PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA – BTP

31 3.6K 14
PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA – BTP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA – BTP Giảng viên hướng dẫn : PGS TS. Nguyễn Đình Thọ Học viên thực hiện : Trần Trung Hiếu Mã CP : BTP Lớp cao học : 19D TCNH MỤC LỤC 2 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP2 PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA 1. Giới thiệu chung Tên giao dịch đầy đủ bằng Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA Tên giao dịch tiếng Anh: BA RIA THERMAL POWER JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: BTP Trụ sở chính: Khu phố Hương Giang, phường Long Hương, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Người công bố thông tin: Ông Phạm Quốc Thái-Kế toán trưởng Email: info@btp.com.vn Điện thoại: (84-64) 2212 811 Fax: (84-64) 3825 985 Website: www.btp.com.vn Mã số thuế: 3500701305 2. Lịch sử hình thành Giai đoạn "sơ khai" của Công ty với mốc xuất phát là thời điểm Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa được thành lập trực thuộc Nhà máy điện Chợ Quán (Công ty Điện lực 2) gồm 2 tổ máy turbine F5. Hai tổ máy turbine khí F5 này lần lượt được vận hành phát điện vào tháng 5/1992 và tháng 8/1992; Tháng 10/1992, Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa được mở rộng và lắp thêm 2 tổ máy turbine khí F6 (công suất 37,5 MW/1 tổ); Ngày 24/12/1992, Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa được chuyển thành Nhà máy điện Bà Rịa trực thuộc Công ty Điện lực 2; Tháng 04/1995, ty đã có nhiều bước tiến quan trọng và được đánh dấu bằng mốc thời điểm Nhà máy điện Bà Rịa chuyển trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN); 3 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP3 Như vậy, từ tháng 5/1996, Nhà máy điện Bà Rịa có tổng cộng 8 tổ máy turbine khí gồm 2 tổ máy turbine khí F5 và 6 tổ máy turbine khí F6. Tổng công suất thiết kế lên đến 271,8 MW; Căn cứ Quyết định số 3944/QĐ-BCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp về việc phê duyệt phương án và chuyển đổi Công ty Nhiệt điện Bà Rịa thành Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa; 3. Lĩnh vực kinh doanh Sản xuất kinh doanh điện năng; Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh, cải tạo thiết bị điện, các công trình điện, các công trình kiến trúc nhà máy điện; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện; Mua bán vật tư thiết bị; Lập dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng; Giám sát thi công công trình dân dụng và công nghiệp; Thi công lắp đặt các công trình công nghiệp; Sản xuất nước cất, nước uống đóng chai; Sản xuất các sản phẩm bằng kim loại và dịch vụ có liên quan đến công việc chế tạo kim loại; Lắp đặt thiết bị cho các công trình xây dựng; Cho thuê thiết bị, tài sản cố định, cầu cảng, văn phòng; Cho thuê phương tiện vận tải; Kinh doanh nhà hàng, khách sạn; Kinh doanh bất động sản; Chế biến và kinh doanh nông sản; Chế biến và kinh doanh hải sản; Vận tải hành khách theo hợp đồng; Vận tải, bốc dỡ hàng hóa. Sản phẩm dịch vụ chính: Sản xuất kinh doanh điện năng; 4 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP4 Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo các công trình nhiệt điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị nhà máy điện. Quy mô: Tính đến cuối 2013, tổng tài sản là 1.858 tỷ đồng và tổng vốn chủ sở hữu là 968,7 tỷ đồng. 5 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP5 PHẦN II: PHÂN TÍCH 1. Phân tích môi trường kinh doanh 1.1. Phân tích ngành Ngành điện của Việt Nam rất triển vọng, với nhu cầu tăng nhanh và kỳ vọng tiêu thụ vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh. Từ năm 2000 đến năm 2013, nhu cầu điện năng của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 13%/năm, từ 26,5 tỷ kWh đến 117,8 tỷ kWh, trong khi nguồn cung phải chật vật để bắt kịp nhu cầu với mức tăng trưởng đạt 11,5%/năm, công suất lắp đặt cũng đã tăng từ 6.450 MW đến 26.475 MW trong giai đoạn này. Hiện nay các nguồn phát điện của Việt Nam bao gồm thủy điện và nhiệt điện (tua bin khí, than, dầu hỏa và dầu diesel). Thủy điện là nguồn năng lượng chính, chiếm 48% trong năm 2012 với công suất đạt 12.708 MW, tiếp theo là nhiệt điện khí với 27% tương đương với công suất ở mức 7.175 MW. Điện sản xuất từ than chiếm 18% tổng công suất. Phần còn lại được cung cấp bởi năng lượng tái tạo và điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Ưu điểm chính của nhà máy nhiệt điện là có thể cung cấp năng lượng liên tục mà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Trong khi đó, lợi thế lớn nhất của thủy điện là không cần chi phí cho nhiên liệu, do đó chi phí phát điện cũng như giá thành của thủy điện nhìn chung thấp hơn so với các loại năng lượng khác. Cơ cấu công suất đặt theo nguồn phát 2010-2012 Triển vọng phát triển của thủy điện sẽ bị giới hạn trong tương lai. 90% tổng công suất phát điện của từ các dòng sông (25.000MW) hiện đang được khai thác, do đó trong 6 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP6 tương lai phát triển nguồn phát điện không thể dựa vào sự phát triển của thủy điện như nguồn phát điện chính. Chính phủ Việt Nam không có kế hoạch phát triển các nhà máy tua bin khí trong dài hạn vì khí đang được ưu tiên để cung cấp cho giao thông vận tải và các ngành công nghiệp khác. Hơn nữa, điện khí phát điện tốn kém hơn các loại năng lượng khác. Chỉ có hai nhà máy điện khí thuộc Quy hoạch điện VII. Nhà máy đầu tiên dự kiến sẽ có công suất 2.000 MW vào năm 2020 và 6.000 MW vào năm 2030. Nhà máy thứ hai có công suất 1.350 MW dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2020. Các nhà máy điện than sẽ thống lĩnh thị trường. Theo Quy hoạch điện VII, các nhà máy điện đốt than sẽ đóng vai trò chủ đạo trong sản xuất điện trong 2011 - 2030 với 36.000 MW (46% tổng công suất) vào năm 2020 và 75.000 MW (52% tổng công suất) vào năm 2030. Nhu cầu than để sản xuất điện sẽ vượt quá nguồn cung trong nước dù có thêm nguồn than bổ sung khai thác từ đồng bằng sông Hồng. Do đó, điện cả nước sẽ phụ thuộc vào than, và nhiều khả năng việc thiếu than sẽ xảy ra từ năm 2015. Điện hạt nhân là nguồn năng lượng cho tương lai. Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng tám nhà máy hạt nhân và 13 lò phản ứng vào năm 2030, đáp ứng ít nhất là 6% tổng nhu cầu tiêu thụ điện. Ninh Thuận 1, nhà máy hạt nhân đầu tiên có công suất 2.000 MW), dự kiến sẽ chạy đơn vị đầu tiên vào năm 2020 và đơn vị thứ hai trong năm 2021. Hai quốc gia có lợi ích trong hợp tác với Việt Nam trong phát triển hạt nhân là Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó Nhật Bản sẽ là đối tác của Việt Nam trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai, Ninh Thuận 2. Tuy nhiên việc xây dựng nhà máy điện đầu tiên đang có xu hướng bị trì hoãn đến năm 2020 do lý do an toàn và hiệu quả hoạt động. Quy hoạch điện VII đã thiết lập lộ trình cho ngành điện để hướng tới một thị trường phát điện cạnh tranh thông qua ba giai đoạn. Giai đoạn đầu 2005-2015: thiết lập thị trường phát điện cạnh tranh với một người mua duy nhất (EVN). Ngoài một phần sản lượng sẽ bán cho EVN theo giá thỏa thuận, các nhà máy điện có thể chủ động bán điện cho EVN theo giá thị trường. Giai đoạn thứ hai 2015-2021: thiết lập một thị trường bán buôn cạnh tranh, bao gồm cả bán trực tiếp cho hộ công nghiệp lớn. Trong giai đoạn này, các công ty con và hầu hết các nhà máy phát điện của EVN, trừ những nhà máy lớn, đều dần trở thành các công ty độc lập và giảm dần phụ thuộc vào EVN. Giai đoạn thứ ba từ năm 2021 trở đi: thiết lập cạnh tranh ở khâu bán lẻ điện. Bộ phận bán lẻ của EVN có thể được tách thành các doanh nghiệp bán lẻ độc lập. Các doanh nghiệp bán lẻ có thể mua điện từ các doanh nghiệp bán buôn hoặc trực tiếp từ các nhà máy phát điện. 7 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP7 Thị trường cạnh tranh (VCGM) chính thức vận hành từ 01/07/2012. Mỗi năm, Cục điều tiết Điện lực (ERAV) ban hành một danh sách các nhà máy tham gia vào VCGM. Chỉ các nhà máy điện có công suất trên 30MW có thể tham gia và các nhà máy BOT, nhà máy thủy điện chiến lược và nhà máy thủy điện nhỏ không trực tiếp tham gia VCGM. EVN sẽ mua từ 60% đến 95% sản lượng kế hoạch của nhà máy. Nguyên tắc EVN mua điện từ các nhà máy là lựa chọn các nhà máy có chi phí hoạt động từ thấp đến cao, thời gian khởi động nhanh nhất và công suất đáp ứng của nhà máy. Hiện tại có 48 nhà máy đủ điều kiện để tham gia VCGM, 29 nhà máy sẽ tham gia VCGM khi đi vào hoạt động và 25 nhà máy sẽ gián tiếp tham gia VCGM (chủ yếu là BOT và nhà máy thủy điện chiến lược) vào năm 2014. Trong năm 2013, VCGM chỉ mới thu hút khoảng 33 nhà máy với tổng công suất 9.523 MW. Do hầu hết các nhà máy điện đều có sở hữu của EVN, thị trường cạnh tranh hiện nay dường như "kém cạnh tranh". Vì vậy, tách các công ty con ra khỏi EVN để hình thành các doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông mới độc lập hơn là rất quan trọng cho sự thành công của VCGM. Giá điện bán lẻ kì vọng sẽ đạt tới mức chín cent cho mỗi kWh vào năm 2015. Giá bán lẻ đã được điều chỉnh bảy lần kể từ năm 2009 và giá bán lẻ trung bình trong năm 2012 là 1.361 đồng/kWh (6,5 cent/kWh), tăng 10% so với cùng kỳ. Trong tháng 7 năm 2013, giá trung bình đã tăng lên 1.508,8 đồng/kWh (7,2 cent/kWh), tăng 11% so với năm 2012. Để thu hút các nhà đầu tư vào ngành điện, quy hoạch điện VII đặt mục tiêu dần tăng giá lên mức chín cent cho mỗi kWh vào năm 2020 để bù đắp lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Theo Quyết định 2165/QD-TTg được ban hành trong tháng 11/2013, giá bán lẻ điện được phép tăng 22% có nghĩa là sẽ đạt mức 8,7 cent/kWh (1.885 đồng) trong giai đoạn 2013-2015. Quyết định này cho phép giá điện đạt đến mức mục tiêu của quy hoạch điện VII. Ngoài ra, Quyết định 69/2013/QĐ -TTg ban hành tháng 12/2013 cho phép EVN tăng biên độ điều chỉnh giá điện một lần từ 5% đến khoảng 7% -10% và thời gian giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp là sáu tháng thay vì ba tháng như hiện tại. Do đó, giá điện tối đa vừa bị giới hạn bởi mức 10% tăng/lần điều chỉnh và mức tối đa 1.835 đồng/kWh theo Quyết định 2165/QD-TTg. Khi giá bán lẻ đạt đến mức chín cent, ngành điện sẽ hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, với việc điều chỉnh giá bán lẻ cao hơn, EVN có thể sớm đạt được lợi nhuận sau khi bù đắp lỗ lũy kế, dẫn đến giá điện EVN mua từ các nhà máy điện sẽ được điều chỉnh theo hướng đi lên. 1.2. Vị thế của công ty trong ngành Tổng sản lượng điện của Việt Nam trong năm 2013 là 117,9 tỷ kWh, trong đó sản lượng của BTP chỉ có 1 tỷ kWh, bằng chưa đến 1% tổng sản lượng. Ngoài ra, nhà máy điện tua bin khí có chi phí nhiên liệu cao hơn so với nhà máy điện đốt than. Do đó, BTP không có nhiều ưu thế trong chi phí hoạt động. 8 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP8 Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam không có nhiều nhà máy điện khí niêm yết và BTP là công ty tua bin khí niêm yết duy nhất trên sàn HOSE. So sánh công suất giữa các công ty nhiệt điện niêm yết, BTP có công suất lớn hơn CTCP nhiệt điện Ninh Bình và nhỏ hơn các công ty nhiệt điện còn lại. Tuy nhiên, khi Nhiệt điện Thái Bình 1 (2x300 MW) sáp nhập với Nhiệt điện Ninh Bình trong tương lai, sẽ nâng tổng công suất của nhà máy mới lên đến 700 MW và vượt trội công suất của BTP. Tên Công suất đặt (MW) Mã/Sàn niêm yết Loại hình Giá Số Lượng Cổ phiếu Vốn hóa (tỷ đồng) Doanh thu 9T201 3 (tỷ đồng) LN ròng 9T2013 (tỷ đồng) Nhiệt điện Hải Phòng 1.200 HPTEP/O TC NĐ Than N/a 500.000.00 0 N/A 2.699 N/a Nhiệt điện Ninh Bình 100 NBP/HN X NĐ Than 18.300 12.865.500 183 631 26,3 Nhiệt điện Phả Lại 7.028 PPC/HOS E NĐ Than 25.300 318.154.61 4 17.780 4.845 1.399 Nhiệt điện Nhơn Trạch 2 750 NT2/UPC OM NĐ Khí 5.800 256.000.00 0 435 N/a N/a Nhiệt điện Bà Rịa 388,9 BTP/HO SE NĐ Khí 13.800 60.485.600 529 1.119,3 80,5 Các nhà máy nhiệt điện niêm yết Nhà máy đã khấu hao hết Hầu hết các nhà máy điện tua bin khí tại Việt Nam cũng như BTP sử dụng chu trình tua bin khí hỗn hợp. Các nhà máy tua bin khí phát điện từ tua bin hơi nước - khí, nén không khí và trộn với khí đốt. Sau đó, khí đốt và các hỗn hợp không khí nóng được thổi vào tua bin, quay lưỡi tua bin và chạy máy phát điện. Hiệu suất chuyển đổi các tua bin khí thường là hơn 60% và nhiệt thải hoặc nhiệt khí thải được khai thác liên tục trong quá trình kế tiếp vì động cơ nhiệt chỉ sử dụng một phần năng lượng tạo ra. Nhiệt thải từ tua bin khí được dẫn đến một hệ thống tua bin hơi nước, cung cấp thêm năng lượng cho máy phát điện. Đây là một trong những công nghệ sản xuất điện hiệu quả nhất và toàn bộ quá trình được gọi là chu trình tua bin khí hỗn hợp. Chu trình này có thể tạo ra thêm điện năng mà không sử dụng thêm nhiên liệu nhờ tận dụng nguồn nhiệt thừa từ giai đoạn đầu tiên. BTP có tám tua bin khí và hai tua bin đuôi hơi mở rộng với tổng công suất lắp đặt 388,9 MW. Tất cả tua bin khí sử dụng công nghệ châu Âu và Nhật Bản và đã hoạt động từ 10 đến 20 năm, bắt đầu từ năm 1992. Trong đó, sáu trên tám tua bin khí đã được nâng 9 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP9 cấp từ tua bin khí chu trình mở (chu trình đơn) và kết hợp với hai tua bin đuôi hơi để tạo thành chu trình khí tua bin hỗn hợp (gồm hai giai đoạn). Hệ số sẵn sàng hoạt động (tính bằng mức thời gian nhất định trong kỳ có thể sản xuất điện chia cho tổng mức thời gian trong kỳ) của tua bin đuôi hơi có thể đạt 85%. Do thời gian hoạt động khá dài, tua bin khí của BTP gần như đã khấu hao hết. 2. Phân tích hoạt động kinh doanh doanh nghiệp BTP là công ty tiện ích trong lĩnh vực sản xuất điện. Tăng trưởng lợi nhuận của BTP phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động và nhu cầu tiêu thụ điện, đặc biệt là trong giờ cao điểm và mùa khô. Sự ổn định khí đầu vào và chênh lệch tỷ giá từ khoản vay bằng đồng Won của công ty cũng cần được xem xét khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của BTP. Sản xuất điện giảm dần qua năm 97% sản lượng điện của BTP được bán cho EVN và phần còn lại 3% dành cho sử dụng nội bộ. Sản lượng điện thương mại của BTP tăng với tốc độ CAGR là 7%/năm trong giai đoạn 1995-2010. Điện thương mại đạt đỉnh 2,3 tỷ kWh trong năm 2010 trước khi giảm xuống còn 1,65 tỷ kWh năm 2011 (-28% so với cùng kỳ). Trong năm 2012, sản lượng của BTP giảm 38% còn 1,02 tỷ kWh (-38% so với cùng kỳ) và năm 2013, sản lượng của BTP giảm xuống chỉ còn 810 triệu kWh. Có hai lý do giải thích sự sụt giảm sản lượng của BTP. Thứ nhất, vì hầu hết các máy móc của BTP của đã khấu hao hết và sản xuất bị trì hoãn do bảo trì nên các tua bin không thể hoạt động đạt công suất thiết kế. Thứ hai, các nhà máy thủy điện thường được ưu tiên bán điện cho EVN trong mùa mưa. Theo đó, sản lượng của các nhà máy nhiệt điện nói chung và các nhà máy điện khí nói riêng thường bị sụt giảm trong mùa mưa. Vì thế BTP đã điều chỉnh giảm 40% sản lượng điện kế hoạch năm 2013 - từ 1,334 tỷ kWh đầu năm xuống 810 triệu kWh tháng 12/2013. 10 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP10 [...]... trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 15 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP trong 2010 Tổ máy đầu tiên của Nhiệt điện Quảng Ninh 2 vận hành vào T12/2013 Công ty thủy điện Buôn Đôn Chú ý: Công ty Buôn Đôn đầu tư vào nhà máy thủy điện Srepok 4A 25% 83,75 64 Shrepok 4A sẽ bắt đầu vận hành thương mại trong 2014 Nhiệt điện Quảng Ninh: dự án sử dụng công nghệ lò hơi than nghiền với công suất... 22,098 25,523 30,333 26 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP CHƯƠNG III: KẾT LUẬN Là doanh nghiệp sản xuất điện với 80% thuộc sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước và cũng chính là đơn vị mua điện của BTP, BTP có ít lợi thế phát triển trong sản xuất điện trừ khi Công ty mở rộng công suất (tuy nhiên Công ty đã không có kế hoạch phát... 733 WACC 11% Tăng trưởng dài hạn 2,0% Giá trị một cổ phiếu 15.460 4.3 Phân tích độ nhạy Độ nhạy của sản lượng đối với doanh thu và giá cổ phiếu 24 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 25 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP Phân tích độ nhạy để xem xét ảnh hưởng của sản lượng đối với doanh thu và giá cổ phiếu Giá cổ phiếu dao động tương ứng với dao động sản lượng... khí đốt và than đá Công ty hoạt động thông qua công ty con ở Rajasthan  Công ty TNHH Nhiệt điện Inner Mongolia MengDian Huaneng (Trung Quốc) sản xuất điện và phân phối nhiệt điện khí và thủy điện Công ty cung cấp cho khu vực phía Tây địa phận Mông Cổ  Công ty TNHH Top Energy Sơn Tây (Trung Quốc) với các nhà máy nhiệt điện khí, sản xuất và cung cấp điện cho địa phận Sơn Tây  Công ty TNHH Guodian Changyuan... Hai tổ máy của thủy điện Srêpôk 4A dự kiến sẽ bắt đầu vận hành thương mại vào năm 2014 15 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 16 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP Các khoản đầu tư tài chính của BTP là khá giống với nhiệt điện Phả Lại PPC, bao gồm cả khoản đầu tư vào Quảng Ninh, nhà máy nhiệt điện Hải Phòng và Buôn Đôn Tuy nhiên, trong khi BTP dường vẫn duy trì... do sản lượng phát điện của công ty có xu hướng giảm Sản lượng, giá bán ước tính và doanh thu của BTP 16 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 17 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP Đầu năm 2013, BTP đặt mục tiêu kế hoạch kinh doanh với doanh thu 1.739 tỷ đồng (trên cơ sở sản lượng 1,34 tỷ kWh) và 53,8 tỷ đồng lợi nhuận ròng Vào cuối tháng 9/2013, BTP sản xuất 744... sản xuất điện từ các nhà máy thủy điện và các nhà máy nhiệt điện khí Mã P/E TTM(*) P/E 2014E 2013 P/E Thị Ratio trường P/E so với P/E Thị trường P/B 2013 EV/EBITD A 2013 ROE 2013 JSW IN Equity 8,24 7,07 16,70 0,49 1,29 5,53 16,6% 600863 CH Equity 7,36 7,81 10,20 0,72 1,18 7,17 15,3% 22 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 23 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP 600780... chữa lớn năm 2013 đưa vào giá điện giảm, lợi nhuận định mức giảm, hệ số khả dụng thấp hơn 2012 Chi phí sản xuất cao 11 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 12 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP Sự ổn định khí đầu vào là rất quan trọng cho sản xuất điện của BTP Hiện nay BTP sử dụng khí thiên nhiên cung cấp từ bể Cửu Long, nằm gần nhà máy điện, giúp tiết kiệm chi phí... sánh với các công ty trong ngành Do không có công ty nhiệt điện khí nào trong nước có đầy đủ số liệu để so sánh với BTP nên chúng ta lựa chọn các công ty nhiệt điện khí trong khu vực để thực hiện so sánh tương quan Ngoài ra, cần loại những công ty nhiệt điện khí có hệ số quá cách biệt với các công ty còn lại và chọn được bốn công ty trong danh sách so sánh  JSW Energy Ltd (Ấn Độ) sản xuất điện sử dụng... giả định Công ty không có khoản đầu tư tiềm năng nào Cơ cấu chính tài Nợ phải trả (Tỷ đồng) 2014E 2015E 2016E 2017E 2018E 625 558 519 448 405 21 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 22 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP Vốn (Tỷ đồng) 1.645 1.629 1.651 1.638 1.677 Tỷ lệ % 38% 34% 31% 27% 24% 2014E 2015E 2016E 2017E 2018E Cơ cấu chính tài Chính sách cổ tức BTP sẽ duy . TCNH MỤC LỤC 2 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP2 PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA 1. Giới thiệu. Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP5 PHẦN II: PHÂN TÍCH 1. Phân tích môi trường kinh doanh 1.1. Phân tích ngành Ngành điện. Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN); 3 Môn Phân tích và quản trị đầu tư – Trần Trung Hiếu – STT 27 Phân tích công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa - BTP3 Như vậy, từ tháng 5/1996, Nhà máy điện Bà Rịa

Ngày đăng: 02/04/2015, 15:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN BÀ RỊA

    • 1. Giới thiệu chung

    • 2. Lịch sử hình thành

    • 3. Lĩnh vực kinh doanh

    • PHẦN II: PHÂN TÍCH

      • 1. Phân tích môi trường kinh doanh

        • 1.1. Phân tích ngành

        • 1.2. Vị thế của công ty trong ngành

        • 2. Phân tích hoạt động kinh doanh doanh nghiệp

        • 3. Phân tích tình hình tài chính

        • 4. Định giá

          • 4.1. So sánh với các công ty trong ngành

          • 4.2. Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF)

          • 4.3. Phân tích độ nhạy

          • CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan