Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp

89 497 2
Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặt vấn đề Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp trong chuyên ngành Hồi sức cấp cứu. Theo số liệu của ngành y tế nước ta, tỷ lệ bệnh nhân bị ngộ độc cấp không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2000 có gần 80 ca ngộ độc/100.000 dân, tỷ lệ tử vong do ngộ độc cấp là 10-20%. Tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai năm 2005 có 1615 bệnh nhân ngộ độc nhập viện, đến năm 2006 lên đến 1800 ca [5]. Đây là một gánh nặng và thử thách lớn đối với ngành y tế nói chung và chuyên ngành Hồi sức cấp cứu – chống độc nói riêng. Song song với sự phát triển của ngành Y học hiện đại, các biện pháp điều trị hỗ trợ và thải trừ chất độc cũng như chất đối kháng đặc hiệu đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do ngộ độc cấp. Trên thực tế lâm sàng các bác sỹ phải đối mặt với những ca ngộ độc nặng do nấm hoặc các chất hoá học như nerestoxin, paraquat,.. có tỷ lệ tử vong cao. Đặc biệt là các ngộ độc nặng thường gây toan chuyển hoá suy đa tạng, rối loạn cân bằng nội môi trầm trọng, rất khó điều trị bằng các biện pháp nội khoa thông thường. Để điều trị những ca ngộ độc nặng cần phải áp dụng các biện pháp hồi sức nội khoa tích cực để đảm bảo các chức năng sống và các liệu pháp đào thải chất độc trong một số trường hợp ngộ độc. Chỉ có một số ít các trường hợp ngộ độc có thuốc giải độc đặc hiệu. Kỹ thuật lọc máu liên tục là một liệu pháp hiện đại được áp dụng để giải quyết những hậu quả rối loạn nội môi do ngộ độc gây ra như rối loạn điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm toan. Bên cạnh đó lọc máu liên tục cũng được áp dụng để đào thải chất độc trong một số trường hợp như ngộ độc gardenal, paraquat… Biện pháp này đã đem lại hiệu quả thiết thực trong điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp, cứu sống nhiều bệnh nhân nhưng đồng thời cũng có những biến chứng xảy ra như là hạ thân nhiệt, nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải, rối loạn thăng bằng kiềm toan... Trong những rối loạn trên thì rối loạn điện giải là một trong những rối loạn thường gặp nhất cần phải theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh kịp thời. Nghiên cứu tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2006 cho thấy rối loạn điện giải thường xảy ra ở bệnh nhân lọc máu CVVH, đặc biệt là hạ Kali, hạ Canxi, hạ Phospho máu [2]. Trên thực tế trong quá trình thực hiện và theo dõi bệnh nhân ngộ độc cấp lọc máu liên tục chúng tôi thấy có rối loạn về điện giải trong quá trình lọc máu ở những bệnh nhân này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp" nhằm mục tiêu sau: Đánh giá sự thay đổi về điện giải máu trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp.

. về điện giải trong quá trình lọc máu ở những bệnh nhân này. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc. độc cấp& quot; nhằm mục tiêu sau: Đánh giá sự thay đổi về điện giải máu trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp. 3 Chơng 1 Tổng quan 1.1. Sơ lợc về lọc máu. giáo dục v đo tạo Bộ y tế Trờng đại học y h nội ====== XW ====== phạm minh quân Đánh giá sự thay đổi điện giải trong lọc máu tĩnh mạch - tĩnh mạch liên tục ở bệnh nhân ngộ độc cấp

Ngày đăng: 05/03/2015, 20:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bia pham Minh Quan.pdf

  • Loi cam on.pdf

  • Luan van.pdf

  • Benh an CVVH.pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan