kết cấu của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

12 33.7K 65
kết cấu của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kết cấu của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

B, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I, CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Khái niệm, kết cấu của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, nó thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Lực lượng sản xuất bao gồm hai bộ phận cơ bản: tư liệu sản xuất và người lao động. Tư liệu sản xuất là những tư liệu để tiến hành sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó tư liệu lao động bao gồm công cụ lao động( máy móc,…) và đối tượng lao động khác ( phương tiện để vận chuyển, bảo quản, chứa đựng công cụ lao động và sản phẩm ).Còn đối tượng lao động gồm hai bộ phận là những yếu tố nguyên nhiên vật liệu có sẵn trong tự nhiên ( đất đai, than đá,…) và một bộ phận phải trải qua sự cải tạo của con người – còn gọi là nhân tạo ví dụ như nhựa, gỗ ép…Trong tư liệu sản xuất thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất. Người lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất vì người lao động đóng vai trò là chủ thể của quá trình sản xuất, là người tạo ra tư liệu lao động và sử dụng tư liệu lao động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm, còn tư liệu sản xuất chỉ đóng vai trò là khách thể chịu sự tác động trong quá trình sản xuất. Ngày nay sự phát triển vượt bậc và khả năng ứng dụng nhanh chóng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất đã khiến cho tri thức khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Các yếu tố trong lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau một cách khách quan làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất trong một phương thức sản xuất. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất Quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt: quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức quản lí quá trình sản xuất, quan hệ về phân phối sản phẩm sau quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất ( quan hệ sỡ hữu ) nói lên ai chủ sỡ hữu đối với nhà máy, xí nghiệp, các thiết bị, các nguyên nhên vật liệu trong quá trình sản xuất. Quan hệ về tổ chức, quản lí quá trình sản xuất (quan hệ quản lí ) nói lên ai là người thực hiện quyền tổ chức, quản lí, điều hành, giám sát quá trình( đó chính là người sở hữu tư liệu sản xuất ). Quan hệ phân phối sau quá trình sản xuất (quan hệ phân phối ) nói lên ai là người có quyền quyết định việc phân phối, chia thành quả của quá trình sản xuất cho ai, bao nhiêu và như thế nào ? Trong ba mặt trên của quan hệ sản xuất thì quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất có vai trò quan trọng nhất, quyết định hai mặt kia, đồng thời quan hệ quản lí và quan hệ phân phối có tác động trở lại, kìm hãm hoặc thúc đẩy quan hệ sở hữu. 2. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. -Lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với sự hình thành,biến đổi và phát triên của quan hệ sản xuất Tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải có một quan hệ sản xuất phù hợp ở cả ba mặt của nó. Do yêu cầu phát triển sản xuất vật chất lực lượng sản xuất không ngừng phát triển lên ở trình độ cao hơn, đòi hỏi quan hệ sản xuất phải biến đổi cho phù hợp tạo động lực cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song lực lượng sản xuất thường phát triển nhanh hơn trong khi quan hệ sản xuất chậm thay đổi hơn. Do đó khi sự phát triển của lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có và xuất hiện yêu cầu thay thế quan hệ sản xuất mới phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . -Quan hệ sản xuất có vai trò tác động trở lại đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích, cách thức của sản xuất, phân phối. Do đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến thái độ của người lao động, năng suất, chất lượng, hiệu quả của quá trình sản xuất và cải tiến công cụ lao động. Sự tác động của quan hệ sản xuấtlực lượng sản xuất diễn ra theo hai hướng, hoặc là tích cực, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp hoặc là tiêu cực, kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó không phù hợp. Sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất có thể là do quan hệ sản xuất lạc hậu hơn, hoặc do quan hệ sản xuất vượt trước trình độ của lực lượng sản xuất hiện có. Như vậy, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển phá vỡ sự phù hợp về mặt trình độ của quan hệ sản xuất đối với nó đòi hỏi phá bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời thay thế bằng một quan hệ sản xuất tiến bộ hơn. Qúa trình đó lặp đi lặp lại tác động cho xã hội loài người trải qua những phương thức sản xuất từ thấp đến cao dẫn đến sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế-xã hội. II, THỰC TIỄN SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM 1. Thời kì trước đổi mới ( trước năm 1986 ) Sau cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc kéo dài, kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu nay lại càng gặp nhiều khó khăn hơn, lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp kém và chưa có điều kiện phát triển. Trình độ người lao động rất thấp, hầu hết không có chuyên môn tay nghề, phần lớn lao động chưa qua đào tạo. Lao động Việt Nam phần lớn tập trung vào khu vực kinh tế nông nghiệp, họ lao động sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sản xuất mà cha ông để lại. Trường dạy nghề rất hiếm, chỉ xuất hiện rải rác ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…Ở đó, trình độ của người lao động cao hơn các vùng khác trong nước. Tư liệu sản xuất mà nhất là công cụ lao động ở nước ta thời kì này còn thô sơ, lạc hậu.Là một nước nông nghiệp thế nhưng công cụ lao động chủ yếu là cái cày, cái cuốc, theo hình thức “ con trâu đi trước cái cày theo sau”, sử dụng sức người là chủ yếu ; trong công nghiệp máy móc thiết bị còn ít và rất lạc hậu. Phát triển của công cụ lao động cũng có sự phân hóa giữa các vùng, miền khác nhau. Nhìn chung,trước đổi mới lực lượng sản xuất ở Việt Nam rất thấp kém, lạc hậu, tụt hậu và phát triển không đồng đều. Trong hoàn cảnh đó Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.Nhà nước không thừa nhận yếu tố kinh tế tư bản như là các thành phần kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân, đã phân định tách bạch thuần khiết chế độ sở hữu và thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, phi xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối hóa vai trò của chế độ công hữu, dẫn đến chủ trương cải tạo, sớm xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ đầu, sau giải phóng miền bắc, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh thái quá vai trò 'tích cực' của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước, mở đường để tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất.Trong cuộc cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới, nước ta đã ra sức vận động thậm chí có nơi cưỡng bức nông dân đi vào hợp tác xã làm ăn, mở rộng và phát triển các nông trường quốc doanh, các nhà máy các xí nghiệp lớn mà không tính đến trình độ của lực lượng sản xuất còn đang thấp kém. Yếu tố người lao động không được chú trọng cả về trình độ và thái độ lao động. Bản thân con người là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố mang tính quyết định đã trở thành thực thể thụ động trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp. Nước ta nhấn mạnh quá mức sở hữu tư liệu sản xuất theo hướng tập thể hóa cho đó là nhân tố hàng đầu của quan hệ sản xuất mới, bởi vậy đã dẫn đến tình trạng biệt lập người lao động với đối tượng lao động chủ yếu của họ.Quan hệ sản xuất lên quá cao, quá xa làm cho nó tách rời lực lượng sản xuất. Như vậy, trong khi lực lượng sản xuất rất thấp kém và không đồng đều Nhà nước ta lại duy trì quan hệ sản xuất quá cao.Đó là chủ trương trái với quy luật, phản bội quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến hậu quả nặng nề, kinh tế đất nước đã phải trả một “cái giá quá đắt.”.Sản xuất bị kìm hãm, đời sống nhân dân đi xuống nhanh chóng, nhất là ở phía Nam. Năm 1978-1979, hậu quả khắc nghiệt của cơ chế bao cấp đã lan ra đến tận chiến trường biên giới. Bộ đội chiến đấu dù được ưu tiên tiêu chuẩn 21 kg gạo/tháng nhưng vẫn phải độn 5-7 kg khoai mì, khoai lang, bo bo, bột mì . Không gì bất hợp lý bằng chuyện các lò bánh mì “chui” ở vùng đô thị thiếu nguyên liệu phải mua bột mì chợ đen với giá cao ngất ngưởng, còn những người lính trên Đồng Tháp Mười lúa vàng màu mỡ nhất nước lại phải ăn bột mì. Đến cuối năm 1985 kinh tế nước ta ngày càng trở nên khó khăn (tháng 12-1986, giá bán lẻ hàng hoá tăng 845,3%), . sản xuất phát triển chậm (tốc độ tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới 1%/năm); năng suất lao động quá thấp. Nền kinh tế nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Số người bị thiếu đói tăng, bội chi lớn, đời sống nhân dân thiếu thốn, nhiều hiện tượng trong xã hội có tính tiêu cực nghiêm trọng. 2.Thực tiễn sự vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay Nhận thức được sai lầm trong quá trình xây dựng kinh tế, trong Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm, chủ trương đổi mới phương thức quản lí kinh tế và cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Do được Đảng và Nhà nước quan tâm kịp thời và đúng mức, người lao động nước ta không ngừng được nâng cao về cả chất lượng và số lượng. Năm 2005, lực lượng lao động cả nước đạt 44.385 nghìn người, bình quân tăng 844 nghìn người/năm trong giai đoạn 1996-2005, với tốc độ tăng bình quân 1,7%. Về chất lượng lao động, nếu như năm 1996, tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo là 12,3% thì đến năm 2005 là 24,79%, như vậy số lao động đã qua đào tạo tăng 2,5 lần. … Hệ thống trường dạy nghề ngày càng được mở rộng, theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH), cả nước có gần 3.000 cơ sở đào tạo nghề gồm trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, các hội nghề nghiệp, đoàn thể, làng nghề. Ở Việt Nam những năm gần đây đội ngũ trí thức tăng nhanh, chỉ tính riêng số sinh viên cũng đã cho thấy sự tăng nhanh vượt bậc. Năm 2003-2004 tổng số sinh viên đại học và cao đẳng là 1.131.030 sinh viên đến năm 2007- 2008 tăng lên 1.603.484 sinh viên. Năm 2008 tổng số sinh viên ra trường là 233.966 trong đó sinh viên tốt nghiệp đại học là 152.272; sinh viên tốt nghiệp cao đẳng là 81.694. Số trí thức có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cũng tăng nhanh.Theo thống kê cả nuớc đến 2008 có hơn 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học và đang đặt mục tiêu trong 10 năm tới sẽ có 20000 tiến sĩ. Năm 2008 nước ta có 275 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 209 trường cao đẳng, 160 trường Đại học và có tới 27.900 trường phổ thông, 226 trường dân tộc nội trú… Nhìn vào những con số này cho thấy lực lượng trí thức và công chức thực sự là một nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nhìn chung, trong 5 năm trở lại đây, dạy nghề đã từng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cho các doanh nghiệp và thị trường lao động. Người lao động có thể đảm nhận được những công việc chủ chốt trong sản xuất, kể cả những ngành công nghệ cao, góp phần tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặc dù chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước.Thị trường lao động vẫn bị phân mảng, tồn tại khá lớn tình trạng bất cân đối giữa cung và cầu lao động, người sử dụng lao động vẫn không thể tuyển đủ lao động, hệ thống đào tạo lao động cũng khhong thể theo kịp tốc độ thay đổi của thị trường lao động. Tâm lý trọng đại học, lơ là trường nghề tạo ra sự mất cân đối trong đào tạo nhân lực xã hội dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Chỉ với gần 30% số lao động đã qua đào tạo phản ánh một thực tế là nền kinh tế đang thiếu trầm trọng LĐ có tay nghề; hệ thống giáo dục, định hướng nghề nghiệp vẫn có nhiều vấn đề, tâm lý coi trọng bằng cấp còn bám rễ quá sâu trong đại bộ phận nhân dân. Việt Nam đang thiếu lực lượng lao động có tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Kỹ năng nghề nghiệp cũng như học vấn của người lao động trong các doanh nghiệp còn thấp (khoảng 18%) Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam thấp so với các nước vùng lân cận; chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Máy móc các trang thiết bị hiện đại ngày càng được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành kinh tế. Trong nông nghiệp các loại máy cấy, máy cấy, máy gặt, máy tuốt lúa… đã xuất hiện và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Cùng với đó chất lượng các loại giống cây trồng vật nuôi ngày càng được nâng cao. Trong công nghiệp, việc ứng dụng những công nghệ mới cũng được đẩy mạnh như ứng dụng kỹ thuật hạt nhân… Đồng thời hệ thống các nhà máy, cũng từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên nhìn chung công cụ lao động của nước ta vẫn còn lạc hậu so với thế giới. Máy móc phục vụ cho sản xuất vẫn còn chậm cải tiến, chủng loại máy móc nhìn chung khá nghèo nàn. Tư liệu sản xuất ở nước ta còn thấp kém so với thế giới chất lượng và hiệu quả chưa thật sự cao và còn có sự phân hóa giữa các vùng trong nước Khoảng 40% số doanh nghiệp trong ngành kéo sợi Việt Nam đang phải sử dụng máy móc được sản xuất cách đây hơn 15 năm, theo ông Nguyễn Hồng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội bông sợi Việt Nam (VCOSA) Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, có gần 75% doanh nghiệp (DN) nước ta nhập khẩu máy móc, thiết bị từ Trung Quốc. Bên cạnh những thiết bị mới, công nghệ hiện đại, do ham rẻ, nhiều DN đã nhập thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả… Sự sở hữu tư liệu sản xuất còn chưa đồng đều trong nhân dân dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo càng trở nên sâu sắc, tạo nên sự phân tầng xã hội về mặt kinh tế trong đó tầng lớp trên chiếm tỉ trọng lớn tài sản và các ưu thế kinh tế và tầng lớp dưới chiếm một tỉ trọng nhỏ các tài sản và một phần nhỏ các ưu thế kinh tế.Công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, về kết quả cuộc khảo sát mức sống hộ dân cư, cho thấy chênh lệch giàu nghèo tại VN lên tới 9,2 lần.Trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam đạt 1,387 triệu đồng/người/tháng, thì nhóm nghèo nhất mỗi tháng một người chỉ thu nhập 369.000 đồng, còn thu nhập trung bình của nhóm giàu nhất lên tới trên 3,4 triệu đồng. Khoảng cách này đang giãn ra ngày càng rộng. Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức kinh doanh đa dạng ,phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân , kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất tư bản, manh mún của quan hệ sản xuất phong kiến . được công nhận. Như vậy, trong hoàn cảnh lực lượng sản xuất đang không ngừng phát triển, Nhà nước ta chủ trương đa dạng các quan hệ xã hội đã bước đầu vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và đã đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nềm kinh tế.Giai đoạn 2000-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD.Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu.Giai đoạn 2005-2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Trong 5 năm, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỉ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỉ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỉ USD, vượt 16%. GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. 3. Phương hướng để tiếp tục vận dụng tốt quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta. Nâng cao trình độ người lao động bằng cách phát triển giáo dục đào tạo đặc biệt là đào tạo nghề. Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo nghề, nhằm đẩy mạnh phát triển nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng. Tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển và đổi mới để các trường, các trung tâm, cơ sở dạy nghề đảm bảo đáp ứng khả năng đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có chất lượng ở 3 cấp trình độ (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên). Tập trung đào tạo các ngành nghề mà doanh nghiệp, nền kinh tế, xã hội đang có nhu cầu, chú trọng các ngành như: công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, chế biến, điện, đóng tàu, xây dựng, sản xuất và chế biến nông, lâm, thủy hải sản, dịch vụ du lịch v.v. nhất là lao động kỹ thuật có tay nghề cao. Tập trung ưu tiên đầu tư cho các trường, trung tâm dạy nghề trọng điểm, kết hợp và khuyến khích xã hội hoá công tác đào tạo nghề nhằm động viên, huy động có hiệu quả nguồn lực trong nhân dân, mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế để phát triển sự nghiệp đào tạo nghề. Tổ chức đào tạo đa dạng, linh hoạt, liên thông, liên kết đào tạo để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất và đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người lao động. Gắn chất lượng đào tạo với thị trường lao động trong và ngoài nước, có chính sách để đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và thu hút những giáo viên được đào tạo trình độ cao và đúng chuyên ngành. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. , Hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để hoàn thiện quan hệ sản xuất. Trong xây dựng hoàn thiện QHSX mới cần chú trọng cả ba mặt: Chế độ sở hữu, chế độ quản lý và chế độ phân phối: Về sở hữu, vẫn sẽ phát triển theo hướng còn tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội nên phải từng bước xác lập và phát triển chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu một cách vững chắc, tránh nóng vội xây dựng ồ ạt mà không tính đến hiệu quả như trước đây. Về quản lý, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sự quảncủa Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của người lao động và toàn thể nhân dân.Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị, phân chia lại sự sở hữu tư liệu sản xuất trong nhân dân. Hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế cung ứng dịch vụ công cộng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước không ngừng nâng cao mức bảo đảm các dịch vụ công cộng thiết yếu cho nhân dân. A, MỞ BÀI Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuấtlực lượng sản xuất là quy luật xuyên suốt và chi phối sự phát triển của xã hội loài người, phát huy tác dụng trong mọi hình thái kinh tế - xã hội. Lực lượng sản xuấtquan hệ sản xuất tồn tại, vận động và phát triển trong một thể thống nhất. Quan hệ giữa lực lượng sản xuấtquan hệ sản xuấtquan hệ tương tác giữa hai bộ phận cấu thành trong một chỉnh thể của phương thức sản xuất; trong đó, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của phương thức sản xuấtquan hệ sản xuất là hình thái xã hội của sự tồn tại, phát triển phương thức sản xuất. Ðây là mối quan hệ giữa hai mặt hợp thành một chỉnh thể, là phương thức sản xuất, chúng không tách rời nhau mà quy định lẫn nhau. Mối quan hệ tương tác này tác động đến sự thay đổi và phát triển của phương thức sản xuất, do đó tác động đến sự phát triển của xã hội.Việc đưa nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa quan hệ sản xuấtlực lượng sản xuất có ý nghĩa vô cùng to lớn, đặc biệt là trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay. Để làm rõ mối quan hệ của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất với nền kinh tế Việt Nam, em xin phân tích sự vận dụng quy luật này ở nước ta hiện nay . C, KẾT LUẬN Lực lượng sản xuấtquan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng, tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - quy luật cơ bản nhất của sự vận động phát triển của xã hội. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến, tác động trong toàn tiến trình lịch sử của nhân loại. Trong suốt quá trình đổi mới 25 năm qua, Ðảng ta không ngừng tìm tòi, phát triển nhận thức về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuấtquan hệ sản xuất trên tổng thể và đối với từng yếu tố cấu thành của quan hệ sản xuất. Ðó là một quá trình vận động, phát triển liên tục về nhận thức thông qua lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, đã đem lại những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. [...]...DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ giáo dục và đào tạo , Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 2 Bộ giáo dục và đào tạo , Giáo trình triết học Mac- Lênin ( dùng trong các trường Đại học, cao đẳng), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002 . niệm, kết cấu của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, . sản xuất Quan hệ sản xuất bao gồm ba mặt: quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức quản lí quá trình sản xuất, quan hệ về phân phối sản

Ngày đăng: 03/04/2013, 10:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan