nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnhthành phố

24 861 8
nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnhthành phố

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÊ PHÚ CƯỜNG NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, 2014 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố MỤC LỤC 2 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố DANH SÁCH HÌNH 3 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố LỜI CÁM ƠN Trong thời gian học tập tại Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội, em đã được tiếp xúc với môi trường đào tạo khoa học và nghiêm túc. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Nguyễn Ái Việt – Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này cũng như trong suốt 02 năm học vừa qua tại Viện CNTT. Được làm việc với thầy em tiếp thu được rất nhiều kiến thức và cách làm việc khoa học. Em xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các thầy Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ dạy cho em tiếp thu được những kiến nền tảng, cũng như chuyên sâu để em có điều kiện phát huy trong ngành Công nghệ thông tin. Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình cũng như bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên em để em có thể có điều kiện tốt nhất để học tập và nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! Học viên Lê Phú Cường – Lớp CIO 03 Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Yêu cầu thực tiễn Trong những năm qua, các Tỉnh/Thành phố chưa xây dựng một mô hình chính phủ điện tử đồng bộ và thống nhất cho tất cả các cơ quan trực thuộc. Dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan chính quyền tại các Tỉnh/Thành phố diễn ra rất manh mún; tin học hóa các nghiệp vụ hiện tại mà chưa có tính định hướng; giải quyết từng vấn đề nhỏ lẻ, riêng rẽ; các ứng dụng công nghệ thông tin chưa gắn kết, liên thông, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức một số hội thảo và ban hành công văn hướng dẫn mô hình thành phần chính quyền điện tử cấp tỉnh. Mô hình này đưa ra mô hình ý niệm ở mức cao; chưa đưa ra được mô hình chính phủ điện tử đầy đủ và toàn diện; cũng như chưa đưa ra được các phương pháp để xây dựng chính phủ điện tử đầy đủ và toàn diện. Hiện nay, một số cá nhân và đơn vị; cũng như Bộ Thông tin và truyền thông, Sở Thông tin và truyền thông các Tỉnh/Thành phố nghiên cứu đề xuất mô hình chính phủ điện tử cấp Tỉnh/Thành phố nhưng tập trung theo từng chủ đề như: - Các mức độ dịch vụ công trực tuyến; - Một cửa điện tử và một cửa điện tử liên thông; - Quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp; - Cổng thông tin điện tử; - Quản lý nghiệp vụ. Kết quả của các sản phẩm kiến trúc tổng thể chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển CNTT và khó đưa vào áp dụng trong thực tế. 2 Đặt mục tiêu Trước hiện trạng nghiên cứu và xây dựng chính phủ điện tử cấp Tỉnh/Thành phố như hiện nay, cần thiết nghiên cứu đưa một phương pháp xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử cấp Tỉnh/Thành phố đầy đủ và toàn diện nhưng dễ tiếp cận và nắm bắt, dễ thực hành. Luận văn tập trung vào việc ứng dụng các phương pháp luận trên thế giới, đặc biệt là phương pháp luận kiến trúc OIO của Đan Mạch để đề xuất phương pháp xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố một cách trực quan và dễ thực hiện. Đồng thời, tôi áp dụng phương pháp đã đề xuất để xây dựng mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử tại Tp. Đà Nẵng. Luận văn được viết phục vụ chính cho: - Sở Thông tin và truyền thông các Tỉnh/Thành phố ứng dụng trong việc xây dựng chiến lược phát triển CNTT và hướng dẫn các đơn vị ứng dụng CNTT; 5 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố - Các cá nhân và tổ chức tư vấn áp dụng để xây dựng kiến trúc tổng thể cho các đơn vị cũng như ứng dụng để xây dựng kiến trúc cho các hệ thống thông tin cụ thể. 3 Dự kiến kết quả - Chương I: Đặt vấn đề 1. Yêu cầu thực thiễn 2. Đặt mục tiêu 3. Kết quả dự kiến - Chương II: Tổng quan về phương pháp luận 1. Chính quyền điện tử 2. Kiến trúc tổng thể 3. Kiến trúc Chính quyền điện tử 4. Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể - Chương III: Đề xuất phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố 1. Nhiệm vụ 1 – Xác định Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố 2. Nhiệm vụ 2 – Xác định trạng thái hiện tại của hệ thống thông tin 3. Nhiệm vụ 3 – Xây dựng trạng thái tương lai mong muốn của kiến trúc tổng thể đạt được các mục tiêu của Chiến lược phát triển 4. Nhiệm vụ 4 – Xác định lộ trình thay đổi phù hợp để chuyển đổi từ trạng thái hiện trạng sang trạng thái mong muốn 5. Nhiệm vụ 5 - Xây dựng khung giám quản Kiến trúc tổng thể - Chương IV: Ứng dụng xây dựng mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử tại Tp. Đà Nẵng 1. Chiến lược 2. Kiến trúc nghiệp vụ 3. Kiến trúc thông tin 4. Kiến trúc ứng dụng 5. Kiến trúc công nghệ - Chương IV: Kết luận 6 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố - Tài liệu tham khảo 7 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1 Chính quyền điện tử Chính quyền điện tử hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng Chính quyền điện tử là cách thức qua đó chính quyền ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động để làm cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các thông tin và dịch vụ do chính phủ cung cấp một cách thuận tiện hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ và mang lại các cơ hội tốt hơn cho mọi tổ chức, doanh nghiệp và công dân trong việc tham gia vào xây dựng các thể chế và tiến trình phát triển đất nước. 4 Kiến trúc tổng thể Theo định nghĩa của nhiều tổ chức và chuyên gia, khái niệm kiến trúc tổng thể được hiểu là tập hợp của các nguyên tắc; phương pháp, mô hình được sử dụng để mô tả cơ cấu tổ chức; quy trình nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin hay bất cứ thành phần cấu thành nào khác của một cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Kiến trúc tổng thể gồm 4 thành phần chính: Kiến trúc nghiệp vụ, Kiến trúc thông tin, Kiến trúc ứng dụng, Kiến trúc công nghệ. 5 Kiến trúc Chính quyền điện tử Chính quyền là một cơ quan (một tập hợp các cơ quan) lớn và quan trọng nhất trong xã hội. Vì vậy, khi phát triển hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ, người ta đã sử dụng khái niệm kiến trúc Chính quyền điện tử (e-Government Architecture). Kiến trúc Chính quyền điện tử của các nước khá đa dạng, có những kiến trúc tổng thể bao gồm cả các nội dung về quy trình nghiệp vụ, về cơ sở dữ liệu, về công nghệ như kiến trúc của Mỹ (Federal Enterprise Architecture), lại có những kiến trúc tập trung cho các ứng dụng (application) phục vụ chính phủ điện tử như Đức (SAGA – Standard and Architectures for e- Government Applications). 6 Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể 6.1 Thuyết minh phương pháp luận OIO EA Với việc xây dựng kiến trúc tổng thể tôi lựa chọn áp dụng khung kiến trúc tổng thể OIO (OIO EA). Phương pháp xây dựng kiến trúc tổng thể OIO được Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới của Đan Mạch xây dựng trong giai đoạn từ 2003 đến 2008. Kiến trúc tổng thể OIO dựa trên những kinh nghiệm thực hành tốt nhất, tương thích hoàn toàn với các phương pháp luận của kiến trúc tổng thể khác như TOGAF và FEA; đồng thời cũng tương thích với các khung phương pháp luận như Zachmann. Kiến trúc tổng thể OIO được áp dụng rộng rãi trong nhiều dự án dịch vụ 8 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố công và các dự án của các tổ chức nhà nước Đan Mạch và đặc biệt chuyên dùng cho khối cơ quan chính phủ. Kiến trúc tổng thể OIO góp phần giải quyết xác đáng những khó khăn và yêu cầu mà các tổ chức hành chính công thường gặp phải và chỉ có thể quản lý được bằng cách ứng dụng CNTT theo một cách tiếp cận có hệ thống. Phương pháp luận đòi hỏi phải hiểu các yêu cầu nghiệp vụ của tổ chức và ánh xạ các yêu cầu này với khả năng CNTT hiện tại của tổ chức. Bước tiếp theo cần nhận thức được những thiếu sót đang tồn tại, sau đó nghiên cứu tìm ra các khả năng mới mà công nghệ có thể thực hiện, nhằm xác định các hệ thống tương lai có tiềm năng và sau đó là kế hoạch triển khai các hệ thống này. Dưới đây là khái quát về phương pháp dẫn dắt bởi Kiến trúc tổng thể (OIO EA): Hình 1 Phương pháp kiến trúc tổng thể OIO Một số điểm cần nhấn mạnh về phương pháp luận: - Đây là qui trình từng bước để xây dựng kiến trúc cho một tổ chức, doanh nghiệp hoặc đề xuất các hệ thống lớn. - Phương pháp luận này đã được kiểm chứng và áp dụng thành công để xây dựng kiến trúc tổng thể cho các cơ quan chính quyền của Đan Mạch; cũng như áp dụng thành công để xây dựng kiến trúc tổng thể cho Tổng cục Thống kê, để xây dựng kiến trúc hệ thống thông tin Chính quyền điện tử Thành phố Đà Nẵng và hiện nay đang được 9 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và truyền thông nghiên cứu ứng dụng trong việc xây dựng Kiến trúc CNTT cho Chính phủ điện tử. - Các công việc trong phương pháp này có thể thực hiện theo thứ tự hợp lý. Ví dụ các bước D và E có thể làm đồng thời. - Không nhất thiết tất cả các công việc trong phương pháp này đều phải được thực hiện trong khuôn khổ của một dự án. Trong quá trình triển khai dự án có thể có sự tùy chỉnh cho phù hợp. - Tài liệu chuyển giao không nhất thiểt phải gắn với mỗi bước công việc mô tả, tài liệu chuyển giao có thể phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng dự án. - Kết quả của phương pháp luận là giải pháp đề xuất sau khi đã xem xét tất cả các yếu tố liên quan một cách tổng thể và tài liệu chuyển giao cuối sẽ là báo cáo nghiên cứu khả thi. Các công việc từ A đến E, X, Y là đầu vào để chuẩn bị cho việc đưa ra giải pháp mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh. Các kết quả này được “xếp” trên OIO EA Framework (một giá sách) Hình 2 Khung kiến trúc OIO 6.2 Các phương pháp luận khác được vận dụng Trong quá trình nghiên cứu xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử, tại các bước cụ thể tôi kết hợp sử dụng phương pháp ITI-GAF – phương pháp được Viện CNTT – Đại học Quốc gia Hà Nội phát triển. Mô hình ITI-GAF gồm 3 cách nhìn đối với một Cơ quan điện tử: - Cách nhìn theo nguồn lực: Theo cách nhìn này một tổ chức gồm ba nguồn lực chính: Nghiệp vụ, Nhân lực và Hạ tầng kỹ thuật. Giữa ba nguồn lực này có các quan hệ gắn kết đảm bảo có trình độ phát triển phù hợp với nhau; - Cách nhìn theo hình thức tác nghiệp: Tác nghiệp của một tổ chức có thể phân chia thành các hình thức tác nghiệp giao tiếp với các đối tác bên ngoài, tác nghiệp nội bộ 10 [...]... Kiến trúc tổng thể không chỉ tập trung vào CNTT mà chú trọng vào việc CNTT hỗ trợ nghiệp vụ như thế nào Luận án đã đưa ra được phương pháp cụ thể để xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử 22 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố cấp Tỉnh/Thành phố, đồng thời áp dụng phương pháp đó để xây dựng mô hình kiến trúc Chính quyền điện tử tại Tp Đà Nẵng Mô hình kiến trúc. .. xây dựng khung này Trong bước đầu của nhiệm vụ này, các chuyên gia tư vấn được yêu cầu tiến hành đánh giá tình trạng giám quản CNTT&TT , nêu bật lên các vấn đề, các thách thức và các đề xuất giải quyết 13 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TẠI TP ĐÀ NẴNG Áp dụng phương pháp xây dựng kiến trúc. . .Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố và tác nghiệp xây dựng tiềm lực; - Cách nhìn theo thể chế: Một tổ chức tồn tại và thực hiện các chức năng của mình nhờ các thể chế như các cơ chế hoạt động (cơ chế), hệ thống các văn bản quy chế quy định (quy chế) và các định chế, tổ chức, dự án (định chế) 11 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử. .. Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ Kiến trúc tổng thể là bản kế hoạch chi tiết cho việc sử dụng và triển khai công nghệ CNTT trong hiện tại và tương lai Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố trước hết được xây dựng dựa trên các chiến lược và yêu cầu nghiệp vụ của Tỉnh/Thành phố Thêm vào đó, các... mật Kiến trúc nghiệp vụ Các đối tượng nghiệp vụ chính của chính quyền điện tử cấp tỉnh: - Cơ quan nhà nước; - Cán bộ công chức viên chức; - Công dân; 14 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố - Doanh nghiệp; - Văn bản pháp quy; - Dịch vụ công; - Thủ tục hành chính công; - Hồ sơ công việc; - Giấy phép; - Tài nguyên và môi trường; - Ngân sách Mô hình kiến trúc. .. (thông thường được phần mềm quản lý văn bản và điều hành thực hiện) 8 Kiến trúc thông tin Các thực thể dữ liệu chính trong Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố: ST T Thực thể dữ liệu 16 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố 1 Cơ quan nhà nước 1.1 Cơ quan quản lý nhà nước 1.2 Cơ quan hành chính sự nghiệp 2 Cán bộ công chức viên chức 3 Công dân 3.1 Công dân... các chiến lược phát triển của tổ chức Do vậy, trong từng phiên bản của kiến trúc sẽ tập trung giải 12 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố quyết một số vấn đề, chiến lược định trước Kết quả của nhiệm vụ này là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình xây dựng kiến trúc về sau Các kết quả của kiến trúc cần được soi lại các định hướng và nguyên tắc Nhiệm vụ 2 –Xác định... của Việt nam nói chung và Chính quyền cấp Tỉnh/Thành phố nói riêng Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố bao gồm: - Xác định các định hướng nghiệp vụ, định hướng công nghệ và các nguyên tắc ứng dụng CNTT; - Xác định trạng thái hiện tại của hệ thống thông tin thông qua các khảo sát để xây dựng kiến trúc thông tin hiện tại bao gồm kiến trúc logic và kiến trúc triển khai, trong đó... phương pháp xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố đã đề xuất trong Chương III để xây dựng kiến trúc Chính quyền điện tử tại Tp Đà Nẵng Trong phần này tôi trình bày một số kết quả của kiến trúc ở trạng thái mong muốn tương lai 1 Chiến lược Định hướng về mặt nghiệp vụ dẫn dắt xây dựng kiến trúc: - Công dân, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của chính quyền dễ dàng hơn; - Nâng... 23 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Công ty Cổ phần công nghệ DTT (2013), Tài liệu phân tích thiết kế Hệ thống chính quyền điện tử Tp Đà Nẵng (Gói thầu DNG6+7) 2 Công ty Cổ phần công nghệ DTT (2012), Kiến trúc tổng thể Tổng cục Thống kê 3 Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Mô hình cơ quan điện tử . 2014 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố MỤC LỤC 2 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố DANH SÁCH HÌNH 3 Nghiên. chế). 11 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ Kiến trúc tổng. giải quyết. 13 Nghiên cứu phương pháp xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp Tỉnh/Thành phố CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TẠI TP. ĐÀ NẴNG Áp dụng phương pháp xây dựng

Ngày đăng: 12/02/2015, 10:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH SÁCH HÌNH

  • LỜI CÁM ƠN

  • CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 1 Yêu cầu thực tiễn

  • 2 Đặt mục tiêu

  • 3 Dự kiến kết quả

  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

  • 1 Chính quyền điện tử

  • 4 Kiến trúc tổng thể

  • 5 Kiến trúc Chính quyền điện tử

  • 6 Phương pháp luận xây dựng kiến trúc tổng thể

    • 6.1 Thuyết minh phương pháp luận OIO EA

    • 6.2 Các phương pháp luận khác được vận dụng

    • CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ CẤP TỈNH/THÀNH PHỐ

    • CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIẾN TRÚC CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TẠI TP. ĐÀ NẴNG

    • 1 Chiến lược

    • 7 Kiến trúc nghiệp vụ

    • 8 Kiến trúc thông tin

    • 9 Kiến trúc ứng dụng

    • 10 Kiến trúc công nghệ

    • CHƯƠNG V: KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan