xác định các quần xã sinh vật và kỹ thuật phục hồi, xây dựng sinh cảnh đất ngập nước và cây xanh đô thị thuộc khu đô thị mới thủ thiêm

96 677 5
xác định các quần xã sinh vật và kỹ thuật phục hồi, xây dựng sinh cảnh đất ngập nước và cây xanh đô thị thuộc khu đô thị mới thủ thiêm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: Xác định các quần xã sinh vật và kỹ thuật phục hồi, xây dựng sinh cảnh đất ngập nước và cây xanh đô thị thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm Chủ nhiệm đề tài:TS. ĐINH QUANG DIỆP Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện: 24 tháng Kinh phí được duyệt: 400.000.000 đồng 2. Mục tiêu của đề tài:  Ðề xuất các kiểu quần xã sinh vật (thực vật và động vật) và giải pháp kỹ thuật phục hồi/xây dựng các quần xã này nhằm phục vụ cho việc quy hoạch và xây dựng Khu đất ngập nƣớc có các sông rạch tự nhiên Khu đô thị mới Thủ Thiêm.  Đề xuất các loài cây trồng – cây thân gỗ, cây bụi và thân thảo – và kỹ thuật trồng nhằm phục vụ cho việc thiết kế và xây dựng các công viên.  Đề xuất các loài cây trồng – cây thân gỗ, cây bụi và thân thảo – và kỹ thuật trồng nhằm phục vụ cho việc thiết kế và xây dựng các đƣờng phố.  Thiết kế một vƣờn ƣơm nhằm cung cấp cây con phục vụ cho việc xây dựng các công trình ở các mục tiêu trên. 3. Nội dung đề tài: - Ðiều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các loại đất ngập nƣớc trong vùng quy hoạch - Ðiều tra và mô tả các kiểu quần xã sinh vật hiện hữu và tiềm năng. - Ðiều tra và phân tích điều kiện tự nhiên và môi trƣờng vùng quy hoạch. - Ðánh giá mức độ thích hợp của các kiểu quần xã thực vật tiềm năng trên từng đất vị đất đai - Ðề xuất các giải pháp kỹ thuật phục hồi/xây dựng sinh cảnh đất ngập nƣớc - Điều tra cây xanh công viên xác định các loài cây thích hợp và đề xuất các giải pháp kỹ thuật trồng cây công viên. - Điều tra cây xanh đƣờng phố xác định các loài cây thích hợp và đề xuất các giải pháp kỹ thuật trồng cây đƣờng phố. - Khảo sát và thiết kế xây dựng một vƣờn ƣơm. 4. Sản phẩm: - Báo cáo tổng kết đề tài - Báo cáo chuyên đề: Điều kiện tự nhiên, tình hình ô nhiễm hiện tại và tiềm năng khu đất ngập nƣớc Thủ Thiêm - Báo cáo chuyên đề: Hiện trạng sử dụng đất và các loại đất ngập nƣớc ở khu đất ngập nƣớc Thủ Thiêm 2 - Báo cáo chuyên đề: Hiện trạng thảm thực vật đất ngập nƣớc và giải pháp phục hồi, xây dựng - Báo cáo chuyên đề: Hiện trạng động vật đất ngập nƣớc và giải pháp phục hồi, xây dựng - Báo cáo chuyên đề: Đánh giá mức độ thích hợp của các quần xã thực vật trên từng đơn vị đất đai ở khu đất ngập nƣớc Thủ Thiêm - Báo cáo đề xuất các loài cây và kỹ thuật trồng phục vụ xây dựng các công viên khu đô thị mới Thủ Thiêm - Báo cáo đề xuất các loài cây và kỹ thuật trồng phục vụ xây dựng các đƣờng phố khu đô thị mới Thủ Thiêm - Báo cáo xây dựng vƣờn ƣơm - Các loại bản đồ (tỉ lệ 1/2000): bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng các loại đất ngập nƣớc, bản đồ các đơn vị đất đai, bản đồ thích nghi đất đai của các kiểu quần xã thực vật, bản đồ thổ nhƣỡng (bản đồ tham khảo), bản đồ thủy văn (bản đồ tham khảo), bản đồ ô nhiễm hiện tại và tiềm năng (bản đồ tham khảo) 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Tổng quan về Thủ Thiêm. Khu vực Thủ Thiêm trƣớc năm 1975 là khu vực hoang hóa dân cƣ rất thƣa thớt mặc dù nằm sát nách khu vực trung tâm của môt thành phố lớn. Sau năm 1975 cùng với việc phát triễn đô thị nhanh chóng ở TP Hồ Chí Minh, diện mạo khu vực Quận 2 nói chung và khu vực Thủ Thiêm nói riêng đã thay đổi cơ bản, nhất là ở các thập niên 80 và 90 của thế kỷ trƣớc, khi mà việc lấn chiếm đất đai bất hợp pháp diễn ra rất trầm trọng. Vì là một khu vực không nằm trong chiến lƣợc phát triễn kinh tế của thành phố trong giai đoan đó nên việc điều tra nghiên cứu khoa học cơ bản, nhất là thuộc các lãnh vực cảnh quan môi trƣờng rất ít đƣợc các ban ngành hữu quan của thành phố quan tâm thực hiện. Với những điều gì đang diễn ra trên vùng đất Thủ Thiêm mà nguy cơ một giá trị tiềm tàng to lớn sẽ bị mất đi bởi sự phát triễn các vùng dân cƣ một cách ồ ạt nhƣ hiện nay. Mặt khác, ngƣời ta cũng không thể không đƣa vào sử dụng một vùng đất nhƣ là một “mỏ vàng” của thành phố bởi vị trí lý tƣởng của nó về mặt kinh tế. Vì vậy nhà nƣớc cũng nhƣ chính quyền thành phố có chủ trƣơng xây dựng tại đây một khu đô thị mới hiện đai, có những giá trị đặc thù riêng để xứng đáng với với một thành phố trung tâm kinh tế văn hóa, chính trị, của cả nƣớc. Một đồ án quy hoạch thiết kế đô thị vùng đất này đã đƣợc xây dựng bởi các tác giả rất có uy tín trên thế giới và đã đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt vào năm 2004. Theo “Báo cáo quy hoạch tổng mặt bằng khu đô thị mới Thủ Thiêm TP. Hồ Chí Minh” (SASAKI và BQLÐT-XD Khu đô thị mới Thủ Thiêm, 2004; trang 95) thì Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng diện tích là 737 ha và tổng mặt bằng đƣợc quy hoạch dựa trên 5 ý tƣởng then chốt sau đây: • Nối kết khu này với dòng sông, • Nối Thủ Thiêm vào trung tâm lịch sử của thành phố và Quận 2, • Giữ cân bằng phát triển xây dựng với không gian mở, • Tăng cƣờng mật độ và một cấu hình đô thị nén, • Bảo đảm tính linh hoạt để đáp ứng với tăng trƣởng và thay đổi. Với 5 ý tƣởng nói trên, trong Quy hoạch Chi tiết Tổng mặt bằng 1:2000, Thủ Thiêm đƣợc chia thành 5 khu vực, bao gồm: khu Lõi trung tâm, khu Ða chức năng Ðại lộ Ðông-Tây, khu Dân cƣ phía bắc, khu Dân cƣ phía Ðông, và khu Ðất ngập nƣớc phía nam (hình 1). Mƣời bốn (14) mục đích sử dụng đất cụ thể đã đƣợc bố trong 5 khu vực này, trong đó các mục đích sử dụng chính bao gồm: thƣơng mại, nhà ở, công sở, văn hóa, giáo dục, và không gian mở. Ðể phục vụ 14 mục đích sử dụng đất nói trên, 27 loại công trình chính sẽ đƣợc triển khai (SASAKI và BQLÐT-XD Khu đô thị mới Thủ Thiêm, 2004; trang 154); chúng bao gồm: 1. Trung tâm thành phố mới (New City Center) 2. Khu dân cƣ (Residential District) 3. Khu cơ quan công cộng (Public Institution District) 4 4. Làng đô thị (Urban Village) 5. Trung tâm thƣơng mại (Commercial Center) 6. Trung tâm hội nghị (Convention Center) 7. Nhà thi đấu (Arena) 8. Viện bảo tàng (Museum) 9. Trung tâm thể thao (Sport Center) 10. Viện nghiên cứu (Research Institution) 11. Trung tâm văn hóa/Trung tâm thông tin (Cultural Center/Information Center) 12. Trung tâm đơn vị ở (Neighbourhood Center) 13. Quảng trƣờng trung tâm (Central Plaza) 14. Ðƣờng dạo ven sông (Riverfront Promenade) 15. Công viên trăng lƣỡi liềm (Riverfront Crescent Park) 16. Công viên thành phố (City Park) 17. Công viên nƣớc (Aquatic Park) 18. Giải trí (Entertainment) 19. Khách sạn nghỉ dƣỡng (Resort Hotel) 20. Vƣờn thực vật (Botanical Garden) 21. Viện nghiên cứu Delta (Delta Research Institute) 22. Bến du thuyền (Marina) 23. Ðất ngập nƣớc bảo tồn (Preserved Wetland = Ðầm lầy bảo tồn) 24. Ðài quan sát (Observation Tower) 25. Khán đài lớn (Amphitheater) 26. Công trình lịch sử (Historic Structure) 27. Ga xe điện ngầm (Subway Station) Các công trình cầu đƣờng bao gồm (SASAKI và BQLÐT-XD Khu đô thị mới Thủ Thiêm, 2004; trang 109): • Cầu: Cầu Thủ Thiêm, Cầu Tôn Ðức Thắng, Cầu Quận 4, Cầu Quận 7, Cầu Thủ Thiêm tới Khu dân cƣ phía Bắc, Cầu Thủ Thiêm qua Hồ Trung Tâm, Cầu Thủ Thiêm tới Khu dân cƣ phía Nam, Cầu Tôn Ðức Thắng qua Khu Thƣơng Mại, các cầu qua kênh rạch. • Ðƣờng: Ðại lộ Ðông-Tây, Ðại lộ Vòng Cung, Ðại lộ vòng cung qua Khu dân cƣ phía Ðông, Ðƣờng Hồ Trung Tâm, Ðƣờng công viên bờ sông trong Khu Trung Tâm, Ðƣờng Quảng Trƣờng Trung Tâm, Ðƣờng công viên bờ sông ở khu dân cƣ, Ðƣờng bao quanh Khu dân cƣ phía Nam, Ðƣờng công viên, Ðƣờng tiếp cận châu thồ, Ðƣờng quận tài chính, Ðƣờng khu dân cƣ. 1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc có liên quan: Nghiên cứu về đất ngập nƣớc có các công trình của Nguyễn văn Thôn, Lâm Bỉnh Lợi (1972), Phùng Trung Ngân, Châu Quang Hiền (1987), Phan Nguyên Hồng (1997). Riêng đối với bán đảo Thủ Thiêm có các công trình đáng chú ý là các đề tài "Môi trƣờng và thảm thực vật tự nhiên vùng Bắc Duyên Hải, TP Hồ Chí Minh" (1987), đề tài "Thảm thực vật ven sông rạch Thành phố Hồ Chí Minh" của Nguyễn Phi Ngà, Nguyễn Thi Lan Thi, Nguyễn Thị Kim Dung (2005), đặc biệt là công trình Thảm thực vật bán đảo Thủ Thiêm, TP HCM của Trần Triết và Lê Xuân Thuyên (2006). 5 Các công trình này đƣợc thực hiện trên diện rộng hoặc phạm vi cả thành phố (trong đó có khu vực Thủ Thiêm) và về cơ bản là mang tính cách phƣơng pháp luận trong các luận cứ chứng minh vai trò của các kiểu thảm thực vật trong các hệ sinh thái vùng đất ngập nƣớc, vì thế các ý kiến kết luận của công trình này chỉ mang tính cách tham khảo. Riêng về cây xanh đô thị đã có 2 công trình về Bảo tồn và phát triển mảng xanh thành phố Hồ Chí Minh(1994) và Quy hoạch phát triển mảng xanh thành phố HCM đến năm 2010 (1998) do Công ty Công viên và Cây xanh TP.HCM và Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TP.HCM chủ trì. Trong những công trình này khu đô thị mới Thủ Thiêm chƣa đƣợc đề cập đến một cách đầy đủ vì lúc đó chƣa có quy hoạch tổng thể của khu đô thị mới này. 1.3.Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc: Ở nƣớc ngoài, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau đây: 1. Jongman, R. H. G., C. J. F. ter Braak & O. F. R. van Tongeren (1995). Data Analysis in Community and Landscape Ecology. Cambridge University Press. 2. Kent, M. & P. Coker (1992). Vegetation Description and Analysis - A Practical Approach. Belhaven Press, London. 3. Mitsch, W. J. & J. G. Gosselink (2000). Wetlands. John Wiley & Sons, Inc. 4. National Parks Service, Department of Natural Resources and Environment (1996). Manual of Wetlands Management. Melbuorne, Victoria. 5. National Oceanic and Atmospheric Administration, Environmental Protection Agency, Army Corps of Engineers, Fish and Wildlife Service, and Natural Resources Conservation Service. An Introduction and User's Guide to Wetland Restoration, Creation, and Enhancement. 6. Shaw, D. B. (2000). Native Vegetation in Restored and Created Wetlands. Minnesota Board of Water and Soil Resources. 7. The National Learning Initiative (2002). Walnut Creek 2000 - Urban Wetland Educational Park. 8. WRP Technical Note VN-EV-2.1 (1993). Baseline Site Assessments for Wetland Vegetation Establishment. Đây là những tài liệu giúp cho đề tài định hƣớng trong nghiên cứu và đặc biệt là vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu để giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài này 6 CHƢƠNG II: NỘI DUNG & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu: 2.1.1. Đất ngập nƣớc:  Ðiều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các loại đất ngập nƣớc trong vùng quy hoạch.  Điều tra và mô tả các kiểu quần xã sinh vật hiện hữu và tiềm năng.  Điều tra và phân tích điều kiện tự nhiên và môi trƣờng vùng quy hoạch.  Đánh giá mức độ thích hợp của các kiểu quần xã thực vật tiềm năng trên từng đất vị đất đai  Đề xuất các giải pháp kỹ thuật phục hồi, xây dựng sinh cảnh đất ngập nƣớc 2.1.2. Cây xanh công viên : Các công viên ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ xây dựng bao gồm: Công viên trung tâm, Công viên vòng cung, Công viên bờ sông khu dân cƣ, 7 công viên khu vực, 2 công viên nƣớc. Nội dung thực hiện bao gồm: - Điều tra hiện trạng khu vực sẽ tiến hành xây dựng các công viên ở Thủ Thiêm. Chú ý đến yếu tố đất đai tại các khu vực sẽ xây dựng các công viên. - Điều tra về thực vật nhân tạo bao gồm các loài cây xanh hoa kiểng ở đƣờng phố, trƣờng học, hộ gia đình. - Điều tra các loài cây xanh hoa kiểng trong các công viên ở thành phố Hồ Chí Minh. - Điều tra các giải pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo dƣỡng các loài cây đó. - Xây dựng một số tiêu chuẩn áp dụng cho việc lựa chọn những chủng loài cây xanh hoa kiểng trong các công viên ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. - Đề xuất danh mục các loài cây trồng thích hợp cho các công viên ở Thủ Thiêm - Đề xuất các giải pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo dƣỡng các loài cây đó. - Đề xuất danh mục các loài cây trồng cho từng công viên chức năng sẽ xây dựng ở Thủ Thiêm. 2.1.3. Cây xanh đƣờng phố: - Điều tra khảo sát hiện trạng cây xanh đƣờng phố ở Thủ Thiêm và quận 2 - Nghiên cứu tài liệu quy hoạch tổng thể khu đô thị mới Thủ Thiêm TP. Hồ Chí Minh và một số tài liệu khác để xác định loại đất, khí hậu, bề rộng lề đƣờng, chiều cao của đƣờng dây điện, cao ốc, và các công trình xung quanh,chiều sâu các công trình ngầm dƣới đất - Nghiên cứu các tiêu chuẩn của cây trồng đƣờng phố để lập nên bảng tiêu chuẩn của cây trồng đƣờng phố ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. - Đề xuất những tập đoàn cây trồng phù hợp với những tiêu chuẩn của cây trồng đƣờng phố ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. - Đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo dƣỡng . 2.1.4.Thiết kế vƣờn ƣơm 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: 2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận: - Lồng ghép các hợp phần của đề tài 7 Ðây là một đề tài có sự tham gia của nhiều ngành chuyên môn và nhiều hợp phần có liên quan chặt chẻ với nhau, vì vậy việc lồng ghép nội dung giữa các chuyên ngành và các hợp phần là hết sức cần thiết cho việc nâng cao chất lƣợng của đề tài. Phƣơng pháp lồng ghép đƣợc thể hiện dƣới các hình thức nhƣ: hƣớng về mục tiêu chung, điều tra, đánh giá xuất phát từ những yêu cầu/tiêu chí chung, thƣờng xuyên tổ chức hội thảo và trao đổi thông tin giữa các chuyên ngành và các hợp phần, có phân công cán bộ chịu trách nhiệm lồng ghép và điều phối công việc. Tất cả các hình thức lồng ghép nói trên sẽ đƣợc cụ thể hóa trong kế hoạch hành động thực hiện đề tài. - Phối hợp với các đề tài/dự án có liên quan Qua nghiên cứu sơ bộ, nhóm xây dựng đề cƣơng đã xác định đƣợc các đề tài/công trình nghiên cứu khoa học sau đây có liên quan đến việc thực hiện đề tài này: - Nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình sinh thái nông nghiệp trong điều kiện đô thị hoá phục vụ cho nông nghiệp đô thị ở TP.HCM. - Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000, số liệu kiểm kê đất đai năm 2000 và số liệu thống kê đất đai năm 2001-2002-2003 của các Phƣờng và Quận 2. - Quy hoạch tổng mặt bằng của Quận 2 đến 2020. - Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 cho các Phƣờng trong Quận 2. - Quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp. Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu về thủy văn thủy lực, diễn biến dòng sông, bảo vệ bờ và môi trƣờng sinh thái khu đô thị mới Thủ Thiêm. - Xây dựng Thủ Thiêm nhƣ một điểm nhấn của truyền thống lịch sử văn hoá Tp. Hồ Chí Minh. 2.2.2. Các phƣơng pháp điều tra/nghiên cứu cụ thể Các phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây sẽ đƣợc vận dụng: a) Phƣơng pháp chuyên gia, b) Phƣơng pháp phỏng vấn, c) Phƣơng pháp mô tả, d) Phƣơng pháp phân tích tƣơng quan, e) Phƣơng pháp so sánh/đối chiếu, và g) Phƣơng pháp thiết kế. Các phƣơng pháp c), d), và g) đƣợc vận dụng từ Kaewsonthi và Harding (1992). Mỗi một mục tiêu cụ thể có thể đƣợc tiếp cận bằng một hoặc nhiều phƣơng pháp chính. Do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên phƣơng pháp chuyên gia sẽ đƣợc đặc biệt chú trọng trong quá trình thực hiện. 2.2.2.1 Đất ngập nƣớc Ðiều tra và mô tả hiện trạng các loại đất ngập nƣớc - Phân loại đất ngập nƣớc: Áp dụng hệ thống phân loại đất ngập nƣớc của Việt Nam (TCN-04TCN 67-2004) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 646/QĐ/BNN-KHCN ngày 14/3/2004. - Điều tra thực địa bằng phƣơng pháp khoanh vẽ theo hệ thống tuyến song song kết hợp với máy định vị GPS và ảnh viễn thám chụp gần đây nhất (ảnh vệ tinh LandSat ETM) - Mô tả và các thông tin điều tra đƣợc ghi chép theo mẫu biểu chuyên dùng cho điều tra đất ngập nƣớc. Ðiều tra và mô tả các kiểu quần xã sinh vật hiện hữu và tiềm năng. Nội dung mô tả ở các quần xã sinh vật bao gồm: Thực vật: - Quần xã thực vật thân gỗ: lập 2-3 ô điển hình có diện tích 200 m 2 /ô. Xác định tuổi khu rừng nếu là rừng trồng. Xác định số cây thân gỗ, tên cây của những loài có mặt 8 trong ô. Ðo đƣờng kính ngang ngực và đánh giá phẩm chất của những cây có đƣờng kính từ 3 cm trở lên. Ðo chiều cao và đƣờng kính tán của 5 cây của loài ƣu thế nằm gần tâm ô nhất. Ghi chép sự có mặt và ƣớc tính độ che phủ của các loài dƣới tán rừng. Mô tả sự ra hoa kết quả của tất cả các loài có mặt trong ô. Ghi chép các sự đe dọa đối với quần xã thực vật (sự có mặt của các loài thực vật ngoại lai và các loài động vật gây hại …). Xác định các chỉ tiêu quan trắc tiềm năng. - Quần xã thực vật thân thảo/cây bụi: lập 3 ô điển hình có diện tích 25 m 2 /ô. Xác định độ che phủ, tên cây của những loài có mặt trong ô. Mô tả sự ra hoa kết quả của tất cả các loài có mặt. Ðánh giá định tính sự sinh trƣởng và phát triển của từng quần thể. Mô tả dạng sống và phƣơng pháp tái sinh tự nhiên (hạt, chồi từ rễ, chồi từ thân …) của từng loài. Xác định các chỉ tiêu quan trắc tiềm năng. Ðộng vật: mô tả sự có mặt và số lƣợng của các loài động vật trong các nhóm chim, thú, bò sát, lƣỡng cƣ . Xác định các yếu tố thu hút các loài bản địa quan trọng. Xác định các yếu tố hạn chế và đe dọa sự tồn tại và phát triển của quần thể động vật bản địa. Phƣơng pháp loại trừ những yếu tố hạn chế này. - Ph ƣơng pháp sử dụng là điều tra thực địa và phỏng vấn nhân dân địa phƣơng. Các nội dung điều tra theo các phƣơng pháp chuyên dùng về điều tra động vật hoang dã. Phƣơng pháp cụ thể có thể xem trong chuyên đề động vật. Các yếu tố môi trƣờng có liên quan: - Các yếu tố thủy văn: chế độ ngập (ngập theo mùa, ngập do thủy triều), nguồn nƣớc, động thái dòng chảy, mức độ và thời gian ngập, biên độ ngập, chu kỳ ngập cực đại (số năm mức ngập cực đại xuất hiện) … Những yếu tố biến đổi chế độ thủy văn trong những năm gần đây. - Ðịa hình: độ cao, độ dốc, mức độ chia cắt địa hình. - Chất lƣợng nƣớc: các chất dinh dƣỡng (N, P), pH, độ mặn, độ đục, BOD, các chất ô nhiễm, độc hại và nguồn gốc của các chất ô nhiểm, độc hại này … - Ðất: độ chặt, thành phần cơ giới, độ ẩm, pH, độ sâu lớp đất mặt, sự hiện hiện của lớp đất không thấm nƣớc …; thành phần dinh dƣỡng, các chất ô nhiễm, độc hại trong đất và nguồn gốc của chúng. Mô tả phẩu diện của đất. Xác định các chỉ tiêu quan trắc tiềm năng đối với các yếu tố môi trƣờng. Các chỉ tiêu nói trên sẽ đƣợc điều tra chủ yếu bằng phƣơng pháp tham khảo tài liệu hiện có, đặc biệt là các tài liệu ở địa phƣơng, kết hợp với quan sát, đo trực tiếp kiểm tra bổ sung ở thực địa. Điều tra và phân tích điều kiện tự nhiên và môi trƣờng vùng quy hoạch. Chọn và phân cấp các chỉ tiêu điều tra: Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của các quần xã thực vật tiềm năng, chọn và phân cấp các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên và môi trƣờng để điều tra. Các chỉ tiêu này thƣờng là (đƣợc vận dụng từ Shaw, 2000): điều kiện thủy văn, thổ nhƣỡng, độ cao, độ dốc, thảm thực vật, các loài động vật, tình hình sử dụng đấtvà ảnh hƣởng của sử dụng đất, ảnh hƣởng của xói lở và bồi lắng, ảnh hƣởng của sinh vật ngoại lai … - Tiến hành điều tra và khoanh vẽ ranh giới theo các chỉ tiêu điều tra nói trên: Sử dụng các tài liệu hiện có và khảo sát thực địa. Khoanh vẽ, mô tả và phân tích đặc điểm các đơn vị đất đai của vùng quy hoạch: - Tiến hành khảo sát sự có mặt và độ nhiều tƣơng đối của các loài động vật trong các lớp chim, thú, bò sát, nhóm động vật thủy sinh. 9 Ðánh giá mức độ thích hợp của các kiểu quần xã thực vật tiềm năng trên từng đất vị đất đai. - Phƣơng pháp đánh giá đất (land evaluation) của FAO (1984) sẽ đƣợc vận dụng vào nội dung này. - Các bản đồ thích nghi (kèm theo số liệu) thể hiện mức độ thích hợp của các kiểu quần xã thực vật trên các đơn vị đất đai sẽ đƣợc xây dựng bằng công nghệ GIS làm cơ sở cho các nhà kiến trúc và các nhà quy hoạch bố trí cấu hình không gian của các sinh cảnh và các tiện nghi phục vụ (nhƣ giá trị ngắm nhìn, đƣờng đi bộ, điểm quan sát …). - Nhóm chuyên gia sẽ đề xuất một số phƣơng án bố trí không gian theo quan điểm sinh thái và phòng hộ môi trƣờng nhƣ là những phƣơng án tham khảo cho các nhà kiến trúc và quy hoạch. Ðề xuất các giải pháp kỹ thuật phục hồi/xây dựng sinh cảnh đất ngập nƣớc. Dựa trên kết quả điều tra hiện trạng thảm thực vật và khả năng tái sinh ở từng đơn vị đất đai, các chuyên gia sẽ đề xuất giải pháp và bƣớc đi thích hợp. - Các kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng xác định bằng phƣơng pháp so sánh, mô phỏng, phƣơng pháp chuyên gia. Ngoài ra, các chuyên gia cũng sẽ đề xuất một số mô hình trồng thử nghiệm đối với các quần xã thực vật còn ít đƣợc nghiên cứu. - Trên cơ sở các thông tin thu thập đƣợc qua các đợt khảo sát ở vùng quy hoạch và ở các mảnh tham khảo, nhóm chuyên gia động vật sẽ đề xuất các giải pháp phục hồi hoặc xây dựng các quần xã động vật thích hợp. 2.2.2.2. Cây xanh công viên Các phƣơng pháp xác định loài cây trồng trong mỗi công viên, bao gồm: - Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp, điều tra phỏng vấn. - Phƣơng pháp tham khảo tài liệu - Phƣơng pháp kế thừa số liệu - Phƣơng pháp chuyên gia 2.2.2.3. Cây xanh đƣờng phố Phƣơng pháp xác định loài cây trồng ở mỗi tuyến đƣờng cũng bao gồm các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp. - Phƣơng pháp tham khảo tài liệu. - Phƣơng pháp chọn lựa chủng loại cây trồng. - Phƣơng pháp chuyên gia. 2.2.2.4. Thiết kế vƣờn ƣơm: Nội dung thiết kế vƣờn ƣơm bao gồm các bƣớc sau: Bƣớc 1: Sơ thám thực địa chọn địa điểm xây dựng vƣờn ƣơm. Bƣớc 2: Xác định quy mô xây dựng vƣờn ƣơm. Bƣớc 3: Ðiều tra khảo sát các điều kiện cơ bản để xây dựng vƣờn ƣơm. Bƣớc 4: Ðo vẽ và xây dựng bản thiết kế vƣờn ƣơm. Bƣớc 5: Lập dự toán sơ bộ xây dựng vƣờn ƣơm. Phần chi tiết trong các phƣơng pháp có thể xem trong các báo cáo chuyên đề . 10 CHƢƠNG III: KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN 3. 1. Điều kiện tự nhiên khu vực khảo sát: 3.1.1.Khí hậu Khu đô thị mới Thủ Thiêm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ cao đều trong năm. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Đặc trƣng khí hậu nhƣ sau: Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình 27 0 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 40 0 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,8 0 C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8 0 C), khoảng tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7 0 C). Nhiệt độ trung bình tại TP.HCM (bao gồm cả KĐTMTT) liên tục tăng. Đặc biệt, trong 5 năm 2001-2005, nhiệt độ trung bình tại thành phố đã lên đến 28 0 C, tăng 0,4 0 C so với giai đoạn 1991-2000, bằng mức tăng của 40 năm trƣớc đó. Trong khi đó, theo các nhà khoa học trên thế giới, việc thay đổi nhiệt độ ở mức 0,2 0 C có thể gây ra những tác hại lớn. Lượng mưa Lƣợng mƣa cao, bình quân 1.949 mm/năm. Số ngày mƣa trung bình 159 ngày/ năm. Khoảng 90% lƣợng mƣa tập trung vào mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, trong đó tháng 6 và 9 thƣờng có lƣợng mƣa cao nhất. Nắng Khu vực Thủ Thiêm có số giờ nắng cao, trung bình 2200 - 2400giờ/năm, tức 6 - 7 giờ/ngày. Trong năm, mùa khô có số giờ nắng cao nhất, trung bình 250-270 giờ/tháng (8 - 9 giờ/ngày), mùa mƣa có số giờ nắng thấp hơn hẳn, trung bình 150 - 180 giờ/tháng (5 - 6 giờ/ngày). Độ ẩm tương đối Độ ẩm tƣơng đối bình quân/năm 78,7%, bình quân mùa mƣa xấp xỉ 83%, bình quân mùa khô xấp xỉ 74% Bốc hơi Do có nền nhiệt độ cao nắng nhiều, lƣợng bốc hơi trên toàn khu vực tƣơng đối lớn, trên dƣới 1000 mm/năm. Bốc hơi có xu thế gia tăng ở vùng hạ lƣu ven biển và vùng có cao độ thấp đạt từ 1200-1300mm/năm. Mùa khô lƣợng bốc hơi đạt 100-150 mm/tháng và giảm còn 50-70 mm/tháng vào mùa mƣa. Gió Khu vực Thủ Thiêm nói riêng và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung chịu ảnh hƣởng của 2 hƣớng gió chính đó là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Đông Bắc. Ngoài ra có gió Tín Phong hƣớng Nam - Đông Nam khoảng từ tháng 3 đến tháng 5, tốc độ trung bình 3,7m/s. 3.1.2. Thủy văn Chế độ nƣớc nguồn là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với môi trƣờng nƣớc trong KĐTMTT nhƣ là: khả năng ngập nƣớc, thời gian ngập và các vấn đề vận chuyển các chất ô nhiễm. Trong vùng nghiên cứu chế độ nƣớc nguồn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố nhƣng có thể tóm tắt thành 4 yếu tố chính nhƣ sau: [...]... thực vật khu vực bán đảo Thủ Thiêm Tuy nhiên, đây cũng là những khó khăn khi xác định loài cây trồng phù hợp ở vùng nghiên cứu Loài / nhóm loài thực vật đề xuất Trên cơ sở kết quả khảo sát thảm thực vật và đặc điểm sinh thái của các loài cây hiện hữu tại khu vực bán đảo Thủ Thiêm; tham khảo các kết quả nghiên cứu đã có về các loài cây sinh trƣởng ở các vùng nƣớc mặn, lợ, ngọt ở trong nƣớc và các vùng đất. .. biến đổi vật liệu sinh phèn) Đây là điều đáng lƣu ý khi đắp đất để trồng cây xanh, tạo thảm phủ Lƣợng muối tan sẽ tăng khi đất bị đào xới (muối chua phèn) và tăng tính tan rã khối đất đắp Phản ứng chua phèn cũng là yếu tố bất lợi cho việc hồi phục và bảo vệ những sinh cảnh đất ngập nƣớc Đây là yếu tố quan trọng để xác định những cách thức và lựa chọn các thong số môi trƣờng chính để phục hồi và bảo vệ... khảo, điều chỉnh, khôi phục lại các hệ sinh cảnh đất ngập nƣớc 3.3 Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất KĐTMTT 3.3.1 Hiện trạng các loại đất đai Về cơ cấu sử dụng chung của khu vực nghiên cứu Đất ở (dân cƣ) chiếm 12,3% và và đất chƣa sử dụng (42,3%) chiếm tỉ lệ cao trong tổng diện tích đất của vùng và cao gấp 2 – 5 lần các loại đất khác Đất nông nghiệp: Diện tích đất đƣa vào sản xuất nông nghiệp... tích đất ngập nƣớc, kế đến là loại khác bao gồm đất trống, đất dân cƣ, … với 120,1 ha, chiếm 18,6% diện tích đất ngập nƣớc Loại đất ngập nƣớc có diện tích ít nhất là đất bãi bồi ven sông với 0,25 ha - Các loại đất không ngập bao gồm: - Đất ao hồ nhân tạo -Đất cỏ, cây bụi tự nhiên (Các lọai cỏ trên cạn, cây bụi các lọai) -Đất nuôi trồng thủy sản (Ao cá, hồ cá, …) - Đất sản xuất nông nghiệp (cây ăn quả,... cao thuộc phần phía đông phƣờng An Lợi Đông và đất phèn nhiều, phèn tiềm tàng sâu, giàu hữu cơ (Snp2h): 10,64 32 3.5.3 Các tiêu chí đƣợc lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Nguyên tắc lựa chọn các tiêu chí để xây dựng đơn vị đất đai là lựa chọn những thuộc tính của đất và các yếu tố liên quan khác, nhằm đạt yêu cầu sử dụng đất Trong trƣờng hợp công trình nầy, với mục tiêu là phục hồi, cải tạo và. .. cao, cách mặt đất 0,4 – 0,5m ở các vùng nội đồng và < 1m ở các vùng cao ven sông Đất - Theo tài liệu thu thập đƣợc, bản đồ đất trong khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm có 2 loại tỷ lệ 1/50.000 (năm 1980) và 1/25.000 (năm 1992) Có thể tóm tắt nhƣ sau: Trong khu bán đảo thủ thiêm có 2 loại đất chính là: Đất phèn tiềm tàng sâu có tầng sinh phèn sâu hơn 50 cm, phân bố chủ yếu dọc bờ sông (từ ấp Bình Khánh đến ấp Cây. .. pháp chuyên gia và sự hổ trợ của công nghệ GIS, tiến hành đánh giá và xây dựng bản đồ thích nghi của các loài, nhóm loài thực vật tiềm năng đã nêu trên trong vùng quy họach bảo tồn, khôi phục và phát triển thảm thực vật đất ngập nƣớc khu đô thị mới Thủ Thiêm (*) Loài đề xuất trồng ngoài những loài hiện hữu ở vùng đất ngập nước Thủ Thiêm 36 ... khu vực nghiên cứu đã có tồn tại những sinh cảnh đất ngập nƣớc, điều đó phù hợp với mục tiêu của đề tài là tiếp tục tìm cách khôi phục và duy trì những sinh cảnh này Với những điều kiện tự nhiên (chƣa kể yếu tố về kinh tế - xã hội) hiện tại cũng đã có nhiều sự cản trở (chế độ dòng chảy, mức độ ngập thay đổi, ô nhiễm môi trƣờng, v.v…) cho việc duy trì những sinh cảnh hiện có Khi Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm. .. và xây dựng thảm xanh đô thị và đất ngập nƣớc, do đó các tiêu chí sau đây đƣợc lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Các đặc tính về đất (soil): Điều kiện phát triển bộ rễ - độ thoáng khí, dinh dƣỡng, độc tố (phèn, mặn); Độ sâu xuất hiện tầng sinh phèn Nhóm đất: Căn cứ trên cơ sở có chung hoặc gần nhau về đặc tính nêu trên, các đơn vị đất đƣợc phân thành 5 nhóm: - Nhóm 1: Bao gồm các đơn vị đất: ... rừng tự nhiên và rừng trồng 137,9 ha (chiếm 18,7 %) Các lọai đất khác có diện tích ít hơn nhƣ đất nuôi trồng thủy sản (30 ha,chiếm 4,1%) và cây nông nghiệp dài, ngắn ngày (68,6 ha, chiếm 9,3 %) Thực tế rất nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bị bỏ hoang hóa từ khi có chủ trƣơng quy họach thành khu đô thị mới Thủ Thiêm Đối với đất ngập nƣớc: - Tổng diện tích đất ngập nƣớc (thƣờng . PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên đề tài: Xác định các quần xã sinh vật và kỹ thuật phục hồi, xây dựng sinh cảnh đất ngập nước và cây xanh đô thị thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm Chủ nhiệm đề tài:TS. ĐINH.  Ðề xuất các kiểu quần xã sinh vật (thực vật và động vật) và giải pháp kỹ thuật phục hồi /xây dựng các quần xã này nhằm phục vụ cho việc quy hoạch và xây dựng Khu đất ngập nƣớc có các sông rạch. hợp của các quần xã thực vật trên từng đơn vị đất đai ở khu đất ngập nƣớc Thủ Thiêm - Báo cáo đề xuất các loài cây và kỹ thuật trồng phục vụ xây dựng các công viên khu đô thị mới Thủ Thiêm

Ngày đăng: 11/02/2015, 01:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan