Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay

230 917 2
Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh tế tri thức là cánh cửa mở ra cho các nền kinh tế đang phát triển tiếp cận và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển nếu biết tận dụng các cơ hội. Phát triển kinh tế tri thức gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa là một đòi hỏi tất yếu đối với nước ta để đi nhanh tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. Trong quá trình phát triển kinh tế tri thức, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, các nguồn lực của đất nước đã phát triển hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt hạn chế như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta còn chậm, sự gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả. Tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ở nước ta chưa cao, chủ yếu vẫn còn dựa vào khai thác tài nguyên và lao động có trình độ thấp là chính. Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, mạng internet trong kinh doanh, xử lý thông tin trong doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở một số thành phố lớn. Hiệu quả của giáo dục và đào tạo vẫn còn thấp so với yêu cầu. Chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, còn tình trạng vừa thiếu, vừa thừa nhân lực. Chưa hoàn thiện chính sách để thu hút trí thức nước ngoài về phục vụ đất nước. Yếu kém về thể chế kinh tế chậm khắc phục; một số chính sách chưa đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Từ thực trạng phát triển ở nước ta và bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức ở một số nước công nghiệp phát triển trên thế giới, đòi hỏi chúng ta cần thực hiện một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay như: phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam; có chính sách đãi ngộ, trọng dụng, tôn vinh thích hợp với đội ngũ trí thức; xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin; hoàn thiện các thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật và phát triển khoa học công nghệ; đổi mới quản lý đối với khoa học công nghệ, tạo động lực phát triển kinh tế tri thức và sử dụng có hiệu quả những thành tựu của kinh tế tri thức đã đạt được.

Ngày đăng: 07/03/2015, 13:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. NHỮNG QUAN NIỆM VỀ KINH TẾ TRI THỨC, TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

    • 1.1. Quan niệm, đặc trưng, điều kiện hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức

    • 1.2. Quan niệm cơ bản về toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tác động của nó đối với quá trình phát triển kinh tế tri thức

    • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

      • 2.1. Thực trạng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

      • 2.2. Bài học kinh nghiệm quốc tế

      • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

        • 3.1. Phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

        • 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan