bình luận nội dung bảo vệ quyền của lao động di trú trong asean dưới các góc độ sau các vấn đề lí luận, các vấn đề pháp lí

16 2.8K 12
bình luận nội dung bảo vệ quyền của lao động di trú trong asean dưới các góc độ sau các vấn đề lí luận, các vấn đề pháp lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ BÀI Từ đầu thế kỉ XXI tình trạng người từ nước này di cư sang nước khác làm việc đang ngày càng phổ biến và nổi lên như một vấn toàn cầu nói chung và ASEAN nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), hiện có 192 triệu người đang làm việc ở nước ngoài, chiếm 3% tổng dân số của thế giới. Còn theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trung bình cứ 25 người lao động trên thế giới thì có một người là lao động di trú (1) . Vậy người lao động di trú được hiểu như thế nào? Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để làm rõ vấn đề này thông qua đề tài: “Bình luận nội dung bảo vệ quyền của lao động di trú trong ASEAN dưới các góc độ sau: các vấn đề lí luận, các vấn đề pháp lí (theo Tuyên bố Cebu về bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú 2007 và Chương trình hành động thực hiện Tuyên bố này), thực tiễn triển khai”. NỘI DUNG I. Lý luận chung về quyền của người lao động di trú 1.1. Khái niệm người lao động di trú Lao động di trú thường được hiểu là những người lao động di chuyển từ nước này qua nước khác, vì mục đích làm việc ở nước ngoài. Theo Điều 11 Công ước 97 của ILO, thuật ngữ “người lao động di trú vì việc làm - migrant for employment” được hiểu là “là một người di cư vào đất nước khác vì mục đích việc làm bao gồm người đang tìm kiếm việc làm và người đã được tuyển dụng một cách lâu dài” (2) . Ta thấy, khái niệm này không bao hàm những lao động qua lại ở các vùng biên giới; những nghệ sĩ và người có chuyên môn hành nghề tự do đến làm việc ở nước khác trong thời gian ngắn; các thủy thủ… Theo Khoản 1 Điều 2 Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên khác trong gia đình họ (ICRMW) thì thuật ngữ Lao động di trú - migrant worker được hiểu “là một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân”. Quy định này đã cụ thể hóa thêm định nghĩa về “người lao động di trú” được đề cấp trong Công ước 97. Ngoài ra Khoản 2 Điều 2 Công ước này cũng quy định các trường hợp cụ thể của lao động di trú; Điều 3 quy định các trường hợp, đối tượng không được coi là lao động di trú; chúng ta có thể xem cụ thể trong phần Phụ lục I. (1) (1) Theo IOM, Global Statistics 2007. (2) (2) Xem: www.ilo.org/dyn/normlex/en/f?p=NORMLEXPUB:12100:0::NO:12100:P12100_ILO_CODE:C097 1 1.2. Sự cần thiết phải bảo vệ quyền của người lao động di trú Lao động di trú là hiện tượng diễn ra từ lâu trong lịch sử nhân loại nhưng phát triển đặc biệt nhanh chóng từ đầu thế kỷ XX đến nay. Cùng với vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, vấn đề lao động di trú cũng trở nên hết sức phổ biến và là một trong những đặc trưng cơ bản của thế kỷ XXI. Những nghiên cứu của các tổ chức quốc tế uy tín chứng minh rằng, người lao động cư trú có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của cả nước gốc và nhận lao động. Ở các nước nhận lao động, người lao động di trú giúp đáp ứng nhu cầu về sức lao động ngày càng tăng lên của nhiều ngành kinh tế, góp phần duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành này, đồng thời là giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân công cho những công việc có mức lương thấp, nặng nhọc, độc hại hoặc bị coi là thấp kém mà người lao động bản xứ không muốn làm. Ở các nước gốc, việc đưa người lao động ra nước ngoài làm việc là một trong những biện pháp quan trọng trong chính sách tạo việc làm, góp phần giảm sức ép của tình trạng thất nghiệp trong nước, tạo cơ hội đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề. Thêm vào đó, thu nhập của người lao động làm việc ở nước ngoài gửi về có thể nâng cao đáng kể đời sống của gia đình họ và góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội của nước nhà. Với những đóng góp quan trọng trên, người lao động di trú lẽ ra phải được trân trọng và tôn vinh ở khắp mọi nơi, nhưng ngược lại, ở khắp các khu vực trên thế giới, họ đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như: phải làm những công việc nguy hiểm, độc hại, điều kiện lao động thấp kém, bị bóc lột và phải chấp nhận lương thấp; tình trạng bị phân biệt đối xử nặng nề so với lao động bản địa về điều kiện lao động, tiền công lao động, trợ cấp xã hội…, bị kỳ thị; không được trả lương hoặc không trả lương theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; tình trạng bị lạm dụng sức lao động, thậm chí lạm dụng tình dục, nhất là với lao động nữ Đây thực sự là một trong những bất công có tính chất toàn cầu. ASEAN là một trong những khu vực có số lượng và tỉ lệ người lao động di trú cao nhất trên thế giới. Đây cũng là khu vực rất đa dạng xét về phương diện di trú lao động, bởi có những nước gửi, nước nhận lao động và có những nước vừa gửi vừa nhận lao động. Sự chênh lệnh về khoảng cách phát triển giữa các quốc gia là cầu nối để hoạt động di trú lao động diễn ra nhộn nhịp. Công dân các nước 2 kém phát triển luôn muốn sang những nước phát triển để tìm kiếm cơ hội việc làm với lương cao mà bất chấp những con đường bất hợp pháp. Những hệ lụy kéo theo cũng như những nguy cơ mà lao động di trú trong khu vực phải đối mặt luôn là gánh nặng đối với không chỉ quốc gia và đối với toàn khu vực. Bối cảnh đặc biệt đó đòi hỏi các nước ASEAN phải có những biện pháp đơn phương, song phương và đa phương để có thể bảo vệ và thúc đẩy một cách có hiệu quả các quyền của người lao động di trú. Từ những phân tích trên, có thể thấy, việc bảo vệ các quyền của lao động di cư là hết sức cần thiết. Và quyền của người lao động di trú chỉ được bảo vệ một cách toàn diện khi mà có sự nỗ lực của quốc gia, khu vực và quốc tế. Từ vài thập niên trở lại đây, nhiều tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ quốc tế, khu vực và quốc gia đã liên tục đấu tranh để đòi hỏi sự công bằng, bảo vệ các quyền và thúc đẩy điều kiện sống của những người lao động di trú. Ở những mức độ khác nhau, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã ban hành những văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến các quyền và việc bảo vệ các quyền của nhóm xã hội ngày càng có vị thế quan trọng nhưng cũng rất dễ bị tổn thương này. Hòa cùng xu thế chung của thế giới, với bối cảnh đặc biệt của mình, ASEAN cũng đang tích cực xây dựng các chính sách để bảo vệ và tăng cường các quyền của nhóm đối tượng này dưới góc độ là một trong các nội dung vấn đề “quyền và công bằng xã hội” trong hợp tác văn hóa xã hội của ASEAN. 1.3. Các quyền cơ bản lao động di trú Quyền con người nói chung, quyền của người lao động di cư nói riêng được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người: được hưởng các quyền cơ bản của con người, không bị phân biệt đối xử. Ngoài ra, người lao động di cư và các thành viên gia đình họ còn được hưởng một số quyền đặc biệt: quyền đến và rời khỏi một đất nước; quyền tự do hội họp và lập hội; quyền có công việc và các điều kiện làm việc tương xứng; quyền được giáo dục và chăm sóc sức khỏe; quyền được có cuộc sống gia đình. Quyền của người lao động di cư một lần nữa được đề cập một cách sâu sắc và trực tiếp hơn thông qua hai công ước của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là Công ước số 97 (1949) và Công ước số 143 (1975) về lao động di cư. Hai công ước này khẳng định người lao động di cư được đối xử bình đẳng với người lao động bản địa, được hưởng các điều kiện lao động; các chế độ về an sinh xã hội, 3 về giáo dục. Tuy nhiên, phạm vi của hai công ước chỉ áp dụng đối với bản thân người lao động di cư hợp pháp. Trong khi đó, như chúng ta đã biết, toàn cầu hóa làm cho biên giới của các quốc gia trở nên rộng hơn nhưng không phải người lao động di cư nào cũng đi qua biên giới ấy một cách hợp pháp. Ngoài ra, mục đích chung của phần lớn người lao động di cư là vì lý do kinh tế, sự di cư của người lao động phần lớn liên quan đến kinh tế của bản thân và của gia đình. Cùng với những biến động của quá trình di cư, gia đình người lao động di cư cũng sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng, các thành viên trong gia đình họ cũng cần được bảo vệ. Công ước quốc tế về quyền của người lao động di cư và các thành viên trong gia đình năm 1990 (Công ước 1990) vì thế được ban hành như một tất yếu. Công ước 1990 đã xây dựng các chuẩn mực bắt buộc về đối xử, công việc, quyền của những người lao động di cư nhằm chấm dứt tình trạng bóc lột đối với những người lao động di cư vẫn thường xảy ra từ trước đến nay. Thông qua Công ước này, quyền của người lao động di cư và các thành viên trong gia đình được đề cập một cách sâu sắc và đầy đủ từ các quyền về dân sự, chính trị, lao động, kinh tế, xã hội văn hóa cho đến các quyền mang tính chất đặc trưng của người lao động di cư. II. Các vấn đề pháp lý về quyền của người lao động di trú trong ASEAN 2.1. Nội dung cơ bản về quyền của người lao động di trú theo tuyên bố Cebu 2.1.1. Tại nước nhận lao động Theo Tuyên bố Cebu, người lao động di trú được tăng cường những nỗ lực nhằm bảo vệ các quyền con người cơ bản, thúc đẩy hạnh phúc và bảo vệ nhân phẩm của người lao động di trú (Điều 5 Tuyên bố Cebu). Vì theo Tuyên bố, các nước gửi và nhận lao động cần phải tính đến các quyền cơ bản và nhân phẩm đó của lao động duy trì để không làm tổn hại đến việc áp dụng pháp luật, chính sách và quy định của các nước nhận và gửi lao động. Đây cũng là quyền mà đã được luật pháp quốc tế ghi nhận - một quyền đặc biệt quan trọng làm nền tảng cho các quyền khác Họ cũng có thể được cung cấp thông tin, tập huấn giáo dục, tiếp cận tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội nếu cần thiết, phù hợp với pháp luật của các nước nhận lao động, miễn là họ hoàn thành các yêu cầu theo quy định của pháp luật, quy định và chính sách đang áp dụng tại nước đó hoặc theo quy định trong 4 các hiệp định song phương hay đa phương có liên quan (Điều 7 Tuyên bố Cebu) để tiếp cận với các nguồn lực và sự đền bù. Ngoài ra còn được bảo vệ việc làm, trả công và tiếp cận bình đẳng với công việc và điều kiện sống tử tế cho lao động di trú (Điều 8 Tuyên bố Cebu). Điều này tạo nên sự thích đáng cũng như công bằng về sự bảo vệ việc làm cho người lao động di trú. Trường hợp người lao động di trú là nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử, lạm dụng, bóc lột, bạo lực được hỗ trợ tiếp cận với hệ thống pháp luật và tư pháp của nước nhận lao động (Điều 9 Tuyên bố Cebu). Điều này tránh cho những người lao động cư trú phải sống xa đất nước, ít được pháp luật nước sở tại bảo vệ, họ có nguy cơ bị kỳ thị hoặc ngược đãi phân biệt đối xử. Người lao động di trú được hỗ trợ thực hiện các chức năng ngoại giao và lãnh sự của nước gốc theo quy định trong pháp luật của nước nhận lao động và phù hợp với công ước Viên về quan hệ lãnh sự khi lao động di trú bị bắt, kết tội, giam giữ dưới bất kì hình thức nào (Điều 10 Tuyên bố Cebu). Như vậy, ta có thể thấy tương ứng với nghĩa vụ của các nước nhận lao động đó là quyền của người lao động tại nước đó. Với những lao động di trú, kể cả nam giới lẫn nữ giới đều sống, làm việc tại một quốc gia khác, chịu sự ảnh hưởng, tác động, và trách nhiệm với công việc mình đang làm. Song quan trọng hơn là chịu sự tác động, điều chỉnh của luật pháp nước sở tại, trong khi rào cản ngôn ngữ, phong tục, tập quán lại không hề nhỏ. Mặt khác con người là vốn quý nhất của mọi xã hội vì vậy con người phải luôn được bảo vệ. Mục tiêu tối thượng của mọi xã hội là bảo vệ quyền được sống, được lao động và được hưởng thụ lành mạnh của con người nên họ cần được bảo vệ thường xuyên hơn, đầy đủ hơn, đó là đạo lý tất yếu ở bất kỳ xã hội nào. Và nhờ có sự cam kết xây dựng một cộng đồng ASEAN theo tuyên bố Cebu nên sự tôn trọng nhân quyền cơ bản của tất cả các lao động nhập cư với việc làm và đồng lương cơ bản ngày càng thể hiện rõ ràng và đầy đủ hơn. 2.1.2 Tại nước gửi lao động Bên cạnh việc quy định những quyền cơ bản của người lao động di trú tại nước nhận lao động thì việc quy định quyền của người lao động di trú tại ngay chính bản thân các nước gửi lao động cũng vô cùng cần thiết. Điều này nhằm đảm bảo một cách tốt nhất, toàn diện nhất quyền lợi cơ bản cho người lao động. Việc quy định nghĩa vụ của cả hai bên nhận và gửi lao động là hoàn toàn hợp lý, 5 bởi lẽ, vì đứng trên lập trường của một quốc gia gửi lao động sang các nước khác thì quốc gia này phải cố gắng tạo điều kiện sao cho các lao động của mình có thể tiếp cận với việc làm và cơ hội kiếm sống để người lao động có thể yên tâm làm việc. Tuyên bố Cebu thì quyền của người lao động di trú tại nước gửi lao động đã được nhìn nhận thông qua những nghĩa vụ của nước gửi lao động. Theo đó, người lao động được bảo đảm tiếp cận việc làm và cơ hội kiếm sống, có thế nói đây là căn cứ vững chắc cho sự lựa chọn di trú của người lao động (Điều 12 Tuyên bố Cebu). Hay được Chính phủ, Nhà nước mình tạo thuận lợi thông qua việc ban hành các chính sách, thủ tục như: tuyển dụng, chuẩn bị đi ra nước ngoài và bảo vệ lao động di trú khi ở nước ngoài cũng như việc hồi hương và tái hòa nhập sau khi hồi hương (Điều 13 Tuyên bố Cebu). Cũng theo Điều 14 của tuyên bố Cebu thì các nước gửi lao động cần phải xây dựng và thúc đẩy các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh việc tuyển dụng lao động di trú và thông qua các biện pháp để loại bỏ các hoạt động tuyển dụng bất hợp pháp thông qua hợp đồng hợp pháp và có hiệu lực, quy định và cấp phép cho các cơ sở tuyển dụng và người sử dụng lao động, và lập danh sách theo dõi các cơ sở bất hợp pháp…để bảo vệ hữu hiệu người lao động di trú của nước mình. 2.2. Bảo vệ quyền của lao động di trú trong ASEAN Năm 2007, tại hội nghị Cấp cao lần thứ XII và các Cấp cao liên quan tại Cebu, Philippines, các nước trong khối ASEAN đã thông qua tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú, trong đó thừa nhận trách nhiệm của các nước nhận và nước gốc cũng như hiệp hội ASEAN trong vấn đề này. Tuyên bố cũng yêu cầu các nước thành viên làm hài hòa pháp luật quốc gia với các tiêu chuẩn lao động cơ bản của ILO. Việc này có nghĩa là sẽ làm cho pháp luật của các nước trong khối được áp dụng bình đẳng với mọi người lao động, bất kể quốc tịch của họ, hay nói cách khác là đảm bảo nguyên tắc đối xử quốc gia với người lao động di trú. Như vậy, Tuyên bố Cebu là văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú. Tiếp theo tuyên bố này là Tuyên bố thành lập Ủy ban ASEAN về thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú, đây được coi là chương 6 trình hành động thực hiện tuyên bố Cebu. Qua hai văn bản này, chúng ta có thể thấy rằng, người lao động di trú đang ngày càng được bảo vệ một cách hiệu quả và toàn diện hơn. Nội dung của Tuyên bố Cebu với 22 điều công nhận sự đóng góp của người lao động di trú đối với xã hội và nền kinh tế của các nước tiếp nhận và gửi lao động ở ASEAN; quy định các nguyên tắc chung, các nghĩa vụ của các nước nhận lao động, nghĩa vụ của nước gửi lao động và nêu lên cam kết của các thành viên ASEAN trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú. Bảo vệ quyền của người lao động di trú trước tiên là bảo vệ quyền cơ bản và nhân phẩm của người lao động di trú (Điều 3 phần nguyên tắc, Tuyên bố Cebu). Qua văn kiện trên, có thể thấy, quyền của người lao động di trú được bảo vệ bởi chính các nghĩa vụ của nước nhận và nước gửi, bản thân cộng đồng ASEAN, ngoài ra quyền của người lao động di trú được đảm bảo bởi chính bản thân họ. Chúng ta sẽ tìm hiểu dưới đây. Bên cạnh Tuyên bố Cebu còn có chương trình hành động của ASEAN để thực hiện Tuyên bố này, đó là việc ra Tuyên bố thành lập Ủy ban ASEAN về thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú. Theo Tuyên bố này, Ủy ban được thành lập với mục đích bảo đảm thực hiện có hiệu quả các cam kết nêu ra trong Tuyên bố, hỗ trợ việc xây dựng Văn kiện khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú. Chức năng của Ủy ban này chúng ta có thể xem thêm ở phần Phụ lục II. Như vậy, có thể thấy quyền của người lao động di trú được bảo đảm toàn diện hơn cả khi có cơ quan điều phối trong ASEAN tham gia vào việc thực hiện bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú. 2.3. Cơ chế bảo vệ quyền của người lao động di trú Cơ chế bảo vệ quyền của người lao động di trú trong Tuyên bố này, trước hết được quy định rõ trong cam kết của Hiệp hội, ASEAN cam kết Vì mục đích bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di cư, các quốc gia thành viên ASEAN theo với pháp luật, quy định và chính sách của nước mình sẽ phải thực hiện: 1. Thúc đẩy việc làm đàng hoàng, nhân bản, sinh lợi và tôn trọng nhân phẩm cho người lao động di cư; 2. Thiết lập và thực hiện các chương trình phát triển nguồn nhân lực và những chương trình tái hòa nhập cho người lao động di cư ở nước họ; 7 3. Thực hiện các biện pháp cụ thể để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng đưa lậu và buôn bán người, trong đó bao gồm việc đưa ra các chế tài nghiêm khắc hơn cho những kẻ thực hiện những hoạt động này; 4. Hỗ trợ việc chia sẻ dữ liệu về các vấn đề liên quan đến lao động di cư nhằm mục đích tăng cường chính sách và chương trình liên quan đến lao động di cư ở cả nước đi lao động và nước đến lao động; 5. Thúc đẩy việc xây dựng năng lực bằng cách chia sẻ thông tin, các bài học kinh nghiệm tốt cũng như những cơ hội và thách thức mà các nước thành viên ASEAN đang phải đối mặt trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động di cư; 6. Mở rộng sự trợ giúp người lao động di cư của các quốc gia thành viên ASEAN bị kẹt trong các tình hình xung đột hoặc khủng hoảng ngoài ASEAN dựa trên năng lực và nguồn lực của những đại sứ quán và cơ quan lãnh sự của các nước ASEAN liên quan, trên cơ sở kết quả tư vấn và các thỏa thuận song phương; 7. Khuyến khích các tổ chức quốc tế, những đối tác của ASEAN và các quốc gia khác tôn trọng những nguyên tắc và cung cấp sự trợ giúp, hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp nêu trong Tuyên bố này; 8. Giao nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan của ASEAN để tiếp tục thực hiện Tuyên bố và để xây dựng một văn kiện ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy những quyền của người lao động di cư, phù hợp với tầm nhìn ASEAN về một cộng đồng chia sẻ và quan tâm, và yêu cầu Tổng thư ký ASEAN trình báo cáo hàng năm về việc thực hiện Tuyên bố lên Hội nghị Cấp cao ASEAN thông qua Hội nghị cấp Bộ trưởng ASEAN. Ngoài ra, đối với chế độ báo cáo, các Ủy ban được thành lập theo tuyên bố thành lập Ủy ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú thực hiện phối hợp chặt chẽ với Ban thư ký ASEAN trong việc chuẩn bị báo cáo của Tổng thư ký ASEAN trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN. III. Đánh giá thực hiện các cam kết của các quốc gia trong ASEAN 3.1. Tình hình thực tế thực hiện các cam kết của các quốc gia trong ASEAN Theo Bộ Lao động thương binh và xã hội, ở Việt Nam, khoảng 80.000 người lao động được ra nước ngoài mỗi năm. Khoảng 500.000 lao động hiện đang làm việc hợp pháp ở hơn 40 quốc gia. Dự kiến năm 2013 họ sẽ gửi về lượng kiều hối khoảng 1,8-2 tỉ USD. Trao đổi về vấn đề này, Phó Chủ tịch 8 thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt nam Nguyễn Hoà Bình cho biết: Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào, trẻ, cần cù nhưng chưa đủ điều kiện để có thể tạo đầy đủ việc làm, việc làm bền vững cho họ. Ông Nguyễn Hòa Bình còn nhấn mạnh, với thực trạng trên, Việt Nam coi đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài là một trong những chiến lược quốc gia. Việt Nam đã thực hiện khá thành công việc này trong những năm qua và sẽ tiếp tục thúc đẩy thực hiện chiến lược này. Điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực của Việt Nam nói chung và tổ chức cộng đồng nói riêng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động di cư. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nhận thấy, những mặt tiêu cực về bảo vệ người lao động di trú vẫn còn đó. Báo cáo sơ bộ về tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy rất nhiều khó khăn mà lao động Việt Nam phải thường xuyên đối mặt ở nước ngoài, như thiếu bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động dẫn đến tình trạng bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cao; không được chủ sử dụng lao động trả lương, hoặc trả lương không đúng thỏa thuận, bị hành hạ và lạm dụng, kể cả lạm dụng tình dục, nhất là dối với lao động nữ; bị thu giữ hộ chiếu, giấy tờ tùy thân, … (1) Tại Philippines, có hàng loạt những vấn đề mà pháp luật lao động di cư Philippines nhận thấy đã không giải quyết hiệu quả. Có thể nói đến vấn đề như: “Không thực thi pháp luật lao động di cư ở nước ngoài”, “định hướng trước khi khởi hành không hiệu quả” Theo Loretta Ann P. Rosales, một nhà lập pháp Philippines, pháp luật không bảo vệ lao động di cư đơn giản chỉ vì các nước nhận lao động vượt quá thẩm quyền của Philippines. Thoả ước lao động với nước nhận lao động chủ yếu là phục vụ như là các hướng dẫn chung hoặc khuyến nghị cho việc tuyển dụng lao động đến từ Philippines mà không nói gì đến các thủ tục khiếu nại trong trường hợp vi phạm quyền con người và quyền của người lao động nhập cư. Chính phủ dường như lo sợ bị mất thị trường lao động hấp dẫn so với các quốc gia khác có thể cung cấp lao động với mức lương rẻ hơn và do đó đã không có các động thái chính trị để đàm phán các điều kiện làm việc tốt hơn với nước nhận lao động. Mà trái lại, chính phủ coi động thái (1) (1) Triệu Thị Hồng Liễu, Quyền của người lao động di trú trong pháp luật quốc tế và Việt Nam, Hà Nội, 2012. 9 như vậy là can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, hoặc có thể mở ra cánh cửa cho các nước khác yêu cầu ưu đãi tương tự (2) . Một vấn đề khác tại Philippines đó là định hướng không hiệu quả trước khi khởi hành. Các cuộc hội thảo định hướng trước khi khởi hành (PDOS - Pre- departure Orientation Seminars) không có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu cụ thể, không cung cấp đầy đủ thông tin về các quyền của người lao động nhập cư, các quy trình hoặc các bước được thực hiện trong các trường hợp khẩn cấp Mà điều này lại giúp lao động nhập cư thích nghi với nền văn hóa của các nước đến. Quan sát cho thấy việc định hướng được tiến hành một cách vội vã, hời hợt, đặc biệt là từ các giảng viên bên ngoài bởi đó không phải hoàn toàn là vấn đề của họ, hoặc là có nhưng không đầy đủ về các chủ đề như tiết kiệm và chuẩn bị cho việc di chuyển trở lại. (1) Tại Indonesia, vấn đề bảo vệ quyền của lao động di trú cũng trở nên đáng báo động. Bộ trưởng Nhân lực và Transmigration Muhaimin Iskandar trong một bài phát biểu trước Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia vào tháng 11/2012; ông đã đề cập đến việc bảo vệ người nghèo của lao động nhập cư, trong đó có Indonesia. Malaysia ban hành một lệnh cấm cho phép người Indonesia làm việc tại Malaysia từ 2006 - 2011 sau bạo lực tràn lan nhằm chống lại lao động nhập cư trong cả nước. Mặc dù việc dỡ bỏ gần đây của lệnh cấm đã khiến cho chính phủ đình chỉ việc các đưa người lao động Indonesia đến Malaysia cho đến khi nhận được sự đảm bảo rằng Malaysia sẽ bảo vệ người lao động. Chính phủ Indonesia đã bị chỉ trích và kêu gọi đóng (2) (2) According to Loretta Ann P. Rosales, a Philippine legislator, the law fails to protect migrant workers simply because host countries are beyond Philippine jurisdiction. Labor agreements with host countries mainly serve as general guidelines or recommendations for the recruitment of workers from the Philippines and are silent on the grievance procedures in cases of violations of human and labor rights of migrant workers. Government seems to fear losing lucrative labor markets to other nationalities that may offer cheaper wages and thus do not have the leverage nor the political will to negotiate better conditions and terms of work with host countries which regard such moves as interference in its internal affairs, or that may open the door for other countries to demand similar concessions Empowering Filipino Migrant Worker - Policy Issues and Challenges, Rene E. Ofreneo & sabelo A. Samonte. (1) (1) Ineffective Predeparture Orientation.There may be well-founded perceptions that the Predeparture orientation seminars (PDOS) have not been effective in fulfilling its specific objective of furnishing adequate information that will help departing migrant workers adjust to the culture of the countries of destination, or about their rights as migrant workers and clear procedures or steps to be taken in the event of an emergency. It is observed that orientations are conducted in a hasty and superficial manner, “just to get it over with”, especially from outside trainers who are not fully conversant with their subject matter, or are not fully oriented on subjects such as savings and preparation for return migration. - Empowering Filipino Migrant Worker - Policy Issues anhd Challenges, Rene E. Ofreneo & sabelo A. Samonte. 10 [...]... đẩy các quyền của người lao động di trú; - Thúc đẩy sự hợp tác song phương và khu vực và hỗ trợ trong các vấn đề liên quan đến quyền của người lao động di trú; - Hỗ trợ chia sẻ dữ liệu về các vấn đề liên quan đến người lao động di trú nhằm mục đích tăng cường các chính sách và chương trình về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú ở cả các nước gửi và nhận lao động; - Khuyến khích các. .. người lao động tìm đến khi có tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình lao động Qua đó, cơ quan, Nhà nước mới có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát các hoạt động của người lao động di trú, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của họ một cách tốt nhất KẾT LUẬN Như vậy, ta thấy vấn đề bảo vệ người lao động di trú đã được ASEAN chú trọng, ghi nhận trong nhiều văn kiện của ASEAN, tuy nhiên mức độ bảo vệ quyền của. .. của người lao động di trú còn chưa cao, do đó chúng ta muốn trở thành một ASEAN vững mạnh, đoàn kết thì ngay bây giờ chúng ta cần đẩy mạnh, tích cực nâng cao hơn nữa các hoạt động bảo vệ quyền của người lao động di trú 12 PHỤ LỤC I Khoản 2 Điều 2 Công ước quốc tế về quyền của người lao động di trú và các thành viên khác trong gia đình họ quy định về các dạng di trú của người lao động di trú: - Nhân... người lao động di cư, đặc biệt là khi họ gặp khó khăn thì không có một mạng lưới xã hội nào bảo vệ họ giống như những gì người lao động địa phương được hưởng 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao vấn đề bảo vệ quyền của người lao động di trú Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN vào ngày 19/2/2007 đã đưa ra nghĩa vụ của các nước... nước nhận lao động và các nước xuất khẩu lao động đồng thời cũng đưa ra những cam kết của chính ASEAN để thực hiện mục đích bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú Tuyên bố cũng yêu cầu các nước thành viên làm hài hòa pháp luật quốc gia với các tiêu chuẩn lao động cơ bản của ILO, làm cho pháp luật các nước trong khối được áp dụng bình đẳng với mọi người lao động, bất kể quốc tịch của họ,... luận tốt nghiệp, Hà Nội, 2012 3 Quyền của người lao động di trú (Công ước của liên hợp quốc và những văn kiện quan trọng của ASEAN) , Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Hồng Đức 4 Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ, 1990 5 Công ước số 97 của ILO về di trú vì việc làm (sửa đổi), 1997 6 Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của. .. họ, hay nói cách khác là bảo đảm nguyên tắc đối xử quốc gia với người lao động cư trú Để nâng cao bảo vệ và thúc đẩy hơn nữa quyền của người lao động cư trú, vai trò của các nước nhận lao động và nước xuất khẩu lao động là rất quan trọng Các bên phải nghiên cứu, điều chỉnh pháp luật quốc gia cho hòa hợp, tránh phát sinh những tình trạng mâu thuẫn pháp luật dẫn tới quyền của người lao động di trú bị xâm... Ban thư ký ASEAN trong việc chuẩn bị báo cáo của Tổng thư ký ASEAN trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN; - Thúc đẩy việc xây dựng văn kiện ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình pháp luật Cộng đồng ASEAN, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2012 2 Triệu Thị Hồng Liễu, Quyền của người lao động di trú trong pháp luật... các tổ chức quốc tế, các đối tác của ASEAN và các quốc gia khác trong việc tôn trọng các nguyên tắc và cung cấp sự hỗ trợ và ủng hộ với việc thực hiện các biện pháp nêu trong Tuyên bố; - Thúc đẩy sự hài hòa của các cơ chế giữa các nước gửi và nhận lao động mà có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú nhằm thực hiện các cam kết của ASEAN được nêu ở đoạn 17 của Tuyên bố; - Phối... vào để cư trú và tham gia vào một công việc có hưởng trả lương ở quốc gia nơi có việc làm 14 PHỤ LỤC II Chức năng của Ủy ban ASEAN về thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú - Tìm kiếm tất cả các giải pháp để đạt được các mục tiêu đề ra trong Tuyên bố; - Hỗ trợ chia sẻ các bài học kinh nghiệm của các nước thành viên trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ và thúc . nào? Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu để làm rõ vấn đề này thông qua đề tài: Bình luận nội dung bảo vệ quyền của lao động di trú trong ASEAN dưới các góc độ sau: các vấn đề lí luận, các vấn. ASEAN trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú. Bảo vệ quyền của người lao động di trú trước tiên là bảo vệ quyền cơ bản và nhân phẩm của người lao động. động di cư. II. Các vấn đề pháp lý về quyền của người lao động di trú trong ASEAN 2.1. Nội dung cơ bản về quyền của người lao động di trú theo tuyên bố Cebu 2.1.1. Tại nước nhận lao động Theo Tuyên

Ngày đăng: 10/02/2015, 21:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan