Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

70 1.2K 2
Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là tài liệu tổng hợp hệ thống kiến thức cũng như các câu hỏi phân tích và có gợi ý trả lời bài thơ bài thơ Tây Tiến, giúp các bạn ôn thi Đại học khối C, D hiểu rõ cũng như có các cảm nhận mới về tác phẩm. Xem thêm các thông tin về Ôn thi Đại học môn Văn theo chuyên đề: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng tại đây

Ôn thi Đại học theo chuyên đề: Tác phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng Câu 1: Cảm nhận của anh /chị về đoạn thơ sau: Dốc lên khúc khuyu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. (Quang Dũng, Tây tiến, Ngữ văn 12 tập một) Gợi ý trả lời: Yêu cầu chung: Thí sinh biết cách làm bài văn NLVH - Yêu cầu cụ thể Mở bài: Trình bày tác giả, tác phẩm và nội dung yêu cầu của đề Thân bài: - Thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở - Khó khăn gian khổ của người lính Tây tiến - Tinh thàn lạc quan không ngại khó vì lí tưởng cao đẹp “sống cho tổ quốc” của người lính Tây Tiến - Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, ngôn từ giàu tính tạo hình Kết bài: Thành công của tác giả về xây dựng hình tượng người lính trên nền cảnh rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội. Câu 2: Vẻ đẹp của một thế hệ người Việt Nam trong đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.” (Trích Tây Tiến – Quang Dũng) Gợi ý trả lời: 1/ Đoạn thơ đã thể hiện thành công vẻ đẹp vừa bi tráng vừa lãng mạn, vừa hào hùng vừa hào hoa của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. - Vẻ đẹp ngang tàng, oai hùng, vượt lên trên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh: + Thực tế gian khổ, khắc nghiệt: bệnh sốt rét rừng hoành hành dữ dội, làm suy nhược sức khỏe của những người lính - da xanh bủng như màu lá, khiến họ phải cạo tóc, nhiều người bị rụng tóc, Thậm chí có những người đã vĩnh viễn nằm lại nơi rừng núi hoang vu vì căn bệnh quái ác này. + Song những người lính vẫn vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh: Cách nói "không mọc tóc" [chứ không phải "tóc không mọc"] đã cho thấy sự chủ động của họ và dường như thấp thoáng một nụ cười dí dỏm. Hơn hết, ở họ vẫn toát lên sự kiêu hùng, dũng mãnh "dữ oai hùm" - Vẻ đẹp của lí tưởng, khát vọng cống hiến dồn tụ trong ánh nhìn rực lửa "mắt trừng gửi mộng ". "Mộng" ở đây chính là giấc mộng được chiến đấu, được hi sinh vì độc lập dân tộc. - Vẻ đẹp của những tâm hồn trai tráng, trẻ trung với những khát vọng tình yêu chân thành, say đắm: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" 2/ Nghệ thuật miêu tả: - Bút pháp tả thực. - Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng kết hợp rất hài hòa. * Trình bày Mở bài: - Giới thiệu về Quang Dũng - Giới thiệu về Tây Tiến (Tây Tiến là gì? Thành phần) - Vị trí của đoạn thơ. Thân bài: - Khái quát nội dung của đoạn thơ. - Phân tích: * Bức chân dung kì dị nhưng dũng mãnh,hào hoa của người lính qua cái nhìn lãng mạn của nhà thơ + Ngoại hình('không mọc tóc','quân xanh màu lá') +Tâm hồn: lãng mạn,bên cái bi của hoàn cảnh vẫn trỗi lên cái hùng tráng của tâm hồn.phân tích'mắt trừng','dữ oai hùm'. +Phân tích nỗi nhớ nhà,nhớ người yêu qua'dáng kiều thơm'. *Lẽ sống và sự hi sinh cao đẹp của người lính trong niềm thương tiếc,ngưỡng mộ của nhà thơ. +Lẽ sống:không gian biên cương là những nấm mồ->hiện thực khắc nghiệt. + Nhịp thơ;dứt khoát,mạnh mẽ. +Sự hi sinh cao đẹp và bi tráng: 'áo bào’,'về đất';'sông Mã gầm lên khúc độc hành'. Kết bài: - Khái quát ý nghĩa toàn đoạn thơ. - Tài năng và tấm lòng của Quang Dũng với chiến sĩ Tây Tiến. Câu 3: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2007, trang 89) Gợi ý trả lời: Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc - hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình - ở đây là phân tích một hình tượng nghệ thuật. Kết cấu chặt chẽ, hành văn trôi chảy, lưu loát; không mắc lỗi về chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp… Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về tác giả và bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng), những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ, cần làm nổi bật hình tượng người lính trong đoạn thơ ấy: - Về nội dung: Đoạn thơ khắc hoạ hình ảnh người lính với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và bi tráng. + Khí phách oai phong lẫm liệt, sức mạnh phi thường bên trong hình hài tiều tụy. + Tâm hồn trẻ trung, hào hoa, lãng mạn. + Tinh thần xả thân vì lí tưởng, sự hi sinh cao cả vì Tổ quốc. - Về nghệ thuật: + Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn; hình ảnh gợi cảm gây ấn tượng sâu sắc. + Sử dụng nhiều từ Hán-Việt; giọng thơ gân guốc, chắc khoẻ, giàu nhạc tính; ngôn ngữ tạo hình độc đáo. Câu 4: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng : Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 88-89) Gợi ý trả lời: Về nội dung : Bài làm cần có các nội dung chính sau : - Giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả, hoàn cảnh ra đời, chủ đề của tác phẩm. Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích. - Bốn câu đầu đoạn trích là nỗi nhớ về những đêm liên hoan văn nghệ cuả các chiến sĩ Tây Tiến và đồng bào địa phương. Nỗi nhớ thiết tha nên kí ức sống động, chân thực: các chi tiết vừa thực vừa mộng, lãng mạn. Nhà thơ miêu tả rất thành công không khí tưng bừng, sôi nổi; niềm hạnh phúc ngây ngất của các chiến sĩ trong những đêm văn nghệ ấy. Học sinh cần hiểu đúng, giải thích hợp lí các từ ngữ: đuốc hoa, xiêm áo, man điệu… - Bốn câu sau là nỗi nhớ về thiên nhiên, con người Tây Bắc với những nét độc đáo, ấn tượng: cảnh chiều sương Châu Mộc mà hồn thiên nhiên như đọng lại ở bờ lau, bến lách hoang dại. Đó là “ dáng người trên độc mộc”, vượt trên nước lũ, thể hiện vẻ đẹp mềm mại mà hào hùng trong công cuộc chế ngự thiên nhiên… - Chỉ ra vài nét tiêu biểu về nghệ thuật trong đoạn thơ và bài thơ: bút pháp lãng mạn; hình ảnh sống động, độc đáo, từ ngữ chính xác giàu chất tạo hình. Giọng thơ linh hoạt: khi hào hùng rắn rỏi, khi uyển chuyển mềm mại, tinh tế… Về kĩ năng: - Học sinh nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ - Bài làm có bố cục rõ ràng ; diễn đạt mạch lạc ; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp Câu 6: Vẻ đẹp chân dung đoàn binh Tây Tiến qua đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” (Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập một, NXB Giáo Dục, 2008) Gợi ý trả lời: a.Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách phân tích một đoạn thơ (đặt trong cả bài thơ) nhằm làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến - Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục có tính khoa học, hợp lí, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu rõ bài thơ, học sinh tập trung phân tích đoạn thơ làm nổi bật những ý sau: - Vẻ đẹp trần trụi, khắc khổ của người chiến binh Tây Tiến (hình thể - màu da do cuộc sống thiếu thốn nơi chiến trường, lại phải chống chọi triền miên với bệnh sốt rét hay do uống phải nước suối độc). Tuy nhiên, ở họ vẫn toát lên một sức sống, một ý chí ngoan cường, mạnh mẽ “ dữ oai hùm” ( câu 1 và 2 ) - Vẻ đẹp người lính trong ý thức trách nhiệm đối với giang sơn, Tổ quốc ; vẻ đẹp lãng mạn, vương vấn cốt cách người trí thức, thư sinh Hà thành ( câu 3 và 4) - Vẻ đẹp của một ý chí tiến công mạnh mẽ, khát vọng giết giặc lập công mãnh liệt, chẳng tiếc đời xanh, dẫu rằng, đâu đây trong cuộc trường chinh, cái chết, nỗi đau mất mát vẫn hiển hiện qua từng nấm mồ nơi “ biên cương”, “ viễn xứ” ( câu 5 và 6) - Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến nhuốm màu tráng sĩ xưa“Da ngựa bọc thây”, xem cái chết“nhẹ tựa hồng mao”. Một cuộc ra đi thanh thản về cõi bất tử, vĩnh hằng. Đất Mẹ Việt Nam dang rộng cách tay ôm đứa con yêu sau khi làm tròn nghĩa vụ. Sông Mã dội lên khúc tráng ca tống tiễn trong niềm tiếc nuối khôn nguôi(câu 7 và 8). * Nghệ thuật: - Khắc hoạ sống động hình tượng người lính Tây Tiến với bút pháp lãng mạn. - Thành công trong việc sử dụng nghệ thuật cường điệu, lối nói giảm, biện pháp nhân hoá, sử dụng từ Hán-Việt… Câu 7: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Tây Tiến – Quang Dũng) Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) Gợi ý trả lời: a) Giới thiệu hai đoạn thơ b) Phân tích, cảm nhận - Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến là cảnh sông nước miền Tây hoang sơ, thơ mộng, trữ tình - Hình ảnh thiên nhiên và con người được gợi tả mộc mạc mà duyên dáng, đầy tình người: chiều sương, hồn lau, người độc mộc, hoa đong đưa … - Điệp khúc: có thấy, có nhớ thể hiện sự thôi thúc, đắm chìm trong nỗi nhớ sông nước mênh mang, hoà vào khung cảnh thơ mộng - Đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là khung cảnh sông nước xứ Huế qua cảm nhận của cái tôi trữ tình đầy tâm trạng. - Cảnh vật buồn, chia lìa - Khung cảnh đẹp bị xoá nhoà giữa thực tại và ảo mộng - Câu hỏi tu từ cất lên như tiếng kêu đầy da diết mong mỏi khắc khoải c) Nét tương đồng và khác biệt: Tương đồng: + Cả hai đoạn thơ đều là sự cảm nhận của cái tôi trữ tình về khung cảnh sông nước quê hương + Chính cái tôi lãng mạn chắp cánh cho cảnh vật thêm thơ mộng, huyền ảo, lung linh. Cả hai đoạn thơ đều cho thấy nét bút tài hoa của hai hai thi sĩ - Khác biệt: + Đoạn thơ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mang màu sắc tâm trang chia ly, mong nhớ khắc khoải + Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến mang nỗi nhớ da diết về thiên nhiên miền Tây, về kỷ niệm kháng chiến d) Lí giải sự tương đồng và khác biệt: - Cả Quang Dũng và Hàn Mặc Tử đều là những hồn thơ lãng mạn, tài hoa - Mỗi nhà thơ đều mang một cảm xúc riêng khi đứng trước khung cảnh sông nước - Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng của mỗi nhà thơ và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong cảm xúc và hình ảnh thơ của mỗi nhà thơ e) Đánh giá chung: - Hai đoạn thơ là những cảm nhận khác nhau về khung cảnh sông nước quê hương - Hai đoạn thơ thể hiện cho vẻ đẹp tâm hồn của hai nhà thơ ở hai thời cuộc, hai cảnh ngộ khác nhau Câu 8: Bình giảng khổ 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Gợi ý trả lời: Tây Tiến, đối với con sông Mã và núi rừng miền Tây xa xôi. Đó là nỗi nhớ “ chơi vơi” bao kỉ niệm đẹp và cảm động một thời trận mạc đầy gian khổ, hi sinh. Đây là đoạn thơ thứ ba trong bài Tây Tiến, đã khắc họa khí phách anh hùng và tâm hồn lãng mạn của người chiến sĩ trong máu lửa: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ( ) Sông Mã gầm lên khúc độc hành Trên những nẻo đường hành quân chiến đấu, vượt qua bao núi cao dốc thẳm “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”, đoàn binh Tây Tiến hiện ra giữa màu xanh của núi rừng trùng điệp, vừa kiêu hùng vừa cảm dộng. Người chiến binh với quân trang màu xanh của lá rừng, với nước da xanh phong sương vì sốt rét rừng, thiếu thuốc men, lương thực: “không mọc tóc". Câu thơ trần trụi như hiện thực chiến tranh những năm đầu kháng chiến vốn thế. “Không mọc tóc” là hình ảnh phán ánh cái khốc liệt của chiến trường: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Cái hình hài không lấy gì làm đẹp: “quân xanh màu lá”, “không mọc tóc” tương phản với “dữ oai hùm” là một nét chạm khắc tài tình làm nổi bật chí khí hiên ngang, tình thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm cho quân giặc phải khiếp sợ. “Dữ oai hùm” là một hình ảnh ẩn dụ nói lên chí khí người lính mang tính kế thừa và sáng tạo của Quang Dũng. Các chiến binh “Sát Thát” đời Trần: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” (Phạm Ngũ Lão); “Tì hổ ba quân, giáo gươm sáng chói” (Trương Hán Siêu). Nghĩa quân Lam Sơn xung trận trong khí thế “bình Ngô”: “Sĩ tốt kén tay tì hổ - Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh” (Bình Ngô đại cáo) — Một dân tộc anh hùng trên trận tuyến đánh quân thù, thời đại nào cũng có những chiến sĩ “ti hổ” và “dữ oai hùm” như thế đó! Với niềm tự hào, Quang Dũng đã viết nên mội câu thơ rất hay: "Quân xanh màu lá dữ oai hùng”, lấy cái “thô”, cái “mộc” để tô đậm cái đẹp, cái dũng khí ẩn chứa trong tâm hồn người chiến sĩ. Gian khổ, ác liệt, thiếu thốn, bệnh tật muôn lần khó khăn, thử thách nhưng họ vẫn có những giấc “mơ”, giấc “mộng” rất đẹp: Mát trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Mộng và mơ gửi về hai phía chân trời: biên giới và Hà Nội, nơi còn đầy bóng giặc. “Mắt trừng” - hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt, tinh thần cảnh giác, tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt. “Mộng qua biên giới" - mộng tiêu diệt quân thù, bảo vệ biên cương, lập nên bao chiến công nêu cao truyền thông anh hùng của đoàn binh Tây Tiến. Lại có những giấc mơ đẹp. Chiến sĩ Tây Tiến vốn là những học sinh, sinh viên, những chàng trai Hà hành “xếp bút nghiên theo việc đao, cung”, giàu lòng yêu nước, phong độ hào hoa: “Từ thuở mang gươm đi giữ nước - Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” (Huỳnh Vàn Nghệ). Sống giữa núi rừng miền Tây, gian khổ, ác liệt, cái chết bủa vây, lửa đạn mịt mù, nhưng các anh vẫn mơ về Hà Nội. Quên sao dược những hàng me, hàng sấu, nhưng phố cũ trường xưa, “Những phố dài xao xác hơi may?” Quên sao được những tà áo trắng, những thiếu nữ thương yêu, những “dáng kiều thơm" từng hò hẹn. Hình ảnh “dáng kiều thơm" trong câu thơ của Quang Dũng đem đến cho người đọc nhiều thú vị: ngôn từ vốn có trong thơ lãng mạn thời “tiền chiến” nhưng dưới ngòi bút nhà thơ - chiến sĩ nó trở nên có hồn, đặc tả chất lính hào hoa, trẻ trung, lãng mạn của người lính trẻ đoàn binh Tây Tiến trong trận mạc. Nếu người nông dân mặc áo lính trong thơ Chính Hữu mang theo nỗi nhớ ‘giếng nước gốc đa”, nhớ mái nhà gianh, nhớ ruộng nương ; trong thơ Hồng Nguyên là nỗi nhớ “người vợ trẻ - Mòn chân bên cối gạo canh khuya”, thì người chiến sĩ trong thơ Quang Dũng, nỗi nhớ gắn liền với “mộng” và “mơ”. Mộng lập chiến công, mơ “dáng kiều thơm”. Hữu Loan trong bài thơ Màu tím hoa sim cũng viết rất hay về nỗi nhớ của người lính chống Pháp: Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến tranh Mấy người đi trở lại Lỡ khi mìnlh không về Thì thươmg người vợ bé bỏng chiều quê Viết về “ruộng’’ và “mơ” của người chiến binh Tây Tiến, Quang Dũng đã ca ngợi tinh thần lạc quan yêu đời của đồng đội. Đó là một nét khám phá của nhà thơ khi vẽ chân dung “anh bộ đội Cụ Hồ” xuất thân từ tầng lớp tiểu tư sản trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bốn câu thơ tiếp theo là những nét vẽ bổ trợ, tô đậm bức chân dung người lính. Rải rác biên cương mồ viễn xứ. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Trong gian khổ và chiến trận, bao đồng đội đã ngã xuông trên chiến trường miền Tây. Họ nằm lại nơi chân đèo góc núi. Nấm mồ người chiến sỉ “rải rác biên cương”. Câu thơ để lại trong lòng ta nhiều thương cảm, biết ơn, tự hào: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Nếu tách câu thơ trên ra khỏi đoạn thơ thì nó tựa như bức tranh xám lạnh, ảm đạm và hiu hắt, đem đến nhiều xót thương. Nhưng nằm trong văn cảnh, đoạn mạch, câu thơ tiếp theo: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", đã nâng cao chí khi và tầm vóc người lính. Các anh đã ra trận vì một lí tưởng rất đẹp. “Đời xanh' là : trai trẻ, là tuổi thanh xuân của “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng…” những học sinh, sinh viên Hà Nội. Họ lên đường đầu quân vì nghĩa lớn của chí khí làm trai. Họ “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Câu thơ “Chiến truờng đi chẳng tiếc đời xanh” vang lên như một lời thề thiêng liêng, cao cả. Các anh quyết đem xương máu để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc. Anh bộ đội cũng như nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến với quyết tâm sắt đá : “ Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu làm nô lệ”. Quang Dũng ghi lại cảnh bi tráng giữa chiến trường miền Tây thuở ấy: Áo bào thay chiếu anh vế đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Các tráng sĩ ngày xưa giữa chốn sa trường lấy da ngựa bọc thây làm niềm kiêu hãnh. Các chiến sĩ Tây Tiến với chiếc chiếu đơn sơ, với tấm “áo bào” bình dị ấy: “anh về đất”. Một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản. Anh ra trận giết giặc vì quê hương. Anh ngã xuống là: “về đất”, nằm trong lòng Mẹ Tổ quốc thân yêu. Nhà thơ không dùng từ “chết”, từ “hy sinh” mà lấy cụm từ “về đất” để ca ngợi sự hi sinh cao cả mà bình dị, thầm lặng mà thanh thản, nhẹ nhàng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Người chiến binh Tây Tiến đã sống và chiến đấu cho quê hương, đã chết vì đất nước quê hương. “Anh về đất” bằng tất cả tấm lòng chung thủy của người chiến sĩ. Tiếng thác sông Mã “gầm lên” giữa núi rừng miền Tây như tiếng kèn trong bài “Chiêu hồn liệt sĩ” tống tiễn linh hồn liệt sĩ về nơi an giấc ngàn thu. Câu “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” là một câu thơ hay vì gợi tả được không khí thiêng liêng, trang trọng, đồng thời tạo nên âm điệu trầm hùng, thương tiếc. Phong cách ngôn ngữ của Quang Dũng rất đặc sắc, bên cạnh những từ ngữ bình dị đời lính như: gục, không mọc tóc, dữ, trừng, về đất, chiếu, gầm lên lại có một số từ Hán Việt như: mộng, mơ, biên giới, dáng kiều, biên cương, viễn xứ, áo bào, khúc độc hành - nhờ đó mà cái bình dị làm nổi bật cái cao cả thiêng liêng, cái bình thường tô đậm cái anh hùng, vĩ đại. Chất bi tráng và màu sắc lãng mạn từ vần thơ tỏa rộng trong không gian và chiều dài lịch sử. Đoạn thơ viết về chân dung người lính trong bài thơ Tây Tiến là đoạn thơ độc đáo nhất. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ kết hợp vận dụng sáng tạo trong miêu tả và biểu lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ “có hồn”. Người lính đã [...]... chiến mà sự thành công là ở sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Nửa thế hệ đã trôi qua, bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng vẫn giữ được giá trị cùa mình Câu 11: Phân tích khổ 3 bài thơ tây tiến của Quang Dũng Có thể nói, nếu chọn năm tác giả tiêu biểu cùa giai đoạn văn học này, có thể không có Quang Dũng nhưng nếu chọn năm bài thơ tiêu biểu, nhất định Tây Tiến phải được nhắc... và cảm hứng lãng mạn Câu 13: Phân tích cảm hứng lãng mạn ở bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Gợi ý trả lời: Cảm hứng lãng mạn - Lãng mạn là cảm hứng chủ đạo của nhà thơ Quang Dũng ở bài thơ Tây Tiến Chính nguồn cảm hứng ấy đã biến thành nguồn cảm xúc tuôn trào, thôi thúc nhà thơ sáng tác Do đó, bài thơ viết về Tây Bắc và những người lính Tây Tiến nhưng lại là một tác phẩm trữ tình, một cái tôi cá nhân... trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Gợi ý trả lời: Quang Dũng sáng tác không nhiều, nhưng thơ ông để lại ấn tượng sâu sắc với những rung cảm sâu lắng trong tâm hồn người đọc Thơ Quang Dũng hiện lên một “cái tôi” hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thi n nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị, chân thật Bài thơ Tây Tiến tiêu... Cuộc sống gian khổ, thi u thốn không ngăn được lính Tây Tiến vui vẻ, sôi nổi, yêu đời và mộng mơ Năm 1947, Quang Dũng gia nhập binh đoàn Tây Tiến, ông từng là đại đội trưởng một đại đội thuộc binh đoàn này Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác Nỗi nhớ Tây Tiến đau đáu, da diết đã khiến nhà thơ viết nên một bài thơ tuyệt tác Tây Tiến gợi lên một cuộc hành quân về phía Tây Tổ quốc, một cuộc... người lính Tây Tiến Đây là đoạn thơ mang tính chất cao trào trong toàn bộ khúc độc hành Tây Tiến Chất bi tráng đã tạo nên một tượng đài độc đáo về người lính Tây Tiến Đoạn thơ khép lại nhưng cùng với khúc độc hành của dòng sông Mã, âm hướng của Tây Tiến vẫn vang cả núi rừng và vọng qua năm tháng Câu 10: Phân tích khổ 1 bài thơ tây tiến của Quang Dũng Gợi ý trả lời: Năm 1948 cuộc kháng chiến của quân... Hữu), Nhớ (Hồng Nguyên) và Tây Tiến của Quang Dũng Quang Dũng viết Tây Tiến vào năm 1948, tại Phù Lưu Chanh, một làng ven con sông Đáy hiền hòa Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ đồng đội thân yêu, nhớ đoàn binh Tây Tiến, nhớ bản mường và núi rừng miền Tây, nhớ kỉ niệm đẹp một thời trận mạc Nói về nỗi nhớ ấy, bài thơ đã ghi lại hào khí lãng mạn của tuổi trẻ Việt Nam, của “bao chiến sĩ anh hùng”... (Hà Tây) , ông viết bài thơ Tây Tiến nói lên tình thương nhớ chiến trường miền Tây, nhớ đồng đội thân yêu một thời trận mạc Mở đầu bài thơ là một lời nhắn gọi biết bao thi t tha bồi hồi: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Bài thơ có 34 câu thơ thất ngôn, chia thành 4 đoạn, mỗi đoạn thơ là sự hồi tưởng bao kỉ niệm sâu sắc Đây là đoạn thơ thứ hai có 8 câu mang vẻ đẹp như một bài. .. liệu của âm nhạc là âm thanh, giai điệu; của hội họa là đường nét, màu sác; của điêu khắc là mảng khối còn của văn học chính là ngôn từ Vì vậy người ta thường nói Văn học là nghệ thuật ngôn từ” + Sức sống của tác phẩm văn học suy cho cùng là bắt nguồn từ chính sứcsống của ngôn từ Một thứ ngôn từ đậm chất nghệ thuật,đậm cá tính sáng tạo và ẩn chứa một sức nặng tư tưởng không cùng Qua vẻ đẹp của ngôn... cho Tây Tiến những “mộng rớt“ , “buồn rớt” chính là vì những câu thơ như thế này Thực ra câu thơ đã diễn tả vẻ đệp tâm hồn của người lính Tây Tiến Nguyên Đình Thi cũng đã diễn đạt rất thành công vẻ đẹp này trong bài thơ Đất nước: Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu Khác với nỗi nhớ của người lính trong thơ Nguyễn Đình Thi và các nhà thơ khác Quang Dũng thể hiện tình cảm của. .. phẩm văn học là sự kết tinh của hai yếu tố cảm xúc và tư tưởng Nó chứa đựng trong đó thái độ sống quan niệm sống, triết lí nhân sinh và bao nhiêu vấn đề khác cần được giãi bày, được bộc lộ của giới nghệ sĩ Vì thế, ngôn từ văn học mang đậm tính chủ quan của người viết và ẩn chứa một sức nặng tư tưởng không cùng 3 Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng a Vài nét về tác giả và tác phẩm + Quang Dũng

Ngày đăng: 01/04/2015, 13:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan