Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ

97 537 3
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè kim tuyên để chế biến chè OLong tại phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN KHẮC QUÝ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CHÈ KIM TUYÊN ĐỂ CHẾ BIẾN CHÈ OLONG TẠI PHÚ THỌ NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ: 60.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh 2.TS. Đặng Văn Thư Thái Nguyên – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong tại Phú Thọ" là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản luận văn này. Tác giả Nguyễn Khắc Quý LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn đề tài "Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong tại Phú Thọ", tôi xin chân thành cảm ơn. - Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; - Phòng quản lý đào tạo sau Đại học; - Các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy lớp cao học K20B Trồng trọt đã quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học. Xin trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, tư liệu, tài liệu nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tôi xin trân thành cảm ơn đến TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh; TS. Đặng Văn Thư đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong việc định hướng đề tài cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn. Do điều kiện thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận văn kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý thêm của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Khắc Quý MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 1.1.1. Một số đặc điểm của giống chè Kim Tuyên 5 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho chè 6 1.2. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về phân bón cho chè để chế biến chè Olong 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước về phân bón. 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về phân bón 15 1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về thuốc bảo vệ thực vật sinh học 17 1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước về thuốc bảo vệ thực vật sinh học 17 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về thuốc bảo vệ thực vật sinh học 19 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.2 Vật liệu nghiên cứu 21 2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 21 2.4. Nội dung nghiên cứu 21 2.5. Phương pháp nghiên cứu 21 2.5.1: Bố trí thí nghiệm 21 2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 24 2.6.1. Các chỉ tiêu theo dõi nội dung 1. 24 2.6.2. Các chỉ tiêu theo dõi nội dung 2. 24 2.6.3. Phương pháp theo dõi 24 2.7. Phương pháp phân tích thống kê 27 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của chè Kim Tuyên 28 3.1.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng của chè Kim Tuyên. 29 3.1.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên 31 3.1.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến thành phần sinh hóa của chè Kim Tuyên. 34 3.1.4: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến chất lượng sản phẩm chè Olong được sản xuất từ giống chè Kim Tuyên. 37 3.1.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến mức nhiễm sâu hại tự nhiên của chè Kim Tuyên. 39 3.1.6. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tổ hợp phân hữu cơ trong sản xuất chè Kim Tuyên 42 3.2. Nghiên cứu hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ một số loại sâu hại chính trên giống chè Kim Tuyên 44 3.2.1: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ rầy xanh gây hại trên giống chè Kim Tuyên. 45 3.2.2: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ bọ cánh tơ gây hại trên giống chè Kim Tuyên. 47 3.2.3: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ nhện đỏ gây hại trên giống chè Kim Tuyên. 49 3.2.4: Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến thành phần sinh hóa của giống chè Kim Tuyên 52 3.2.5. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến chất lượng sản phẩm chè Olong được sản xuất từ giống chè Kim Tuyên. 54 3.2.6. Kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong chè Kim Tuyên 55 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57 1. Kết luận: 57 2. Đề nghị: 58 DANH MỤC CÁC KỸ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Vit : Vitamin NPK : Đạm, lân, kali A.amin : Axít amin CT1 : Công thức 1 CT2 : Công thức 2 CT3 : Công thức 3 Tg tb/lứa hái : Thời gian trung bình cho một lứa hái N.suất búp : Năng suất búp HL tannin : Hàm lượng tannin CHT : Chất hòa tan HL đường khử : Hàm lượng đường khử BVTV : Bảo vệ thực vật N : Đạm P 2 O 5 : Lân K 2 O : Kali DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Lượng phân bón cho mỗi ha chè kinh doanh 9 Bảng 1.2: Thành phần hóa học của các loại phân sử dụng trong thí nghiệm. 10 Bảng 1.3: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong chè (% chất tro) 15 Bảng 1.4: Hàm lượng N trong chè nguyên liệu (% chất khô) 15 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng chè Kim Tuyên 30 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của giống chè Kim Tuyên. 32 Bảng 3.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến thành phần sinh hóa của chè Kim Tuyên. 35 Bảng 3.4: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến chất lượng sản phẩm chè Olong được sản xuất từ giống chè Kim Tuyên. 38 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến mức nhiễm sâu hại 40 tự nhiên của chè Kim Tuyên 40 Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tổ hợp phân hữu cơ trong sản xuất chè Kim Tuyên. 42 Bảng 3.7: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ Rầy xanh gây hại trên giống chè Kim Tuyên 46 Bảng 3.8: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ bọ cánh tơ gây hại trên giống chè Kim Tuyên. 48 Bảng 3.9: Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong phòng trừ nhện đỏ gây hại trên giống chè Kim Tuyên. 50 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến thành phần sinh hóa của giống chè Kim Tuyên 52 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến chất lượng sản phẩm chè Olong được sản xuất từ giống chè Kim Tuyên. 54 Bảng 3.12: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong chè thành phẩm 56 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Biểu đồ Ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng chè Kim Tuyên 30 Hình 3.2: Biểu đồ ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến năng suất chè Kim Tuyên 33 Hình 3.3: Biểu đồ hiệu lực của các loại thuốc BVTV sinh học trong phòng trừ Rầy xanh 46 Hình 3.4. Biểu đồ hiệu lực của các loại thuốc BVTV sinh học trong phòng trừ bọ cánh tơ 49 Hình 3.5. Biểu đồ hiệu lực của các loại thuốc BVTV sinh học trong phòng trừ nhện đỏ. 51 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Chè Olong là sản phẩm độc đáo của Trung Quốc, Đài Loan được người tiêu dùng ưa chuộng vì có hương thơm tự nhiên mùi hoa, quả chín. Sản phẩm chè Olong có giá trị kinh tế cao, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo và một số nước Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, sản phẩm chè Olong đang dần xâm nhập vào các thị trường ở Châu Âu, Mỹ… Tại Việt Nam, ở một số đô thị lớn, người dân cũng đã bắt đầu có thói quen thưởng thức chè Olong; nhu cầu và thói quen đó tăng dần theo đà phát triển của kinh tế-xã hội. Sự phát triển của cây chè phụ thuộc nhiều yếu tố: Khí hậu, đất đai, điều kiện chăm sóc đặc biệt là lượng nước và phân bón. Khác với cây công nghiệp khác, sản phẩm thu hoạch của cây chè là bộ phận sinh trưởng (búp và lá non) và thời gian thu hoạch kéo dài suốt 9 đến 10 tháng trong năm. Các loại phân bón khác tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng vườn chè, với những giống chè chất lượng cao có nội chất phù hợp cho chế biến chè xanh đặc sản và chè Olong thì việc áp dụng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ là rất cần thiết. Ngoài ra trong canh tác chè hiện nay để giảm thiệt hại do sâu, bệnh gây ra, hiện nay chúng ta có nhiều biện pháp phòng trừ khác nhau như: biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp dùng thuốc hoá học, biện pháp sử dụng các chế phẩm trừ sâu sinh học và biện pháp kiểm dịch thực vật. Trong đó biện pháp phòng trừ bằng các loại thuốc hoá học vẫn được sử dụng phổ biến trong các vùng trồng chè. Tuy nhiên thực tế cho thấy biện pháp này hiện nay không đạt được hiệu quả như mong muốn, do tính kháng thuốc, nhờn thuốc, hay sử dụng thuốc sâu một cách bừa bãi… Ngoài những vấn đề như trên, biện pháp hoá học còn để lại một lượng tàn dư lớn trên sản phẩm cũng như môi trường sinh thái gây ảnh hưởng đến 2 người tiêu dùng. Sự canh tác đó đã làm cho đất đai ngày càng thoái hoá, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ vi sinh vật đất, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày cành cao, nguồn bệnh tích luỹ trong đất ngày càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước. Nhận thức được điều này, người làm chè ở Việt Nam và trên Thế giới đang tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng, hướng sản xuất bền vững, nền nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp hữu cơ thân thiện với môi trường để tạo ra các sản phẩm an toàn đối với người tiêu dùng, tiêu thụ ổn định, tạo sức cạnh tranh với giá thành hợp lý. Vì vậy, việc sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất cả mọi người, mọi tầng lớp nói chung, người làm và tiêu dùng các sản phẩm chè nói riêng. Tác dụng của các chế phẩm sinh học sau khi sử dụng trong nông nghiệp để bảo vệ cây trồng: Không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người, cây trồng và vật nuôi. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái, có tác dụng cân bằng hệ sinh thái môi trường. Không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thoái hoá đất mà còn góp phầm tăng độ phì nhiêu của đất. Có tác dụng đồng hoá các chất dinh dưỡng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại tăng khả năng đề kháng của cây trồng, không ảnh hưởng đến môi trường như các loại thuốc có nguồn gốc hoá học khác. Có khả năng phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ bền vững, các chế phẩm sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp góp phần làm sạch môi trường . Trong sản xuất chè hiện nay đa số người dân chỉ quan tâm đến năng suất vườn chè mà chưa chú trọng đến chất lượng, giá trị sản phẩm, chưa quan tâm đến những kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng của các sản phẩm chè như: [...]... Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong tại Phú Thọ. ’’ 2 Mục đích và yêu cầu 2.1 Mục đích Xác định loại phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học phù hợp trong canh tác chè Kim Tuyên để sản xuất nguyên liệu cho chế biến chè Olong 2.2 Yêu cầu - Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng nguyên liệu chè Kim Tuyên để chế. .. điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: 2013-2014 - Địa điểm nghiên cứu: Xã Phú Hộ - thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ 2.4 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân hữu cơ đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng (thành phần sinh hóa, thử nếm cảm quan chè thành phẩm), sâu bệnh hại của giống chè Kim Tuyên và hiệu quả kinh tế - Nghiên cứu hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến một số. .. công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất 4 3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được loại phân bón hữu cơ và loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phù hợp trong canh tác chè Kim Tuyên để sản xuất nguyên liệu cho chế biến chè Olong - Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao năng suất và chất lượng chè nguyên liệu để chế biến chè Olong từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng chè. .. phẩm chè Olong có giá trị cao Các loại phân bón và thuốc BVTV có ảnh hưởng lớn đến chất lượng chè Olong thành phẩm Chưa có quy trình bón phân phù hợp cho chè Kim Tuyên để sản xuất nguyên liệu cho chế biến chè Olong Chưa xác định được loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học cho chè Kim Tuyên để sản xuất nguyên liệu cho chế biến chè Olong Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu. .. trồng chè - Góp phần bổ sung quy trình kỹ thuật chăm sóc chè cho sản xuất chè chè Kim Tuyên để sản xuất nguyên liệu cho chế biến chè Olong 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1 Một số đặc điểm của giống chè Kim Tuyên Nguồn gốc: Giống chè Kim Tuyên là giống vô tính của Đài Loan, được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống Olong lá to của địa phương và bố là giống... nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã nghiên cứu chế biến chè Olong từ các giống chè nhập nội và chọn lọc tại Phú Hộ Kết quả bước đầu cho thấy: trong các giống chè nhập nội như Kim 16 Tuyên, Thúy Ngọc, Keo am tích, PT95, Hùng đỉnh bạch, Phúc vân tiên, Long vân 2000, chỉ có một số giống có hương thơm, chế biến được sản phẩm chè Olong cho chất lượng cao (giống Kim Tuyên tốt nhất) (Đỗ Văn Ngọc và Trịnh... biến chè Olong - Đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng nguyên liệu chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học - Xác định cơ sở khoa học về ảnh hưởng của loại phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học phù hợp trong canh tác chè Kim Tuyên để sản xuất nguyên liệu cho chế biến chè Olong. .. thấy rằng cây chè có những đặc điểm dinh dưỡng khác với một số cây trồng khác, nhu cầu về dinh dưỡng khoáng của cây chè rất lớn Vì vậy, cần xét từng điều kiện cụ thể, từng mục đích sử dụng nguyên liệu chế biến cho từng loại chè cụ thể (chè xanh, chè đen, chè Olong ) để xây dựng chế độ bón phân hợp lý cho chè 1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về phân bón Năm 2006 Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm... nhiễm môi trường do thuốc bảo vệ thực vật hóa học gây nên 1.2 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về phân bón cho chè để chế biến chè Olong 1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước về phân bón Năng suất nguyên liệu chè búp tươi cao, hàm lượng axit amin, polyphenol, catechin, đường tổng số trong nguyên liệu chè búp tươi thích hợp, chất lượng chè Olong thành phẩm tốt nhất có thể đạt được khi cung cấp các... thông qua được 2 giống chè mới: Kim tuyên, Thúy ngọc (Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống mới năm 2007) Trong đó: giống Kim tuyên, nguyên liệu dùng để chế biến chè Olong áp dụng trong cả nước; giống Thuý ngọc, nguyên liệu được dùng để chế biến chè Olong áp dụng chủ yếu cho vùng Lâm Đồng và xác định bón phân theo quy trình bổ sung 500 kg đậu tương ngâm/ha cho sản phẩm chè Olong có hương vị trội hơn và . chế biến chè Olong. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong tại Phú Thọ. ’’ 2. Mục. này. Tác giả Nguyễn Khắc Quý LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn đề tài " ;Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong tại Phú Thọ& quot;,. Tôi xin cam đoan bản luận văn " ;Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè Kim Tuyên để chế biến chè Olong tại Phú Thọ& quot; là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công

Ngày đăng: 28/02/2015, 19:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan