Đánh giá tác dụng bài tập Dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng trên đối tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc benzene nghề nghiệp

102 1K 3
Đánh giá tác dụng bài tập Dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng trên đối tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc benzene nghề nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Từ những năm đầu của thập kỷ 90 xăng, dầu đã là nguồn nguyên liệu chính của nền công nghiệp thế giới, việc khai thác và sử dụng xăng dầu ngày càng được đẩy mạnh. Ở Việt Nam, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu sử dụng xăng dầu ngày càng tăng, mạng lưới cung cấp, giao nhận, bán lẻ và đội ngũ nhân viên tiếp xúc với x ăng dầu ngày càng nhiều, không thể tránh khỏi các yếu tố nguy cơ nghề nghiệp như: nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường và một vấn đề rất đáng quan tâm đó là nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Từ những năm 1920 Tetraethyl chì được pha vào xăng với mục đích đảm bảo hệ số cháy nổ của xăng. Sau 50 năm người ta đã chứng minh Tetraethyl chì là một chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ con người. Hàm lượng chì đã được giảm dần trong xăng từ năm 1975 và được thay thế bằng hợp chất khác mà vẫn đảm bảo hệ số cháy nổ như đối với xăng pha chì. Hợp chất được sử dụng là: Dung môi hữu cơ có nhân thơm (benzen, toluene, xylene…). Để đạt được chỉ số octan 91-96 thì thành phần chất hữu cơ có chứa nhân thơm trong xăng phải là 36,4% và benzene là 3,3%. Theo tài liệu quản lý độc tính của benzen (ATSDR-1997) cho thấy công nhân bán xăng dầu có nguy cơ tiếp xúc với benzen. Một công nhân bơm xăng 70 phút/ngày liên tục trong vòng một năm ước tính lượng benzen hấp thụ là 10 µg/ngày. Với lượng tiếp xúc như vậy dần dần sẽ có các rối loạn chức phận như nhức đầu, chóng mặt, thay đổi thể chất và tâm thần đối với công nhân làm ảnh hưởng đến khả năng lao động, lâu dần làm thay đổi số lượng các tế bào máu và có thể dẫn đến ung thư máu nếu tiếp xúc trong thời gian dài. Do vậy, việc tìm kiếm các biện pháp dự phòng giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm benzen như các biện pháp dự phòng cho đối tượng tiếp xúc, cũng như các biện pháp nhằm tăng cường thải độc benzen trên các đối tượng có nhiễm độc benzen đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Một số biện pháp thải độc của Y học hiện đại (YHHĐ) được áp dụng như dùng thuốc, luyện tập… Nhưng trên thực tiễn còn nhiều bất cập về hiệu quả, cũng như tính thuận tiện và giá thành. Phương pháp dưỡng sinh (PPDS) của Bác sỹ (BS) Nguyễn Văn Hưởng đã được đúc rút từ nhiều năm nay, phươ ng pháp luyện tập có cơ sở khoa học, tăng cường được sức khoẻ, phòng và trị bệnh mạn tính có kết quả. Có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác dụng của PPDS này tuy nhiên tập trung chủ yếu đánh giá tác dụng tăng cường sức khỏe trên người cao tuổi và tác dụng điều trị hỗ trợ đối với một số bệnh mạn tính liên quan đến giảm thông khí phổi như hen phế quản, bụi phổi, lao phổi…hoặc thiểu năng tuần hoàn não. Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào về tác dụng của bài tập dưỡng sinh (DS) này trên đối tượng nhiễm độc nói chung và nhiễm độc benzen nghề nghiệp nói riêng. Thực hiện phương châm phòng bệnh là chính, chữa bệnh là quan trọng và biến quá trình chữa bệnh thành quá trình tự chữa bệnh. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng bài tập Dưỡng sinh của Nguy ễn Văn Hưởng trên đối tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc benzene nghề nghiệp” với các mục tiêu cụ thể sau: 1. Đánh giá tác dụng bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng trên đối tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc benzen nghề nghiệp trên một số chỉ tiêu lâm sàng. 2. Đánh giá sự biến đổi một số ch ỉ số huyết học và sinh hoá trên đối tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc benzen nghề nghiệp sau luyện tập bằng bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng.

. Đánh giá tác dụng bài tập Dưỡng sinh của Nguy ễn Văn Hưởng trên đối tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc benzene nghề nghiệp với các mục tiêu cụ thể sau: 1. Đánh giá. Đánh giá tác dụng bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng trên đối tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc benzen nghề nghiệp trên một số chỉ tiêu lâm sàng. 2. Đánh giá sự. ch ỉ số huyết học và sinh hoá trên đối tượng công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc benzen nghề nghiệp sau luyện tập bằng bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng. 3 Chương 1

Ngày đăng: 05/03/2015, 20:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • loi cam on 1.pdf

  • Loi cam doan.pdf

  • Luan van hoan chinh.pdf

  • DS NC Chung.pdf

  • Phu luc 1.pdf

  • PHU LUC 2.pdf

  • PHU LUC 3.pdf

  • PHU LUC 4.pdf

  • Phu luc 5.pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan