Xây dựng chương trình đào tạo liên thông bậc trung cấp lên đại học ngành Nông học tại trường Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương

23 642 2
Xây dựng chương trình đào tạo liên thông bậc trung cấp lên đại học ngành Nông học tại trường Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN A: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm qua, công nghệ tự động hóa được áp dụng rộng khắp trong cuộc sống nói chung và nông nghiệp nói riêng. Do đó vai trò nguồn nhân lực trí thức càng có vị trí quan trọng. Ngành nông nghiệp luôn phát triển không ngừng cùng với tốc độ biến đổi của khoa học kỹ thuật. Đào tạo nhân lực ngành nông nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò của con người được quan tâm hàng đầu. Trường Trung Cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương là trường Nông Lâm Nghiệp duy nhất của khu vực Đông nam bộ. Trường được giao nhiệm vụ đào tạo đội ngũ nhân lực lành nghề cho vùng và cả nước. Ngoài ra trường còn cung cấp một nguồn lao động có tay nghề cho thị trường lao động trong khu vực. Để đáp ứng nhu cầu học của người dân, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cung cấp nguồn cán bộ kỹ thuật có tay nghề cho địa phương và đất nước, trường luôn phấn đấu không ngừng để từng bước đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá để nâng cấp trường trở thành Trường Cao đẳng và Đại học trong tương lai. Khi trở thành Trường Cao đẳng, Đại học nhu cầu đào tạo liên thông là không thể thiếu, do đó việc xây hoàn chỉnh một chương trình đào tạo liên thông bậc trung cấp lên đại học là rất cần thiết. Trong qua trinh công tác, tác giả thấy rằng nhu cầu học liên thông của các học viên tại trường rất cao, trong qua trình tuyển sinh tác giả thấy rằng từ năm 2005- 2010 có gần 1000 học sinh ngành nông học đăng ký thi vào trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Một điều mà tác giả thấy rằng người học khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp nếu muốn đại học thì phải học lại từ đầu ( tức 4 năm) vừa tốn kinh phí, thời gian. Tác giả chọn đi vào xây dựng chương trình đào tạo nói chung và chương trình đào tạo liên thông nói riêng, vì trong quá trình học tác giả thấy chương trình đào tạo của một số nước rất ngắn mà hiệu quả cao vì thế tác giả muốn am hiểu về xây dựng chương trình để sau nay có thể nghiên cứu sâu thêm về lĩnh vực này và xây dựng ra các chương trình hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với định hướng phát triển chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp cho khu vực Đông Nam Bộ, người nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu: “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG BẬC TRUNG CẤP LÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NÔNG HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NÔNG LÂM NGHIỆP BÌNH DƯƠNG” làm luận văn tốt nghiệp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Xây dựng chương trình liên thông từ bậc Trung cấp lên Đại Học ngành Nông học tại trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp Bình Dương, nhằm mở rộng quy mô và năng lực đào tạo cho trường Trung cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương trong nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của khu vực và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chương trình đào tạo liên thông bậc trung cấp lên bậc đại học ngành nông học của trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương. 3.2. Khách thể Chương trình đại học của ngành nông nghiệp, chương trình trung cấp của ngành nông nghiệp, học viên, giáo viên, cơ sở vật chất và doanh nghiệp. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng chương trình liên thông từ bậc Trung cấp lên bậc Đại học ngành Nông học. - Khảo sát nhu cầu học liên thông từ bậc trung cấp lên Đại Học của sinh viên ngành Nông học và khảo sát nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong khu vực. - Phân tích các chương trình đào tạo liên quan. - Xây dựng chương trình liên thông từ bậc Trung cấp lên Đại Học ngành Nông học tại trường Trung cấp Nông Lâm Nghiệp Bình Dương. - Bước đầu đánh giá khả năng ứng dụng của chương trình thông qua việc lấy ý kiến của một số chuyên gia chuyên môn và một số chuyên gia trong lĩnh vực phát triển chương trình đào tạo . 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Chương trình đào tạo liên thông từ bậc Trung cấp lên bậc Đại học ngành Nông học nếu được xây dựng hoàn chỉnh sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu học tập suốt đời của người dân, và nhu cầu đào tạo sắp tới của trường. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề xuất chương trình đào tạo liên thông bậc Trung cấp lên Đại Học ngành Nông học tại trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương. - Chương trình được xây dựng ở dạng đề cương và mô tả môn học, không xây dựng chương trình chi tiết. - Chương trình chưa được thực nghiệm mà để lấy ý kiến nhận của các nhà chuyên môn, để bước đầu đánh giá tính khả thi và hợp lý của chương trình. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Các văn kiện, văn bản pháp lý liên quan đến đào tạo liên thông. - Các chương trình đào tạo liên thông. - Các tài liệu, sách tham khảo về xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo liên thông, phân tích nghề, module, tín chỉ… 7.2. Phương pháp khảo sát điều tra - Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo và tuyển dụng nhân lực (dùng cho các cơ quan, công ty trong khu vực) - Phiếu khảo sát nhu cầu học liên thông (dùng cho sinh viên đang học và đã ra trường hệ trung cấp). - Phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia. 7.3. Phương pháp thống kê Phân tích, tổng hợp xử lý số liệu thu thập được qua các cuộc khảo sát điều tra. 7.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia Do thời gian nghiên cứu không đủ để thực nghiệm chương trình nên người nghiên cứu sử dụng phương pháp này để đánh giá khả năng áp dụng thực tế của chương trình. PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH I. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Phần này tác giả trình bày: 1-Các khái niệm, 2- Lý thuyết về xây dựng chương trình đào tạo, 3-Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng chương trình đào tạo, 4- Các phương pháp tiếp cận khi xây dựng chương trình đào tạo, 5-Tiến trình xây dưng chương trình đào tạo. II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG Phần này tác giả trình bày: 1-Xu thế liên thông trong giáo dục đào tạo, 2-Những quan điểm chỉ đạo, các yếu tố liên thông, 3-Đào tạo liên thông và hệ thống đào tạo nghề ở một số nước trên thế giới, Đào tạo liên thông và những định hướng phát triển dạy nghề ở Việt Nam. CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGÀNH NÔNG HỌC Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG Phần này tác giả trình bày: 1- Định hướng phát triển bền vững đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 của tỉnh Bình Dương, 2- Thực trạng kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương II. NHU CẦU ĐÀO TẠO VÀ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC: 1. Nội dung tìm hiểu: Nội dung tìm hiểu tập trung vào những vấn đề:  Nhu cầu tuyển mới lao động từ nay đến năm 2020.  Các ngành nghề ưu tiên chọn tuyển.  Đánh giá về chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng với yêu cầu công việc.  Những kỹ năng Trường trung cấp Nông Lâm cần chú ý.  Tính cần thiết của việc xây dựng chương trình đào tạo liên thông ngành Nông học từ trung cấp lên đại học.  Hình thức tổ chức đào tạo liên thông. Với những vấn đề như trên, người nghiên cứu đã tiến hành gởi 30 phiếu khảo sát để tìm hiểu nhu cầu đào tạo và tuyển dụng đến các cơ quan, doanh nghiệp… Số phiếu nhận về đủ 30 phiếu, số phiếu được gởi trong Tỉnh, Bình Phước và Tp Hồ Chí Minh, Khu vực lân cận khác. 2. Kết quả khảo sát: 2.1 Nhu cầu tuyển mới lao động: Trong một công ty, một doanh nghiệp sẽ có nhiều bậc trình độ của lao động khác nhau, do đó nếu xác định được nhu cầu tuyển dụng lao động (theo trình độ) của các công ty, doanh nghiệp thì đây sẽ là những thông tin rất có ích trong quá trình định hướng xây dựng các cấp bậc đào tạo cho nhà trường. Một doanh nghiệp có thể có nhu cầu tuyển nhiều bậc trình độ khác nhau. Trình độ ưu tiên tuyển chọn Số lượng Tỷ lệ (%) Sau Đại học 2 6.66 Đại học 14 46.67 Cao đẳng 5 16.67 Trung cấp 7 23.33 Sơ cấp 2 6.66 Tổng 30 100.00 Bảng 2.3 : Bậc trình độ ưu tiên tuyển chọn Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy bậc trình độ được ưu tiên tuyển chọn là bậc Đại Học, chiếm 46.67% 2.2 Các ngành nghề ưu tiên tuyển chọn: Bổ sung cho nhu cầu tuyển mới lao động, việc tìm hiểu về các ngành nghề được công ty, doanh nghiệp ưu tiên tuyển chọn là không thể thiếu. Một doanh nghiệp có thể có nhu cầu tuyển nhiều bậc trình độ khác nhau. Các ngành nghề ưu tiên tuyển chọn Số lượng Tỷ lệ (%) Nông học 12 40.00 Kế toán 4 13.33 Tin học 4 13.33 Cơ khí 6 20.00 Ngành khác 4 13.33 Tổng 30 100.00% Bảng 2.4 : Các ngành nghề ưu tiên tuyển chọn Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy ngành nghề được ưu tiên tuyển chọn là ngành Nông học, chiếm 40.00% 2.3 Đánh giá về lao động đáp ứng với yêu cầu công việc: Đánh giá chung của các công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động hiện nay đối với đội ngũ lao động vừa được đào tạo ra. Mức độ đáp ứng Số lượng Tỷ lệ (%) Tốt 10 33.33 Trung bình 16 53.33 Chưa đáp ứng 4 13.33 Tổng 30 100.00 Bảng 2.5 : Mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ lao động mới ra là chưa cao, chủ yếu chỉ ở mức trung bình, chiếm 53.33% 2.4 Những kỹ năng cần chú trọng : Từ việc chưa đáp ứng tốt nhu cầu lao động của đội ngũ học sinh ra trường nên nhà trường cần chú ý nâng cao rèn luyện một số kỹ năng mà người nghiên cứu đã thống kê từ thị trường lao động thông qua các công ty và doanh nghiệp, cụ thể như sau: Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Kỹ năng thực hành chuyên môn. Khả năng thích ứng với công việc do áp dụng những kiến thức đã học. 2.5 Tính cần thiết của việc xây dựng chương trình: Nhận xét của các nhà tuyển dụng về tính cần thiết của việc xây dựng chương trình đào tạo liên thông ngành Nông học từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Đại học Mức độ cần thiết Số lượng Tỷ lệ (%) Rất cần thiết 18 60.00 Cần thiết 12 40.00 Không cần thiết 0 0.00 Tổng 100.00 Bảng 2.6 : Mức độ cần thiết của việc xây dựng chương trình Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy việc xây dựng chương trình đào tạo liên thông ngành Nông học từ Trung cấp chuyên nghiệp lên Đại học là cần thiết, chiếm 60%. 2.6 Hình thức tổ chức đào tạo liên thông: Ý kiến của các công ty, doanh nghiệp về hình thức tổ chức đào tạo liên thông giúp nhà trường định hướng trước việc tổ chức học liên thông như thế nào để đạt hiệu quả đào tạo cao nhất. Hình thức tổ chức Số lượng Tỷ lệ (%) Tập trung 16 53.33 Vừa học vừa làm 14 46.67 Tổng 30 100.00 Bảng 2.7 : Hình thức tổ chức đào tạo liên thông Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy đa số công ty, doanh nghiệp chọn hình thức tổ chức đào tạo liên thông là học tập trung, chiếm 53.33% III. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG TRUNG CẤP NÔNG LÂM NGHIỆP BÌNH DƯƠNG Phần này tác giả trình bày: 1- Quá trình phát triển của trường, 2- Thực trạng của nhà trường IV. NHU CẦU HỌC LIÊN THÔNG CỦA HỌC SINH 1. Nội dung khảo sát  Mục tiêu đào tạo trung cấp ngành Nông học  Chương trình đào tạo trung cấp ngành nông học  Mức độ tiếp thu các môn học  Ý định của sinh viên sau khi tốt nghiệp (đi làm hay học tiếp)  Học sinh sinh viên muốn học liên thông lên bậc cao đẳng hay đại học Với mục đích khảo sát nhu cầu học liên thông, người nghiên cứu đã chọn đối tượng cho việc khảo sát là học sinh đang theo hệ trung cấp tại trường, và đã ra trường năm 2008- 2010. Số phiếu khảo sát phát ra 150 số phiếu nhận về 150 đạt 100%. Người nghiên cứu đã tổng hợp và xử lý số liệu trên exell. 2. Kết quả khảo sát: 2.1 Mục tiêu đào tạo Bảng 2.9 kết qua khảo sát mục tiêu đào tạo Mục tiêu đào tạo Số lượng Tỷ lệ (%) Phù hợp 141 94 Chưa phù hợp 9 6 Tổng 150 100 Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy đa số học sinh được khảo sát học hệ trung cấp về mục tiêu đào tạo phù hợp là 94%. 2.2. Chương trình đào tạo trung cấp ngành nông học - Số lượng môn học Bảng 2.10: tỷ lệ số lương môn học Nhiều Vừa đủ Ít Tỷlệ % 16.67% (25/150) 83.33(125/150) 0%(0/150) - Số giờ lý thuyết Bảng 2.11: tỷ lệ số giờ lý thuyết Nhiều Vừa đủ Ít Tỷ lệ % 24.00 (36/150) 76.00(114/150) 0%(0/150) - Số giờ học thực hành Bảng 2.12: tỷ lệ số giờ thực hành Nhiều Vừa đủ Ít Tỷ lệ % 2.67 (4/150) 83.33(125/150) 14%(21/150) Kết quả khảo sát cho thấy số lượng môn học, phân bổ số giờ lý thuyết, thực hành đối với hệ trung cấp ngành nông học tương đối phù hợp. 2.3. Mức độ tiếp thu các môn học Bảng 1.13: Mức độ tiếp thu các môn học Mức độ tiếp thu các môn học của học sinh Số lượng Tỷ lệ Khó 23 15.33 Vừa sức 127 84.67 Dễ 0 0.00 Tổng 150 100 Kết quả khảo sát cho thấy mức độ tiếp thu các môn học của học sinh ở mức độ vừa sức chiếm 84.67 %. 2.4. Ý định của sinh viên sau khi tốt nghiệp Với mục đích muốn tìm hiểu ý định của học sinh ngành nông học sau khi tốt nghiệp có nhu cầu học liên thông tiếp không, giúp nhà trường có cơ sở nguồn đầu vào chuẩn bị cho một chương trình đào tạo mới. Bảng 2.14:Ý định của sinh viên sau khi tốt nghiệp Ý định sau khi tốt nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%) Học tiếp lên Đại học 53 35.33 Đi làm 30 20.00 Vừa học vừa làm 55 36.67 Ý kiến khác 12 8.00 Tổng 150 100.00% Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy nhu cầu học tiếp của học sinh sau khi tốt nghiệp trung cấp là cao, nhu cầu học tiếp lên đại học chiếm 35.33%, nhu cầu vừa học vừa làm chiếm 36.67%, do đó nhu cầu đào tạo là có. 2.5.Hình thức tổ chức học tập liên thông: Ý kiến của các học sinh về hình thức tổ chức học tập liên thông giúp nhà trường định hướng trước việc tổ chức đào tạo liên thông như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Bảng 2.15: Hình thức tổ chức học tập liên thông Hình thức tổ chức Số lượng Tỷ lệ (%) Tập trung 91 60.67% Vừa học vừa làm 59 39.33% Tổng 150 100.00% Kết quả khảo sát ở trên đã cho thấy đa số sinh viên chọn hình thức tổ chức học tập liên thông là học tập trung, chiếm 60.67%. 2.6. Kết quả khảo sát bậc liên thông Bảng 2.16: Nhu cầu bậc liên thông Bậc liên thông Số lượng Tỷ lệ (%) Cao đẳng 139 92.67% Đại học 11 7.33% Tổng 150 100.00% Qua kết quả khảo sát chương trình đào tạo đối với 150 phiếu người nghiên cứu thấy rằng: đa số các ý kiến cho rằng thời gian, mục tiêu, nội dung, mức độ hình thành kỹ năng nghề, mức độ đáp ứng với thực tế, nhu cầu của học sinh muốn đào tạo liên thông lên đại học. Vì vậy xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc trung cấp lên đại học là hết sức cần thiết và phù hơp. Từ cơ sở thực tiễn tác giả nghiên cứu ở chương 2 đó là: Nhu cầu lao động có trình độ ở tình Bình Dương nói chung và các doanh nghiệp nói riêng là rất cao do đó muốn đáp ứng được thì việc đào tạo liên thông cũng rất cấp bách để đáp ứng nhu cầu đó. Trường trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương muốn tồn tại và nâng cao năng lực đào tạo của mình thì đào tạo liên thông là không thể thiếu. Và từ kết quả khảo sát nhu cầu của học sinh ngành nông học tác giả kết luận rằng đào tạo liên thông từ bậc trung cấp lên đại học là rất cần thiết và cấp bách. CHƯƠNG III : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG I. PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG: Phần này tác giả trình bày: 1- Phân tích chương trình khung đào tạo đại học ngành nông học, 2- Khung chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ Đại học ngành Nông học, 3- Phân tích chương trình đào tạo hệ trung cấp ngành nông học ngành Nông học. II. SO SÁNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NGÀNH NÔNG HỌC 1. Mục tiêu đào tạo So sánh mục tiêu đào tạo giữa chương trình trung cấp và đại học ngành nông học Bảng 3.5: So sánh mục tiêu đào tạo giữa chương trình trung cấp và đại học Chương trình trung cấp ngành nông học Chương trình đại học ngành nông học Kiến thức + Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ Ngoài những kiến thức được trang nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công nghiệp hóa nông thôn. + Có lòng yêu nước, yêu CNXH, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước + Vận dụng được kiến thức về pháp luật, kinh tế - xã hội, tài chính – tiền tệ, kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán được giao. + Vận dụng được kiến thức tin học trong công tác tinh toán năng xuất, hiệu quả kinh tế của nông nghiệp. + Nắm vững cơ sở lí luận, kiến thức lí thuyết cơ bản, kiến thức chuyên môn ngành Nông học, bao gồm các lãnh vực sinh lí thực vật, giống cây trồng, đất - phân bón, bảo vệ thực vật cây trồng và những cây trồng chủ yếu trong nông nghiệp. bị cho người học như trung cấp, chương trình đại học còn trang bị thêm những kiến thức như sau: + Vận dụng được kiến thức ngoại ngữ, tin học trong công tác nông nghiệp. + Xác định được cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng miền. + Đánh giá được tình hình hoạt động nông nghiệp của từng vùng miền. Những kỹ năng đạt được - Ứng dụng kiến thức đã học. Giao tiếp, làm việc nhóm và làm việc độc lập. - Tự học nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn. - Giải quyết vấn đề về kỹ thuật liên quan đến nông học, bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường và hướng dẫn về sản xuất bền vững. - Tổ chức và quản lí (sản xuất cây trồng, kế hoạch, dự án). - Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm nghiên cứu chuyên dụng. - Khuyến nông không chính quy (điểm trình diễn, lớp học nông dân ngoài đồng, Ngoài những kỹ năng được trang bị cho người học bậc trung cấp, chương trình đại học còn trang bị thêm những kỹ năng như sau: - Tổ chức nghiên cứu ứng dụng trong nhiều điều kiện khác nhau (về trang thiết bị, phương pháp). - Phương pháp nghiên cứu (lấy mẫu, thu thập số liệu, phân tích dữ liệu). - Viết báo cáo khoa học. - Biên soạn tài liệu kỹ thuật, tập sách, bản tin về khuyến nông, giao tiếp. [...]... chương trình đào tạo liên thông bậc Trung cấp lên đại học ngành nông học tại trường Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương Trong nhiệm vụ này người nghiên cứu đã phân tích: chương trình khung của đại học và Trung cấp ngành Nông học tại trường Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương Qua đó xây dựng chương trình đào tạo liên thông và tham khảo ý kiến chuyên gia về tính khả thi của chương trình vừa xây dựng được... Xây dựng chương trình đào tạo liên thông tạo sự khớp nối giữa các bậc đào tạo, góp phần khắc phục được một số vấn đề đang tồn tại trong đào tạo giữa các bậc ở nước ta Kết quả nghiên cứu của đề tài này giúp người học trung cấp ngành nông học được học nâng cao trình độ lên đại học ngành Nông học b Về mặt thực tiễn: Xây dựng chương trình đào tạo liên thông từ bậc Trung cấp lên bậc Đại học ngành Nông học. .. (3) Tiếp thị nông nghiệp, (4) Có kiến thức sâu về cây Cao su, (5) Môi trường nông nghiệp, (6) Ngoại ngữ III XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG TỪ BẬC TRUNG CẤP LÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NÔNG HỌC Căn cứ kết quả khảo sát nhu cầu sử dụng lao động cũng như nhu cầu đào tạo liên thông từ trung lên đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương, khu vực lân cận và tại Trường trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương Kết hợp... được trong quá trình học tập Từ những kết quả phân tích, so sánh thời gian, mục tiêu, nội dung các môn học của hai chương trình, người nghiên cứu đề xuất chương trình đào tạo liên thông từ bậc trung cấp lên bậc đại học ngành nông học như sau: 1.Mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học ngành nông học, 2.Vị trí và khả năng công tác 3 Thời gian đào tạo chuyển tiếp... học tại trường Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương Qua thời gian nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Võ Thị Xuân, TS Nguyễn Văn Y người nghiên cứu đã hoàn thành đề tài của mình với nội dung bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng chương trình đào tạo liên thông Bao gồm:các cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo, chương trình đào tạo liên thông giữa hai bậc học. .. học trung cấp và đại học: người nghiên cứu đã tìm hiểu khái niệm về thiết kế chương trình đào tạo, lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình đào tạo, xác định các cách tiếp cận khi xây dựng chương trình như cách tiếp cận nội dung, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận phát triển để làm cơ sở lựa chọn cách tiếp cận khi xây dựng chương trình đào tạo liên thông cho trường Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương, ... nghiên cứu, chương trình đào tạo liên thông bậc Trung cấp lên đại học tại Trung cấp nông lâm nghiệp Bình Dương chỉ dừng ở mức độ mô tả môn học, nên trong thời gian tới nếu có điều kiện, hướng phát triển của đề tài sẽ là: - Xây dựng hoàn chỉnh đề cương chi tiết các môn học cho chương trình - Thực nghiệm và đánh giá toàn bộ chương trình này - Mở rộng phạm vi liên thông sang các ngành, lĩnh vực, trường khác... bị khả năng học tập nâng cao đủ cả bề rộng lẫn chiều sâu phục vụ cho công việc của mình sau khi tốt nghiệp 2.Thời gian đào tạo So sánh thời gian đào tạo và khối lượng kiến thức toàn khóa học giữa chương trình trung và đại học ngành nông học Bảng 3.6: So sánh thời gian đào tạo giữa chương trình trung cấp và đại học Trung cấp Đại học - Thời gian đào tạo: 2 năm( phân bổ 4 kỳ) - Thời gian đào tạo: 4 năm... nhập học 7 Thang điểm 8 Khối lượng kiến thức toàn khóa học liên thông từ trung cấp lên đại học ngành nông học 9 Danh mục các môn học, thời gian và phân bổ thời gian của chương trình đào tạo liên thông Bảng 3.16 Danh mục các môn học, thời gian và phân bổ thời gian của chương trình đào tạo liên thông ĐVHT STT Tên môn học Các môn học chung Ghi chú Trong đó LT TH 26 255 60 1 Toán cao cấp B1 2 30 0 2 Hóa đại. .. môn học có một phần nội dung đã học ở hệ trung cấp 5 Các môn học chỉ có trong chương trình đại học ngành nông học Bảng 3.14.Các môn học chỉ có trong chương trình đại học ngành nông học ĐV STT Mã MH Tên môn học Học HT LT TH Năm kỳ Môn học theo chương trình bắt buộc 01 202112 Toán cao cấp B1 2 30 0 1 1 02 202301 Hóa đại cương 3 45 0 1 1 03 202304 Thí nghiệm hóa đại cương 1 0 30 1 1 04 202401 Sinh học đại . Chương trình đào tạo liên thông bậc trung cấp lên bậc đại học ngành nông học của trường Trung cấp Nông lâm nghiệp Bình Dương. 3.2. Khách thể Chương trình đại học của ngành nông nghiệp, chương. dựng chương trình liên thông từ bậc Trung cấp lên Đại Học ngành Nông học tại trường Trung cấp Nông Lâm nghiệp Bình Dương, nhằm mở rộng quy mô và năng lực đào tạo cho trường Trung cấp Nông Lâm Nghiệp. “XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG BẬC TRUNG CẤP LÊN ĐẠI HỌC NGÀNH NÔNG HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NÔNG LÂM NGHIỆP BÌNH DƯƠNG” làm luận văn tốt nghiệp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Xây dựng

Ngày đăng: 01/04/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan