ca dao , tục ngữ về truyền thống tôn sư trọng đạo

3 12.2K 18
ca dao , tục ngữ về truyền thống tôn sư trọng đạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ca dao , tục ngữ về truyền thống tôn sư trọng đạo tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn v...

Ca dao , tục ngữ về truyền thống tôn sư trọng đạo I/Ca dao “Mấy ai là kẻ không thầy Thế gian thường nói đố mày làm nên” Và như chúng ta đều biết, mỗi con người - từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, luôn được chăm sóc, dạy dỗ bởi bàn tay, khối óc, tấm lòng cao cả, bao la của nhiều người theo bước đi của thời gian. Khi còn nhỏ, ta chịu ơn nuôi dưỡng “như núi Thái Sơn” của cha, chịu cái nghĩa sinh thành “như nước trong nguồn” không ngừng tuôn chảy của mẹ. Rồi khi lớn lên, cắp sách tới trường - thì chính thầy giáo là người nâng niu, uốn nắn cho ta: “Mẹ cha công sức sinh thành Ra trường thầy dạy học hành cho hay” Thầy giáo dạy học trò trên nhiều phương diện, lĩnh vực theo mỗi bước đi của thời gian và sự hình thành nhân cách của trẻ. Nhưng trước hết là dạy để chúng biết được cái chữ: “Công cha, áo mẹ, chữ thầy Gắng công mà học có ngày thành danh” Rồi không chỉ có "chữ", tiếp đó là thầy truyền đạt cho trò nguồn kiến thức gắn liền, phù hợp với tư duy lứa tuổi. Người học trò lớn khôn, trưởng thành hơn qua mỗi bài giảng của thầy. Đến một ngày kia, nếu có ai trong số họ thành đạt, vẫn nghĩ rằng “một chữ hay nửa chữ” là thuộc về công lao của thầy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) Chỉ ngần ấy thôi, cũng đủ để chúng ta hiểu: Nhân dân rất coi trọng nghề thầy giáo. Họ đúc kết lại trong những câu ca dao, tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc. Cũng bởi xuất phát từ chỗ nhận thức rõ vị trí của người thầy, mà dân gian đã không quên nhắc nhở học trò lòng yêu kính, biết ơn thầy. Có một câu ca dao viết rằng: “Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy” Lòng yêu kính ấy, được biểu hiện qua nét ứng xử bằng nhiều cách thức khác nhau, trong đó có phong tục lễ, tết. Nghĩa là mỗi năm, khi Tết đến xuân về, như đã trở thành đạo lý ngàn đời, mỗi người chúng ta, ngoài sống có hiếu với cha, với mẹ, còn phải sống có nghĩa đối với thầy. Trong ca dao, thường cất lên lời hứa hẹn của nhân vật trữ tình (là học trò) về sự "đền ơn đáp nghĩa" nếu ngày kia họ thành đạt: “Bao giờ anh chiếm bảng vàng Ơn thầy ta trả, nghĩa nàng nào vong” Song song với điều đó, dân gian cũng lên tiếng “cảnh báo” những kẻ “vong ơn bạc nghĩa”: “Yêu kính thầy mới được làm thầy Những phường bội bạc sau này ra chi” Phải, những kẻ quay lưng lại với người đã nâng niu, dìu dắt, dạy dỗ mình ngay từ ngày đầu tiên - những kẻ đó chắc chắn cuối cùng không thể đi đến trọn vẹn của đỉnh cao vinh quang - vì vinh quang gắn liền với danh vọng song cũng không tách rời đạo lý và lễ nghĩa. Dưới thời phong kiến, người thầy tuy giữ vị trí thứ hai theo trật tự: Quân – Sư – Phụ, nhưng được kính thờ như một: “Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi, Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng” Địa vị, vai trò của người thầy được người đời tôn quý như thế đó! Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn cao cả và sâu sắc. Hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, học trò ở xa cũng thu xếp thời gian đến thăm thầy: “Mồng một tết cha, Mồng hai tết mẹ, Mồng ba tết thầy.” Từ bao đời nay, đạo thầy trò luôn luôn được giữ gìn lưu truyền: “Mười năm, rèn luyện sách đèn, Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy”. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, đạo nghĩa thầy-trò đã được luật hoá. Điều 25 Bộ luật Hồng Đức quy định: “Cha mẹ phải răn con em về đạo thờ thầy học. Khi gặp thầy học, phải kính cẩn, có lễ phép, không được trái lệnh; nếu không sẽ khép vào tội bất kính”; điều 90 : “Học trò phải tôn kính thầy, chăm chỉ về đường học, lấy đức hạnh làm gốc, không được khinh nhờn thầy, bỏ mất lễ phép. Ai trái lệnh sẽ bị tội tám mươi trượng”. Trong lịch sử dân tộc ta, đã có biết bao thầy giáo suốt đời tận tụy với công việc “trồng người”. Đời nhà Lý, thầy Lý Công Uẩn học rộng tài cao, học trò của thầy có Lý Thường Kiệt đã trở thành vị anh hùng dân tộc kiệt xuất đời Lý. Đời nhà Trần, thầy Chu Văn An đã đào tạo biết bao nhân tài như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh. Nhiều thế hệ coi Chu Văn An là người thầy mẫu mực bậc nhất dưới thời phong kiến. Đời nhà Lê, thầy Trần Ích Phát mà học trò đã chiếm quá nửa triều đình Hồng Đức với 3 trạng nguyên, 4 bảng nhỡn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp và 51 đồng tiến sĩ. Đời nhà Mạc, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dạy biết bao người thành tài, nổi bật có Phùng Khắc Khoan là bậc công thần toàn năng và kiệt xuất của triều Lê Trung Hưng. Thế kỷ 19, có thầy khiếm thị – Nguyễn Đình Chiểu – với tư tưởng “Thà đui mà giữ đạo nhà”, cùng với thầy Cao Bá Quát danh tiếng vang lừng khắp nước. Thế kỷ 20, thầy Nguyễn Thúc Tự đã dạy dỗ học trò hầu hết trở thành những chí sĩ, những nhà yêu nước như :Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Lê Văn Huân, Đặng Thúc Hứa Thầy Nguyễn Thúc Tự hồi đó cùng với thầy Nguyễn Tất Thành – Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này – là những bậc danh sư đã làm rạng rỡ hơn bao giờ hết truyền thống của nhà giáo Việt Nam trong thời đại mới. Một người thầy đi từng bàn, cầm lấy tay học trò nắn nót viết chữ “S” (tượng trưng cho đất nước Việt Nam hình cong như chữ S từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau) đã gieo vào tim óc trẻ thơ: một nước Việt Nam thống nhất cả ba miền, là hình ảnh tuyệt đẹp của một người thầy. Bên cạnh những người thầy mẫu mực, trong sáng, đất nước ta đã nổi lên những người học trò lỗi lạc, sống có đạo lý, biết ơn và tôn kính hết mực thầy của mình như: Lê Quát, Phạm Sư Mạnh đỗ tiến sĩ và giữ chức vụ cao, khi đến thăm vẫn cúi lạy thầy Chu Văn An “được thầy khuyên nhủ vài câu, rồi ra đi, rất lấy làm mừng”. II/Tục ngữ - Tiên học lễ, hậu học văn - Không thầy đố mày làm nên - Học thầy chẳng tầy học bạn - Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ - Một kho vàng không bằng một nang chữ - Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học - Ăn vóc, học hay - Ông bảy mươi học ông bảy mốt - Dốt đến đâu, học lâu cũng biết - Người không học như ngọc không mài - Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi . Ca dao , tục ngữ về truyền thống tôn sư trọng đạo I /Ca dao “Mấy ai là kẻ không thầy Thế gian thường nói đố mày làm nên” Và như chúng ta đều biết, mỗi con người - từ khi. thức khác nhau, trong đó có phong tục l , tết. Nghĩa là mỗi năm, khi Tết đến xuân v , như đã trở thành đạo lý ngàn đời, mỗi người chúng ta, ngoài sống có hiếu với cha, với m , còn phải sống. vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) Chỉ ngần ấy thôi, cũng đủ để chúng ta hiểu: Nhân dân rất coi trọng nghề thầy giáo. Họ đúc kết lại trong những câu ca dao, tục ngữ dễ nh , dễ

Ngày đăng: 28/02/2015, 19:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan