Nâng cao chất lượng cho vay tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang

60 216 0
Nâng cao chất lượng cho vay tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

. VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN HIỆP HÒA – TỈNH BẮC GIANG CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO. hiểu, dựa trên các số liệu được cung cấp, chuyên đề: Nâng cao chất lượng cho vay tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang đã được lựa chọn nghiên cứu. Ngoài lời mở đầu và. có thời hạn cho vay đến 12 tháng; - Cho vay trung hạn: là các khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng; - Cho vay dài hạn: là các khoản cho vay có thời hạn cho vay trên 60

Ngày đăng: 25/03/2015, 23:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng và thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng. Đối với ngân hàng thì hoạt động cho vay là một hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 70% ở các nước phát triển và khoảng 90% ở các nước đang phát triển. Mặt khác, nhờ có hoạt động cho vay, mà các đơn vị kinh tế có thể vay của ngân hàng để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được không những doanh nghiệp đủ tiền trả cho ngân hàng mà còn có tiền gửi vào ngân hàng, nghĩa là làm tăng hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Mặt khác khi sản xuất kinh doanh phát triển, xã hội phát triển thì các hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng phát triển;

  • Hoạt động cho vay góp phần điều hoà cung - cầu hàng hoá hay nói cách khác ngân hàng chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua hoạt động cho vay. Vì trong quá trình sản xuất và tiêu dùng ít khi doanh nghiệp sản xuất ra bao nhiêu thì người tiêu dùng mua hết bấy nhiêu. Có lúc sẽ xảy ra trường hợp tồn đọng vốn do sản xuất dư thừa quá nhu cầu tiêu dùng, hoặc có lúc thiếu vốn để sản xuất hàng hóa dẫn tới khan hiếm. Do vậy ngân hàng đã làm thỏa mãn cả hai nhu cầu cho nhà sản xuất và người tiêu dùng đó là cho doanh nghiệp vay để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sẽ có nhiều hàng hoá bán ra, còn ngân hàng cho người tiêu dùng vay sẽ thoả mãn nhu cầu hàng hoá. Như vậy hoạt động cho vay của ngân hàng đã góp phần điều hoà cung - cầu sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế;

  • Hoạt động cho vay góp phần điều tiết và phân phối các nguồn vốn thông qua vai trò là một trung gian tài chính đứng ra tập trung phân phối lại tiền tệ, điều hoà cung và cầu vốn cho các doanh nghiệp, đã góp phần điều tiết lại nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn. Do trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi nguồn vốn của doanh nghiệp luôn đồng thời tồn tại ở ba giai đoạn: dự trữ - sản xuất - lưu thông. Từ đó xảy ra hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời tại một thời điểm nhất định, có những đơn vị kinh tế có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi (thừa vốn) và có những đơn vị tạm thời thiếu vốn. Vì vậy ngân hàng thực hiện cho vay để điều tiết và phân phối các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh;

  • Hoạt động cho vay góp phần giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng công nghệ mới. Cụ thể với những doanh nghiệp trình độ trang bị kĩ thuật còn thấp kém, công nghệ thấp kém, chắp vá, thiếu đồng bộ làm giảm ưu thế của các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp đó kém phát triển. Thông qua vốn vay của Ngân hàng, doanh nghiệp dùng đồng vốn này để đầu tư, tìm kiếm những công nghệ hiện đại, đổi mới dây truyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm thoả mãn nhu cầu trong và ngoài nước. Như vậy hoạt động cho vay giúp mở rộng ứng dụng công nghệ mới vào các doanh nghiệp, thông qua đó giúp doanh nghiệp sản xuất ngày càng có hiệu quả.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan