Đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020

117 744 1
Đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

. đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh 84 GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 88 NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020 88 2.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HẢI. HẢI DƯƠNG 89 2.3. GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG 94 2.3.1. Giải pháp đầu tư phát triển các ngành trong hoạt động nông nghiệp 95 2.3.1.1. Đầu tư phát triển. sản xuất nông nghiệp 41 1.3. NHỮNG THẾ MẠNH CỦA TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 43 1.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2012 45 TRÊN CƠ SỞ

Ngày đăng: 21/03/2015, 22:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I

    • 1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hải Dương

    • 1.2. Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng cũng như thế mạnh của tỉnh trong phát triển sản xuất nông nghiệp

      • 1.2.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp

      • 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh

        • 1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên

          • Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn Hải Dương

          • 1.2.2.2. Tài nguyên

            • Nguồn: Số liệu kiểm kê đất đai năm 2012- Sở TN&MT tỉnh Hải Dương

            • 1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

              • Biểu 1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2012

              • 1.2.4. Nguồn nhân lực

              • 1.2.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

              • 1.3. Những thế mạnh của tỉnh trong phát triển nông nghiệp

              • 1.4. Định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2006 – 2012

              • Trên cơ sở những lợi thế và kết quả từ hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm trước, tỉnh đã xác định phát triển nông nghiệp tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2012. Điều này đã được cụ thể hoá trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh và kế hoạch phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản nghiệp như sau:

              • - Định hướng phát triển: Từng bước hoàn thành công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn; phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng hiện đại; phát triển toàn diện và đa dạng hoá các loại sản phẩm. Phát triển toàn diện và đa dạng hoá các loại sản phẩm. Tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thông qua chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tri thức, năng suất lao động cao hơn và dễ ứng dụng công nghệ mới; phát triển chăn nuôi, thuỷ sản, hàng nông sản sạch, một số loại nông sản có thương hiệu và nổi tiếng trên thị trường. Phân bố đầu tư hợp lý để hình thành các vùng chuyên canh tạo ra sản phẩm hàng hoá quy mô lớn, chất lượng đồng đều. Tăng giá trị sản xuất nông nghiệp/ha đất nông nghiệp lên 50 triệu đồng/ha năm 2012, trên cơ sở phát triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, đẩy mạnh mô hình liên kết 4 nhà theo các vùng sản xuất. Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là tiến bộ về giống.

              • Phát triển ngành trồng trọt đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng lương thực, góp phần đảm bảo vững chắc yêu cầu an toàn lương thực quốc gia. Giảm diện tích trồng cây lương thực, tăng nhanh diện tích trồng cây ăn quả, cây thực phẩm, rau xuất khẩu và cây cảnh, hoa các loại. Nâng cao hiệu quả trên 1 ha đất canh tác bằng cách trồng các cây có giá trị kinh tế cao.

              • Trong những năm tới, trồng trọt vẫn là ngành có tỷ trọng cao, tăng trưởng mức thấp hơn nhưng ổn định, góp phần tăng thu nhập và ổn định đời sống của đại bộ phận nông dân. Tuy nhiên, chất lượng phát triển và cơ cấu cây trồng phải được thay đổi.

              • Đất nông nghiệp vẫn còn tiếp tục bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích sử dụng khác, do vậy thâm canh tăng năng suất, bố trí hợp lý mùa vụ, tăng tối đa hệ số sử dụng đất là những biện pháp cơ bản nhằm ổn định đầu ra. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá gắn với nhu cầu thị trường và công nghiệp chế biến theo hướng thâm canh, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị lớn trên một đơn vị diện tích.

              • Sản xuất lương thực đủ cho người và chăn nuôi trong tỉnh, ổn định ở mức 480kg/người. Đến 2012, giữ ổn định 60-62 nghìn ha trồng lúa với 100% diện tích sử dụng các giống lúa có năng suất cao, lúa thuần, lúa lai, nâng năng suất lúa bình quân đạt 130 tạ/ha/năm trở lên.

              • Xây dựng các vùng lúa chất lượng cao ở các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Thanh Miện, Ninh Giang, Nam Sách và Kim Thành. Chuyển một phần diện tích trồng lúa năng suất, chất lượng thấp sang sản xuất các cây trồng có giá trị gia tăng cao và mở rộng diện tích cây vụ đông.

              • Chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, thâm canh tăng năng suất để mở rộng sản xuất rau, màu, cây vụ đông và cây ăn quả. Mở rộng quy mô hàng hoá xuất khẩu các loại như: khoai tây, hành, tỏi, bí xanh, và rau ôn đới khác. Dự kiến diện tích rau các loại được bố trí khoảng 33-34 nghìn ha, sản lượng khoảng 550-600 nghìn tấn (cho giai đoạn từ nay đến 2010). Tăng diện tích rau an toàn lên khoảng 3000-4000 ha, chủ yếu ở các huyện Gia Lộc, Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Nam Sách, Thanh Miện, Kim Thành.

              • Tiếp tục cải tạo diện tích đất chưa sử dụng, chuyển diện tích đất trũng, cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả, nhất là các loại cây có giá trị kinh tế và đang có thế mạnh, có khả năng hàng hoá cao như vải, nhãn... Mở rộng diện tích trồng tre lấy măng, tận dụng đất bãi, đất đồi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Dự kiến tổng diện tích cây ăn quả ổn định đến 2012 là 16000ha với sản lượng quả là: 97-100 nghìn tấn, trong đó vải là 5000-6000 ha. Hình thành các vùng hoa tươi và cây cảnh ở các vùng ven đô.

              • Phát triển ngành ngành chăn nuôi thành một ngành sản xuất hàng hóa trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới, với quy mô sản xuất phù hợp, cân đối trong nền kinh tế, đưa tỷ lệ hàng hoá lên tới 90% giá trị sản xuất vào sau năm 2012. Dự kiến GTSX ngành chăn nuôi tăng khoảng 7-7,5%/năm, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp chiếm: 35% năm 2012.

              • Duy trì cơ cấu đàn gia súc phù hợp với một tỉnh đồng bằng, tăng đàn bò, đàn lợn và gia cầm. Tiếp tục chương trình Sind hoá đàn bò, để đến năm 2012, hầu hết bò lai Sind đảm bảo chất lượng và trọng lượng cao. Tăng nhanh lượng đàn lợn nái ngoại. Hầu hết lợn nái thụ tinh nhân tạo. Tiếp tục chương trình nạc hoá đàn lợn thịt. Tiếp nhận và nhân giống các loại gia cầm có khả năng sinh trưởng và hiệu quả cao như gà Lương Phượng, Tam Hoàng, Kabia, vịt CV 2000 siêu trứng, siêu thịt… Kết hợp với trồng cây ăn qủa, tăng nhanh đàn ong lấy mật.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan