Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (TT)

24 924 2
Nghiên cứu mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (TT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm tụy cấp (VTC) là một quá trình viêm cấp tính của tụy. Bệnh cảnh lâm sàng khá đa dạng, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau: mức độ nhẹ thường ít biến chứng, chỉ cần nằm viện ngắn ngày. Trong khi đó mức độ nặng thì diễn biến phức tạp, nhiều biến chứng và tỷ lệ tử vong cao 20 - 50% trong bệnh cảnh suy đa tạng. Trong thực hành lâm sàng, sau khi chẩn đoán viêm tụy cấp được khẳng định, việc đánh giá về mức độ bệnh trong thời gian sớm nhất sẽ có lợi rất lớn, nó quyết định việc lựa chọn cách thức điều trị thích hợp, từ đó có thể ngăn chặn sự phát triển của các biến chứng và làm giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị chỉ thực sự có hiệu quả khi được tiến hành sớm trong vòng 24 - 48 giờ kể từ khi bệnh bắt đầu các biến chứng toàn thân, hội chứng suy đa tạng (MOFS) trong VTC. Việc chẩn đoán, đánh giá, theo dõi và tiên lượng VTC rất khó khăn, có nhiều bảng điểm được xây dựng để đánh giá độ nặng và tiên lượng bệnh VTC như APACHEII, Ranson, Imire, Balthazar-Score (CTSI). Nhưng các bảng điểm này thường phức tạp và chỉ đánh giá lúc mới nhập viện và trong vòng 48 giờ. Từ cuối thập kỷ 90 các nghiên cứu về áp lực ổ bụng (ALOB) trong VTC được nhiều tác giả Âu, Mỹ đề cập, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ALOB có liên quan đến độ nặng và tiên lượng của VTC. Điều đó được giải thích trong VTC có sự giải phóng các yếu tố viêm, các cytokine gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, thoát dịch vào ruột, và ổ bụng. Liệt ruột dẫn đến tăng ALOB lại gây ra giảm tưới máu ở bụng, thiếu máu lại giải phóng các cytokine tạo thành vòng xoắn bệnh lý làm ALOB ngày càng tăng cao. ALOB tăng cao còn làm tăng áp lực nội sọ, giảm cung lượng tim, giảm thông khí phế nang giảm dòng máu tới gan, thận, ruột dẫn tới suy đa tạng và làm tăng tỷ lệ tử vong và biến chứng trong VTC. Hiểu biết mới này đã giúp các nhà lâm sàng có thêm biện pháp mới để đánh giá, theo dõi diễn biến và hiệu quả điều trị VTC. Các nghiên cứu gần đây ngày càng cho thấy áp lực ổ bụng có giá trị đánh giá mức độ, theo dõi diễn biến và hiệu quả trong điều trị VTC. Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về áp lực ổ bụng nói chung và áp lực ổ bụng trong VTC nói riêng còn rất ít. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu giá trị của áp lực ổ bụng trong phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân viêm tụy cấp" nhằm 2 mục tiêu: 1.Đánh giá mối tương quan giữa ALOB với mức độ nặng bệnh nhân VTC. 2. Đánh giá sự thay đổi của ALOB trong điều trị VTC nặng có lọc máu liên tục kết hợp dẫn lưu ổ bụng. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: -Nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam và là một trong những nghiên cứu trên thế giới với số liệu tương đối lớn về sử dụng ALOB trong đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân VTC. -Kết quả nghiên cứu cho thấy đo ALOB là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng hữu hiệu trong đánh giá mức độ VTC và theo dõi diễn biến VTC. Kỹ thuật đơn giản có thể thực hiện ở nhiều cơ sở y tế. -Kết quả nghiên cứu cho thấy LMLT kết hợp DLOB làm giảm nhanh ALOB và cải thiện lâm sàng giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong ở bệnh nhân VTC nặng. -Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy theo dõi ALOB góp phần hướng dẫn các biện pháp hồi sức, điều trị cho bệnh nhân VTC. -Luận án là công trình công phu, không trùng lặp nên có thể sử dụng như một tài liệu cho các công trình về sau. * Cấu trúc của luận án: Luận án có 133 trang, ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị luận án có bốn chương gồm: chương 1 tổng quan 39 trang, chương 2 đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18 trang, chương 3 kết quả nghiên cứu 35 trang và chương 4 bàn luận 36 trang. Luận án có 27 biểu đồ, 41 bảng, 11 hình ảnh và 139 tài liệu tham khảo (22 tài liệu tiếng Việt, 117 tài liệu tiếng Anh).

. 19,44%, độ III 22,22% và độ IV 2,79%. 4.2.2. ALOB và các thang điểm độ nặng 4.2.2.1. ALOB và thang điểm Ranson trong chẩn đoán độ nặng của VTC Nghiên cứu mối tương quan tuyến tính giữa ALOB với điểm. 0,001. 3.2.6.5. Liên quan giữa ALOB với số tạng suy Biểu đồ 3.15 .Liên quan giữa số tạng suy với mức độ tăng ALOB Ở nhóm BN không suy tạng, ALOB không tăng. Suy 1 tạng, ALOB tăng độ I, II. Suy. mạn tính nặng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 7 Nghiên cứu tiến cứu mô tả, theo dõi dọc, có can thiệp, tự chứng. 2.3.1. Thu thập số liệu chung cho nghiên cứu (lâm sàng

Ngày đăng: 18/03/2015, 11:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Lọc máu liên tục

  • - Dẫn lưu ổ bụng

  • - Phẫu thuật

  • - Điều trị nguyên nhân

  • 2.3.2.4. Đánh giá suy tạng dựa theo thang điểm SOFA

  • * Dẫn lưu ổ bụng

  • * Phẫu thuật

  • * Điều trị nguyên nhân(sỏi mật, sỏi tụy, tăng triglycerid, cai rượu...)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan