giao an lop 3, tuan 9

45 150 0
giao an lop 3, tuan 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 8 Thứ hai, ngày 10 tháng 10 năm 2011 Chào cờ đầu tuần ________________________ Tập đọc - Kể chuyện Các em nhỏ và cụ già I. Mục tiêu: Tập đọc: -Bớc đầu đọc đúng các kiểu câu, biết đọc phân biệt lời ngời dẫn chuyện với lời nhân vật. -Hiểu ý nghĩa: Mọi ngời trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. (trả lời đợc các CH 1,2,3,4). Kể chuyện: Kể lại đợc từng đoạn của câu chuyện. - Kĩ năng sống: Thể hiện sự cảm thông. II . Đồ dùng dạy học:- Tranh minh họa bài đọc SGK. III. Hoạt động dạy học Tập đọc Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5') - GV gọi 3 em đọc thuộc lòng bài thơ Bận và trả lời câu hỏi: Vì sao mọi ngời, mọi vật bận mà vui? (vì những công việc có ích luôn mang lại niềm vui). - Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài tập đọc / kể chuyện. Hoạt động 2: Luyện đọc ( 28') - GV đọc mẫu toàn bài - GV hớng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + HS đọc từng câu tiếp nối. GV theo dõi, sửa sai cho các em. + Đọc từng đoạn trớc lớp: 5 em tiếp nối đọc 5 đoạn trớc lớp, GV kết hợp nhắc nhở các em ngắt nghỉ đúng, đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi. + GV giúp HS giải nghĩa từ từ khó đợc chú giải trong SGK. HS đặt câu với những từ: u sầu, nghẹn ngào.(VD: Sau tai hoạ ấy, gơng mặt bác tôi không bao giờ hết vẻ u sầu. Em bé nói trong tiếng nức nở, nghẹn ngào). - Đọc đoạn trong nhóm. - 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài (12') - GV cho HS đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời các câu hỏi: + Các bạn nhỏ đi đâu? ( các bạn đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ). + Điều gì gặp trên đờng khiến các bạn nhỏ phải dừng lại? (các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đờng, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu). 1 + Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ nh thế nào? (các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng, cả tốp đến tận nơi tận hỏi thăm ông cụ). + Vì sao các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ nh vậy? (vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ cụ). - HS đọc thầm đoạn 3 và 4, trả lời: + Ông cụ gặp chuyện gì buồn? (cụ bà bị ốm nặng, đang nằm bệnh viện, khó qua khỏi). + Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? ( HS trao đổi theo nhóm. VD: Ông cảm thấy nỗi buồn đợc chia sẻ). + Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Con ngời phải quan tâm giúp đỡ nhau/). GV: Các bạn nhỏ trong truyện không giúp đợc cụ già nhng cụ vẫn cảm ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Nh vậy, sự quan tâm, thông cảm giữa ngời với ngời là rất cần thiết. Câu chuyện muốn nói với các em: con ngừơi phải thơng yêu nhau, quan tâm đến nhau. Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của ngời xung quanh làm cho mỗi ngời cảm thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống đẹp hơn. Hoạt động 4 : Luyện đọc lại (8') - 4 HS tiếp nối nhau thi đọc các đoạn 2, 3, 4, 5. - GV hớng dẫn HS đọc phân vai - 1tốp HS (6 em) thi đọc phân vai : ngời dẫn chuyện, ông cụ và 4 bạn nhỏ (đọc 4 câu hỏi ở đoạn 2; cùng hỏi ông cụ ở đoạn 3). - HS và GV nhận xét tuyên dơng cá nhân đọc tốt. Kể chuyện Hoạt động 5 : GV nêu nhiệm vụ và hớng dẫn kể (19') - Một em đọc yêu cầu kể chuyện, cả lớp đọc thầm. - GV mời một em chon kể mẫu 1 đoạn truyện. Trớc khi kể cần nói rõ em chọn đóng vai bạn nào? - Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật. - 3 HS thi kể trớc lớp. - 1 HS kể toàn bộ câu chuỵên. (HS giỏi) - Cả lớp và GV theo dõi nhận xét, bổ sung bạn kể và bình chọn bạn kể hay nhất. Hoạt động 6 : Củng cố dặn dò (2') - GV gợi ý cho một em nêu ý nghĩa câu chuyện: Mọi ngời trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của ngời xung quanh làm cho mỗi ngời thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn. - GV nhận xét chung tiết học. - Nhắc HS về nhà tập kể toàn bộ câu chuyện cho ngời thân nghe. 2 ____________________________ Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Thuộc bảng chia 7 và vận dụng đợc phép chia 7 trong giải toán. - Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản. - Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 (cột 1,2,3); Bài 3; Bài 4. II. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5') - 4 em đọc thuộc lòng bảng chia 7. - Hai em đếm thêm 7 từ 7 đến 70. - Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài. Hoạt động 2: Luyện tập (25) Bài 1: - HS nêu yêu cầu. HS tự làm vào vở. - HS tiếp nối lên bảng chữa bài - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại bài làm đúng a, 7 x 8 = 56 7 x 9 = 63 7 x 6 = 42 7 x 7 = 49 56 : 7 = 8 63 : 7 = 9 42 : 7 = 6 49 : 7 = 7 b,70 : 7 = 10 28 : 7 = 4 30 : 6 = 5 18 : 2 = 9 63 : 7 = 9 42 : 6 = 7 35 : 5 = 7 27 : 3 = 9 14 : 7 = 2 42 : 7 = 6 35 : 7 = 5 56 : 7 = 8 Bài 2 :- 1 HS nêu yêu cầu bài. Cả lớp theo dõi. - Cả lớp làm vào vở. Đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau. - 3 HS lên làm trên bảng lớp . Cả lớp và GV nhận xét. 28 7 35 7 21 7 28 4 35 5 21 3 0 0 0 42 7 42 6 25 5 42 6 42 7 25 5 0 0 0 Bài 3:- Một em đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm. - GV hỏi bài toán cho biết gì? (chia 35 học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 7 học sinh). Yêu cầu tìm gì? (chia đợc mấy nhóm). Muốn biết chia đợc bao nhiêu nhóm thực hiện phép tính gì? (35:7=5 (nhóm) ) - HS làm cá nhân vào vở. 1em lên bảng trình bày bài giải. 3 - Cả lớp và GV nhận xét. Bài giải Số nhóm HS đợc chia là: 35 : 7 = 5 (nhóm) Đáp số: 5 nhóm Bài 4:- HS nêu yêu cầu. HS quan sát hình a và b trong SGK. - HS thảo luận theo nhóm tìm 7 1 số con mèo ở mỗi hình: Đếm số con mèo trong mỗi hình rồi chia cho 7. - 2 HS trả lời trớc lớp. - GV nhận xét chốt lại đáp án đúng là : + 7 1 số con mèo ở hình a là (21 : 7 = 3 con mèo) + 7 1 số con mèo ở hình b là (14 : 7 = 2 con mèo) Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò:(5') - 2 HS đọc bảng chia 7. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bảng chia 7 ___________________________ Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2011 Tập đọc Tiếng ru I. Mục tiêu:- Bớc đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lý. - Hiểu ý nghĩa: Con ngời sống giữa cộng đồng phải yêu thơng anh em, bạn bè, đồng chí.(Trả lời đợc các câu hỏi SGK; thuộc 2 khổ thơ trong bài). (HS khá giỏi thuộc cả bài thơ.) II. Đồ dùng dạy học Tranh minh họa bài thơ trong SGK. III. Hoạt động dạy học . Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5'). - 2 HS kể lại câu chuyện : Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ trong truyện (1HS kể đoạn 1 và 2; 1 HS kể đoạn 2 và 4), sau đó trả lời câu hỏi: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (Mọi ngời trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của ngời xung quanh làm cho mỗi ngời thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn). - Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm. - Giới thiệu bài mới. Hoạt động 2 : Luyện đọc (14') a) GV đọc diễn bài thơ cảm (giọng thiết tha, tình cảm). HS quan sát tranh minh họa bài thơ. 4 b) GV hớng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu thơ: mỗi HS tiếp nối đọc 1 câu (2 dòng thơ). - Đọc từng khổ thơ trớc lớp. + HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ. GV nhắc các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi giữa các dòng thơ ngắn hơn nghỉ hơi kết thúc mỗi khổ thơ. + HS tìm hiểu nghĩa các từ mới: đồng chí, nhân gian, bồi đợc chú giải sau bài. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc bài thơ trớc lớp. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. Hoạt đông 3 : Hớng dẫn HS tìm hiểu bài (8'). - 1 HS đọc khổ thơ 1, cả lớp đọc thầm, trả lời : Con ong, con cá, con chim yêu những gì ? Vì sao? (HS phat biểu. GV chốt lại: + Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật; + Con cá yêu nớc vì có nớc cá mới bơi lội đợc, mới sống đợc. Không có nớc cá sẽ chết; + Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lợn). - Một HS đọc câu hỏi 2, cả lớp đọc thầm suy nghĩ và nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2, đọc câu mẫu. Cả lớp đọc thầm khổ thơ 2, suy nghĩ, trả lời. (VD: Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng: Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín; Một ngời đâu phải nhân gian/ Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi: Một ngời không phải là cả loài ngời/ Sống một mình giống nh một đốm lửa đang tàn lụi). - 1 HS đọc khổ thơ cuối, cả lớp đọc thầm, trả lời: Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ? (núi không chê đất thấp vì núi nhờ có đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nớc của muôn dòng sông mà đầy). - Cả lớp đọc thầm khổ thơ 1; GV hỏi: Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của cả bài thơ? (Con ngời muốn sống, con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu ngời anh em). GV: Bài thơ khuyên con ngời sống giữa cộng đồng phải yêu thơng anh em, bạn bè, đồng chí. Hoạt động 4: Luyện học thuộc lòng bài thơ ( 6') - HS luyện đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ. (HS giỏi đọc cả bài thơ). - Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc tốt nhất Hoạt động 5 : Củng cố, dặn dò (2') - GV gợi ý cho HS nhắc lại nội dung chính của bài : Con ngời sống giữa cộng đồng phải yêu thơng anh em, bạn bè, đồng chí. - Dặn HS về nhà tiếp tục luỵên học thuộc lòng bài thơ. __________________________ 5 Mĩ thuật Giáo viên bộ môn soạn giảng ______________________________ Toán Giảm đi một số lần I. Mục tiêu:- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán. - Biết phân biệt giảm đi một số số đơn vị với giảm đi một số lần. - Bài tập cần làm: Bài1; Bài2; Bài3. II. Đồ dùng dạy học Kẻ lên bảng lớp sơ đồ nh trong SGK iII. Các hoạt động dạy và học . Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (5) - GV gọi hai em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con BT sau: Đặt tính rồi tính: 35 : 7 14 : 7 25 : 5 49 : 7 - Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm HS làm bảng lớp. - Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. Hoạt động 2 : Hớng dẫn HS thực hiện gấp một số lên nhiều lần (12) - GV nêu bài toán trong SGK, hai em đọc lại. - GV hớng dẫn HS sắp xếp con gà nh hình vẽ SGK, hỏi: + Hàng trên có mấy con gà? (6 con). + Số con gà ở hàng dới so với hàng trên nh thế nào? (số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì có số con gà ở hàng dới (6 : 3 = 2 (con gà)). - GV ghi bảng, HS nhắc lại: Hàng trên: 6 con gà Hàng dới: 6 : 3 = 2 (con gà). Số con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì đợc số con gà ở hàng dới. - GV hớng dẫn tơng tự đối với trờng hợp độ dài các đoạn thẳng AB và CD (nh SGK). - GV hớng dẫn HS vẽ sơ đồ nh trong SGK : 2cm - Sau đó cho HS tìm đoạn thẳng CD giảm đi 4 lần - Gợi ý cho HS tìm đoạn thẳng CD (8 : 4 = 2 cm ) - Trên cơ sở đó HS trao đổi và tự rút ra quy tắc : Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần. - Một số HS nhắc lại quy tắc trên. 6 8cm A B D C Hoạt động 3: Thực hành (16) Bài 1: - Một HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm. - GV treo bảng phụ lên bảng. - Một em đọc mẫu, GV cùng HS phân tích mẫu. - HS tiếp nối lên bảng điền. - Cả lớp và GV nhận xét chốt lại kết quả là: Số đã cho 12 48 36 24 Giảm 4 lần 12 : 4 = 3 48 : 4 = 12 36 : 4 = 9 24 : 4 = 6 Giảm 6 lần 12 : 6 = 2 48 : 6 = 8 36 : 6 = 6 24 : 6 = 4 Bài 2 : - Một HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm. - GV giúp HS hiểu bài giải mẫu (GV trình bày nh SGK). - GV yêu cầu HS tự vẽ sơ đồ tóm tắt bài b rồi giải. - HS tự giải vào vở. Sau đó từng cặp HS đổi chéo vở kiểm tra bài giải của nhau. - GV gọi một em lên chữa bài, cả lớp nhận xét chốt lại bài giải đúng là : Bài giải b) Thời gian làm công việc đó bằng máy là : 30 : 5 = 6 (giờ) Đáp số : 6giờ Bài 3:- GV nêu yêu cầu . - HS tự vẽ đoạn thẳng AB dài 8 cm . - Tính nhẩm độ dài của đoạn thẳng CD: 8cm : 4 = 2 cm, vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 2 cm. - Tính nhẩm độ dài của đoạn thẳng MN: 8cm - 4 = 4 cm, vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 4 cm. Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò (2') - 2 HS nêu lại quy tắc giảm đi một số lần. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà ôn lại các bài tập liên quan đến giảm đi một số lần. ____________________________ Chính tả ( Nghe - viết) Các em nhỏ và cụ già I. Mục tiêu:- Nghe- viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT(2) a/b . II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a. III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới ( 5') 7 - GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các tiếng chứa âm, vần khó đã luyện ở bài trớc: nhoẻn cời, nghẹn ngào, trống rỗng, kiêng nể. - Cả lớp và GV nhận xét cho điểm bạn viết ở bảng lớp. - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2 : Hớng dẫn HS nghe viết ( 20') a) Hớng dẫn HS chuẩn bị . - GV đọc diễn cảm đoạn 4 của truyện Các em nhỏ và cụ già , hai em đọc lại. - GV hỏi: + Đoạn này kể chuyện gì? (cụ già nói với các bạn nhỏ lí do khiến cụ buồn: cụ bà ốm nặng, phải nằm viện, khó qua khỏi. Cụ cảm ơn lòng tốt của ác bạn. Các bạn làm cho cụ cảm thấy lòng nhẹ hơn). + Đoạn văn trên có mấy câu? ( có 7 câu). + Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa? (các chữ đầu câu). + Lời ông cụ đợc đánh dấu bằng những dấu gì? (dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng, viết lùi vào 1 chữ). - HS tập viết những chữ dễ viết sai vào vở nháp: ngừng lại, nghẹn ngào, xe buýt b) HS nghe GV đọc, viết bài vào vở. c) Chấm chữa bài. Hoạt động 3 : Hớng dẫn HS làm bài tập (8') Bài tập 2a:- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân vào bảng con. - Sau thời gian quy định, cả lớp giơ bảng. GV quan sát, mời 3 HS giơ bảng co trớc lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Một số HS đọc lại kết quả đúng trên bảng con. - Cả lớp làm bài vào VBT: + Làm sạch quần áo, chăn màn, bằng cách vò, chải, giũ, trong nớc là giặt. + Có cảm giác khó chịu ở da, nh bị bỏng là rát. + Trái nghĩa với ngang là dọc. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (2') - GV nhận xét chung tiết học - GV yêu cầu HS viết bài còn mắc lỗi về nhà viết lại cho đúng 3 lần với mỗi từ viết sai. ___________________________ Thứ t, ngày 12 tháng 10 năm 2011 Toán Luyện tập I.Mục tiêu: Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán. - Bài tập cần làm: Bài1(dòng2); Bài2. II. Các hoạt động dạy và học. 8 6 30 8 gấp 6 lần giảm 3 lần Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài (5) - 2 em nhắc lại quy tắc giảm đi một số lần. (Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần). - 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con BT sau: + Giảm 40 phút đi 5 lần. (40 : 5 = 8 (phút) ). + Giảm 30m đi 6 lần. (30 : 6 = 5 (m) ). - Cả lớp và GV nhận xét ban làm ở bảng lớp. - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2: Luyện tập (28') Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi. - Một HS đọc mẫu, GV cùng HS phân tích mẫu. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Gấp 6 lần Giảm 2 lần giảm 5 lần Gấp 4 lần Bài 2: - Một HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm. - GV cùng HS phân tích đề toán - HS tự giải vào vở. 2 em lên bảng chữa bài. - Từng cặp HS đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau. Bài giải a, Buổi chiều cửa hàng bán đợc số lít dầu là: 60 : 3 = 20 (l) Đáp số : 20l dầu b, Số quả cam còn lại trong rổ là: 60 : 3 = 20 (quả) Đáp số : 20 quả cam - GV hớng dẫn HS trao đổi ý kiến để nhận ra: 60 giảm 3 lần đợc 20; của 60 là 20. Nh thế, kết quả của giảm 3 lần cũng là kết quả tìm của số đó. Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò (2') - 1 HS nêu quy tắc giảm đi một số lần 9 7 42 21 25 205 1 3 1 3 - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà ôn lại các bài toán về giảm đi một số lần. ____________________________ Luyện từ và câu Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu Ai làm gì ? I. Mục tiêu: - Hiểu và phân loại đợc một số từ ngữ về cộng đồng (BT1). - Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? làm gì? (BT 3). - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT 4). * HS khá giỏi làm đợc BT2. II. Đồ dùng dạy học:- Bảng phụ trình bày bảng phân loại ở bài tập 1. - Bảng lớp (viết theo chiều ngang) các câu văn ở BT3 và BT4. III. Các hoạt động dạy học . Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới (5) - 2 em làm miệng các BT2 (tiết LTVC, tuần 7) (mỗi em làm 1 phần). a, Chỉ HĐ chơi bóng của các bạn nhỏ: cớp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng. b, Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già: hoảng sợ, sợ tái ngời. - GV và cả lớp nhận xét cho điểm - Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2: Hớng dẫn học sinh làm bài tập ( 26'). Bài tập 1: - Một HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK. - 1 HS làm mẫu (xếp 2 từ cộng đồng và cộng tác vào bảng phân loại). - Cả lớp làm vào VBT. - GV mời 1 HS làm bài trên bảng phụ, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng là: Những ngời trong cộng đồng cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hơng Thái độ, hoạt động trong cộng đồng cộng tác, đồng tâm Bài tập 2: (Dành cho HS khá giỏi). - Một số HS đọc nội dung bài tập, cả lớp đọc thầm. - GV giải nghĩa từ cật (trong câu Chung lng đấu cật): lng, phần lng ở chỗ ngang bụng (Bụng đói cật rét). - HS trao đổi theo nhóm. - GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả. 10 [...]... từ năm cũ sang năm mới là: giao thừa Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò (3') - GV nhận xét chung tiết học - GV yêu cầu HS về nhà luyện viết thêm vào vở luyện viết _ Đạo đức Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (t2) I Mục tiêu: - Biết đợc những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những ngời thân trong gia đình - Biết đợc vì sao mọi ngời trong gia đình cần quan tâm, chăm... đờng giao nhau với đờng sắc có rào chắn gọi là biển báo giao nhau với đờng sắc có rào chắn - Biển số 211: Có hình vẽ đầu tàu hoả báo hiệu đờng bộ giao nhau với đờng sắt không có rào chắn gọi là biển báo giao nhau với đờng sắt không có rào chắn Giáo viên giảng từ: - Đờng hai chiều là đờng có hai làn xe chạy ngợc chiều nhau ở hai bên đờng - Đờng bộ giao nhau với đờng sắc là đoạn đờng có đờng sắc cắt ngang... Cách tiến hành : Bớc 1 : Làm việc theo cặp - GV yêu cầu từng cặp HS quan sát hình 9 trang 33 SGK trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên một số thức ăn, đồ uống, nêu đa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh Bớc 2 : Làm việc cả lớp - GV gọi 2 HS lên trình bày trớc lớp - GV đặt vấn đề: + Trong số các thứ gây hại đối với cơ quan thần kinh, những thứ nào tuyệt đối phải tránh xa kể cả trẻ em và ngời... bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận (10) 13 * Cách tiến hành : Bớc 1 : Làm việc theo nhóm 4 ngời - Nhóm trởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình trang 32, đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì; việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh - Gv phát phiếu học tập cho các nhóm để th kí ghi... luận: Tình huống1: Lan cần chạy ra khuyên ngăn em không nên nghịch dại Tình huống2: Huy nên giành thời gian đọc báo cho ông nghe Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (8') - GV đọc lần lợt từng ý kiến, HS bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành bằng cách giơ cao tấm thẻ màu đỏ, xanh, trắng a, Trẻ em có quyền đợc ông bà, cha mẹ yêu thơng, quan tâm, chăm sóc b, Chỉ có trẻ em mới cần đợc quan tâm, chăm sóc c,... phận phải quan tâm, chăm sóc những ngời thân trong gia đình - Thảo luận các lý do HS có thái độ tán thành, không tán thành hoặc lỡng lự - GV kết luận: + Các ý kiến a, c là đúng + ý kiến b là sai Hoạt động 4: HS giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà mừng sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em (8') - HS giới thiệu với bạn ngồi bên cạnh tranh vẽ các món quà mình muốn tặng ông bà, cha mẹ, anh chị em nhân... thời gian biểu treo trên bảng lớp Bớc 2: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS điền thời gian biểu hàng ngày theo mẫu trong VBT - HS làm cá nhân Bớc 3 : Làm việc theo cặp - HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh và cùng góp ý cho nhau để hoàn thiện Bớc 4 : Làm việc cả lớp - GV gọi 3 HS tiếp nối thời gian biểu của mình trớc lớp - GV nêu câu hỏi: + Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu?... xét giờ học Tiếng anh Giáo viên bộ môn soạn giảng Tự học(ATGT) bài3: biển báo hiệu giao thông đờng bộ I- Mục tiêu: 1 Kiến thức:- Học sinh nhận biết hình dáng, màu sắc và hiểu đợc nội dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn - Học sinh giải thích đợc ý nghĩa của các biên báo hiệu: 204, 210, 211, 423(a,b), 3 23, 4 43, 424 2 Kỹ năng: HS biết nhận dạng... điều khiển các bạn Bớc 3: Trình diễn - Đại diện nhóm lên trình diễn vẻ mặt của ngời đang ở trong trạng thái tâm lí mà nhóm đợc giao - các nhóm quan sát và đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào và cùng nhau thảo luận nếu một ngời luôn ở trong trạng thái tâm lí nh vậy thì có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh? - GV yêu cầu HS rút ra bài học gì qua hoạt động này Hoạt động 4 : Làm việc... càng cần ngủ nhiều Từ 10 tuổi trở lên, mỗi ngời cần ngủ từ 7 8 giờ trong mỗi ngày Hoạt động 3 : Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hàng ngày (15) Cách tiến hành : Bớc 1 : Hớng dẫn cả lớp Gvgiúp HS hiểu thế nào là thời gian biểu: Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục: + Thời gian: bao gồm các buổi trong ngày và các giờ trong từng buổi 28 + Công việc và hoạt động của cá nhân cần phải làm trong . x 8 = 56 7 x 9 = 63 7 x 6 = 42 7 x 7 = 49 56 : 7 = 8 63 : 7 = 9 42 : 7 = 6 49 : 7 = 7 b,70 : 7 = 10 28 : 7 = 4 30 : 6 = 5 18 : 2 = 9 63 : 7 = 9 42 : 6 = 7 35 : 5 = 7 27 : 3 = 9 14 : 7 = 2. hại? 1 Một bạn dang ngủ Khi ngủ cơ quan thần kinh đợc nghỉ ngơi 2 Các bạn đang chơi trên bãi biển Cơ thể đợc nghỉ ngơi, thần kinh đợc th giản Nếu phơi nắng quá lâu dễ bị ốm 3 Một bạn đang thức đến. diễn. - Đại diện nhóm lên trình diễn vẻ mặt của ngời đang ở trong trạng thái tâm lí mà nhóm đợc giao. - các nhóm quan sát và đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào và cùng nhau thảo

Ngày đăng: 12/02/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ôn chữ hoa G

  • III. Hoạt động dạy và học

  • Gấp, cắt, dán bông hoa (tiết2)

  • Luyện tập viết: chữ hoa G

  • III. Hoạt động dạy và học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan