Phân tích vai trò đầu tư với tăng trưởng kinh tế. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam

39 738 5
Phân tích vai trò đầu tư với tăng trưởng kinh tế. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bản sơ thảo Bài tập nhóm Môn Kinh tế đầu tư I * * * Nhóm 5 – Đề tài 1 - Lớp Kinh tế đầu tư I_2 Tên đề tài: Phân tích vai trò đầu tư với tăng trưởng kinh tế. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam Giáo viên: Phạm Văn Hùng 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 4 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 4 1.1.1 Đầu tư 4 1.1.2 Tăng trưởng kinh tế 4 1.2 MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ 5 1.2.1 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển: 5 1.2.2 Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Marx (1818-1883): 5 1.2.3 Lý thuyết tăng trưởng của trường phái tân cổ điển: 6 1.2.4 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Keynes: 6 1.2.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại: 9 Chương 2. THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 10 2.1 Tổng quan nền kinh tế trước thời kì đổi mới (Năm 1986) 10 2.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kì sau đổi mới 11 2.2.1 Những kết quả đạt được trong tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001- 2010 11 2.2.2 Đánh giá tác động nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoan 2001-2010 14 2.2.3 Đánh giá tác động đầu tư tới tốc độ tăng trưởng kinh tế: 27 Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 31 3.1 Mục tiêu và quan điểm định hướng phát triển kinh tế xã hộiu Việt Nam đến 2020 31 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010: 31 3.1.2 Phương hướng đầu tư đến năm 2010 32 3.2 Giải pháp nâng cao hiểu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế32 3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư 32 3.2.2 Phân bổ và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả 33 3.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động 35 3.2.4 Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 35 3.2.5 Đổi mới công tác quản lý, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư 36 2 LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn hai muơi năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về kinh tế, văn hoá và xã hội. Điều đó thể hiện con đường phát triển đúng đắn mà Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến nay, có thể khẳng định rằng Việt Nam đã bước đầu thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng vị thế quốc gia lên một tầm cao mới trên trường khu vực cũng như quốc tế. Từ năm 2001 – 2011 nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, đặc biệt năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong lịch sử: 8,5%. Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm thế nào để duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ấy trong một thời gian dài. Để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững thì một trong những điều kiện quan trọng là phải mở rộng đầu tư. Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã chứng tỏ được mình là một điểm thu hút đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lớn trên thế giới. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng lên hết sức ấn tượng. Nhưng đồng nghĩa với nó là nền kinh tế nước ta đang phải đương đầu với bài toán lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại. Thực trạng này như một hồi chuông cảnh báo các nhà kinh tế Việt Nam cần có một cái nhìn tổng quan và đánh giá đúng đắn về mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển, nhằm giải quyết bài toán trên. Nhận thức được tính chất quan trọng của vấn đề, chúng tôi lựa chọn đề tài: vai tro đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế”, với mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của đầu tư đến TT&PT kinh tế và ngược lại. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tối đa mối quan hệ này để phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. 3 Chương 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1 Đầu tư 1.1.1.1 Khái niệm Có nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư, có thể nói rằng đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt các kết quả đó. Như vậy mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hi sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Trên góc độ kinh tế học vĩ mô: Đầu tư là hoạt động mua “tư bản hiện vật” như máy móc, xây dựng nhà xưởng … nhằm thay thế một phần tài sản đã hao mòn để nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Tóm lại Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào các hoạt động nào đó nhằm đem lại lợi ích hoặc mục tiêu, mục đích của chủ đầu tư. 1.1.1.2 Phân loại Có nhiều cách để phân loại đầu tư theo các tiêu chí khác nhau Theo đối tượng đầu tư, theo chủ thể đầu tư, theo nguồn vốn đầu tư….Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này chúng ta sẽ phân loại thành: - Đầu tư phát triển : là đầu tư không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm vì mục tiêu phát triển. - Đầu tư tài chính: là đầu tư chỉ trực tiếp làm tăng tài sản chính của người đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản của nền kinh tế thông qua sự đóng góp tài chính tích lũy của các hoạt động đầu tư này cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và thúc đẩy quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm do các kết quả của đầu tư phát triển tạo ra. 1.1.2 Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô 4 và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kì. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. 1.2 MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.2.1 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển: Các yếu tố cấu thành tổng cung của nền kinh tế: Theo Ricardo (1772-1823) nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, từ đó ông cho rằng các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong từng ngành và phù hợp với trình độ với một trình độ kỹ thuật nhất định các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, không thay đổi. Trong ba yếu tố này đất đai là yếu tố quan trọng nhất. Sự giới hạn tăng tổng cung của nền kinh tế: do đất đai là yếu tố quan trọng nhất nhưng chính đất đai mới là giới hạn của tăng trưởng. Khi sản xuất nông nghiệp ra tăng trên những đất đai màu mỡ hơn giá lương thực thực phẩm sẽ tăng lên. Do đó tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng tăng lên tương ứng, lợi nhuận của nhà tư bản có xu hướng giảm. Nếu cứ tiếp tục như vậy cho đến khi lợi nhuận hạ thấp, không thể bù đắp được rủi ro trong kinh doanh làm cho nền kinh tế trở nên bế tắc. Đầu tư làm giảm sự giới hạn đó: Ricardo cho rằng muốn hạn chế giới hạn đó thì chỉ có cách xuất khẩu hàng công nghiệp để mua lương thực rẻ hơn từ nước ngoài, hoặc phát triển công nghiệp để rồi tác động vào nông nghiệp. Muốn vậy, chúng ta phải đầu tư sang lĩnh vực công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp. Điều này thể hiện vai trò của đầu tư trong việc tăng trưởng ngành nông nghiệp dẫn đến làm giảm sự giới hạn tăng trưởng chung. Hạn chế của lý thuyết: các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường tự do được một bàn tay vô hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Thị trường với sự linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều chỉnh những mất cân đối của nền kinh tế để xác lập những cân đối mới. Như vậy Ricardo chưa thấy vai trò của chính phủ cũng như các chính sách đầu tư phát triển của nhà nước. Theo ông chính phủ không có vai trò gì trong tăng trưởng kinh tế thậm chí hạn chế sự tăng trưởng. 1.2.2 Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Marx (1818-1883): Các yếu tố của quá trình tái sản xuất: Theo ông có bốn yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ông đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư. 5 Sự cần thiết phải tích lũy tư liệu sản xuất cho tái sản xuất: Theo Mark, giữa cung và cầu của thị trường luôn có một khoảng cách. Để giải quyết vấn đề này cần phải có tích lũy sản xuất, tích lũy hàng hóa. Đây cũng là hoạt động đầu tư hàng tồn trữ. Cũng theo ông, sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng có chu kỳ, để tiếp tục phát triển, các nhà tư bản phải tiến hành đổi mới tư bản cố định với quy mô lớn làm cho nền kinh tế tiến đến phục hồi, hưng thịnh. Để đổi mới được tư bản cố định, các nhà tư bản cũng nhất thiết cần có hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ. 1.2.3 Lý thuyết tăng trưởng của trường phái tân cổ điển: Các yếu tố cấu thành nền kinh tế: Các nhà kinh tế cổ điển đã giải thích nguồn gốc sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất: Y = f (K, L, R,T) Trong đó Y- đầu ra; K: vốn sản xuất; L - lao động; R- tài nguyên; T- khoa học công nghệ. Yếu tố vốn qua hàm sản xuất Cobb-Douglas: g = T + aK + bL + cR Trong đó: g : tốc độ tăng trưởng; a, b, c : tốc độ tăng trưởng của vốn, lao động, tài nguyên Qua đó ta thấy sự tăng trưởng của các yếu tố vốn cũng như đầu tư tác động đến sự tăng trưởng. Hạn chế lý thuyết: Trường phái này cũng không thấy được vai trò của chính phủ trong sự tăng trưởng kinh tế. Vai trò của chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế. 1.2.4 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Keynes: 1.2.4.1 Quan điểm của Keynes về ảnh hưởng đầu tư đến tổng cung Keynes đã rất coi trọng đầu tư trong tăng trưởng kinh tế. Dựa vào tư tưởng này của Keynes, vào những năm 40, hai nhà kinh tế học Harrod ở Anh và Domar ở Mỹ đã đưa ra mô hình mối quan hệ giữa vốn với tăng trưởng. Mô hình tăng trưởng của Harrod –Domar mà xuất phát điểm là đầu tư, thể hiện mối quan hệ giữa đầu tư và sự gia tăng tổng sản phẩm bằng phương trình: I = K.ΔP và I = S 6 Đẳng thức trên chính là điều kiện để đảm bảo cho sự tăng trưởng của tổng sản phẩm. Trong đó: I : toàn bộ nguồn vốn cung ứng cho đầu tư. S : Vốn tiết kiệm hay phần tích luỹ trong tổng sản phẩm ΔP : Phần tăng tổng sản phẩm do đầu tư mang lại K: Hệ số đảm bảo sự cân bằng của nền kinh tế khi có tăng trưởng K = I/ΔP Hệ số k nói lên rằng cần phải đầu tư bao nhiêu đồng để tăng thêm được một đồng tổng sản phẩm Đặt s = S/P và p = Δ P/P do I = S Đẳng thức trên có thể được viết lại dưới dạng khác là: K = s/p Và p = s/K Trong đó: S : tỷ trọng của tích luỹ trong tổng sảnphẩm P : tốc độ tăng trưởng sản phẩm Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm phụ thuộc vào tỷ trọng tích luỹ trong tổng sản phẩm (s) và hệ số k. Hệ số k là chỉ số thể hiện mối quan hệ giữa vốn đầu tư và sự gia tăng tổng sản phẩm và thường được gọi là chỉ số ICOR hay chỉ số tư bản-đầu ra. Chỉ số ICOR thấp biểu hiện tình trạng đầu tư nghèo nàn. Chỉ số ICOR quá cao thể hiện sự lãng phí vốn đầu tư. Phương trình này có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch. Nếu xác định được chỉ số k thì vấn đề còn lại của công tác xây dựng kế hoạch đơn giản chỉ là việc hoặc là ấn định tốc độ tăng trưởng để xác định nguồn vốn đầu tư cần có là bao nhiêu hoặc là từ nguồn vốn đầu tư có thể quy lại việc xác định tỷ lệ tăng trưởng có thể đạt là bao nhiêu. Mô hình Harrod–Domar có ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ đầu của các giai đoạn phát triển của bất kỳ một quốc gia nào. Quan điểm chủ yếu của mô hình này là nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố vốn-vốn là vấn đề chủ yếu nhất để tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế… cũng dựa vào mô hình này để nhấn mạnh vai trò của viện trợ trong việc bù đắp các chênh lệch về vốn và trao đổi ngoại thương. 7 Nhược điểm của mô hình Harrod-Domar: Mô hình đơn giản trên được sử dụng nhiều trong thực tế vì quá đơn giản nên tất cả vấn đề quy lại ở chỉ số ICOR, trong khi tăng trưởng là kết quả của rất nhiều yếu tố như lao động, tay nghề, kỹ thuật,….mà mô hình này không đề cập đến. Tóm lại,nhược điểm của mô hình Harrod-Domar là chỉ quan tâm đến vốn mà bỏ qua vai trò của lao động, vai trò của kỹ thuật công nghệ và vai trò của chính sách. 1.2.4.2 Quan điểm của Keynes về đầu tư với tổng cầu: Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó thấy sản lượng tăng bao nhiêu khi đầu tư tăng một đơn vị. Công thức: k= ∆Y/∆I (1) Trong đó: ∆Y là mức gia tăng sản lượng ∆I là mức gia tăng đầu tư k là số nhân đầu tư Từ công thức (1) ta có: ∆Y= k. ∆I Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuyếch đại sản lượng lên số nhân lần. Trong công thức trên k là số dương lớn hơn 1. Vì I = S có thể biến đổi công thức (1) thành Khi đó (1) ta có MPSMPC C Y CY Y S Y I Y k 1 1 1 1 1 = − = ∆ ∆ − = ∆−∆ ∆ = ∆ ∆ = ∆ ∆ = Trong đó : MPC : khuynh hướng tiêu dùng biên MPS : khuynh hướng tiết kiệm biên Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó độ khuyếch đại của sản lượng càng lớn. sản lượng càng tăng, công ăn việc làm càng gia tăng. Thực tế, việc gia tăng đầu tư dẫn đến gia tăng cầu về các yếu tố tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên vật liêu…) và qui mô lao động. Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là gia tăng sản lượng nền kinh tế. 8 Mô hình số nhân phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập với tăng đầu tư. Theo ông, mỗi sự gia tăng về đầu tư đều kéo theo sự gia tăng về nhu cầu bổ sung công nhân, nâng cao về tư liệu sản xuất. Do vậy làm tăng tiêu dùng, tăng giá bán hàng, làm tăng việc làm làm cho công nhân và tất cả đều có thu nhập. Tóm lại đầu tư làm tăng tổng cầu kéo theo sự tăng lên thu nhập và tăng trưởng kinh tế nói chung. 1.2.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại: Trường phái kinh tế học hiện đại đã xây dựng một lý thuyết kinh tế hỗn hợp trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự gần nhau của học thuyết kinh tế Tân cổ điển và học thuyết của trường phái Keynes. Lý thuyết hiện đại cũng thống nhất với mô hình kinh tế Tân cổ điển về xác định các yếu tố tác động đến tổng cung nền kinh tế: lao động, vốn, đất đai, tài nguyên, khoa học. Y = f (K, L, R, T). Tuy nhiên, Samuelson cho rằng tầm quan trọng của các yếu tố là như nhau. Như vậy, trường phái hiện đại cũng cho rằng vốn là một trong những yếu tố làm tăng trưởng kinh tế. Yếu tố vốn qua hàm sản xuất Cobb-Douglas: g = t + aK + bL + cR Trong đó: g : tốc độ tăng trưởng a, b, c : tốc độ tăng trưởng của vốn, lao động, tài nguyên Như vậy tăng vốn đầu tư sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế và khi kinh tế tăng thì lại tăng quy mô vốn đầu tư. Dựa vào mô hình Harrod Domar: g = s/k với k là hệ số ICOR chỉ ra được quan hệ của vốn đầu tư đối với vốn sản xuất và tăng trưởng kinh tế. 9 Chương 2.THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 2.1 Tổng quan nền kinh tế trước thời kì đổi mới (Năm 1986) 61 năm kể từ ngày Bác Hồ kính yêu đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mặc dù trải qua 30 năm kháng chiến, chiếm một nửa thời gian từ khi Cách mạng thành công đến nay, lại mất nhiều năm hàn gắn vết thương chiến tranh và mất hàng chục năm tìm tòi cơ chế, cùng với những thành tựu về chính trị, về phát triển xã hội, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, nhất là sau Đổi mới năm 1986. Trước Cách mạng tháng Tám, kinh tế nước ta là một nền nông nghiệp lạc hậu. Hầu hết ruộng đất nằm trong tay địa chủ, thực dân; hệ thống đê được hình thành trong lịch sử, nhưng do không được thường xuyên tu bổ, nên cứ cách vài ba năm lại vỡ đê một lần; hệ thống thuỷ lợi chỉ bảo đảm nước tưới cho 15% diện tích canh tác, còn tới 85% phải dựa vào nước trời. Năng suất, sản lượng cây trồng năm 1944 còn rất thấp. Các giai đoạn thăng trầm kinh tế Cách mạng tháng Tám thắng lợi chưa được bao lâu, thì đất nước lại phải trải qua cuộc kháng chiến 9 năm, nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề; chỉ có nông nghiệp tăng trưởng chút ít (tổng giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1955 so với năm 1939 tăng 23,9%, bình quân 1 năm tăng 1,3%, sản lựơng lúa chỉ tăng 318 nghìn tấn, đậu tương giảm 3,9 nghìn tấn, chè búp khô giảm 4,4 nghìn tấn, cao su tăng 4 nghìn tấn, lạc tăng 12,1 nghìn tấn, số lượng trâu tăng 210 nghìn con, bò tăng 114 nghìn con, lợn tăng 790 nghìn con ). Còn công nghiệp bị sút giảm mạnh (năm 1955 so với năm 1939, giá trị tổng sản lượng công nghiệp giảm 60,1%, sản lượng xi măng giảm 14,4%, than giảm 74,4%, muối giảm 33,5%, rượu giảm 65,3% ). Hoà bình được lập lại, nhưng đất nước lại bị chia cắt làm 2 miền và trải qua gần 20 năm chiến tranh, mãi đến năm 1976 mới thống nhất. Tuy nhiên, do so với năm 1955 là năm sau chiến tranh có điểm xuất phát quá thấp, nên năm 1976 một số chỉ tiêu kinh tế vẫn tăng lên so với năm 1955. Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp năm 1976 tăng 96% (tăng 3,3%/ năm). Sản lượng lúa năm 1975 tăng 72,2% (tăng 2,8%/năm). Một số nông sản khác tăng khá hơn, như lạc, cà phê nhân, chè; riêng đậu tương không tăng, cao su còn bị giảm. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp năm 1976 gấp 20 lần năm 1955 (tăng 15,3%/năm, chủ yếu do tăng từ không đến có) Sau ngày thống nhất đất nước, Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế vì tiềm năng kinh tế của 2 miền sẽ bổ sung cho nhau và có thuận lợi cơ bản là có hoà bình. Song, do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả của chiến tranh nặng nề, cùng với những hạn chế trong việc tận dụng thời cơ, hạn chế của cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và những 10 [...]... đây là năm thứ ba liên tiếp kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 8% Hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vẫn tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế đạt 40,4% so với GDP Sự tăng trưởng đã được thúc đẩy bởi nhân tố tư nhân, trong đó có 59 nghìn doanh nghiệp được thành lập trong năm qua, tăng 26% so với năm trước Vốn đầu cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng gần gấp đôi, lên... tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2005 là 7,51% và giai đoạn 2006 – 2010 lại bị tụt lùi, còn 7% Như vậy, nếu xét về góc độ quy mô và tốc độ tăng trưởng, Việt Nam đã thành công trong duy trì tăng trưởng trong dài hạn 11 Kinh tế Việt Nam tăng trưởng khởi sắc và khá cao từ năm 2001 – 2005 với tỉ lệ tăng trưởng GDP cho năm 2005 là 8.4% sau khi điều chỉnh lạm phát Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam. .. nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tỷ trọng vốn FDI thực hiện trong tổng vốn đầu tư phát triển (%) Nguồn: Tổng cục Thống kê Đánh giá tác động nguồn vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam *Về mặt kinh tế: -ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế: Đóng góp của ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn,... theo chiều sâu vào tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Chương 3.GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3.1 Mục tiêu và quan điểm định hướng phát triển kinh tế xã hộiu Việt Nam đến 2020 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010: Trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (10/4/2006) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm... Việt Nam trong quản lý đầu tư Mỗi dự án đầu tư đề có độ trễ nhất định, nhưng thời gian thực hiện nhiều dự án bị kéo dài so với dự kiến ban đầu vừa làm gia tăng vốn đầu tư, vừa chậm trễ phát huy tác dụng tới tăng trưởng kinh tế Tình trạng dàn trải vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cũng là một nguyên nhân làm hiệu quả đầu tư bị suy giảm Tình trạng lãng phí và thất thoát vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước... tổng vốn đầu tư tăng gấp 4 lần trong vòng 9 năm và năm 2010 là 830,3 nghìn tỷ đồng , tăng 17,1% so với năm 2009 Điều này phản ánh dấu hiệu lạc quan trong lĩnh vực đầu tư (đầu tư phát triển) trong nền kinh tế Việt Nam 14 Xét về cơ cấu vốn, nếu như trong các năm 2001 và 2002, vốn đầu tư được chú trọng đến khu vực kinh tế nhà nước chiếm lần lượt 60% và 57% trên tổng số vốn đầu tư, thì bắt đầu tư năm 2003... đổi tích cực trong tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ngành, nên cơ cấu ngành kinh tế nước ta có dấu hiệu chuyển dịch theo xu thế tích cực, trong đó: tủ trọng khu vực công nghiệp tăng lên, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm xuống, ngành dịch vụ bắt đầu có dấu hiệu gia tăng tỷ trọng cả GDP và lao động 2.2.2 Đánh giá tác động nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoan 2001-2010 Vốn đầu tư. .. về đầu tư cần rà soảt lại hệ thống văn bản từ khâu chuẩn bị thực hiện đầu tư đến khâu tạm ứng, thanh toán và quyết toán đầu tư nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các bộ, ngành địa phương trong việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư, phân bổ vốn đầu tư Cần nghiên cứu và sớm ban hành mức chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư. .. triển khai thực hiện dự án đầu tư, quyết toán đối với các dự án hoàn thành, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định, phê bình các đơn vị không thực hiện nghiêm chỉnh quy chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư, thực hiện quyết toán vốn đầu tư chậm Về công tác điều hành, cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư như bộ kế hoạch & đầu tư, sở kế hoạch và đầu tư cùng các ban ngành có liên quan... dân, thực hiện công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái Thực hiện đầu tư hiệu quả, xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý đầu tư có trọng điểm, tránh lãng phí, dàn trải nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước 3.2 Giải pháp nâng cao hiểu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư Cần ban hành và thực thi Luật Kế hoạch hoá phát triển kinh . thảo Bài tập nhóm Môn Kinh tế đầu tư I * * * Nhóm 5 – Đề tài 1 - Lớp Kinh tế đầu tư I_2 Tên đề tài: Phân tích vai trò đầu tư với tăng trưởng kinh tế. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam Giáo viên: Phạm. VỀ ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 4 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM 4 1.1.1 Đầu tư 4 1.1.2 Tăng trưởng kinh tế 4 1.2 MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ 5 1.2.1. vốn đầu tư sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế và khi kinh tế tăng thì lại tăng quy mô vốn đầu tư. Dựa vào mô hình Harrod Domar: g = s/k với k là hệ số ICOR chỉ ra được quan hệ của vốn đầu tư đối với

Ngày đăng: 31/03/2015, 23:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

    • 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

      • 1.1.1 Đầu tư

        • 1.1.1.1 Khái niệm

        • 1.1.1.2 Phân loại

        • 1.1.2 Tăng trưởng kinh tế

        • 1.2 MỐI QUAN HỆ QUA LẠI GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG & PHÁT TRIỂN KINH TẾ

          • 1.2.1 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển:

          • 1.2.2 Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Marx (1818-1883):

          • 1.2.3 Lý thuyết tăng trưởng của trường phái tân cổ điển:

          • 1.2.4 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Keynes:

            • 1.2.4.1 Quan điểm của Keynes về ảnh hưởng đầu tư đến tổng cung

            • 1.2.4.2 Quan điểm của Keynes về đầu tư với tổng cầu:

            • 1.2.5 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại:

            • Chương 2. THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ  Ở VIỆT NAM

              • 2.1 Tổng quan nền kinh tế trước thời kì đổi mới (Năm 1986)

              • 2.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kì sau đổi mới

                • 2.2.1 Những kết quả đạt được trong tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2010

                  • 2.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao và ổn định trong nhiều năm.

                  • 2.2.1.2 Cấu trúc tăng trưởng có dấu hiệu đúng xu thế hơn.

                  • 2.2.2 Đánh giá tác động nguồn vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoan 2001-2010

                    • 2.2.2.1 Tác động nguồn vốn đầu tư trong nước tới tăng trưởng kinh tế

                    • 2.2.2.2 Tác động nguồn vốn đầu tư nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế

                    • 2.2.3 Đánh giá tác động đầu tư tới tốc độ tăng trưởng kinh tế:

                    • Chương 3. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

                      • 3.1 Mục tiêu và quan điểm định hướng phát triển kinh tế xã hộiu Việt Nam đến 2020

                        • 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam đến 2010:

                        • 3.1.2 Phương hướng đầu tư đến năm 2010

                        • 3.2 Giải pháp nâng cao hiểu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

                          • 3.2.1 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và bố trí kế hoạch đầu tư

                          • 3.2.2 Phân bổ và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả

                            • 3.2.2.1 Nguồn vốn trong nước

                            • 3.2.2.2 Nguồn vốn từ nước ngoài (gồm ODA và FDI)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan