đảm bảo mà quyền con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, việc pháp luật ghi nhận quyền hiến xác, bộ phận cơ thể phải định ra một giới hạn, giới hạn về mục đích của việc hiến bộ phận cơ thể tránh tình trạng một người vì hoàn cảnh quá túng thiếu mà chấp nhận việc bán một bộ phận cơ thể lúc đó pháp luật cũng không cho phép, và giao dịch đó sẽ vô hiệu. - Việc thực hiện tốt nguyên tắc “phi thương mại” cũng là một biện pháp để đảm bảo quyền con người và tạo sự bình đẳng gữa người nghèo và người giàu, bệnh 9 nhân giàu và bệnh nhân nghèo sẽ có cơ hội được cứu sống bằng biện pháp cấy ghép bộ phận cơ thể là như nhau. 2. Nguyên tắc hiến bộ phận cơ thể vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Thực chất đây là sự cụ thể hóa của nguyên tắc “phi thương mại”, việc hiến xác, bộ phận cơ thể không vì một mục đích nào khác ngoài mục đích chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học trong đó mục dích chữa bệnh là quan trọng nhất vì nhu cầu lấy bộ phận cơ thể để chữa bệnh cứu người rất lớn. Việc đặt ra nguyên tắc này nhằm đề cao giá trị cao quý của con người, sự sống của con người là đáng quý quyền sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, con người là trung tâm của mọi chính sách, pháp luật. Một trong những biện pháp để đảm bảo quyền sống cho con người chính là việc tạo điều kiện cả về mặt khoa học kỹ thuật, cả về mặt pháp lý để y học có thể cứu sống được nhiều bệnh nhân hiểm nghèo những người đang phải đối mặt với cái chết đang cận kề. Bên cạnh đó việc hiến xác, bộ phận cơ thể còn phục vụ cho việc giảng dạy nghiên cứu khoa học, thí nghiệm để nghiên cứu tìm ra những giải pháp mới để chữa bệnh hiệu quả hơn tất cả cũng vì sức khỏe của nhân loại trong hiện tại lẫn trong tương lai. 3. Nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện. - Việc cá nhân hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là quyền của mỗi cá nhân, không phải là nghĩa vụ không ai có quyền hoặc cản trở người khác thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết. Hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết là mang tính “tự nguyện” tức là phải có sự thống nhất giữa ý chí bên trong của cá nhân và sự bày tỏ được ý chí bên ngoài hơn nữa vấn đề hiến xác hiện còn là một vấn đề rất nhạy cảm nên một cá nhân khi thực hiện việc hiến xác của mình sau khi chết phải được thể hiện một cách rõ ràng bằng văn bản chứ không chỉ bằng lời nói như một số giao dịch dân sự thông thường để tránh một số vấn đề đảm bảo tính minh bạch. - Điều kiện để một cá nhân có thể thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể: Người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt, không bị ép buộc về mặt tinh thần khi thể hiện ý chí hiến của mình cho 10 [...]... của quyền hiến xác sau khi chết 1 Chủ thể của quyền hiến xác sau khi chết Cũng giống như chủ thể của các quyền nhân thân khác, chủ thể của quyền hiến xác sau khi chết cũng là nhân Căn cứ vào Điều 34 BLDS năm 2005: nhânquyền hiến xác, bộ phận cơ thể mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học…” Như vậy, đối với quyền hiến xác pháp luật không có bất kỳ một. .. với các chủ thể có nghĩa là xét về mặt năng lực pháp luật, mọi nhân đều có quyền hiến xác sau khi chết quyền này được pháp luật tôn trọng bảo vệ đảm bảo sự bình đẳng cho các nhân thực hiện quyền này Thậm chí một số nhân có bị pháp luật tước một số quyền công dân vì những lý do khác nhau thì quyền hiến xác của nhân vẫn được pháp luật thừa nhận tôn trọng bảo vệ Quyền hiến xác sau khi. .. thể,…trong thực tiễn Trên thực tế, việc thực 16 hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết củanhân vẫn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại cần khắc phục 1 Việc thực hiện quyền hiến xác còn khá hạn chế Từ khi quyền hiến xác sau khi chết củanhân được ghi nhận nhưng số người hiến xác sau khi chết còn rất ít trong khi đó việc nghiên cứu học tập của y khoa số bệnh nhân chờ được ghép các bộ phận cơ thể... việc hiến xác của mỗi nhân sau khi chết Việc kinh tế, xã hội phát triển hiện đại hóa đi theo đó là cơ hội được học tập được mở mang nên nhận thức của mọi người càng cao suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề hiến xác sau khi chết Đồng thời việc quy định về quyền hiến xác của nhân sau khi chết được 15 pháp luật ghi nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng báo, đài, có nói nhiều về vấn đề này và. .. đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết hiến xác. ” Bởi vì quyết định hiến xác sau khi chếtmột quyết định quan trọng có ảnh hưởng lớn tới bản thân người hiến cũng như đối với xã hội, nên pháp luật đòi hỏi người hiến phải là nhân có đủ năng lực hành vi dân sự, nhằm đảm bảo nguyên tắc tự nguyện của việc hiến xác Quyền hiến xác thuộc vào nhóm quyền nhân thân... MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI I Thực tiễn việc thực hiện quyền hiến xác của nhân sau khi chết ở Việt Nam Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể đã được pháp luật dân sự năm 2005 ghi nhận sự ra đời của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người hiến, lấy xác (2006) đến nay tuy thời gian cũng không quá dài nhưng cũng không qua ngắn trong việc thực hiện quyền hiến xác, bộ phận cơ thể,…trong thực tiễn. .. hơn ở Việt Nam C CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỐ LƯỢNG NHÂN HIẾN XÁC SAU KHI CHẾT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TƯƠNG LAI - Không ngừng tăng cường các biện pháp tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết của mọi người về mục đích cao cả nhân đạo của việc hiến xác sau khi chết, từng bước tiến tới xóa bỏ những quan niệm do phong tục tập quán,…ảnh hưởng đến quyết định hiến xác của nhân 21 - Ban hành các văn bản pháp... thực Do vậy khi con người có những hiểu biết nhất định ý nghĩa nhân đạo của vấn đề hiến xác sau khi chết thì những ảnh hưởng của phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo sẽ không còn thực sự lớn nữa họ sẽ tích cực thực hiện quyền này để cứu sống người khác phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học 4 Sự ngăn cản từ phía người thân, gia đình của người hiến xác Ở Việt Nam, hiến xác là một vấn đề. .. cản,… 2 Một số kiến nghị nên cho tử tù được quyền hiến xác nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi nhiều vấn đề đặt ra Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể hiến, lấy xác (2006) nêu rõ: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết hiến xác “Vậy tử tù có đầy đủ các quyền như vậy không? 18 Dù Luật đã quy định quyền. .. lớn nên khi người thân ra đi nên theo quan niệm họ không muốn người thân của mình chịu bất kỳ một sự đau đớn nào giày vò nào về thể xác nữa ngay khi người chết để lại di chúc là tâm nguyện cuối cùng của người chết Do vậy, trong trường hợp này các y bác sĩ cũng không thể tiến hành việc lấy xác, bộ phận cơ thể của người chết được B THỰC TIỄN VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN HIẾN XÁC CỦA NHÂN SAU KHI CHẾT VIỆT . đề tài“ Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. ” NỘI DUNG TÌM HIỂU. A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC VÀ QUYỀN. tượng của quyền hiến xác sau khi chết. 1. Chủ thể của quyền hiến xác sau khi chết. Cũng giống như chủ thể của các quyền nhân thân khác, chủ thể của quyền hiến

Ngày đăng: 03/04/2013, 11:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan