Công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Nghi Xuân

26 736 1
Công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Nghi Xuân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Nghi Xuân

Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế của quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh. Bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tạo ra sự phân cực xã hội, phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh nghèo nhất của cả nước, mức sống của người dân còn thấp. Trong đó có Nghi Xuân là một huyện nằm ở địa bàn đầu tiên của tỉnh với diện tích tương đối rộng và dân số khá đông. Nằm trong đặc thù chung của cả tỉnh, với những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp đã gây nên hiện tượng đói nghèo của người dân nơi đây. Qua thời gian được tiếp xúc và tìm hiểu thực tế tại địa bàn em đã có một số nhìn nhận về thực trạng đói nghèo và hiện trạng công tác xoá đói giảm nghèo được triển khai trên địa bàn huyện. Trong phạm vi một chuyên đề nhỏ này em xin đưa ra các giải pháp và một ý kiến đề xuất mong đóng góp một phần vào công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Nghi Xuân. Do thời gian tìm hiểu và kinh nghiệm thực tế còn có hạn em chưa thể đi sâu nghiên cứu hết mọi vấn đề nghèo đói trong chuyên đề này. Kính mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Oanh 1 Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN A. Cơ sở lý luận của vấn đề xoá đói giảm nghèo 1. Khái niệm nghèo đói và các khái niệm có liên quan * Khái niệm nghèo đói - Đối với thế giới: Tại Hội nghị Xoá đói giảm nghèo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức vào tháng 9/1993 ở Bangkok đã đưa ra khái niệm nghèo: "Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương…" - Đối với Việt Nam: + Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện. + Đói: là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo, có mức sống dưới mức tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. * Các khái niệm liên quan - Nghèo tuyệt đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư không có có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. - Nghèo tương đối: là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới trung bình của cộng đồng. - Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu cơ bản của con người gồm 8 yếu tố phân thành 2 loại đó là 3 nhu cầu thiết yếu: ăn, mặc, ở và 5 nhu cầu sinh hoạt hàng ngày: văn hoá, giáo dục, y tế, đi lại, giao tiếp. - Ngưỡng nghèo đói: Ngưỡng nhu cầu tối thiểu được sử dụng làm ranh giới để xác định nghèo đói hay không nghèo đói. 2 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Oanh 2 Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo Nghèo đói là một khái niệm có tính thay đổi theo thời gian và không gian. 2. Phương pháp tiếp cận và xác định chuẩn đói nghèo 2.1. Phương pháp tiếp cận: Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn nghèo đói: - Căn cứ vào nhu cầu tối thiểu, nhu cầu này được lượng hoá, bằng mức chi tiêu về lương thực, thực phẩm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêu dùng từ 2100- 2300 Kcal/ngày/người. - Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người tháng. Trong đó đặc biệt quan tâm đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng của nhóm có thu nhập thấp nhất (20% số hộ). - Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia của từng địa phương đã được cụ thể hoá bằng mục tiêu trong chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo và chương trình của từng địa phương để thực hiện trong công tác xoá đói giảm nghèo từ 1997-2000. 2.2. Chuẩn nghèo đói: Từ 3 căn cứ trên ta có thể thấy rằng xác định chuẩn nghèo đói phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng quốc gia, từng địa phương, song trong đó có một phần của yếu tố chủ quan của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Khi nói đến nghèo đói là nói đến cá nhân con người. Nhưng khi xây dựng chuẩn nghèo đói thì lại phải đặt con người trong khuôn khổ hộ gia đình để xem xét, vì vậy chuẩn mực nghèo đói đưa ra là chuẩn nghèo cho hộ gia đình, lấy hộ là đơn vị áp dụng chuẩn. Tính từ năm 1993 đến nay Bộ LĐTBXH đã 5 lần đưa ra chuẩn nghèo đói. Chuẩn nghèo gần đây nhất là lần thứ 4 công bố vào năm 2000 như sau: 3 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Oanh 3 Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo + Vùng miền núi, hải đảo: 10.000đ/người/tháng + Nông thôn trung du: 100.000đ/người/tháng + Thành thị: 150.000đ/người/tháng. Chuẩn nghèo gần đây nhất mới công bố vào năm 2006 là: + Thành thị: 260.000đ/người/tháng + Nông thôn: 200.000đ/người/tháng B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện - Nghi Xuânhuyện đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh. Phía Bắc giáp thành phố Vinh, phía Nam giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía Đông giáp Sông Lam (Nghệ An), phía Tây giáp biển. Huyện có 19 đơn vị hành chính bao gồm 2 thị trấn và 17 xã. Phần lớn các xã nằm ven biển. Với đặc điểm nổi bật là một huyện phụ cận giáp thành phố Vinh (thành phố phát triển năng động của miền Trung). Có đường quốc lộ 1A chạy dọc xuyên qua huyện. Đồng thời hội tụ đầy đủ các yếu tố về biển, đồng bằng, trung du và miền núi. Như vậy nhìn tổng thể huyện Nghi Xuân có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thông đi lại, buôn bán, trao đổi hàng hoá, thương mại dịch vụ với thành phố Vinh và các huyện lân cận, đặc biệt là thị xã Hồng Lĩnh, một trung tâm lớn thứ 2 của tỉnh Hà Tĩnh. - Về kinh tế - xã hội Với đặc điểm tự nhiên như trên huyện Nghi Xuân có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp và đánh bắt cá ven biển. Toàn huyện có 24171 hộ, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 26,09% (theo số liệu tổng hợp hộ nghèo cuối 2006 đầu 2007 của UBND huyện Nghi Xuân). Tổng số lao động là 49867. Trong đó số lượng thiếu việc làm là 5810 người (chiếm tỉ lệ ……) 4 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Oanh 4 Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo Là một huyện vừa giáp biển, vừa là đồng bằng, vừa có miền núi, nền sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản chiếm phần lớn. Theo dự tính về các chỉ tiêu giá trị sản xuất, TNHH của huyện Nghi Xuân năm 2006 ngành sản xuất nông nghiệp chiếm 77,4%, ngành thuỷ sản chiếm 64,9%. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2006 là 20.218,13 tấn. Bình quân lương thực/người/năm đạt202,2kg/người/năm, thu nhập bình quân đạt 350.000đ/người/tháng. So với các huyện khác trong tỉnh và trong toàn quốc những con số này là thấp. Về giáo dục đào tạo cả huyện có 3 trường phổ thông trung học, 21 trường THCS, 23 trường tiểu học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Về Y tế toàn huyện có 1 trung tâm y tế là bệnh viện huyện ở thị trấn và mỗi xã có 1 trạm xá. Tuy nhiên đội ngũ y bác sĩ tuyến xá thì thiếu trầm trọng. - Đánh giá chung: Bên cạnh những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại huyện còn tồn tại nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, tỉ lệ đói nghèo còn cao (26,09%). Các xã ven biển hay bị lũ lụt, thiên tai. Đặc biệt những năm gần đây tệ nạn xã hội (đặc biệt là ma tuý tràn vào) gây nhiều khó khăn. 2. Sự cần thiết phải thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo - Từ tình hình kinh tế - xã hội của huyện ở trên ta thấy tỉ lệ đói nghèo trong huyện còn cao. - Nghèo đói và bệnh tật luôn rình rập những người nghèo khổ khi mà bản thân họ không đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu thì khả năng chống đõ với rủi ro là rấtkhó. Do vậy xoá đói giảm nghèo là một yêu cầu bức thiết. - Thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo cũng chính là thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần người dân đồng thời ổn định mọi mặt nền kinh tế - xã hội huyện nhà. 5 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Oanh 5 Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo - Nghèo đói tăng nhanh sẽ cản trở đến sự phát triển của xã hội, sự an ninh an toàn về cuộc sống người dân. Con người mất dần vị trí, vai trò trong xã hội, trật tự an ninh xã hội cũng bị đe doạ. - Từ những phân tích trên ta thấy thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo là một yêu cầu của huyện nhà đồng thời là nguyện vọng là mong muốn của người dân. 3. Quan điểm của Đảng và nhà nước về chính sách xoá đói giảm nghèo Đảng và nhà nước ta ngay từ khi ra đời đã quan tâm chăm lo đến mọi mặt đời sống người dân trong đó đặc biệt chú trọng tới mảng công tác xoá đói giảm nghèo nhằm ổn định đời sống người dân, mang lại sự an ninh, an toàn cho xã hội. Điều này được thể hiện trong hệ thống quan điểm và giải pháp chính sách sau: - Quan điểm có tính chất định hướng cho chiến lược xoá đói giảm nghèo: + Xoá đói giảm nghèo gắn với tăng trưởng kinh tế, phải đảm bảo sự thống nhất với xã hội, giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội. + Gắn xoá đói giảm nghèo với công bằng xã hội ưu tiên đầu tư phát triển xã nghèo, vùng nghèo, nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo một cách hợp lí. + Phát huy nội lực, nguồn lực tại chỗ là chủ yếu đồng thời tranh thủ sự trợ giúp từ bên ngoài, quốc tế. + Xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo. Xoá đói giảm nghèo được xác định là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của cộng đồng và chính bản thân người nghèo. - Các giải pháp chủ yếu để xoá đói giảm nghèo +Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: đầu tư chính sách hạ tầng, định canh, định cư… 6 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Oanh 6 Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo + Nhóm giải pháp đầu tư hỗ trợ phát triển xoá đói giảm nghèo gồm có các dự án đầu tư trực tiếp và lồng ghép các chương trình dự án liên quan… + Nhóm các giải pháp đảm bảo: điều tra, nghiên cứu, lập danh sách, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổng kết, sơ kết, đánh giá. 4. Phương hướng chủ trương của huyện trong việc thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, nhà nước là nhiệm vụ chung của mọi cấp mọi ngành. Trên cơ sở tinh thần chung đó huyện Nghi Xuân cũng đã có những phương hướng mục tiêu chung để thực hiện tốt công tác này. - Căn cứ vào HĐ 78/2002/NĐ - CP về "tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng cơ sở khác. Đồng thời xuất phát từ thực tiễn Nghi Xuân là một huyện đồng bằng ven biển, xuất phát điểm của nền kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn thấp, nguồn lực phát triển của nền kinh tế còn hạn chế.Tỷ lệ nghèo đói và tình trạng khiếm việc làm còn cao, việc thành lập NHCS của huyện đã trở thành một kênh tín dụng quan trọng đối với người nghèo. - Xác định rõ, đúng, đầy đủ hộ đói nghèo theo chuẩn mực mới và thực hiện xoá đói giảm nghèo đồng bộ với các chương trình kinh tế - xã hội khác. - Tranh thủ sự chỉ đạo của ban đại diện HĐQT, cấp uỷ chính quyền các cấp để nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt hoạt động chỉ thị 09/2004/CT -TTg của TTg chính phủ. - Thực hiện triệt để phương thức uỷ thác bán phần cho vay hộ nghèo qua các tổ chức chính trị - xã hội. - Xây dựng kế hoạch tín dụng trên cơ sở số lượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác và nhu cầu thực tế của nhân dân, gắn với khả năng, lợi thế của địa phương để trình cấp trên, đảm bảo nguyên tắc "vốn đón tay người cần vốn" đúng chính sách, chế độ và hậu quả kinh tế - xã hội 7 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Oanh 7 Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo - Theo tinh thần nghị quyết 16 của ban chấp hành huyện Đảng bộ Nghi Xuân với mục tiêu giảm tỉ lệ hộ nghèo hàng năm từ 3-5% cần tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu tập trung cho xuất khẩu lao động. + Cho vay vốn để tạo việc làm mới cho 6500 lao động + Cho vay vốn để tập trung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (khoảng 36 doanh nghiệp). + Kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi + Cho vay hỗ trợ làng nghề truyền thống. II. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈOCÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN NGHI XUÂN 1. Thực trạng đói nghèo tại huyện Nghi Xuân 8 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Oanh 8 Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo Bảng 1: Thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện Nghi Xuân Năm Hộ nghèo Tỉ lệ % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 9041 7624 4814 3352 3327 8386 8280 6424 38,8 32,3 20,2 13,9 13,6 34,7 34,33 26,09 (Theo số liệu của phòng Nội vụ lao động - thương binh xã hội huyện Nghi Xuân). Qua bảng số liệu trên ta thấy được diễn biến của thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo của huyện. Tỉ lệ hộ nghèo giảm 6,5% giai đoạn 2000 - 2001, giảm 12,1% giai đoạn 2001 - 2002 giảm 6,3 (giai đoạn 2002 - 2003 giảm 0,3%, giai đoạn 2003 - 2004), giai đoạn 2004 - 2005 tỉ lệ nghèo có sự gia tăng đột biến từ 3327 lên 8386 hộ (tăng 5059 hộ) về mặt tỉ lệ tăng lên 21,1%. Theo sự phân tích của ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo đây là sự gia tăng đột biến của thời kỳ này mà là do ở các thời kỳ trước công tác kiểm tra rà soát hộ nghèo chưa được thực hiện đầy đủ sát sao về nguyên nhân bỏ sót nhiều hộ nghèo không đưa vào danh sách mà các nguyên nhân chủ yếu là + Do ấn định tỷ lệ % của xoá đói giảm nghèo huyện xuống cho xã nền bắt buộc xã phải loại bỏ cho đúng tỉ lệ ấn định + Xây dựng làng, xã văn hoá hơn phải giảm bớt tỉ lệ hộ nghèo. + Một số gia đình chính sách có công với cách mạng có thu nhập thấp nhưng vì lí do không có nhu cầu vay vốn, không có con em học hành… thì lại bị loại ra khỏi danh sách hộ nghèo. 9 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Oanh 9 Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo + Phương pháp xác định hộ nghèo thiếu khoa học, không xem xét đầy đủ và toàn diện các chỉ tiêu phân loại của nhà nước. Sự tuỳ tiện trong việc chỉ đạo của các cấp thôn, xóm. Dẫn đến nhìn nhận sai lệch về tiêu chí nghèo của nhà nước, ảnh hưởng đến chính sách xoá đói giảm nghèo. Giai đoạn 2005 - 2006 giảm 0,37% giai đoạn 2006 - 2007 giảm 8,24%. Như vậy ta thấy tỉ lệ đói nghèo trong huyện giai đoạn này vẫn còn 26,09% là khá cao. Bảng 2: Tỉ lệ nghèo phân theo các địa bàn trong huyện Địa bàn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số hộ tỉ lệ Số hộ tỉ lệ Số hộ tỉ lệ Số hộ tỉ lệ Số hộ tỉ lệ Số hộ tỉ lệ Thành thị Nông thôn Miền núi 958 5352 2731 35,4 43 33,5 857 4469 2298 29,9 36 27,7 508 2626 1680 17,4 21 20 351 1758 1143 11,8 14,7 13,5 386 1889 1052 12,7 14,8 12,3 837 4756 665 28,1 35,6 25,4 (Theo nguồn số liệu của phòng thống kê huyện Nghi Xuân) - Qua bảng số liệu trên ta thấy số hộ nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. Bởi Nghi Xuân có hầu hết địa bàn là nông thôn miền núi chiếm ít hơn. Chênh lệch địa bàn nông thôn - thành thị là 7,6% nông thôn miền núi là 9,5% (chênh lệch tỉ lệ nghèo đói). Năm 2000, tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn là 43%, miền núi là 33,5%, thành thị là 35,4%, năm 2001 tỉ lệ này giảm tương ứng là 7% - 5,8% - 5,5%. Các giai đoạn 2001, 2002, 2003, 2004 tỉ lệ hộ nghèo đều giảm xuống. Đó là do có sự quan tâm của UBND huyện và việc tiếp tục triển khai thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo nên số hộ nghèo đói đã giảm xuống. - Từ sự nhìn nhận chung về tình trạng đói nghèo của toàn huyện, sự so sánh tương quan giữa các địa bàn cho thấy tỉ lệ nghèo đói của huyện còn cao đặcb iệt tập trung ở vùng nông thôn. Các xã nông thôn chiếm đến 16/19 đơn vị hành chính huyện. Người dân ngoài thu nhập chính là sản xuất nông 10 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Oanh 10 [...]... chưa do chưa thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình Bệnh tật sức khoẻ yếu, các dịch bệnh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo 3 Thực trạng công tác xoá đói giảm nghèo tại huyện 3.1 Tình hình thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo 14 Sinh viên thực hiện: Oanh 14 Lê Thị Chuyên đề nghèo 3.1.1 Công tác chỉ đạo Xoá đói giảm Thành lập ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo gồm có 1 chủ tịch là... qua công tác xoá đói giảm nghèo đã được các cấp chính quyền và nhân dân trong huỵên quan tâm đẩy mạnh bằng các dự án, chương trình chính sách, hoạt động Nhìn chung tỉ lệ đói nghèogiảm Qua việc tìm hiểu phân tích trên em đã đưa ra một số ý kiến đóng góp với mong muốn nhằm góp phần vào hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo của huyện 25 Sinh viên thực hiện: Oanh 25 Lê Thị Chuyên đề nghèo Xoá đói giảm. .. thể thấy rằng với một huyện nông thôn mà cá chỉ báo nghèo đói như vậy cho thấy đời sống của người dân chưa được đảm bảo và nhu cầu bức thiết của họ là cải thiện điều kiện sống 2 Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Nghèo đói là hậu của của nhiều nguyên nhân tạo nên Nhìn chung sự nghèo đói của người dân trên địa bàn huyện Nghi Xuân cũng nằm trong những nguyên nhân chung của tình trạng đói nghèo trong cả nước... về công tác xoá đói giảm nghèo qua việc thiết lập mô hình cung cấp thị trường 2 chiều cho người nông dân Xây dựng các 22 Sinh viên thực hiện: Oanh 22 Lê Thị Chuyên đề Xoá đói giảm nghèo đài phát thanh, truyền thanh ở các xã để thường xuyên trao đổi thông tin cung cấp cần thiết cho người dân - Phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về CT xoá đói giảm nghèo cán bộ làm CT xoá đói giảm nghèo. .. tham gia vào công tác xoá đói giảm nghèo * Dự án hỗ trợ tín dụng cho xoá đói giảm nghèo của NHCSXH Nghi Xuân là một huyện đồng bằng ven biển, xuất phát điểm của nền là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn thấp, nguồn lực phát triển của nền kinh tế hạn hẹp Tỉ lệ hộ nghèo đói và tình trạng thiếu việc làm còn cao Việc thành lập NHCSXH đã trở thành một kênh tín dụng quan trọng đối với người nghèo và các... khăn cho doanh nghi p vừa và nhỏ phát triển trên toàn hệ thống tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo từ huyện đến thôn, xã - Lồng ghép có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo với các chương trình mục tiêu khác có liên quan đến xoá đói giảm nghèo IV KIẾN NGHỊ - Đề nghị NH CSXH Hà Tĩnh cần tăng thêm nguồn vốn cho vay để cho các chương trình để đáp ứng nhu cầu của các hộ vay... Lê Thị Chuyên đề nghèo Xoá đói giảm KẾT LUẬN Đói nghèo là một thực trạng nguồn kinh tế - xã hội của mọi quốc gia, dân tộc Nghi Xuân cũng là địa bàn nằm trong tình trạng chung đó Trong phạm vi một chuyên đề ngắn này em đã trình bày những gì tìm hiểu được qua thực tế về một địa bàn của tỉnh Hà Tĩnh Qua khảo sát thấy được một thực trạng là tình trạng đói nghèo trên địa bàn huyện Nghi Xuân vẫn còn mà tập... doanh nghi p vừa và nhỏ: 500 triệu đồng - Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường: 1.000 triệu đồng - Cho vay HSSV HCKK: 99 triệu đồng * Dự án KSV, dự án xoá đói giảm nghèo của nước Đức đầu tư đã được triển khai 11 năm từ 1994 đến nay Với tổng nguồn vốn hộ nghèo vay: 42.700 triệu đồng số lượt hộ được vay vốn là: 8370 lượt hộ Đây là một dự án rất quan trọng đối với công tác xoá đói giảm nghèo của huyện. .. là đại diện của các hội phụ nữ, thanh niên , mặt trận tổ quốc, trưởng phòng tài chính, giám đốc TTYT, trưởng phòng GDĐT: - Ban chỉ đạo hoạt động dưới sự điều hành của chủ tịch (trưởng ban) - Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo huyện phối hợp các cấp, các ngành trong toàn huyện triển khai đầy đủ kịp thời các văn bản, chính sách chương trình xoá đói giảm nghèo của nhà nước đến các xã trong toàn huyện - Chính... Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo huyện đã chủ động xây dựng phương án xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2003 - 2006, xây dựng đề án giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, đào tạo nghề, tạo việc làm mới, đề ra các chính sách, có kế hoạch thu hút các dự án nhằm hỗ trợ chính sách, có kế hoạch thu hút các dự án nhằm hỗ trợ người nghèo Đồng thời đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo giai đoạn

Ngày đăng: 02/04/2013, 20:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan