skkn định hướng cho học sinh lớp 12 tiếp nhận đoạn trích “ai đã đặt tên cho dòng sông” theo hướng tiếp cận văn hóa

61 804 5
skkn định hướng cho học sinh lớp 12 tiếp nhận đoạn trích “ai đã đặt tên cho dòng sông” theo hướng tiếp cận văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Võ Trường Toản Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TIẾP NHẬN ĐOẠN TRÍCH “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?” THEO HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA Người thực hiện: Lê Thái Huyền Trân Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn  - Lĩnh vực khác:  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2013 - 2014 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Lê Thái Huyền Trân 2. Ngày tháng năm sinh: 09/10/1978 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Số 112, ấp Bể Bạc, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: : 061 3749688 (Cơ quan); ĐTDĐ: 0906 393343. 6. Fax: E-mail: huyentranvan78@yahoo.com 7. Chức vụ: Tổ trưởng tổ ngữ văn. 8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy ngữ văn và quản lí chuyên môn tổ Ngữ văn. 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2011. - Chuyên ngành đào tạo: Lí luận và phương pháp dạy học Văn và tiếng Việt. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: + Giảng dạy ngữ văn, số năm có kinh nghiệm: 14 năm. + Tổ trưởng: 09 năm. - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 03 + Định hướng cho học sinh lớp 12 tiếp nhận một số tác phẩm văn học sau 1975 theo hướng tiếp cận văn hóa (Luận văn Thạc sĩ giáo dục – chuyên ngành LL&PP dạy học văn và tiếng việt, năm 2010-2011). + Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ văn để ôn thi tốt nghiệp (Năm 2011-2012). + Định hướng cho học sinh lớp 10 tiếp nhận tác phẩm “Tấm Cám” theo hướng tiếp cận văn hóa (Năm 2012-2013). 2 MỤC LỤC Trang I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ văn hóa với văn học. 1.1.2. Văn hóa là cơ sở, nền tảng cho văn học ra đời và phát triển. 1.1.3. Tiếp cận văn hóa và Bản chất hướng tiếp cận văn hóa đoạn trích AĐĐTCDS? 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Vị trí của đoạn trích AĐĐTCDS? trong chương trình Ngữ văn 12 1.2.2. Thực trạng của dạy - học đoạn trích AĐĐTCDS? trong chương trình Ngữ văn 12 1.2.3. Nguyên nhân của thực trạng dạy - học đoạn trích AĐĐTCDS? III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố văn hóa liên quan đến đoạn trích AĐĐTCDS? trong phần tiểu dẫn. 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố văn hóa qua phần chú thích (GV cung cấp thêm) và quá trình đọc đoạn trích AĐĐTCDS? 3. Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để khai thác yếu tố văn hóa trong đoạn trích AĐĐTCDS? 4. Tổ chức học sinh hợp tác, trao đổi, thảo luận nhóm để cắt nghĩa và phân tích bình giá những yếu tố văn hóa trong đoạn trích AĐĐTCDS? 5. Sử dụng các phương tiện trực quan để minh họa các yếu tố văn hóa trong đoạn trích AĐĐTCDS? IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích thực nghiệm 2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 3. Miêu tả quá trình thực nghiệm 4. Kết quả thực nghiệm PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AĐĐTCDS? : “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” CM : Cách mạng CMT8 : Cách mạng tháng 8 ĐC : Đối chứng ĐHH : Đại học Huế ĐHSPH : Đại học sư phạm Huế ĐHSPHN : Đại học sư phạm Hà Nội GV : Giáo viên HS : Học sinh TN : Thực nghiệm THPT : Trung học phổ thông SH : sông Hương SGK : Sách giáo khoa HPNT : Hoàng Phủ Ngọc Tường 4 ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TIẾP NHẬN ĐOẠN TRÍCH “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?” THEO HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong bài viết “Toàn cầu hóa và sự tiêu diệt bản sắc văn hóa dân tộc” (Văn nghệ, 2004), Viện sĩ Vitalicostomorow nói: “văn minh là hợp lí hóa, là trí óc hóa. Còn văn hóa hướng tới sự hưởng thụ chân chính”. Ông cảnh báo: “văn minh hàm chứa nguy cơ vô độ, nên loài người không thể hiến tặng gia tài văn hóa cho nó” [31, tr. 3- 4]. Có thể thấy, trong thế giới văn minh, văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một nền văn minh phát triển không thể thiếu sự định hướng của văn hóa. Và nhân loại luôn ý thức về vai trò quan trọng của văn hóa trong quá trình xây dựng một thế giới văn minh. Văn hóa bao gồm nhiều thành tố, trong đó có văn học. Mỗi tác phẩm văn chương đều chứa đựng trong nó giá trị văn hóa của dân tộc và thời đại. Từ văn hóa phong tục, văn hóa tín ngưỡng, đến văn hóa nhận thức vũ trụ và xã hội… văn học đều phản ánh và lưu giữ. Chính vì thế, văn học là một thành tố quan trọng của văn hóa. Trong “Nghị quyết của Bộ chính trị về văn học nghệ thuật”, Đại hội lần thứ VI của Đảng chỉ rõ: “không một hình thái tư tưởng nào có thể thay thế văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người”. Và “văn học là bộ môn trọng yếu của cách mạng tư tưởng và văn hóa, là bộ môn đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể hiện khát vọng của con người về Chân-Thiện,-Mĩ, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội”[12, tr. 51-52]. Vì vậy, khi xây dựng chương trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở các cấp học, Bộ giáo dục và đào tạo rất cẩn trọng trong việc chọn lựa những tác phẩm văn học có giá trị để đưa vào nhà trường. Theo quan điểm đổi mới dạy học Văn hiện nay, sách giáo khoa Ngữ văn được xây dựng như một chương trình “văn hóa mở”. Những vấn đề đang diễn ra trong đời sống như tìm hiểu về văn hóa truyền thống, bảo vệ và duy trì truyền thống văn hóa dân tộc trong đời sống hiện đại, vấn đề an toàn giao thông, vấn đề bảo vệ môi trường… cũng cần phải gắn với chương trình học. Nhìn vào sách giáo khoa Ngữ văn 12, chương trình văn học đã mở rộng đến sau 1975 với một số tác phẩm tác giả tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu với Chiếc thuyền ngoài xa, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, Hoàng Phủ Ngọc Tường với Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Thanh Thảo với Đàn ghi ta của Lorca, Lưu Quang Vũ với Hồn Trương Ba da hàng thịt, cùng với những văn bản nhật dụng được đưa vào chương trình cũng góp phần làm cho chương trình văn học trong nhà trường gần với cuộc sống hơn. 5 Tuy nhiên, hiện nay, việc giảng dạy những tác phẩm văn học mới trong chương trình Ngữ văn nhà trường phổ thông vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và rập khuôn. Giáo viên chỉ tập trung khai thác những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà chưa chú ý nhiều đến yếu tố văn hóa thể hiện trong tác phẩm. Nhưng trước yêu cầu mới của xã hội, tác phẩm văn chương không chỉ đơn thuần là câu chuyện văn chương mà đó còn là câu chuyện tiềm ẩn nhiều tri thức nhân loại, có nhiều tri thức được chuyển tải trong một văn bản văn học và có thể khẳng định tri thức góp phần làm nổi rõ yếu tố thẩm mỹ của văn học hơn cả chính là tri thức văn hóa. Vậy nên “không có lí do gì, chúng ta lại làm nghèo đi một văn bản văn học, làm hạn hẹp tầm nhìn của học sinh về xã hội, con người và chính bản thân mình” [6]. Do đó cần chú ý đến yếu tố văn hóa trong văn học, dạy văn không chỉ chú trọng đến tri thức văn chương mà cũng cần hướng dẫn cho học sinh quan tâm nhiều đến tri thức văn hóa, tự hào, yêu quí và có ý thức giữ gìn bản sắc và truyền thống văn hóa của dân tộc. Từ mục tiêu của việc dạy và học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, cùng với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức văn hóa được kết tinh trong những tác phẩm văn học và xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn, tôi mạnh dạn đề xuất Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Định hướng cho học sinh lớp 12 tiếp nhận đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” theo hướng tiếp cận văn hóa. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về mối quan hệ văn hóa với văn học Ở Việt nam, từ những năm 80 trở đi, xu hướng nghiên cứu văn học theo hướng tiếp cận văn hóa đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà văn,… Nhiều công trình khai thác tính văn hóa trong tác phẩm văn chương được công bố góp phần chỉ ra một cách khá thuyết phục những giá trị mới của tác phẩm văn chương. Giáo sư Lê Trí Viễn, nhà văn Nguyễn Tuân, tác giả Đỗ Lai Thúy lần lượt cắt nghĩa thơ Hồ Xuân Hương từ góc độ khác nhau của văn hóa dân gian: cái “tục” trong thơ, tín ngưỡng thờ “nõ nường”, hoài niệm phồn thực…[43] Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đi sâu vào nghiên cứu văn học dưới ánh sáng của Nho giáo, tiêu biểu là tác phẩm “Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại”[13]. Trần Ngọc Vương đi sâu vào nghiên cứu loại hình nhà Nho tài tử trong văn học [33]. Hai nhà nghiên cứu cũng đã tích cực góp sức khai phá hướng tiếp cận văn hóa với tác phẩm văn chương. Năm 2003, Trần Nho Thìn xuất bản tập tiểu luận: “Văn học trung đại Việt nam dưới góc nhìn văn hóa”. Tác giả cho rằng: “cách tiếp cận loại hình học văn hóa được 6 xem như sự bổ sung cần thiết cho các phương pháp khác nhau trong nghiên cứu văn học trung đại nói chung, Truyện Kiều nói riêng” [27]. Năm 2004, Nguyễn Văn Dân viết bài: “Tiếp nhận văn học bằng văn hóa học”. Ông đã điểm lại toàn bộ những công trình nghiên cứu văn học từ hướng tiếp cận văn hóa trước đó để dẫn đến nhận định: “Cách tiếp cận văn học bằng văn hóa đã cung cấp thêm con đường mới để đến với văn học” [5, tr. 25-29] Năm 2008, Phó giáo sư Lê Nguyên Cẩn viết: “Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa”. Ông xây dựng hệ thống lí luận về “tính văn hóa trong tác phẩm văn chương: Đó là tính chất đặc thù gắn liền với mỗi tác phẩm văn học, nó cho thấy tác phẩm văn học không chỉ toát lên vẻ đẹp ngôn từ mà còn cả vẻ đẹp tâm hồn qua cách ứng xử và cách tiếp cận, xử lí cuộc sống của một dân tộc hay một cộng đồng nhất định”[3]. Tác giả Trần Hữu Sơn trong cuốn: “Quan niệm con người và tiến trình phát triển của văn học Trung Đại” đã viết: “Văn học đã là và mãi mãi sẽ là đại lượng tích hợp văn hóa, một phương thức biểu trưng văn hóa cho mọi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi vùng văn hóa. Và đến lượt nó những giá trị văn hóa được thử thách qua thời gian lại trở thành thành tố văn hóa góp phần làm nên bảng màu văn hóa và di sản cho muôn đời sau” [23]. Từ đó, trong bài viết: “Đặc điểm bài dạy văn học Trung đại Việt Nam”, tác giả khẳng định: “cần nắm bối cảnh lịch sử-văn hóa tác phẩm, tác giả…đây là đặc điểm bên ngoài tương đối gián cách với văn bản song lại là tiền đề hết sức quan trọng để chúng ta tìm hiểu tác phẩm”. Tác giả Nguyễn Viết Chữ trong cuốn: “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường” cho rằng: việc dạy văn học nước ngoài của giáo viên ít thành công vì “phông văn hóa có những độ vênh nhất định”. Tác giả đề nghị: “tăng cường kiến thức lịch sử và văn hóa cho giáo viên” hoặc “đặt tác phẩm trong mối tương quan văn hóa của hai dân tộc” [4]. Trong bài viết: “Một tiền đề quan trọng cho đổi mới phương pháp”, giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng: “Trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân ngoài giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa nhân văn còn có giá trị văn hóa truyền thống… giữ gìn cái thiêng liêng trong sáng cũng là nét văn hóa cần được khai thác và giáo dục tình cảm thẩm mỹ…Thiếu vốn văn hóa cần thiết thì việc cảm thụ văn thơ cũng dễ bị sai lệch hoặc thiếu sâu sắc”. Và trong bài viết: “Văn học với văn học nhà trường không phải là một”, giáo sư một lần nữa khẳng định: “Một văn bản văn chương không phải chỉ có thông tin thẩm mỹ mà còn là một văn bản văn hóa. Học một bài văn, một tác phẩm văn chương ngoài sự rung cảm còn biết bao nhiêu điều cần khai thác và khám phá về con người, về cuộc đời, về xã hội, về cuộc sống, về tư tưởng, về văn hóa… ” Những cơ sở lí luận trên là nền tảng để một số luận văn thạc sĩ thuộc nhiều trường đại học lựa chọn hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa như: 7 - “Thơ mới nhìn từ giác độ quan hệ văn hóa-văn học”- Hoàng Thị Huế (ĐHH, ĐHSP Huế). - “Tích hợp văn học với văn hóa trong dạy học tiếp nhận văn chương ở trường THPT” - Hoàng Thị Huyền Hương (ĐHH, ĐHSP Huế). - “Dạy học truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân cho học sinh THPT từ cái nhìn văn hóa” - Nguyễn Thị Thu Thảo (ĐHPS Hà Nội) - “Vận dụng tri thức văn hóa để hướng dẫn học sinh lớp 10 đọc hiểu đoạn trích Nỗi thương mình” (Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) – Vương Thị Thanh Nhàn (ĐHSPHN). - “Dạy học Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy theo hướng tiếp cận văn hóa” – Đỗ Bá Đại (ĐHSPHN) - “Dạy học truyện cổ tích thần kì “Tấm Cám” từ góc độ văn hóa”-Nguyễn Thị Hồng Minh (ĐHSPHN). - “Biện Pháp dạy học đoạn trích “Đất nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm theo hướng tiếp cận văn hóa” – Nguyễn Thị Hằng. Nêu lên một vài nét lịch sử vấn đề để thấy được hướng tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa có tính khả thi và phát triển mạnh mẽ trong những thập kỉ gần đây. Tuy nhiên, dù ảnh hưởng hay chịu tác động của văn hóa thì tác phẩm văn chương vẫn là tác phẩm văn chương với những đặc thù riêng của loại hình nghệ thuật ngôn từ. Do đó, khi tổ chức cho học sinh tiếp nhận tác phẩm văn chương phải đi từ những nét đặc thù của văn bản để từ đó tìm tới cách tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm. Và những bài viết nêu trên là những tư liệu quý giá để chúng tôi tham khảo trong quá trình hoàn thiện Sáng kiến kinh nghiệm. 1.1.2. Văn hóa là cơ sở, nền tảng cho văn học ra đời và phát triển. Văn học nghệ thuật là bộ phận cấu thành và rất quan trọng của văn hoá. Thực tiễn cuộc sống và nền văn hoá dân tộc là mảnh đất màu mở làm nảy sinh và nuôi dưỡng văn học nghệ thuật. Hiện thực đời sống – nơi tiềm tàng những giá trị văn hóa vô cùng phong phú, luôn tác động tới nhận thức, tư tưởng nhà văn. Nói cách khác, nhà văn kiếm tìm giá trị văn hóa từ hiện thực cuộc sống để tái hiện, tái tạo lại trong tác phẩm văn chương theo phong cách riêng, quan niệm riêng. Như vậy, một tác phẩm văn học ra đời là kết quả của sự khúc xạ, chưng cất các giá trị văn hóa. Từ thuở xa xưa, dân tộc Việt nam đã gắn bó với nền sản xuất nông ghiệp. chính nền nông nghiệp tự nhiên với nền kinh tế tự cấp, tự túc đã để lại dấu khá đậm trong tâm lí của người Việt, ảnh hưởng đến đời sống, tâm lí, quan hệ ứng xử. Con người trong nền văn hóa nông nghiệp là con người làng xã, con người cộng đồng. Chính cơ 8 sở văn minh của văn hóa qui định đối tượng thẩm mỹ của văn học. Vì vậy, nhìn vào hầu hết những tác phẩm văn học truyền miệng đều không ra ngoài phạm vi làng xã, đều bắt nguồn từ lao động của người dân quê: Trâu ơi! ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia, Ta đây trâu đấy, ai mà quản công! Bao giờ cây lúa còn bông, Thì con ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn. (Ca dao) Những phong tục tập quán, nếp sống, cách nghĩ, tâm hồn người Việt là nguồn cảm hứng vô tận trong các tác phẩm văn học dân gian: Tháng hai chi chí tháng mười, Năm mười hai tháng em ngồi em suy: Vụ chiêm em cấy lúa di, Vụ mùa lúa ré, sớm thì ba trăng. Thú quê rau cá đã từng, Gạo thơm, cơm trắng chi bằng tám xoan. Việc nhà em liệu lo toan, Khuyên chàng học tập cho ngoan kẻo mà. (Ca dao) Xã hội phong kiến phương Đông theo chế độ quân chủ, làng xóm sống theo một tổ chức có thứ bậc và quan hệ giữa người và người là quan hệ tình nghĩa “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Tối lửa tắt đèn có nhau”. Chính điều đó chi phối quan hệ ứng xử của người nông dân Việt Nam. Thời phong kiến, hệ tư tưởng của dân tộc Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho – Phật – Đạo, thuộc văn hóa phong kiến phương Đông, nặng cảm tính, có cội nguồn văn hóa nông nghiệp. Đối tượng văn học giai đoạn này chịu ảnh hưởng bởi kiểu văn hóa phong kiến. Tuy sống trong môi trường văn hoá phong kiến nhưng cái tôi làng xã gắn với văn hóa nông nghiệp vẫn hằn trong tâm linh người Việt. Với gốc gác nhà quê đó dù đi đâu họ cũng về nơi chôn nhau cắt rốn, về với cuộc sống của người dân quê: Anh em làng xóm xin mời cả, Giò bánh, trâu heo cũng gọi là. Chú Đáo bên làng lên với tớ Ông Từ ngõ chợ lại cùng ta (Lên lão – Nguyễn Khuyến) Bài thơ có sức diễn tả không khí, sắc màu, âm thanh của cuộc sống văn hóa độc đáo ở nông thôn một cách rất rõ nét. Lịch sử văn học Việt Nam gắn liền với sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nội dung yêu nước trong các tác phẩm văn học gắn liền với quê hương, hồn nước được nuôi dưỡng bằng tình làng, văn hoá làng. Không phải ngẫu nhiên mà người ta đã so sánh tình làng là những dấu son làm nên ngọn cờ đại nghĩa trong “Hịch 9 tướng sĩ”, “Cáo Bình Ngô”. Dù nhìn nhận như thế nào, người ta cũng không thể quên được chất nhân văn bền vững của văn chương nghệ thuật, xuất phát từ lòng yêu con người, tình cảm gắn bó với thiên nhiên, cộng đồng. Mối liên hệ biện chứng giữa cuộc sống và sự sáng tạo văn chương góp phần to lớn tạo nên bản sắc văn hoá, truyền thống văn hiến của dân tộc. Từ đầu thế kỉ XX văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn hóa phong kiến Trung Hoa, bắt đầu mở rộng tiếp xúc với văn hóa phương Tây mà chủ yếu là văn hóa Pháp. Luồng văn hóa mới thông qua tầng lớp trí thức Tây học ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn người cầm bút cũng như người đọc sách. Đến thời điểm này chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ đến văn chương nghệ thuật. Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo. Nhu cầu văn hóa của lớp công chúng mới đã làm nảy sinh những hoạt động kinh doanh văn hóa, làm cho nghề in, nghề xuất bản, nghề báo phát triển khá mạnh. Đây là những nhân tố đã tạo điều kiện cho văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Văn học Việt Nam giai đoạn đầu của thế kỉ XX do tiếp xúc với văn hóa phương Tây đã có những chuyển biến mạnh theo hướng canh tân trên cơ sở bản lĩnh của truyền thống văn hóa dân tộc. Sự thay đổi của nền kinh tế, đời sống văn hóa xã hội đã đem đến cho văn học những lĩnh vực hoạt động mới, xuất hiện nhiều trào lưu, khuynh hướng văn học mới… Cùng với sự chuyển biến của tình hình văn hóa, xã hội và những chuyển đổi về hình thái ý thức xã hội dẫn đến sự thay đổi tư tưởng sáng tạo văn học, văn học từ thời kì đầu thế kỉ XX đến 1945, đặc biệt là từ đầu những năm 30 trở đi phát triển với tốc độ khẩn trương, mau lẹ. Biết bao vấn đề về đất nước, về cuộc sống, con người và nghệ thuật đòi hỏi văn học thời kì mới phải giải quyết mà ở thời kì trước đó chưa từng có. Cái cao nhã của văn chương truyền thống không còn thích ứng với xã hội hiện tại. Thể chế xã hội, văn hóa chuyển đổi mạnh theo hướng duy tân. Văn chương tất yếu phải chuyển đổi để phù hợp với văn hóa. Một thời trong thơ ca trung đại chỉ tồn tại con người – lí tưởng, con người – cộng đồng… Khi cơ sở văn hóa thay đổi, văn hóa đô thị len lỏi vào tận tâm hồn con người, ý thức cá nhân bùng dậy với những khám phá mới mẻ về các tầng sâu tiềm thức, vô thức trong con người. Và sự ra đời của Thơ mới, những truyện ngắn, tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực, lãng mạn,… giai đoạn này như là một minh chứng cho sự thay đổi tất yếu của văn học trên nền tảng của sự thay đổi văn hóa xã hội. Cách mạng tháng tám năm 1945 thành công. Từ đây, một nền văn văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do, văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, thống nhất về tổ chức và về quan niệm nhà văn kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ. Từ năm 1945 đến năm 1975, trên đất nước ta diễn ra nhiều sự kiện lớn lao: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, công cuộc xây dựng cuộc sông mới, con người mới ở miền Bắc,… những sự kiện đó đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật. Đáp ứng yêu 10 [...]... quá trình dạy học đoạn trích AĐĐTCDS? theo hướng tiếp cận văn hóa Tuy nhiên, hướng tiếp cận văn hóa không phải là hướng tiếp cận duy nhất và độc tôn khi tiếp cận đoạn trích Vì thế, người giáo viên bên cạnh việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng tiếp cận văn hóa cũng cần kết hợp với những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài để giúp học sinh tiếp cận đoạn trích được trọn vẹn hơn Có thể nhận thấy, hệ... đã đặt tên cho dòng sông?” Văn học là văn học, chúng ta không thể biến tất cả những cái có trong tác phẩm văn học thành văn hóa và ngược lại Nội dung văn hóa và giá trị văn hóa chỉ là một mặt bên cạnh mặt văn học của tác phẩm văn chương Do đó không thể lấy việc tiếp nhận văn hóa thay thế cho việc tiếp nhận văn học trong quá trình chiếm lĩnh tác phẩm văn chương Tiếp nhận văn hóa đối với đoạn trích AĐĐTCDS?... lực cho tiếp cận thi pháp Bởi lẽ, những yếu tố hình thức của tác phẩm nhiều khi lại chịu sự qui định của văn hóa Tiếp cận văn hóa hỗ trợ tiếp cận lịch sử phát sinh, làm mở rộng sự tác động của những yếu tố bên ngoài văn bản Tiếp cận văn hóa kết hợp với tiếp cận văn bản làm hạn chế sự hiểu biết, khám phá tác phẩm văn học một cách nguyên tắc và cứng nhắc Tiếp cận văn hóa cũng giúp cho cách tiếp cận đáp... văn hoá Chính sách đối với văn học là một phần của chính sách văn hoá mà tiêu điểm là con người với những nhu cầu tinh thần ngày càng phát triển Và Bản sắc dân tộc trong các loại hình văn học nghệ thuật không phải nhất thành, bất biến 1.1.4 Tiếp cận văn hóa và Bản chất hướng tiếp cận văn hóa đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” 1.1.4.1 Tiếp cận văn hóa Tiếp cận văn hóa (Cultueral Approach) không... trọng để giáo dục học sinh niềm tự hào, tình yêu bản sắc văn hóa truyền thồng của dân tộc Từ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài và thực tế dạy học đoạn trích AĐĐTCDS? hiện nay, chúng tôi nhận thấy cần phải tổ chức cho học sinh tiếp nhận đoạn trích theo hướng tiếp cận văn hóa, nhằm giúp học sinh có thể khám phá vẻ đẹp đa chiều của tác phẩm đồng thời, thông qua việc tiếp nhận đoạn trích, HS còn nắm bắt... duy văn học như tư duy ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu,…Do đó tiếp cận văn hóa là một cách tiếp cận bổ sung nhưng hết sức cần thiết cho các cách tiếp cận khác trong dạy học văn nói chung, trong dạy học đoạn trích AĐĐTCDS? nói riêng Cách tiếp cận văn bản chỉ chú trọng đến văn bản mà không chú ý đến sự tác động ngoài văn bản Tiếp cận thi pháp cũng chỉ căn cứ vào văn bản nhưng có khác ở chỗ là đặt văn bản... phẩm Nó giúp học sinh trau dồi những kiến thức văn hóa cần thiết làm hành trang cho cuộc sống của mình Vì vậy, khi dạy đoạn trích AĐĐTCDS?, giáo viên phải định hướng cho học sinh tìm và giải mã các yếu tố văn hóa có trong đoạn trích 1 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố văn hóa liên quan đến đoạn trích trong phần tiểu dẫn Với công trình: “Nghĩ từ công việc dạy văn , nhà giáo Đỗ Kim Hồi cho rằng: “Trong... văn đã dày công sáng tạo Xác định góc nhìn đồng thời là cũng xác định đối tượng để nhìn là những việc làm luôn luôn cần thiết trong tiếp cận văn hóa Bởi lẽ, nếu chúng ta có góc nhìn từ văn hóa nhưng tác phẩm lại không có những phương diện văn hóa thực sự đậm nét và tiêu biểu thì sự khám phá lí giải từ góc nhìn văn hóa sẽ không hiệu quả 1.1.4.2 Bản chất hướng tiếp cận văn hóa đoạn trích “Ai đã đặt tên. .. dựng trong quá trình định hướng học sinh tiếp nhận đoạn trích theo hướng tiếp cận văn hóa cũng như hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài không phải học sinh nào cũng trả lời được Vậy 32 nên giáo viên cần có sự định hướng, gợi mở, tổ chức thảo luận,…nhằm giúp các em học sinh thoải mái, tự tin hơn trong quá trình khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm văn chương 4 Tổ chức học sinh hợp tác, trao đổi,... nhà 67% học sinh tự giác soạn bài và tham khảo các tài liệu mà giáo viên hướng dẫn, trong đó có 33% học sinh soạn bài kĩ và có ý thức học tập tốt Về kiến thức, 70% học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài học 13% học sinh có lưu ý đến các tri thức văn hóa của đoạn trích 50% học sinh có hứng thú, yêu thích khi tiếp nhận đoạn trích Tuy thế, còn nhiều học sinh chưa tích cực và ý thức trong học tập: . học nghệ thuật không phải nhất thành, bất biến. 1.1.4. Tiếp cận văn hóa và Bản chất hướng tiếp cận văn hóa đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” 1.1.4.1. Tiếp cận văn hóa Tiếp cận văn hóa. học phổ thông SH : sông Hương SGK : Sách giáo khoa HPNT : Hoàng Phủ Ngọc Tường 4 ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH LỚP 12 TIẾP NHẬN ĐOẠN TRÍCH “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?” THEO HƯỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA I đề xuất Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài Định hướng cho học sinh lớp 12 tiếp nhận đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” theo hướng tiếp cận văn hóa. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan