Thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa (Tóm tắt )

25 790 0
Thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa (Tóm tắt )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu Văn học trong mối quan hệ với văn hoá là một hướng tiếp cận từng diễn ra ở các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức với nhiều trường phái khác nhau từ những thập niên 50 của thế kỉ trước trở đi như Birmingham (R.Williams, R.Hoggart), Frankfurt (D. Kellner), R. Barthes và hơn hai mươi năm qua nghiên cứu văn hóa học đã phát triển mạnh sang các nước châu Mĩ và các quốc gia châu Á. Cho đến nay, phương pháp nghiên cứu văn hóa học đang được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, vì nó khắc phục được “tính chủ quan, bó hẹp và kinh viện” của phương pháp nghiên cứu cũ, đặc biệt là di sản văn học dân gian có quan hệ mật thiết với môi trường xã hội, lịch sử. Hoạt động nghiên cứu có phương hướng thích hợp sẽ đem lại nhiều kết quả thiết thực. 1.2. Thơ ca dân gian Mông là một trong những di sản tinh thần độc đáo của nền văn nghệ dân tộc, là bộ phận tiêu biểu trong văn hóa dân tộc Mông chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc, nhưng kết quả sưu tầm chưa tương xứng với tiềm năng vốn có; hoạt động nghiên cứu chưa toàn diện và hệ thống. Thậm chí một thời gian dài nhiều nhà nghiên cứu còn loại bỏ phần thơ ca về lễ nghi phong tục phản ánh những quan niệm về tín ngưỡng có chiều sâu nhân bản và nhiều giá trị nghệ thuật độc đáo của đồng bào, chưa đáp ứng nhu cầu tiếp nhận đa chiều rộng mở trong trào lưu học thuật hiện nay. 1.3. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang chú ý tới vấn đề phát triển kinh tế văn hoá miền núi đặc biệt là khu vực các dân tộc thiểu số vùng cao. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã chỉ rõ: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Do đó, việc sưu tầm, khai thác di sản thơ ca dân gian của đồng bào Mông sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động văn hoá giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Mặt khác các sinh hoạt văn hóa lễ hội đang đặt ra những yêu cầu bức thiết trong việc quảng bá di sản văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa phận công viên đá Đồng Văn, nơi được UNESSCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. 1.4. Là người con của dân tộc Mông, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Giang – địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, nơi tập trung đông nhất đồng bào Mông ở Việt Nam, “nơi còn lưu giữ được những yếu tố văn hoá cổ truyền nhất xứng đáng được coi là trung tâm văn hoá truyền thống của người Mông ở Việt Nam và Đông Nam Á”, bản thân từng tham gia trực tiếp vào công tác sưu tầm, nghiên cứu thơ ca dân gian Mông từ nhiều năm nay, tôi muốn góp thêm một phần sức lực vào hoạt động nghiên cứu văn hóa Mông trong cả nước, và sự phát triển văn hoá, giáo dục, kinh tế, du lịch của đồng bào trên quê hương Hà Giang. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án của chúng tôi tập trung khảo sát các văn bản thơ ca dân gian Mông đã được công bố trên các loại sách báo và các văn bản chúng tôi trực tiếp sưu tầm được ở địa phương (bao gồm những tác phẩm thơ ca nguyên bản tiếng Mông có sự đối chiếu với bản dịch tiếng Việt), trên cả hai phương diện nội dung và hình thức. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chủ trương tìm hiểu toàn bộ các di sản thơ ca dân gian Mông trên phạm vi cả nước, bao gồm các tài liệu về các chủ đề lao động sản xuất, sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng tâm linh, lễ nghi phong tục ma chay, cưới xin, cầu cúng theo quan niệm “vạn vật hữu linh” mà trước đây hoạt động nghiên cứu chưa quan tâm toàn diện; đồng thời khảo sát các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa xã hội của đồng bào Mông ở trong và ngoài nước; tìm mối tương đồng và khác biệt giữa thơ ca dân gian Mông với thơ ca dân gian các dân tộc khác. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát hệ thống thơ ca dân gian Mông ở cả hai bình diện nội dung và hình thức (có sự đối chiếu giữa nguyên bản tiếng Mông với bản dịch tiếng Việt), nhằm khám phá từ quan niệm nghệ thuật đến quan niệm nhân sinh, cơ sở hình thành sáng tác và những đặc trưng nghệ thuật độc đáo của thơ ca dân gian Mông. - So sánh, đối chiếu thơ ca dân gian Mông với thơ ca của dân tộc Kinh và một số dân tộc thiểu số khác để thấy được những nét tương đồng và những đặc điểm riêng mang bản sắc của thơ ca dân gian Mông. - Tiếp thu có chọn lọc kết quả của những người đi trước, đồng thời bao quát toàn diện hơn về đối tượng nghiên cứu và đưa ra những nhận định riêng về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ ca dân gian Mông trong nền văn hoá Mông. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên những yêu cầu của đối tượng, chúng tôi chủ trương nghiên cứu thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa trên cơ sở vận dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Phương pháp phê bình văn hóa; phương pháp nghiên cứu loại hình; phương pháp nghiên cứu hệ thống - cấu trúc; phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu dưới ánh sáng của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; kết hợp lí thuyết về thi pháp học để làm nổi rõ các phương thức, phương tiện biểu đạt của nghệ thuật thơ ca dân gian Mông. Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành điền dã sưu tầm, điều tra các di sản văn hoá dân gian, khảo sát phong tục và môi trường sinh thái liên quan với thơ ca dân gian của đồng bào Mông để đạt mục tiêu nghiên cứu.

. trong thơ ca dân gian Mông CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THƠ CA DÂN GIAN MÔNG VÀ VĂN HÓA MÔNG 1.1. Khái quát về thơ ca dân gian Mông và văn hoá Mông 1.1.1. Khái niệm về thơ ca dân gian. nghiên cứu thơ ca dân gian Mông và văn hóa Mông - Chương 2. Quan niệm nghệ thuật, vũ trụ, nhân sinh trong thơ ca dân gian Mông - Chương 3. Bức tranh hiện thực muôn màu trong thơ ca dân gian Mông -. thuật của thơ ca dân gian Mông trong nền văn hoá Mông. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên những yêu cầu của đối tượng, chúng tôi chủ trương nghiên cứu thơ ca dân gian Mông từ góc nhìn văn hóa trên

Ngày đăng: 02/03/2015, 10:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan