Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay

118 1.3K 8
Luận văn thạc sỹ xã hội học: Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chia sẻ việc làm giữa vợ và chồng trong gia đình là một trong những chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm vì nó thể hiện một phần mối quan hệ quyền lực giới. Nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giới trong gia đình thường chỉ ra khuôn mẫu phổ biến là nữ làm việc nhà và nam giới kiếm tiền bên ngoài gia đình và đều có nhận định tương đối nhất quán về sự bất bình đẳng theo hướng nam giới thống trị nữ giới trong gia đình ở hầu hết các xã hội. Xã hội Lào với rất nhiều đặc điểm lịch sử, kinh tế và xã hội hậu thuẫn cho giá trị trọng nam, rõ ràng đã tạo nên những nền tảng quan trọng của quyền lực nam giới thống trị nữ giới vẫn còn tồn tại dai dẳng và phổ biến trong đời sống xã hội và gia đình. Trong môi trường xã hội chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại, cấu trúc quyền lực trong các gia đình Lào đã có những thay đổi không nhỏ. Đặc biệt, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa (CNHĐTH) mạnh mẽ như hiện nay đã dẫn đến những thay đổi căn bản về các điều kiện kinh tế, văn hóa và sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình, v.v.Trong vài chục năm vừa qua đã có khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu về những vấn đề này, và các nghiên cứu đó đã phản ánh được những khía cạnh nhất định về mối quan hệ giữa vợ và chồng trong các gia đình cũng như trong xã hội. Các nghiên cứu đó đã cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ giới đã có những thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, theo thời gian, người vợ đã có những cải thiện quyền lực nhất định trong tương quan với người chồng. Nghiên cứu thống kê cũng cho thấy kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, phụ nữ tham gia tích cực hơn nhiều vào các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội. Điều đó cũng đã tạo nền tảng quan trọng cho việc cải thiện vị thế của người phụ nữ trong gia đình.Mặc dù đã có những tiến bộ trong tương quan quyền lực giới như vậy, nhưng vấn đề bất bình đẳng giới vẫn còn đáng lo ngại. Một số nghiên cứu cho thấy trong khi tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng thì các chuẩn mực giá trị văn hóa liên quan đến vai trò giới dường như vẫn thay đổi rất chậm chạp. Nhiều công trình nghiên cứu đưa ra bằng chứng rằng mặc dù phụ nữ tham gia tích cực vào lực lượng lao động nhưng vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng đáng kể về sự tiếp cận các cơ hội kinh tế, thu nhập, loại hình nghề nghiệp, giáo dục và đào tạo, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quyền ra quyết định, v.v… 26; 8. Điều đó có nghĩa là các thành quả của sự phát triển không được phân chia bình đẳng giữa nam và nữ. Các nghiên cứu chuyên sâu cũng cung cấp bằng chứng cho thấy trong rất nhiều gia đình ở các khu vực khác nhau có sự bất bình đẳng về phân công lao động, chia sẻ việc nhà, chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình, cũng như sự bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục giữa con trai và con gái, bao lực gia đình… vẫn còn tồn tại khá phổ biến.

. phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào trong thời gian tới. 12 3.3. Câu hỏi nghiên cứu 1). Thực trạng phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong gia đình. tác động đến sự phân biệt việc làm giữa người vợ và người chồng trong bối cảnh CNH-ĐTH. - Phân tích để làm rõ sự phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong các gia đình của người dân. lao động giữa vợ và chồng trong gia đình của người dân Lào trên địa bàn huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn. - Tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong

Ngày đăng: 04/03/2015, 20:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG

  • GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan