tiểu luận môn sở hữu trí tuệ quyền bảo hộ giống cây trồng ở việt nam

50 4.2K 38
tiểu luận môn sở hữu trí tuệ quyền bảo hộ giống cây trồng ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Bảo hộ giống cây trồng là hệ thống sở hữu trí tuệ đặc thù liên quan tới giống cây trồng. Bảo hộ giống cây trồng có những nét đặc thù riêng so với các dạng sở hữu trí tuệ khác do cây trồng là một cơ thể sống, có sự biến đổi trong quá trình tồn tại. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng đã xuất hiện ở một số quốc gia trên thế giới gần 100 năm trước. Trên cơ sở đó, Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng được ra đời lần đầu tiên tại Paris vào năm 1961. Trải qua thời gian, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nghiên cứu nói chung và trong chọn tạo giống cây trồng nói riêng cùng với sự phát triển của xã hội đòi hỏi một cơ chế bảo hộ chặt hơn để ngăn chặn sự vi phạm quyền tác giả giống cây trồng. Việt Nam quan tâm đến bảo hộ giống cây trồng từ 1995, khi xuất hiện nhu cầu bảo hộ giống cây trồng của các tác giả Việt Nam. Mặt khác, việc chuyển đổi kinh tế từ bao cấp sang kinh tế thị trường với sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân trong đó có các công ty nước ngoài tạo nên nhu cầu cần phải xây dựng một hệ thống bảo hộ giống cây trồng quốc gia để khuyến khích nhiều giống tốt, chất lượng cao ra đời nhằm phục vụ lợi ích xã hội tốt hơn. Sau hơn 11 năm nỗ lực xây dựng và phát triển hệ thống bảo hộ giống cây trồng quốc gia, tới nay bảo hộ giống cây trồng của Việt Nam gồm hệ thống các văn bản pháp lý tương thích với Luật 1991, Công ước UPOV và hệ thống cơ quan thực thi các văn bản pháp luật này. Vì vậy, nhóm học viên chọn đề tài liểu luận “Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ giống cây trồng” nhằm đưa ra những nội dung cơ bản trong luật bảo hộ giống cây trồng ở Việt Nam và trên thế giới cũng như thực trạng bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam. Trang 2 I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG TẠI VIỆT NAM 1.1. Khái niệm về giống cây trồng Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất. Quần thể này đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. 1.2. Khái niệm về giống cây trồng được bảo hộ (Điều 158, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. 1.3. Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ 1.3.1. Tính mới của giống cây trồng (Điều 159, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) Giống cây trồng được coi là có tính mới nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chưa được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 164 của Luật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loài thân gỗ và cây nho, bốn năm đối với giống cây trồng khác. 1.3.2. Tính khác biệt của giống cây trồng (Điều 160, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) 1. Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên. 2. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi quy định tại khoản 1 Điều này là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Trang 3 a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ; b) Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào; c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối. 1.3.3. Tính đồng nhất của giống cây trồng (Điều 161, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) Giống cây trồng được coi là có tính đồng nhất nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống. 1.3.4. Tính ổn định của giống cây trồng (Điều 162, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) Giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu, không bị thay đổi sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kỳ nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ. 1.3.5. Tên của giống cây trồng (Điều 163, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) 1. Người đăng ký phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, tên đó phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng. 2. Tên của giống cây trồng được coi là phù hợp nếu tên đó có khả năng dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự. 3. Tên của giống cây trồng không được coi là phù hợp trong các trường hợp sau đây: a) Chỉ bao gồm các chữ số, trừ trường hợp chữ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó; Trang 4 b) Vi phạm đạo đức xã hội; c) Dễ gây hiểu nhầm về các đặc trưng, đặc tính của giống đó; d) Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giả; đ) Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng; e) Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác. 4. Tổ chức, cá nhân chào bán hoặc đưa ra thị trường vật liệu nhân giống của giống cây trồng phải sử dụng tên giống cây trồng như tên đã ghi trong Bằng bảo hộ, kể cả sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ. 5. Khi tên giống cây trồng được kết hợp với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại hoặc các chỉ dẫn tương tự với tên giống cây trồng đã được đăng ký để chào bán hoặc đưa ra thị trường thì tên đó vẫn phải có khả năng nhận biết một cách dễ dàng. 1.4. Đăng ký quyền đối với giống cây trồng (Điều 164, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) 1. Để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng. 2. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng (sau đây gọi là người đăng ký) bao gồm: a) Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình; b) Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thoả thuận khác; c) Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng. 3. Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do sử dụng ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý thì quyền đối với giống cây trồng đó thuộc về Nhà nước. Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký quyền đối với giống cây trồng quy định tại khoản này. 1.5. Cách thức nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (Điều 165, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) Trang 5 1. Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 157 của Luật này nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. 2. Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; b) Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); 3. Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này được hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. 4. Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; b) Hoạt động trong một tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. 5. Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Thường trú tại Việt Nam; c) Có bằng tốt nghiệp đại học; d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận; đ) Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng; Trang 6 e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức. 6. Chính phủ quy định cụ thể về đại diện hợp pháp nộp đơn và tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. 1.6. Bằng bảo hộ giống cây trồng và Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ (Điều 168, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) 1. Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ), tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. 2. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ghi nhận việc cấp Bằng bảo hộ và nội dung Bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và lưu giữ các thông tin đó. 1.7. Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng (Điều 169, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) 1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 2. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác. Trang 7 II. LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Công ước đa dạng sinh học (CBD – Convention on Biological Diversity) 2.1.1. Định nghĩa đa dạng hóa sinh học Đa đạng hóa sinh học là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,… thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. 2.1.2. Lịch sử ra đời Để có thể bảo tồn và sử dung hiệu quả đa dạng sinh học nông, lâm nghiệp trong đó tài nguyền di truyền thực vật là hạt nhân, Hội Nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất về môi trường họp tại Stockholme, Thụy Điển năm 1972 đã kêu gọi khẩn cấp nhiệm vụ bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật. Tháng 05/1992, Công ước đa dạng sinh học (CBD) đã được thông qua tại Nairobi và được đưa ra để các nước ký kết trong Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro (Brazin) vào ngày 05/06/1992. Công ước bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/03/1993. Tính đến tháng 10/2010, số thành viên tham gia CBD là 192. Việt Nam trở thành thành viên của công ước vào ngày 16/11/1994. CBD gồm 42 điều khoản và 02 phụ lục. CBD là một công ước khung, các điều khoản của công ước chỉ đưa ra các mục tiêu tổng quát cần đạt được chứ không phải là các hoạt động cụ thể và bắt buộc. 2.1.3. Mục tiêu của Công ước Điều 1 đặt ra 3 mục tiêu chính của công ước, đó là (i) bảo tồn đa dạng sinh học, (ii) sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học, và (iii) chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích thu được từ việc sử dụng tài nguyên di truyền. 2.1.4. Nội dung của Công ước Chủ quyền quốc gia và mối quan tâm chung của nhân loại: Công ước thừa nhận chủ quyền của các quốc gia đối với đa dạng sinh học của mình. Đồng thời công ước cũng khẳng định rằng bảo tồn đa dạng sinh học là mối quan Trang 8 tâm chung của nhân loại. Do vậy, mặc dù có chủ quyền đối với tài nguyên của mình, các quốc gia cũng có trách nhiệm phải bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đó. Bảo tồn và sử dụng bền vững: Công ước đặt ra một loạt các điều khoản về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Về mặt chính sách, CBD kêu gọi các bên tham gia xây dựng các chiến lược và kế hoạch quốc gia, lồng gép bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vào các kế hoạch, chương trình và chính sách của các ngành khác, cũng như vào quá trình hoạch định chính sách quốc gia. Để có cơ sở khoa học vững chắc cho quá trình ra chính sách và quyết định, các bên cần tiến hành xác định các thành phần quan trọng của đa dạng sinh học cũng như các ưu tiên bảo tồn đối với các thành phần đó. Các hoạt động gây ra tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học cũng cần phải được xác định và giám sát. Vấn đề bảo tồn nội vi (in-situ) được nhấn mạnh trong nội dung công ước. Hàng loạt điều khoản được đưa ra về vấn đề này bao gồm xây dựng và quản lý khu bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, khôi phục lại các loài bị đe doạ, bảo vệ nơi sống tự nhiên và quần thể an toàn của các loài. Công ước cũng đề cập đến bảo tồn ngoại vi (ex-situ), và coi bảo tồn ngoại vi là một biện pháp bổ trợ cho bảo tồn nội vi. Các vấn đề liên quan đến tiếp cận và chia sẻ lợi ích: CBD là hiệp ước quốc tế đầu tiên có các qui định về vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen đó. Công ước công nhận chủ quyền của các quốc gia đối với đa dạng sinh học, trong đó có nguồn gen, của nước mình và có quyền quyết định cho phép tiếp cận với nguồn tài nguyên đó. Tuy nhiên, công ước cũng kêu gọi các bên không đặt ra các rào cản, đi ngược lại với mục tiêu công ước, đối với việc tiếp cận nguồn gen cho các mục đích sử dụng bền vững về môi trường và hơn thế nữa phải tạo điều kiện cho việc tiếp cận đó. Nguồn gen được đề cập trong nội dung này chỉ giới hạn ở nguồn gen của nước xuất xứ hoặc thu nhận được theo các nguyên tắc của công ước. Việc tiếp cận nguồn gen phải được thực hiện dựa trên các điều khoản đồng thuận chung (MAT) và trên cơ sở đồng ý với sự thông báo trước (PIC). Lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen phải được chia sẻ với người cung cấp nguồn gen đó. Lợi ích này có thể trực tiếp bằng tiền hoặc hiện vật, và cũng có thể dưới các hình thức gián tiếp như đào tạo, tập huấn, và chuyển giao công nghệ. 2.1.5. Vấn đề bảo tồn, sử dụng và phát triển nguồn gen theo CBD Trang 9 Điều tra và giám sát: "Các gen và bộ gen có tầm quan trọng về kinh tế, xã hội và khoa học" là một trong 3 nhóm đối tượng mà CBD kêu gọi các bên tham gia tiến hành điều tra và giám sát sự biến động (Điều 7a,b). Công tác điều tra bao gồm tiến hành những nghiên cứu mới và thu thập các thông tin đã có sẵn. Những thông tin này sẽ phục vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Do đó, việc sắp xếp, lưu trữ và chia sẻ thông tin là hết sức quan trọng. Các bên liên quan cần được tiếp cận với các thông tin chính xác, thuận lợi và kịp thời. Kết quả điều tra và giám sát cũng rất quan trọng trong quá trình thực hiện các nội dung khác của công ước như xây dựng chiến lược, kế hoạch và chương trình; lồng ghép bảo tồn và sử dụng bền vững vào các chiến lược, kế hoạch và chương trình ngành khác, đánh giá tác động môi trường, và thương lượng các thoả thuận về tiếp cận và chia sẻ lợi ích. Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích: Vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích trong khuôn khổ CBD phải được thực hiện dựa trên các điều khoản đồng thuận chung (MAT) và trên cơ sở đồng ý với sự thông báo trước (PIC). Điều này có nghĩa là, giữa bên cung cấp và bên tiếp nhận nguồn gen phải có sự thương lượng để thống nhất được các điều khoản về việc tiếp cận nguồn gen cũng như chia sẻ lợi ích thu được. Quá trình thương lượng này phải dựa trên nguyên tắc PIC, tức là bên cung cấp nguồn có quyền yêu cầu bên tiếp nhận cung cấp các thông tin cần thiết về việc tiếp nhận, chẳng hạn như ai sẽ sử dụng và phát triển nguồn gen đó, nguồn gen được sử dụng vào mục đích gì.v.v. Dựa trên những thông tin này và qua quá trình thương lượng, bên cung cấp sẽ quyết định có cho phép tiếp cận nguồn gen của mình hay không, tiếp cận ở mức độ nào và lợi ích sẽ được chia sẻ ra sao. Một điểm cần lưu ý là quá trình thương lượng và nguyên tắc PIC phải được thực hiện ở mọi cấp liên quan, nhất là phải đến tận cộng đồng địa phương, nơi có nguồn gen đó. Hơn nữa, tuy vấn đề tri thức truyền thống không được đề cập trong các điều khoản về tiếp cận và chia sẻ lợi ích mà nằm ở một điều khoản riêng (điều 8(j)), hai vấn đề này luôn song hành với nhau. Việc tiếp cận nguồn gen luôn đi kèm với việc tiếp cận với tri thức truyền thống về sử dụng nguồn gen đó. Vì vậy, quá trình tiếp cận nguồn gen luôn phải đi kèm với việc tôn trọng và bảo vệ các tri thức truyền thống liên quan và việc chia sẻ lợi ích thu được cũng cần tính đến lợi ích của những người sở hữu các tri thức đó, mà trong hầu hết các trường hợp là cộng đồng địa phương. Trang 10 Trong các điều khoản về tiếp cận và chia sẻ lợi ích, lợi ích được chia sẻ có thể dưới nhiều hình thức. Bên sử dụng nguồn gen, trong phạm vi cho phép, phải cho phép bên cung cấp tham gia vào các nghiên cứu khoa học về nguồn gen đó (Điều 15(6)). Các điều khoản về tiếp cận và chuyển giao công nghệ (Điều 16), chia sẻ thông tin (Điều 17), hợp tác khoa học kỹ thuật (Điều 18), và sử dụng công nghệ sinh học và phân phối lợi ích (Điều 19) đều kêu gọi các bên tham gia tạo điều kiện và nỗ lực để các bên tham gia khác, nhất là các nước đang phát triển, được tiếp cận với thông tin, khoa học công nghệ và các thành tựu thu được. Việc chia sẻ lợi ích trực tiếp về mặt tài chính cũng được đề cập đến (Điều 15(7)) và cũng phải dựa trên các điều khoản đồng thuận chung. Công nghệ sinh học và an toàn sinh học: Công ước kêu gọi các bên tham gia xây dựng một nghị định thư qui định các thủ tục cần thiết, chẳng hạn như thoả thuận với sự thông báo trước, về vấn đề chuyển giao và sử dụng các sinh vật sống là kết quả của công nghệ sinh học có thể gây ra các tác động bất lợi cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Các bên tham gia cũng phải có trách nhiệm yêu cầu các cơ quan cung cấp sinh vật biến đổi gen của nước mình cung cấp các thông tin cần thiết cho các bên tiếp nhận các loại sinh vật này. 2.2. Hiệp ước ITPGRFA (International Treaty on Plant Genetic Resources for Food and Agriculture) 2.2.1. Lịch sử ra đời Tại kỳ họp ngày 03/11/2011, Ủy ban về tài nguyên di truyền thực vật nông lương của FAO đã thông qua Hiệp ước quốc tế về tài nguyền di truyền thực vật nông lương (TNDTTVLN) phục vụ mục tiêu lương thực và nông nghiệp (viết tắt là ITPGRFA). Hiệp ước có hiệu lực từ tháng 06/2004 và có 120 nước phê chuẩn. Việt Nam chưa tham gia Hiệp ước này. 2.2.2. Mục tiêu của Hiệp ước Bảo tồn và sử dụng bền vững TNDTTVLN; chia sẻ lợi ích công bằng và hợp lý từ sử dụng TNDTTVLN trong sự thống nhất hài hoà với Công ước đa dạng sinh học (CBD) trên cơ sở thừa nhận bản chất đặc biệt của TNDTTVLN là tất cả các quốc gia ngày nay phụ thuộc lẫn nhau về TNDTTVLN. Có nghĩa là tất cả đều dựa vào cây trồng có nguồn gốc từ nơi nào đó cho lương thực và nền nông nghiệp của mình. [...]... phí cần thiết Hình thức bảo hộ (Điều 2): Một quốc gia thành viên có thể bảo hộ cho các giống cây trồng theo hình thức bảo hộ giống cây trồng hoặc hình thức bằng độc quyền Khi đã chọn bảo hộ giống cây của các loài bằng quyền của nhà tạo giống, quốc gia thành viên đó có thể không bảo hộ tiếp theo cho các giống của cùng loài bằng bằng độc quyền Đây được gọi là sự ngăn cấm về bảo hộ kép” Đãi ngộ Quốc gia... thực hiện BHGCT của thành viên WTO 2.4.3 Vấn đề bảo hộ giống cây trồng theo văn kiện 1978 Tiêu chuẩn bảo hộ: Văn kiện 1978 đưa ra một hệ thống bảo hộ giống cây trồng mới, tức là bộ phận vật liệu của cây được lựa chọn bởi nhà tạo giống với các đặc tính hình thái và sinh lý học Khi kết luận rằng liệu vật liệu của giống cây cụ thể có tạo nên hoặc thuộc một giống , người phân loại phải quyết định về phạm... của quyền của nhà tạo giống là từ 18 năm đối với thực vật và cây leo và 15 năm đối với tất cả các loại khác, đến 25 năm và 20 năm tương ứng cho từng loại này Trang 22 III NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU THÀNH CÔNG NHỜ SỰ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG: 3.1 12 giống lan của Việt Nam do anh Phan Trọng Dũng lai tạo được Hiệp hội Lan quốc tế ở Anh Royal Horticultural Society England (RHS) đã công nhận bảo hộ sở hữu trí. .. liệu nhân giống của giống đã Trang 21 được bảo hộ nhưng hạn chế phạm vi bằng việc quy định rằng phạm vi bảo hộ này tồn tại, “trừ khi nhà tạo giống có cơ hội hợp lý thực thi quyền của mình liên quan đến vật liệu nhân giống của giống Nhà tạo giống có quyền được bảo hộ đối với vật liệu được thu hoạch “trừ khi người đó có cơ hội hợp lý để thực thi quyền của mình liên quan đến vật liệu nhân giống Theo... vụ thực hiện Bảo hộ giống cây trồng mới UPOV (Điều 27.3 (b) theo TRIPS: các thành viên phải bảo hộ giống cây trồng bằng hệ thống bảo hộ sáng chế hoặc bằng một hệ thống riêng hữu hiệu (sui generis) hoặc bằng sự kết hợp giữa 2 hệ thống đó dưới bất kỳ hình thức nào; iii) Thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu - không là một hệ thống đồng nhất về bảo hộ; iv) Các thành viên có thể loại bỏ cây trồng, vật nuôi... viên Việt Nam tham gia ngày 24/12/2006 2.4.2 Mục tiêu Cung cấp và hỗ trợ hệ thống bảo hộ giống cây trồng mới hoạt động một cách có hiệu quả, với mục tiêu khuyến khích việc phát triển các giống cây trồng mới vì lợi ích cộng đồng” Những yếu tố cơ bản của UPOV liên quan đến CBD, ITPGRFA, TRIPS: bảo tồn nguồn gen cây trồng (Khuyến khích chọn tạo giống cây trồng mới, làm tăng giá trị nguồn gen, chọn tạo giống. .. các quyền và nghĩa vụ của các chính phủ tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO) cũng như các hiệp định quốc tế hiện có 2.4 Hiệp định TRIPS Hiệp định TRIPs là hiệp định đa phương toàn diện nhất liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ Hiệp định điều chỉnh các đối tượng sở hữu trí tuệ như: quyền tác giả và các quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế (bao gồm cả bảo hộ giống. .. quyền cho một văn phòng luật sư tại TP.Hồ Chí Minh hoàn tất các thủ tục đăng ký bảo hộ giống bưởi Tân Triều Ngày 11-12-2006, Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ độc quyền số 97289 cho DNTN Quê Hương Tân Triều – đơn vị làm chủ nhãn hiệu bưởi Tân Triều Theo đó, Cục SHTT đã bảo hộ quyền nhãn hiệu Tân Triều cho DNTN Quê Hương Tân Triều ở nhiều mặt hàng liên quan tới trái bưởi như nem bưởi, trái bưởi, rượu bưởi…Và... viên bảo hộ tất cả các loài có tầm quan trọng về mặt kinh tế tại nước họ và, với sự tăng lên về số lượng các trường hợp, bảo hộ toàn bộ giống cây cối Trang 18 Chấm dứt quyền của nhà tạo giống (Điều 10): Các nhà tạo giống được bảo hộ sẽ bị mất quyền nếu người đó không có khả năng cung cấp cho các cơ quan chức năng các vật liệu sinh sản hoặc vật liệu nhân giống có khả năng tái tạo lại giống được bảo hộ. .. Lan quốc tế ở Anh Royal Horticultural Society England (RHS) đã công nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc tế Sau 10 năm lai tạo với 400 cặp lai, ngày 31/12/2007, anh được Hiệp hội Lan quốc tế ở Anh là Royal Horticultural Society England (RHS) công nhận bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc tế 12 giống lan mới do anh lai tạo Đó là các giống: 1.1 Rsc Kim Ngân Beauty được lai tạo ngày 20 tháng 6 năm 2001 từ loài Blc Bill . MỞ ĐẦU Bảo hộ giống cây trồng là hệ thống sở hữu trí tuệ đặc thù liên quan tới giống cây trồng. Bảo hộ giống cây trồng có những nét đặc thù riêng so với các dạng sở hữu trí tuệ khác do cây trồng. liểu luận “Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ giống cây trồng nhằm đưa ra những nội dung cơ bản trong luật bảo hộ giống cây trồng ở Việt Nam và trên thế giới cũng như thực trạng bảo hộ giống cây trồng. nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ) , tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. 2.

Ngày đăng: 25/02/2015, 15:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đến năm 2008 số loài giống cây trồng đều được phép bảo hộ tại Việt Nam là 53 loài, thông tư số 33/2009/TT-BNNPTNT bổ sung them 11 loài, đến năm 2010 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ sung thêm 5 loài mới nâng tổng số loài cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam lên gần 70 loài với hàng trăm giống khác nhau. Danh mục loài cây trồng được quyền bảo hộ bao gồm 7 các nhóm cây: nhóm cây lương thực, nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, nhóm cây rau, nhóm cây cảnh và hoa, nhóm cây ăn quả, nhóm cây công nghiệp dài ngày và lâu năm, nhóm cây trống khác.

  • Mặc dù số các loài được quyền bảo hộ là khá nhiều và đa dạng, tuy nhiên số giống cây trồng được cấp bằng bảo hộ tại Việt Nam còn khá khiêm tốn. Đến hết năm 2010, Việt Nam mới chỉ có 8 loại với số lượng khiêm tốn là 52 giống mới được cấp bằng bảo hộ, trong đó lúa: 26 giống, ngô: 17 giống, cỏ: 1 giống, dưa hấu: 2 giống, lạc: 1 giống, mướp đắng: 3 giống, rau đắng: 1 giống, đậu tương: 1 giống. Các loài hoa, cây cảnh, cây công nghiệp, cây dược liệu, cây thủy sinh chưa có giống mới nào được bảo hộ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan