Đánh giá tác dụng cầm máu của Terlipressin trong điều trị XHTH trên do vỡ giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai

92 1K 5
Đánh giá tác dụng cầm máu của Terlipressin trong điều trị XHTH trên do vỡ giãn TMTQ  ở bệnh nhân xơ gan vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) là một biến chứng nặng của hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa (TALTMC), do rất nhiều nguyên nhân, nhưng hay gặp nhất là do xơ gan[ 14],[23]. Theo các nghiên cứu trên thế giới: 2 phần 3 số bệnh nhân xơ gan có giãn tĩnh mạch thực quản; 25- 40% các trường hợp xơ gan có biến chứng chảy máu do vỡ các búi giãn TMTQ. Nguy cơ tử vong do lần chảy máu đầu tiên là khoảng 30%, theo Escorsell (2000) tỉ lệ tử vong còn có thể lên đến 60%, và nguy cơ chảy máu tái phát ở những bệnh nhân sống sót trong năm đầu chiếm 45% - 70% [ 19] [33],[53]. ở Việt nam, tỷ lệ chảy máu do vỡ giãn TMTQ vào cấp cứu ngày càng tăng. Theo số liệu của bệnh viện Việt Đức: năm 1974 trong số 554 bệnh nhân vào cấp cứu vì chảy máu đường tiêu hóa trên có 49 trường hợp (chiếm 9%) là do vỡ giãn TMTQ. Đến giai đoạn 1988 - 1994 thì tỷ lệ này là 14,4% và giai đoạn từ 1994 - 1995 là 26% [ 12],[14]. Từ những số liệu trên cho thấy việc điều trị chảy máu và dự phòng chảy máu tái phát do vỡ giãn TMTQ vẫn còn là một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Trên thực tế, việc điều trị chảy máu do TALTMC đã được chú ý từ thế kỷ XIX. Các biện pháp điều trị đã được nghiên cứu áp dụng rất đa dạng bao gồm các phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật chủ yếu là tạo ra đường phân lưu cửa - chủ nhằm làm giảm áp lực TMC, do đó làm giảm chảy máu và có tác dụng dự phòng chảy máu tái phát. Tuy nhiên, các biện pháp này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, đội ngũ bác sỹ chuyên khoa và không thể thực hiện được ở các tuyến cơ sở. Song song với phương pháp điều trị ngoại khoa, người ta đồng thời nghiên cứu áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa. Các phương pháp điều trị nội khoa cũng phát triển nhanh và đa dạng, bao gồm: đặt bóng chèn Sengstaken- Blakemore; nội soi ống mềm như: tiêm xơ, thắt vòng cao su; sử dụng các thuốc co mạch cầm máu và giảm áp lực tĩnh mạch cửa. Các phương pháp điều trị này có thể phối hợp với nhau để làm tăng hiệu quả cầm máu và dự phòng chảy máu tái phát. Trong các biện pháp điều trị nội khoa, các thuốc co mạch đang được dùng phổ biến và đã chứng minh hiệu quả cầm máu trong chảy máu cấp [ 69],[74]. Trong các thuốc co mạch vasopressin được biết đến như là thuốc có tác dụng co mạch nhanh, hiệu quả cầm máu cao nếu như không có chống chỉ định[ 44],[56]. Đồng đẳng của vasopressin là terlipressin khắc phục được những nhược điểm của vasopressin như: tác dụng co mạch mạnh, kéo dài và ít tác dụng phụ hơn [ 28],[73]. Tuy nhiên các nghiên cứu về terlipressin ở Việt nam còn thiếu. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng cầm máu của terlipressin trong điều trị XHTH trên do vỡ giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Bạch mai ” nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng cầm máu của terlipressin trong điều trị XHTH trên do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện Bạch mai. 2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn của terlipressin.

. terlipressin trong điều trị XHTH trên do vỡ giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan vào cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Bạch mai nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng cầm máu của terlipressin trong điều trị XHTH. hợp với chẩn đoán và điều trị cầm máu: thắt hoặc tiêm xơ búi giãn TMTQ [ 77]. 13 1.5. Điều trị XHTH trên do vỡ gin TMTQ ở bệnh nhânxơ gan - TALTMC: 1.5.1. Phơng pháp điều trị nội khoa thờng. terlipressin trong điều trị XHTH trên do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện Bạch mai. 2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn của terlipressin. 3 Chơng

Ngày đăng: 05/03/2015, 20:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • bia1-2sua.pdf

  • loi cam on.pdf

  • Mucluc.pdf

  • Nhung chu viet tat.pdf

  • Luanvan2.pdf

  • baocaoxong.pdf

    • Đặt vấn đề

    • Tổng quan Tình hình nghiên cứu về terlipressin trên thế giới

    • Tổng quan Tình hình nghiên cứu về terlipressin trên thế giới

    • Tổng quan Tình hình nghiên cứu về terlipressin trên thế giới

    • Tổng quan Tình hình nghiên cứu về terlipressin trên thế giới

    • Tổng quan Đôi nét về terlipressin [1],[2]

    • Tổng quan Công thức hóa học của terlipressin

    • Tổng quan Vai trò và tác dụng của terlipressin [1],[2]

    • Tổng quan Tác dụng của terlipressin trên TMTQ và TMC

    • Tổng quan Vị trí tác dụng của terlipressin trên hệ TMC

    • Tổng quan Terlipressin

    • Tổng quan Tác dụng không mong muốn của terlipressin

    • Đối Tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

    • Đối Tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ

    • Đối Tượng nghiên cứu Chia nhóm nghiên cứu

    • Phương pháp nghiên cứu

    • Phương pháp nghiên cứu Tiêu chuẩn chẩn đoán

    • Phương pháp nghiên cứu Tiêu chuẩn chẩn đoán

    • Phương pháp nghiên cứu Qui trình nghiên cứu

    • Phương pháp nghiên cứu Qui trình nghiên cứu

    • Phương pháp nghiên cứu Qui trình nghiên cứu

    • Phương pháp nghiên cứu Các thông số nghiên cứu

    • Phương pháp nghiên cứu Các thông số nghiên cứu

    • Phương pháp nghiên cứu Phương pháp xử lý số liệu

    • Sơ đồ nghiên cứu

    • kết quả và bàn luận Đặc điểm bệnh nhân

    • kết quả và bàn luận Đặc điểm bệnh nhân

    • kết quả và bàn luận Đặc điểm bệnh nhân

    • kết quả và bàn luận

    • kết quả và bàn luận Kiểm soát chảy máu

    • kết quả và bàn luận Tỷ lệ chảy máu tái phát

    • kết quả và bàn luận Tỷ lệ tử vong

    • kết quả và bàn luận Thời gian nằm viện và số lượng máu phải truyền

    • kết quả và bàn luận Đặc điểm nhóm thất bại

    • kết quả và bàn luận Đặc điểm nhóm thất bại

    • kết quả và bàn luận Tác dụng phụ trên tim mạch cơ trơn

    • kết quả và bàn luận Tác dụng phụ trên nội tiết chuyển hóa

    • kết quả và bàn luận Tác dụng phụ trên nội tiết chuyển hóa

    • kết quả và bàn luận Tác dụng phụ trên nội tiết chuyển hóa

    • kết quả và bàn luận Tác dụng phụ trên thần kinh cơ vân

    • kết luận

    • kết luận

  • Ban dongy.pdf

  • benh an.pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan