skkn sử dụng bài tập tình huống và câu chuyện pháp trong giảng dạy môn giáo dục công dân 12

22 4.1K 10
skkn sử dụng bài tập tình huống và câu chuyện pháp trong giảng dạy môn giáo dục công dân 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Người thực hiện: NGUYỄN VĂN DUYÊN Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn GDCD  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2013 - 2014 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: NGUYỄN VĂN DUYÊN Ngày tháng năm sinh: 02 - 11 - 1982 2. Nam, nữ: Nam 3. Địa chỉ: G15 tổ 16 khu phố 7 Long Bình, Biên Hoà, Đồng Nai 4. Điện thoại: 0613.881221- 3884351 (CQ) (NR): 0965639025 5. Fax: E-mail: nguyenvanduyennt@gmail.com 6. Chức vụ: Giáo viên 7. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2005 - Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Giáo dục chính trị III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDCD - Số năm có kinh nghiệm: 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN PHÁP TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 PHẦN A NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục công dân là môn học bên cạnh cung cấp kiến thức khoa học còn có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh. Tuy nhiên ở một số trường THPT môn học này cũng bị xem là môn phụ, chưa thực sự thu hút sự đam mê, yêu thích của học sinh. Nhiều giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của bộ môn này trong quá trình giảng dạy nhằm cung cấp kiến thức, phương pháp học tập đặc thù bộ môn trong đào tạo nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nên chưa có nhiều nghiên cứu, sáng tạo để tạo ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả. Đa số giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống: đọc - chép theo sách giáo khoa là chủ yếu, thiếu hấp dẫn, học sinh khó hiểu, nhàm chán. Trong khi đó môn GDCD còn là môn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông Vì thế, khi giảng dạy nếu không biết cách lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp thì không những làm loãng kiến thức mà còn khiến học sinh cảm thấy chán và từ đó không thích môn học này. Là giáo viên trẻ làm công tác giảng dạy môn GDCD lớp 12 từ năm 2005. Bản thân tôi nhận thức được rằng thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của môn học, giáo viên trong mỗi tiết dạy cần phải quán triệt sâu sắc các nguyên tắc cơ bản trong nguyên lý dạy học: Nguyên tắc tính Đảng. Nguyên tắc tính khoa học. Nguyên tắc tính thực tiễn. Trong đó nguyên tắc thực tiễn được tôi luôn chú trọng, nên tôi xin trình bày quan điểm của mình thông qua nội dung đề tài “ sử dụng bài tập tình huống và câu chuyện pháp luật trong giảng dạy môn GCDC 12” II. CƠ SỞ LÍ LUẬN Môn GDCD lớp 12 gồm 10 bài với nội dung chủ đạo “ công dân với pháp luật” trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về pháp luật, các quyền cơ bản của công dân. Bởi vậy, việc giảng dạy của giáo viên không những gặp khó khăn về nội dung kiến thức pháp luật khô khan, khó nhớ và khó truyền tải mà còn chú trọng việc rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử Có thể nói, môn GDCD lớp 12 có nhiều kiến thức liên quan với cuộc sống hiện tại cho nên việc liên hệ giữa bài học và cuộc sống thực tiễn là điều cần thiết. Để làm được điều này buộc người thầy phải tham khảo nhiều tài liệu, tích lũy nhiều vốn sống, có kiến thức sâu rộng và truyền đạt đến học sinh bằng niềm say mê thực sự của mình. 3 Việc gây hứng thú, cuốn hút và làm cho học sinh yêu thích bộ môn hay không phần chính là ở người thầy chứ không phải là nội dung chương trình, đó cũng chính là lý do khiến bản thân tôi cố gắng trong mỗi tiết dạy để đảm bảo hiệu quả giảng dạy và mục tiêu giáo dục đặt ra. Tạo cho người học khả năng trình bày những điều đã học và suy nghĩ về điều đó (diễn đạt, nhận xét). Tạo điều kiện để người học có thể trao đổi lân nhau và trao đổi với giáo viên. III. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thuận lợi Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12 có nhiều nội dung phù hợp với dạy học theo tình huống mà còn phát huy hiệu quả cao khi giáo viện tổ chức cho học sinh làm bài tập tình huống. Giáo viên được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học. Xu hướng phát triển của xã hội tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau. Dạy học theo tình huống phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sự nhàm chán, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực. Trong thời gian gần đây môn giáo duc công dân nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội, của các cơ quan banh nghành, các cấp chính quyền. Đặc biệt Bộ giáo dục đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu các trường quan tâm có giải pháp hữu hiệu trong công tác giáo dục pháp luật trong học sinh sinh viên. 2. Khó khăn: Mục đích học môn GDCD 12 trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật nhưng nội dung kiến thức rộng khó truyền tải, khó tiếp thu khô, khó, dài… nên GV khó dạy, HS khó học. Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm. Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho môn GDCD 12 không phong phú, chưa phổ biến chưa theo kịp với diễn biến thực tế của xã hội đặt ra. Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là HS đối với bộ môn này còn khá lệch lạc: không đầu tư, không chú ý thậm chí là xem thường hoặc học cho xong. Xuất phát từ những thực tế nêu trên, bản thân dạy môn GDCD đặt ra yêu cầu. * Thứ nhất: Phải đổi mới phương pháp giảng dạy của mình để mỗi tiết học có hiệu quả cao nhất. * Thứ hai: Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn GDCD lớp 12 với nội dung là kiến thức pháp luật thể hiện đường lối chính sách của Đảng cho nên việc truyền thụ kiến thức GDCD mang tính thực tiễn. * Thứ ba: Xuất phát từ nhu cầu của học sinh không muốn học tập kiến thức lý luận suông mà cần có những ví dụ cụ thể sinh động để các em năm kiến thức đơn giản và nhanh nhất. Qua đó tự rèn luyện nhận thức và hành động của bản thân cho phù hợp yêu cầu của xã hội. IV. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 1.Đối với giáo viên 4 Với việc chọn đề tài trên giúp cho giáo viên tự tìm tòi học hỏi củng cố lòng nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy trung thành với quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt “nguyên tắc tính thực tiễn” sẽ giúp cho người giáo viên không ngừng cập nhật thông tin mới nhất để lấy dẫn chứng cho từng tiết giảng của mình, có như vậy bài giảng mới được hấp dẫn và sinh động. 2. Đối với học sinh Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về pháp luật, thái độ và hành động ứng xử đúng đắn phù hợp với sự phát triển của xã hội. Trong giai đoạn ngày nay, học sinh chú trọng học kiến thức các môn khoa học tư nhiên, chạy theo cái mới theo xu hướng hiện đại nên một bộ phận lớn học sinh không nắm kiến thức pháp luật cơ bản dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật trong học sinh ngày gia tăng. Việc giảng dạy gắn với các bài tập tình huống giúp hình thành cho các em thái độ và hành động đấu tranh bảo vệ cái thiện, cái đúng cái chuẩn mực, kiên quyết đấu tranh chống lại các hiện tượng vi phạm pháp luật. Thông qua kiến thức đã học các em biết tuyên truyền, vận động người thân, gia đình mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta. PHẦN B: NỘI DUNG SÁNG KIẾN. I. KINH NGHIỆM ÁP DỤNG: Trong việc giảng dạy công dân 12, để gây hứng thú cho học sinh, trong từng bài học, tiết dạy của mình người thầy cần phải đưa ra nhiều tình huống thật gần gũi với cuộc sống để các học sinh nhận xét xử lý, lựa chọn và sau mỗi tình huống đó giáo viên sẽ chỉ ra cho các em thấy được vấn đề đúng ở đâu và sai ở đâu có thái độ, hành vi như thế nào cho phù hợp? Thông qua mỗi tình huống người thầy phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Dạy theo cách này học sinh rất thích vì được “phát ngôn” trình bày, tranh luận nhận định, quan điểm của mình theo sự hiểu biết của mình. Ngoài ra, người thầy cũng cần áp dụng các PPDH tích cực, kỹ thuật dạy học mới như: tổ chức cho học sinh học nhóm để các em tự nghiên cứu, hợp tác, tìm tòi và đưa ra kết quả của riêng mình, từ đó học sinh sẽ dần làm quen và dễ xử lý tình huống gặp phải trong thực tế cuộc sống. Giáo viên chỉ là người định hướng và chốt lại vấn đề cốt lỗi cho học sinh. Khi sử dụng tình huống trong giảng dạy tôi nhận thấy khả năng tiếp thu bài học của học sinh nhanh hơn, tạo ra được sự hứng thú, tập trung, sôi nổi đóng góp ý kiến và thông qua đó rèn luyện cho các em kĩ năng sống, phát huy tính tích cực cho học sinh. II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Bộ Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) đang có những động thái đánh giá một cách toàn diện về những bất cập trong việc dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD). Nhằm mục tiêu định hướng, hình thành ý thức, tư cách đạo đức của học sinh trong thời đại mới, chương trình sách giáo khoa về môn học này đang khiến cả giáo viên 5 lẫn học sinh gặp khó khăn trong việc cảm thụ và ứng dụng. Giáo viên gọi môn học này là môn “3K”: khó, khô và khổ. Đối với môn công dân 12 để giải quyết khó khăn đặc trưng môn học pháp luật kiến thức “khô”, buộc bản thân tôi áp dụng một số giải pháp cụ thể như sau: 1. Giáo viên phải hiểu rõ thế nào là sử dụng tình huống trong giảng dạy: Tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó có chứa đựng mâu thuẫn, xung đột. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, nhân vật, có chứa đụng xung đột… Tình huống trong dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học, đem lại hiệu quả giảng dạy. 2. Cách thức sử dụng tình huống pháp luật: Tình huống có thể dài hay ngắn, tùy thuộc từng nội dung vấn đề mà bài học đã đề cập sao cho hiệu quả và gắn liền với nội dung bài học Một số tình huống đề xuất phù hợp nội dung bài học. Bài 1: Pháp luật và đời sống: Ví dụ về bài tập tình huống: Ví dụ 1: Pháp luật là gì? Vì sao mỗi công dân cần phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật? Đề xuất trả lời: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội. Trong hệ thống pháp luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Nếu mọi công dân đều thực hiện đúng khẩu hiệu ”Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” thì xã hội ngày càng phát triển, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Do vậy, mỗi công dân cần phải hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật, có nắm vững thì mới thực hiện đúng pháp luật. Ví dụ 2: Sống với nhau được gần 10 năm, nhưng bà H luôn phải nhẫn nhục trước ông chồng vũ phu, nóng tính và hay chửi bới, đánh đập vợ con. Sự việc gần đây nhất, do không đồng ý trước việc bà H dồn tiền mua cho con gái một cái xe đạp để đi học, ông P đánh bà gẫy tay. Biết chuyện, mấy chị em trong Hội liên hiệp phụ nữ xã khuyên bà H nên biết dùng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đề nghị cho biết vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội đối với mỗi công dân? Đề xuất trả lời: Pháp luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đối với mỗi công dân, pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình. 6 Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa và xã hội được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong Hiến pháp và luật. Như vậy, thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luật xác lập quyền của công dân đồng thời cũng quy định các nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Mặt khác pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, trong đó quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, lợi ích chính đáng của công dân đều bị xử lý nghiêm minh. Bài 2: Thực hiện pháp luật. Ví dụ về bài tập tình huống: Ví dụ 1 H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay em Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em. Xin hỏi: hành vi của H có phải là vi phạm pháp luật hình sự không? Đề xuất trả lời: Căn cứ vào khái niệm Tội phạm do Bộ Luật hình sự quy định thì vi phạm pháp luật hình sự phải có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây: Là hành vi trái pháp luật được quy định trong Bộ Luật hình sự Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện Người vi phạm phải có lỗi cố ý hoặc vô ý Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ Trong trường hợp này, H đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đến sức khỏe của em Q. Tuy nhiên, H bị tâm thần từ nhỏ và thực hiện hành vi gây thương tích khi đang phát bệnh. Điều đó có nghĩa H thực hiện hành vi trái pháp luật trong tình trạng mà anh ta không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Pháp luật hình sự Việt Nam coi tình trạng của H là không có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể, Khoản 1, Điều 13, Bộ luật hình sự quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.” Như vậy, do H là người không có năng lực trách nhiệm hình sự nên hành vi trái pháp luật do anh thực hiện không phải là vi phạm pháp luật hình sự. Ví dụ 2: A đi xe máy qua ngã tư đường phố thì bị một CSGT yêu cầu dừng xe và ghi biên lai xử phạt về hành vi vượt đèn vàng. A cho rằng, hành vi của CSGT là hành vi thưc hiện sai pháp luật, còn hành vi của mình là thực hiện đúng pháp luật. 7 Theo em, hành vi của người CSGT có đúng là hành vi thực hiện pháp luật không ? nếu đúng thì đó là hành vi áp dụng pháp luật hay tuân thủ pháp luật ? Hành vi vượt đèn vàng không đúng quy định của chung là hành vi gì? Qua tình huống nay em rút ra cho mình bài học gì ? Đề xuất trả lời: Trên thực tế, A đã vi phạm pháp luật vì đã vượt đèn vàng không đúng quy định của luật giao thông đường bộ. Điểm c khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ quy định: Tín hiệu vàng là báo sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sang, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi qua vạch dừng thì được đi tiếp. Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật: Tình huống: An và Bình là đôi bạn thân cùng thi vào một khoa của trường Đại học sư phạm. Hai bạn có số điểm thi bằng nhau. An đã đậu nguyện vọng 1 vì An là người dân tộc thiểu số, còn Bình thì không đậu. Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không? Vì sao? Đề xuất trả lời: - Việc An đã đậu nguyện vọng 1 vì An là người dân tộc thiểu số, còn Bình thì không đậu vì Bình không thuộc diện được hưởng điểm ưu tiên ( dân tộc thiểu số). Bạn An là người dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng được ưu tiên. Theo quy định tại điều 7 quy chế tuyển sinh Đại học và Cao đẳng về chính sách ưu tiên: Công dân Việt nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thuộc nhóm ưu tiên 1. Bạn Bình không phải là con em người dân tộc thiểu số nên không được hưởng chính sách ưu tiên - Ý nghĩa: Con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa để khắc phục sự chênh lệch, rút ngắn khoảng cách tạo điều kiện để phát triển nên Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên. Mục đích tạo khối đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau… tiến kịp trình độ chung cả nước. Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Ví dụ 1: Kết thúc giờ học Giáo dục công dân, Quỳnh và Nhàn tranh luận với nhau về nội dung của quyền tự do kinh doanh. Quỳnh cho rằng: “Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì. Đó mới là nội dung của quyền tự do kinh doanh”. Nhàn không đồng tình với quan điểm trên, mà hiểu rằng kinh doanh phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Ý kiến của bạn nào đúng, bạn nào sai? Hãy giải thích rõ hơn về quyền tự do kinh doanh? Đề xuất trả lời: Ý kiến bạn Nhàn đúng. Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền cơ bản của công dân, được quy định tại Điều 57 Hiến pháp năm 1992 và trong pháp luật về kinh doanh: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. 8 Theo quy định của Hiến pháp, công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật. Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và sự quản lý của Nhà nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm… Ví dụ 2 Chị Lan kết hôn cùng anh Tú. Trước khi kết hôn chị Lan làm thư ký Giám đốc công ty TNHH. Do công việc phải thường xuyên đi công tác ký kết các hợp đồng, chị Lan ít có thời gian chăm sóc gia đình. Kết hôn được 6 tháng anh Tú yêu cầu chị Lan phải nghỉ việc với lý do “Phụ nữ phải có trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Kiếm tiền là công việc của đàn ông”. Chị Lan không đồng ý nhưng anh Tú tuyên bố trong gia đình người chồng là chủ, mọi việc vợ phải nghe và làm theo lời chồng. Nếu chị cứ đi làm hai người sẽ chia tay. Anh Tú có quyền buộc chị Lan phải nghỉ việc cơ quan để ở nhà phục vụ gia đình không ? Suy nghĩ của anh Tú về quan hệ vợ chồng có đúng không? Pháp luật quy định thế nào về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng? Đề xuất trả lời: Theo các quy định của Hiến pháp và Luật hôn nhân gia đình, công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt cả trong gia đình và ngoài xã hội. Hiến pháp năm 1992 quy định công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình, vợ chồng bình đẳng với nhau. Điều 64 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng ” Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình như sau: - Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. - Vợ chồng tự do lựa chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. - Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. - Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Vợ chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ Suy nghĩ của anh Tú về địa vị ông chủ của người chồng trong gia đình là sai. Trong gia đình, vợ chồng phải bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ đối với nhau và ngang nhau. Anh Tú không có quyền buộc chị Lan phải nghỉ việc cơ quan để ở nhà. Hai người cần bàn bạc giúp đỡ nhau thu xếp công việc nhà và tạo điều kiện để chị Lan tiếp tục làm việc. 9 Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo: Tình huống1 : Giờ ra chơi giữa hai tiết học, Ngọc và Nam tranh luận với nhau về môn Giáo dục công dân vừa học. Ngọc cho rằng tất cả mọi người phải đi theo một tôn giáo nào đó, song Nam lại có ý kiến trái ngược lại khi nói một người có thể không theo một tôn giáo nào cũng được. Đó mới là nội dung của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Xin hỏi ý kiến nào đúng? Tại sao? Đề xuất trả lời: Điều 70 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời. Còn tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở. Như vậy ý kiến của Nam cho rằng một người có thể không theo một tôn giáo nào là ý kiến đúng, vì đó chính là nội dung của quyền tự do tín ngưỡng. Tình huống 2 : Việt Nam có 54 dân tộc anh em và có rất nhiều tôn giáo khác nhau. Mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và mọi người có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Hãy giải thích ý nghĩa của quyền này? Đề xuất trả lời: Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hòa hợp, gắn bó với dân tộc. Nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, ngay từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992 đều khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Điều 70 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Việc Hiến pháp, pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào của công dân, cho thấy thái độ, quan điểm đúng đắn của Nhà nước ta về các vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo bởi tín ngưỡng và tôn giáo là một nhu cầu quan trọng trong đời sống tinh thần của một bộ phận rất lớn người dân. 10 [...]... nghiệm: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Họ và tên tác giả: NGUYỄN VĂN DUYÊN Đơn vị (Tổ): SỬ –ĐỊA - GDCD Lĩnh vực: Quản lý giáo dục  Phương pháp dạy học bộ môn GDCD  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác  1 Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2 Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã triển... hiểu rõ thế nào là sử dụng tình huống trong giảng dạy 6 2.Cách thức sử dụng tình huống pháp luật 3.Ngoài sử dụng tình huống pháp luật Giáo viên nên sưu tầm những câu chuyện liên quan pháp luật phụ trợ cho bài giảng 11 4.Khảo sát và kiểm chứng: III- KẾT QUẢ THỰC HIỆN 18 1 Kết quả thực tiễn 2 Bài học kinh nghiệm IV- KẾT LUẬN 19 MỤC LỤC 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trang web của Bộ tư pháp Việt Nam 2... 1999 3 120 câu hỏi đáp tình huống pháp luật phục vụ giảng dạy pháp luật ở các trường trung học- Vụ phổ biến GDPL- Bộ tư pháp 4 60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông -Vụ phổ biến GDPL- Bộ tư pháp 5 Sách Cổ học tinh hoa do NXB trẻ phát hành năm 1992 6 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật- tác giả 7 Bài viết “Tạo hứng thú trong môn Giáo dục công dân của... theo quy định của pháp luật và chỉ trong những trường hợp mà pháp luật quy định mới có quyền bắt người 3 Ngoài sử dụng tình huống pháp luật Giáo viên nên sưu tầm những câu chuyện liên quan pháp luật phụ trợ cho bài giảng Việc dùng câu chuyện pháp luật vừa nhằm mục đích tuyên truyền, vừa giúp học sinh tiếp cận kiến thức và rút ra bài học cho bản thân Tuy nhiên giáo viên nên lựa chọn tình huống dí dỏm, có... cười, kết hợp cách kể chuyện hài hước Một điểm quan trọng nữa trong việc sử dụng câu chuyện pháp luật giáo viên cần khéo léo tóm tắt nội dung câu chuyện sao cho phù hợp nội dung bài học đảm bảo thời gian lên lớp ( mỗi câu chuyện nên sử dụng khoảng thời gian 3-5p, trong một tiết học nên sử dụng 1 mẩu chuyện tiêu biểu) Để đảm bảo nội dung câu chuyện có trình tự để quý thầy cô thuận lợi trong việc góp ý cho... dân 12 có sử dụng bài tập tình huống và câu chuyện pháp luật mang lại những hiệu quả sau: Giúp giáo viên củng cố kiến thức bản thân, bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy, có kiến thức phong phú trong chuyên môn Thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương đường lối của đảng và nhà nước Giúp học sinh có hứng thú trong học tập Rèn luyện kiến thức và kỹ năng ứng xử tình huống Hạn chế tình trạng đọc chép, học... pp dạy học tình huống 12A3 45 40 88.8% 0 12A4 45 39 86.6% 0 12A6 45 40 88.8% 0 0 không có ý kiến 4 9.5% 5 11.1% 6 13.3% 5 11.1% III KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1- Kết quả thực tiễn: Dạy học tình huống là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhằm khơi dậy sự nhiệt tình của HS, khuyến khích HS tham gia bài học một cách sôi nổi, chủ động Ngoài ra HS cũng tập phản ứng với những tình huống phức tạp và “có... phương pháp dạy học này hiệu quả hơn Xin chân thành cảm ơn! Biên Hòa, ngày 20 tháng 04 năm 2014 NGƯỜI VIẾT NGUYỄN VĂN DUYÊN 19 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang ĐỀ TÀI Sử dụng bài tập tình huống và câu chuyện pháp luật trong giảng dạy GDCD 12 PHẦN A: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 0 3 I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN PHẦN B : NỘI DUNG SÁNG KIẾN 5 I KINH NGHIỆM ÁP DỤNG II CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1 .Giáo. .. tích cực tham gia vào quá trình học tập Giúp học sinh tiếp cận kiến thức dễ hiểu dễ nhớ, biết vận dụng thực tế cuộc sống Hình thành thái độ và hành vi sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Thông qua các giải pháp đã thực hiên trong việc giảng dạy lớp 12 qua khảo bằng phiếu thăm dò ý kiến học sinh học kỳ 1 năm học 2013-2014 kết quả như sau: Lớp Sỹ số 12A2 42 Ủng hộ pp dạy học tình huống 38 90.4%... xem ra hậu quả mà Hải để lại quá nặng nề, cũng chỉ vì thói ích kỷ, ghen tuông! Ý nghĩa câu chuyện nhằm nhắc nhở học sinh trong ứng xử về lĩnh vực tình cảm, trong tình yêu cần phải biết kiểm soát lý trí và hành động của bản thân tránh xảy ra tình huống đáng tiếc 13 Câu chuyện 4: Bài học đắt giá! ( đề xuất sử dụng trong bài 2 ) Mới đây, tòa án đã xét xử vụ án giao cấu trẻ em, mà các bị cáo đều không biết . kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN PHÁP TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 PHẦN A NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục công dân là môn học bên cạnh. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Người. dung đề tài “ sử dụng bài tập tình huống và câu chuyện pháp luật trong giảng dạy môn GCDC 12 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN Môn GDCD lớp 12 gồm 10 bài với nội dung chủ đạo “ công dân với pháp luật” trang

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan