quy định ngân hàng nhà nước về quản trị thanh khoản

12 417 0
quy định ngân hàng nhà nước về quản trị thanh khoản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

quy định ngân hàng nhà nước về quản trị thanh khoản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG LỚP NH_T03 GVHD: TS. LÊ THẨM DƯƠNG Môn Quản trị ngân hàng GVHD: TS. Lê Thẩm Dương SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN NỮ QUẾ NHI MSSV: 030124080609 2 Môn Quản trị ngân hàng GVHD: TS. Lê Thẩm Dương LỜI MỞ ĐẦU Từ năm 2008 đến nay, thanh khoản của hệ thống ngân hàng luôn là vấn đề được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Các chỉ số về an toàn trong hoạt động ngân hàng nói chung, về an toàn thanh khoản nói riêng đã được Ngân hàng Nhà nước ban hành. Trong thực tiễn hoạt động, đa số các ngân hàng thương mại cũng quán triệt và tuân thủ khá tốt những chỉ số an toàn này. Tuy nhiên, trên thị trường ở một số thời điểm, những cuộc đua lãi suất lại xuất hiện và thường được lý giải bởi nguyên nhân “các ngân hàng thương mại nhỏ gặp phải vấn đề thanh khoản, phải tăng lãi suất huy động tiền gửi”. Để hạn chế tình trạng này Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều quy định để quản lý chặt chẽ khả năng thanh khoản của các ngân hàng, đồng thời thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng gặp khó khăn, hạn chế những tác động tiêu cực đối với hệ thống ngân hàng cũng như cho nền kinh tế. Bài phân tích này, trong phạm vi ngắn gọn, sẽ đưa ra một số đánh giá về các quy định cũng như chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước đối với thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua. NGƯỜI THỰC HIỆN 3 Môn Quản trị ngân hàng GVHD: TS. Lê Thẩm Dương MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 MỤC LỤC .4 1. TỔNG QUAN VỀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG .5 1.1. Khái niệm và cách đo thanh khoản .5 1.2.Rủi ro thanh khoản 5 1.3. Quản trị thanh khoản: 6 2. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN 6 2.1.Quy định về các chỉ tiêu thanh khoản 6 2.2. Các chính sách hỗ trợ thanh khoản 7 3. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN 8 KẾT LUẬN 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO .12 12 4 Môn Quản trị ngân hàng GVHD: TS. Lê Thẩm Dương 1. TỔNG QUAN VỀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG 1.1. Khái niệm và cách đo thanh khoản Thanh khoản của một ngân hàng là khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Để đo thanh khoản, người ta dùng thước đo trạng thái thanh khoản Trạng thái thanh khoản = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản Cung thanh khoản xuất phát từ các yếu tố sau: - Tiền gửi của khách hàng - Thu nợ - Doanh thu và lợi nhuận của các khoản đầu tư - Các khoản giảm chi tiêu của ngân hàng - Các khoản nợ trên thị trường tài chính Cầu thanh khoản xuất phát từ các yếu tố sau: - Khách hàng rút tiền gửi - Giải ngân tín dụng - Các khoản đầu tư của ngân hàng - Các khoản chi nội bộ của ngân hàng - Các nghĩa vụ tài chính công 1.2. Rủi ro thanh khoản Khi một ngân hàng thiếu tiền để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình, như đáp ứng các khoản nợ trên nhu cầu rút tiền của khách hàng gửi/vay tiền, nhu cầu thanh toán trên thị trường liên ngân hàng thì được xem là ngân hàng đó đang gặp phải rủi ro thanh khoản. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản có thể do những hạn chế trong quản trị (dự kiến không chính xác nhu cầu thanh khoản có thể có, duy trì không hợp lý tỷ lệ giữa tiền dự trữ và tài sản có sinh lời trong tín dụng và đầu tư…), cũng có thể bắt nguồn từ những tin đồn, những xáo trộn bất lợi trong nền kinh tế, trong xã hội, làm cho lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng giảm sút, cũng có thể do hậu quả của các rủi ro khác (như rủi ro tín dụng) mang lại. 5 Môn Quản trị ngân hàng GVHD: TS. Lê Thẩm Dương Nhìn chung rủi ro thanh khoản không được đo lường trực tiếp bằng tổn thất chính cho ngân hàng, nhưng hậu quả của nó thì rất nghiêm trọng, bởi có thể dẫn đến sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng. Bởi vì rủi ro thanh khoản gây xói mòn lòng tin của khách hàng, mà điều này là rất nguy hiểm đối với hoạt động của từng ngân hàng nói riêng và của toàn hệ thống nói chung. Một vài ví dụ về vấn đề này có thể kể đến nạn đổ vỡ các hợp tác xã tín dụng vào đầu những năm 90 và hiện tượng khách hàng đổ xô đến rút tiền tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu vào tháng 10/2003 tại Việt Nam. 1.3. Quản trị thanh khoản: Gồm hai nhiệm vụ chính: - Xác lập chiến lược thanh khoản - Giữ được các chỉ tiêu thanh khoản theo yêu cầu của Ngân hàng Trung Ương 2. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN 2.1. Quy định về các chỉ tiêu thanh khoản Tại Điều 93 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã quy định: “…Tổ chức tín dụng phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ đối với hoạt động nghiệp vụ của tổ chức tín dụng, bảo đảm có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phương án xử lý những trường hợp khẩn cấp……d) Quy định về quảnthanh khoản, trong đó có thủ tục và các giới hạn quảnthanh khoản;….”. Quy định về việc đảm bảo các chỉ tiêu thanh khoản được Ngân hàng Nhà nước nêu rõ tại “Mục 3: Tỷ lệ về khả năng chi trả” của thông tư số 13/2010/TT-NHNN Nội dung chính của mục này đó là yêu cầu tổ chức tín dụng phải tăng cường việc quản trị thanh khoản bằng nhiều phương pháp: thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” (từ cấp phòng hoặc tương đương trở lên), để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày; xây dựng và ban hành quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối với Đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả và các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả trong thời hạn 5 ngày sau khi được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung; cũng như ngay sau khi phát sinh rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và các biện pháp xử lý. 6 Môn Quản trị ngân hàng GVHD: TS. Lê Thẩm Dương Bên cạnh đó, cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau: 1. Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả. 2. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày). Tổ chức tín dụng phải xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của tài sản “Có” và kỳ hạn phải trả của tài sản “Nợ” của từng ngày trong khoảng thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau để hỗ trợ cho việc quản lý khả năng chi trả. Trên cơ sở đó, trường hợp cuối mỗi ngày không đảm bảo các tỷ lệ quy định, tổ chức tín dụng phải có các biện pháp xử lý, đồng thời báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước về các biện pháp xử lý. Nếu tiếp tục gặp khó khăn hoặc có rủi ro về khả năng chi trả, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước được áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý đối với tổ chức tín dụng gặp khó khăn và có rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản. 2.2. Các chính sách hỗ trợ thanh khoản Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại chủ yếu qua các kênh: thị trường mở, tái chiết khấu và tái cấp vốn. Từ năm 2001, Ngân hàng Nhà nước đã tăng định kỳ tổ chức các phiên giao dịch trên thị trường mở 2 phiên/1 tuần vào ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Ngoài ra để đáp ứng kịp thời vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức các phiên đấu thầu đột xuất theo ngày, cá biệt 2 phiên/ngày trong thời gian giáp Tết Nguyên đán. Việc tổ chức các phiên đột xuất đã hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức tín dụng khắc phục khó khăn về thiếu hụt vốn khả dụng, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả và đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ. Bắt đầu từ tháng 11/2004, giao dịch thị trường mở đã được thực hiện định kỳ 3 phiên/tuần, vào ngày thứ 2, 4 và 6, góp phần điều tiết kịp thời vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng. Từ năm 2006, số lần giao dịch lại một lần nữa được tăng lên 5 phiên/tuần. Tháng 9/2011, sau một thời gian cân bằng bơm hút, Ngân hàng Nhà nước tiến hành bơm ròng vào thị trường mở, hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng trong 1 khoảng thời gian (đặc biệt là bơm tiền giúp cho 5 ngân hàng đang kém thanh khoản 7 Môn Quản trị ngân hàng GVHD: TS. Lê Thẩm Dương nhất) trước khi Ngân hàng Nhà nước lại tiến hành hút ròng vào đầu tháng 10 để tiếp tục thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ của mình. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều động thái tích cực đối với nghiệp vụ tái chiết khấu và tái cấp vốn, như lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thậm chí có khi Ngân hàng Nhà nước còn cho phép các ngân hàng thương mại được vay trước, bổ sung hồ sơ tín dụng sau, tạo điều kiện cho các ngân hàng bù đắp thanh khoản. Trong bối cảnh có nhiều người lo ngại về thanh khoản của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẽ không để ngân hàng nào mất thanh khoản. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc củng cố niềm tin của thị trường. 3. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN Nhìn chung, về hiệu quả, những chính sách của Ngân hàng Nhà nước đã có tác dụng nhất định trong việc quảnthanh khoản của các ngân hàng thương mại. Các quy định về yêu cầu ban hành chính sách kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng như yêu cầu về các chỉ tiêu thanh khoản buộc các ngân hàng thương mại phải có tính toán cẩn thận và tăng cường quản trị đối với tình hình tài chính của ngân hàng mình. Ngoài ra những chính sách hỗ trợ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước đã tạo điều kiện rất nhiều cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, giải quyết thanh khoản trong những thời điểm khó khăn. Tuy nhiên vẫn có một số điều cần lưu ý trong chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Thứ nhất, để các quy định về các tiêu chuẩn thanh khoản được ban hành có tác dụng thì việc thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước phải hết sức chặt chẽ. Thứ hai, hiện tại các chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước còn thiên nhiều về mặt hành chính và giải quyết cấp thời. Để thực sự có thể cải thiện tình trạng thanh khoản của các tổ chức tín dụng, cần phải có những biện pháp nhằm vào đúng nguyên nhân của nó. Kỷ luật trên thị trường hiện nay còn lỏng lẻo, còn cho phép những sản phẩm trái với thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng dễ tạo ra sự không ổn định của nguồn vốn tiền gửi, thậm chí là những “đột biến” rút tiền gửi mỗi khi thị trường có biến động hoặc khi tâm lý người gửi tiền bị tác động bởi các thông tin sai lệch. Đó là các dạng sản phẩm: tiền gửi có kỳ hạn “được rút gốc linh hoạt” và khi rút gốc trước hạn “được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi”; “tiết kiệm lãi suất thả nổi” với đặc tính 8 Môn Quản trị ngân hàng GVHD: TS. Lê Thẩm Dương “cho phép khách hàng được rút trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất thực nhận rất hấp dẫn”. Tùy theo cung cầu trên thị trường tiền tệ, tùy theo chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng có thể thiết kế và đưa ra những sản phẩm thích hợp nhằm huy động vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của một ngân hàng thương mại hay của cả hệ thống cần phải có tính ổn định mới nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng dòng vốn chạy lòng vòng giữa các ngân hàng, tránh tình trạng do nguồn vốn không ổn định khiến ngân hàng thương mại phải dự trữ thanh khoản cao nên giá vốn bị đội lên quá cao so với mức lãi suất huy động, đồng thời tránh được những cuộc đua lãi suất để huy động vốn giữa các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, thực hiện lại nội dung tương tự như Điều 16 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ- NHNN ngày 13/9/2004 trước đây: Theo đó, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn không được rút trước hạn, trừ trường hợp đặc biệt khi khách hàng có thoả thuận trước với ngân hàng. Lãi suất áp dụng khi rút trước hạn không được vượt quá lãi suất không kỳ hạn/ mức lãi suất trần đã được quy định chung. Điều này nhằm hạn chế việc tạo thói quen, tạo động lực kinh tế cho khách hàng trong việc phá bỏ hợp đồng tiền gửi hoặc thói quen rút tiền gửi trước hạn. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng cơ chế tái cấp vốn, tái chiết khấu hợp lý hơn để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, trong đó chú trọng đồng thời các vấn đề sau: - Mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu phải cao (có biên độ, ví dụ ± 1%/ năm tùy theo từng giai đoạn khác nhau của chính sách tiền tệ là thắt chặt hay nới lỏng) so với mức lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng thời điểm/ mặt bằng huy động lãi suất thị trường chung của ngành. Khi Ngân hàng Nhà nước ấn định mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái cấp vốn ở mức nhất định và có thể cung ứng vốn đầy đủ cho nhu cầu vốn của các ngân hàng thương mại ở mức lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đó thì Ngân hàng nhà nước sẽ chủ động xác lập được mặt bằng chung về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại trên thị trường. Như vậy, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau nhưng cần sử dụng công cụ lãi suất là công cụ chủ đạo trong việc điều hành chính sách tiền tệ. - Khối lượng vốn tái cấp vốn/ tái chiết khấu: Đảm bảo “bơm tiền” đáp ứng nhanh và đủ nhu cầu hợp lý của các ngân hàng thương mại. - Giám sát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tổng tài sản của từng ngân hàng thương mại. Tránh tính trạng dòng vốn được tái cấp vốn/ tái chiết khấu không đi vào sản xuất kinh doanh/ tăng trưởng tín dụng nóng/ chạy vào đầu cơ bất động sản, chứng khoán. 9 Môn Quản trị ngân hàng GVHD: TS. Lê Thẩm Dương - Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng đó là tỷ lệ nợ xấu cao và việc các ngân hàng dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay và đầu tư dài hạn. Vì vậy quảnthanh khoản của các ngân hàng phải đi kèm với quản lý tín dụng. - Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo vai trò là “người cho vay cuối cùng”. Việc hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng là điều cần thiết, tuy nhiên cần cân nhắc kỹ, trong hoàn cảnh chúng ta đang cần thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó việc Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ quá nhiều có thể gây tâm lý ỷ lại của các ngân hàng thương mại. Để làm được điều này, vấn đề quan trọng không kém là xây dựng được thị trường liên ngân hàng hiệu quả. 10 [...]... tác Yếu tố quản lý ở các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước là hết sức quan trọng trong việc quảnthanh khoản Với tư cách là người quản lý cao nhất, và là người cho vay cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước cần phải nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong việc đảm bảo thanh khoản của các Ngân hàng, đặc biệt là phải tăng cường công tác giám sát chặt chẽ và xây dựng thị trường liên ngân hàng hiệu quả...Môn Quản trị ngân hàng GVHD: TS Lê Thẩm Dương KẾT LUẬN Qua những bài học nhãn tiền ở nước Mỹ, châu Âu mới đây và liên hệ với thực tiễn Việt Nam trong những ngày qua thì vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản trở nên rất đáng lưu tâm Rủi ro thanh khoản xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và gây nhiều hậu quả:... tác giám sát chặt chẽ và xây dựng thị trường liên ngân hàng hiệu quả NGƯỜI THỰC HIỆN 11 Môn Quản trị ngân hàng GVHD: TS Lê Thẩm Dương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ ngân hàng trung ương, NXB ĐHQG TP.HCM 2 ThS Bùi Diệu Anh (2011), Tài liệu môn học Tín dụng 1 3 Bản tin thị trường mở hàng tuần của Công ty chứng khoán Habubank 4 Website của NHNN Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn... http://cafef.vn/2011041808562843CA34/ngan-hang-va-rui-ro-thanhkhoan.chn 8 http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/! ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwMLQ1 dLA09_X AYNcAQwNzA_2CbEdFAFjmS9E!/? WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540O8A70IOVKL3FS1GE5_WCM& WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv research/vn.sbv.research.research/f4a4d280465537dfb9c7f9920b8810ca 9 http://vneconomy.vn/20110405021838727p0c6 /thanh- khoan-ngan-hangde-chung-cac-khoang-trong.htm . CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN 2.1. Quy định về các chỉ tiêu thanh khoản Tại Điều 93 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã quy định: . Quản trị ngân hàng GVHD: TS. Lê Thẩm Dương 1. TỔNG QUAN VỀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG 1.1. Khái niệm và cách đo thanh khoản Thanh khoản của một ngân hàng

Ngày đăng: 01/04/2013, 13:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan