Nghiên cứu hiệu quả điều trị của risperidone, olanzapine trên bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh

104 989 4
Nghiên cứu hiệu quả điều trị của risperidone, olanzapine trên bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần nặng và mạn tính, theo các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước tâm thần phân liệt (TTPL) chiếm khoảng 0,3-0,7% dân số [82]. TTPL có ở cả hai giới, tuy nhiên nam nhiều hơn nữ. Tuổi khởi phát thường gặp nhất ở nam giới tuổi từ 20-28 tuổi và ở nữ tuổi khởi phát thường chậm hơn từ 26-32 tuổi, ở trẻ em cũng có nhưng rất hiếm, khởi phát ở tuổi trung niên hay người già cũng có nhưng ít hơn[29]. Ở Việt Nam, theo Nguyễn Văn Siêm năm 2010, tỷ lệ mắc chung là 0,52 - 0,61% dân số, tỷ lệ mới mắc trong một năm 0,29 - 0,56%. Tỷ lệ hiện mắc của TTPL thấp hơn và tiên lượng bệnh cũng tốt hơn ở các nước chậm phát triển và đang phát triển so với các nước phát triển [3]. TTPL được đặc trưng bởi các triệu chứng dương tính bao gồm hoang tưởng, ảo giác, kích động hành vi và các triệu chứng âm tính bao gồm cảm xúc cùn mòn, tách rời xã hội, tư duy và ngôn ngữ nghèo nàn gây nên sự rối loạn chức năng, đặc biệt là chức năng nhận thức. Thuốc chống loạn thần về cơ bản chia làm hai nhóm: thuốc chống loạn thần điển hình và thuốc chống loạn thần không điển hình. Thuốc chống loạn thần điển hình dễ gây ra tác dụng phụ ngoại tháp [50]. Thuốc chống loạn thần không điển hình ít gây tác dụng phụ ngoại tháp [22]và có những ưu điểm sau đây: đáp ứng tốt tỷ lệ cao, điều trị hiệu quả những triệu chứng dương tính lẫn âm tính ở những bệnh nhân TTPL [38], phục hồi chức năng lao động tốt và cải thiện chất lượng của cuộc sống của bệnh nhân. Risperidone và olanzapine là hai thuốc chống loạn thần không điển hình hiện nay được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hai thuốc này, được các bác sĩ thực hành lâm sàng thường sử dụng để điều trị TTPL vì tính hiệu quả, ít tác dụng phụ, rẽ tiền… người bệnh dễ tuân thủ điều trị dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu hiệu quả điều trị của olanzapine và risperidone nhằm giúp cho bác sĩ có nhiều kinh nghiệm điều trị cho nhóm bệnh nhân này. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở Lê Minh Xuân thuộc Bệnh viện tâm thần điều trị những bệnh nhân tâm thần mạn tính với số lượng bệnh nhân khoảng 500-600 bệnh nhân nội trú, trong đó số bệnh nhân tâm thần phân liệt chiếm từ 60-70% tổng số bệnh nhân điều trị tại cơ sở. Để nâng cao nhận thức về đặc điểm lâm sàng, hiệu quả điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt hiện nay, chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu hiệu quả điều trị của risperidone, olanzapine trên bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh” với các mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của tâm thần phân liệt 2. Đánh giá kết quả điều trị của risperidone, olanzapine trên bệnh nhân tâm thần phân liệt.

. hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu hiệu quả điều trị của risperidone, olanzapine trên bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh với các mục tiêu sau: 1. Nghiên. cho nhóm bệnh nhân này. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở Lê Minh Xuân thuộc Bệnh viện tâm thần điều trị những bệnh nhân tâm thần mạn tính với số lượng bệnh nhân khoảng 500-600 bệnh nhân nội. trong đó số bệnh nhân tâm thần phân liệt chiếm từ 60-70% tổng số bệnh nhân điều trị tại cơ sở. Để nâng cao nhận thức về đặc điểm lâm sàng, hiệu quả điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt hiện

Ngày đăng: 04/03/2015, 16:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan