quá trình hoạt động của các đơn vị tổng công ty 90-91 tại việt nam hiện nay

18 2.8K 6
quá trình hoạt động của các đơn vị tổng công ty 90-91 tại việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN: KẾ TOÁN CÔNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY 90-91 TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY HVTH: Trần Thị Kiều Quyên Lớp : Cao học kế toán Ngày– K20 MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt 2 MỞ ĐẦU 4 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 NỘI DUNG 6 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 6 2. Khái quát tổng công ty 90-91 7 3. Quá trình hoạt động của các đơn vị thuộc TCT 90-91 10 4. Quá trình lập các tập đoàn kinh tế theo mô hình CT mẹ-con 12 5. Cổ phần hóa các tổng công ty 14 6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 15 KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TCT: Tổng công ty TĐKT: Tập đoàn kinh tế DNNN: Doanh nghiệp nhà nước 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập quốc tế, việc tạo lập và phát triển các TCT, TĐKT lớn có đủ tiềm lực cạnh trạnh cả thị trường trong và ngoài nước là mục tiêu chiến lược của nhà nước Viêt Nam. đảng và Nhà nước coi đây là chủ trương lớn trong đường lối kinh tế đất nước. Trong quá trình xây dựng các TCT, TĐKT mạnh quản lý nhà nước có vai trò quyết định. Quản lý nhà nước tạo ra các chuẩn mực pháp lý, các điều kiện, tiền đề để các DNNN phát triển thành những TĐKT có tiềm lực đủ mạnh, đóng vai trò nòng cốt, chủ đạo cho nền kinh tế. Cho đến nay liên quan đến DNNN lớn trong đó có các TCT và TĐKT đã có nhiều văn bản pháp luật nhà nước, các tài liệu, công trình khoa học trong và ngoài nước đề cập đến. Nhằm khẳng định vai trò nòng cốt của DNNN trong nền kinh tế quốc dân, Chính phủ đã có Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 về việc “ Thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh” và Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 về việc “ Tiếp tục sắp xếp DNNN”. Từ đó ra đời các Tổng công ty 90 - 91. Ở Việt Nam các Tổng công ty Nhà nước là những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và đóng vai trò chủ lực trong việc đảm bảo cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình hoạt động của các tổng công ty là một yêu cầu cần thiết để không ngừng hoàn thiện, đổi mới các TCT 90 - 91 nói chung cũng như các TCT 90 - 91 và TĐKT nhà nước nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng hình thành và hoạt động của các TCT 90 - 91 theo hướng hình thành TĐKT. Qua đó, chỉ ra những vấn đề cần xử lý trong việc hoàn thiện QLNN đối với TCT 90 - 91 theo hướng hình thành TĐKT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tìm hiểu quá trình hoạt động TCT 90 - 91 hiện 4 nay - Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung vào chế độ, chính sách cơ chế, nội dung quá trình hoạt động tổng công ty 90 - 91 trong phạm vi ở Việt Nam hiện nay. 5 NỘI DUNG 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu TĐKT là hình thức tổ chức kinh tế hiện đại ở các nước trên thế giới. Trong cạnh tranh trên thị trường, TĐKT thể hiện nhiều ưu điểm. Do vậy ở các nước cũng như Việt Nam, Nhà nước cũng như các nhà khoa học rất quan tâm đến TĐKT cả về lý luận cũng như tổng kết thực tiễn. Cho đến nay liên quan đến DNNN lớn trong đó có các TCT và TĐKT đã có nhiều văn bản pháp luật nhà nước, các tài liệu, công trình khoa học trong và ngoài nước đề cập đến. Ở Việt Nam trước hết là những văn bản pháp luật của Nhà nước về TCT nhà nước, về chuyển đổi TCT nhà nước hình thành các TĐKT theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Những văn bản của nhà nước liên quan đến sự hình thành và phát triển của các TCT và TĐKT chủ yếu ở Việt Nam bao gồm: - Nghị định số 388/HđBT, ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (HđBT) về việc thành lập và giải thể DNNN. - Quyết định 90/TTg, ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp tại DNNN. - Quyết định 91/TTg, ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh. - Nghị định số 39/CP, ngày 27/06/1995 của Thủ tướng Chính phủ về điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước. - Ngày 20/04/1995 Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp nhà nước. - Chỉ thị 573/TTg, ngày 23/08/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện cho các TCT. Thủ tướng quyết định thành lập sớm đi vào hoạt động ổn định. - Chỉ thị 20/1998/CT-TTg, ngày 26/05/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới quản lý DNNN, củng cố và hoàn thiện các Tổng công ty. - Chỉ thị 15/1999/CT-TTg, ngày 26/05/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thiện tổ chức hoạt động các Tổng công ty Nhà nước. - Năm 2003, Quốc hội thông qua luật Doanh nghiệp nhà nước sửa đổi (gọi là luật 6 DNNN năm 2003). - Nghị định số 153/2004/Nđ-CP ngày 09/08/2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con. - Nghị định số 199/2004/Nđ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác. - Năm 2005, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp. - Nghị định số 111/2007/Nđ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Nghị định số 101/2009/Nđ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước. Đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều quyết định về thành lập các tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con (như: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Cao su, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Công nghiệp và Xây dựng Việt Nam, Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Việt Nam ). đây là những văn bản pháp luật của nhà nước quy định những điều kiện pháp lý cho việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Chủ yếu quy định về tổ chức bộ máy; về chức năng, nhiệm vụ, các chức danh quản lý trong tập đoàn và cơ sở pháp lý về mối quan hệ giữa Tổng công ty với các công thành viên, hoặc công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty con với nhau trong tập đoàn kinh tế. Những căn cứ pháp lý này có vị trí đặc biệt quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động của các tập đoàn kinh tế. 2. Tổng quan về Tổng công ty 90 – 91 Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ trong nước mà cả với nước ngoài, Nhà nước Việt Nam đã chủ trương đổi mới DNNN theo hướng xây dựng những Tổng Công ty nhà nước, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân. điều 43 Luật 7 doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 30/4/1995 quy định về Tổng Công ty Nhà nước: “Tổng Công ty Nhà nước là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản và có các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ, được Nhà nước giao quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao, thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước như quy định tại chương II của Luật doanh ngiệp nhà nước.” Thực hiện đổi mới xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, ở Việt Nam vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX hàng loạt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ra đời. Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhà nước chủ trương sắp xếp lại các DNNN. Theo các quyết định số 90 và 91/TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của thủ tướng chính phủ các TCT 90 và 91 ra đời trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các DNNN. đây là những TCT nhà nước. Tổng công ty 90 là tên gọi chung phổ biến cho các liên hiệp xí nghiệp và tổng công ty nhà nước ở Việt Nam được thành lập căn cứ vào Điều 5 của Quyết định số 90/Ttg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Tổng công ty 90 phải có ít nhất là 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về công nghệ, tài chính, chương trình đầu tư phát triển, dịch vụ về cung ứng, vận chuyển, tiêu thụ, thông tin, đào tạo; phải có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng (đối với một số tổng công ty trong những ngành đặc thù thì vốn pháp định có thể thấp hơn nhưng không được ít hơn 100 tỷ đồng). Các bộ và các ủy ban nhân dân cấp tỉnh được Chính phủ ủy quyền ra quyết định thành lập tổng công ty 90. Sau khi Quyết định số 90/Ttg được ban hành, hàng loạt tổng công ty 90 đã được thành lập. Vào thời điểm tháng 2 năm 2000, có 76 tổng công ty 90, trong đó 12 tổng công ty trong lĩnh vực công nghiệp, 14 trong lĩnh vực nông nghiệp, 12 trong ngành giao thông vận tải, 11 trong ngành xây dựng, 3 trong ngành thủy sản, 5 trong lĩnh vực ngân hàng tức là 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 2 trong lĩnh vực y tế, 1 trong bưu chính viễn thông, 1 trong lĩnh vực văn hóa, và có 9 tổng 8 công ty 90 của các địa phương. Đến năm 2004, số lượng tổng công ty 90 đã lên tới 80. Từ năm 2004 Chính phủ Việt Nam bắt đầu thí điểm rồi từ năm 2005 bắt đầu chính thức đẩy mạnh cổ phần hóa các tổng công ty 90 bằng cách bán cổ phiếu rỗng rãi song Nhà nước sẽ vẫn giữ một tỷ lệ cổ phần chi phối. Đồng thời các tổng công ty đã được hoặc chưa được cổ phần hóa được chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ và công ty con. Một số ít tổng công ty 90 đang có dự định chuyển thành các tập đoàn kinh doanh đa ngành. Tổng công ty 91 là tên gọi chung phổ thông cho các nhóm doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 91/Ttg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Mặc dù tinh thần của Quyết định số 91/Ttg là hướng tới thành lập các tập đoàn kinh doanh, song vào thời điểm năm 1994, tập đoàn kinh doanh là hình thức tổ chức doanh nghiệp còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, các nhóm doanh nghiệp được thành lập theo quyết định nói trên không được gọi là tập đoàn ngay mà được gọi chung là các tổng công ty 91. Cho tới tận năm 2006, các tổng công ty 91 mới được từng bước chuyển thành các tập đoàn thực sự. Việc thành lập bất cứ tổng công ty 91 nào cũng đều thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ. Hội đồng quản lý của tổng công ty 91 gồm từ 7 đến 9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Tổng công ty 91 phải có ít nhất 7 thành viên, phải có vốn pháp định tối thiểu 1000 tỷ đồng. Khác với một tổng công ty 90, một tổng công ty 91 có thể hoạt động đa ngành tuy vẫn được yêu cầu theo đuổi một ngành kinh doanh chủ đạo. Mục đích thành lập các tổng công ty 91 là để phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, do năng lực quản lý và vốn hạn chế, các tổng công ty 91 chưa phát huy được chức năng của mình và chưa làm lợi cho các công ty thành viên. Tới năm 2003, có tất cả 18 tổng công ty 91 đã được thành lập. Từ năm 2004, một số tổng công ty 91 bắt đầu tiến hành cổ phần hóa các công ty thành viên của mình. 9 3. Quá trình hoạt động của các đơn vị thuộc tổng công ty 90 – 91 Đến cuối 2 năm 2008, cả nước có 94 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (07 TĐKT và 87 tổng công ty nhà nước). Vốn nhà nước tại 19 tập đoàn kinh tế, TCT hạng đặc biệt chiếm 84% tổng vốn nhà nước tại 94 TĐKT, TCT nhà nước. Vốn nhà nước năm 2008 tăng 13% so với năm 2007 chủ yếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế, đánh giá lại tài sản trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi và thặng dư vốn từ cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên. Hoạt động của DNNN nhìn chung duy trì được tốc độ tăng trưởng (bình quân 10%); sản xuất, kinh doanh có hiệu quả (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu khoảng 11 %), bù đắp được các khoản lỗ phát sinh trước đây; luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, góp phần ổn định và chủ động cho ngân sách nhà nước và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay, DNNN đóng góp gần 40% GDP, tạo ra 39,5% giá trị sản lượng công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 28,8% tổng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu), giải quyết việc làm cho khoảng 1,1 triệu lao động với mức thu nhập trung bình từ 3,5 đến 4,5 triệu đồng/người/tháng. Tổ chức hoạt động của các TCT nhà nước được kiện toàn thông qua sắp xếp lại các doanh nghiệp thành viên, trong đó chủ yếu là cổ phần hoá để hình thành các công ty con là công ty đa sở hữu (1) và chuyển toàn tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (có 87 tập đoàn, TCT hoạt động theo mô hình này). Qua đó, xoá bỏ sự quản lý của công ty mẹ bằng mệnh lệnh hành chính, mối quan hệ kinh tế giữa công ty mẹ với các công ty con được thực hiện thông qua quan hệ sở hữu về vốn và hợp đồng kinh tế. CSH nhà nước chỉ quản lý công ty mẹ, không can thiệp đến công ty con. Một số TCT không đảm nhận được vai trò liên kết với các doanh nghiệp thành viên về sản xuất, tài chính, công nghệ, thị trường, được giải thể hoặc sáp nhập với tổng công ty khác để xoá bỏ tầng nấc hành chính trung gian (đã hợp nhất, sáp nhập 07 tổng công ty và giải thể cơ quan văn phòng 05 TCT, các công ty thành viên tiến hành cổ phần hoá hoặc chuyển sang hoạt động độc lập). Sự phát triển, kết quả hoạt động của các TCT nhà nước ở các bộ ngành khác nhau cũng không giống nhau phụ thuộc vào 10 [...]... chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp để điều chỉnh các mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con Hiện nay ở Việt Nam, khác với nhiều nước trên thế giới, các tập đoàn kinh tế thí điểm đều được chuyển đổi từ các Tổng công ty nhà nước trước đó, do vậy đều là các Tập đoàn kinh tế... đơn vị trong TCT điều đặc biệt quan trọng là trình độ tích tụ và tập trung vốn của các TCT còn thấp làm hạn chế khả năng cạnh tranh nhất là khi Việt Nam đã 11 gia nhập tổ chức thương mại WTO 4 Quá trình thành lập các Tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ - công ty con từ các tổng công ty 90-91 Chính phủ có Nghị định số 111/2007/Nđ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công. .. tổng công ty là các Tổng công ty 91, 6 tổng công ty thuộc Bộ Công nghiệp, 14 tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng, 10 tổng công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải, 3 thuộc Bộ Thủy sản, 12 tổng công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1 tổng công ty thuộc Bộ Y tế, 11 tổng công ty trực thuộc UBNDTP trực thuộc trung ương và 5 ngân hàng quốc doanh Năm 2007 có 15 tổng công ty lớn và 2 ngân hàng là Vietcombank... kinh tế từ các TCT 90-91 Sau 10 năm thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các tổng công ty nhà nước đã ngày một phát triển Trên cơ sở lựa chọn trong số những tổng công ty 91, trong 2 năm 2005 - 2006, Thủ tướng chính phủ quyết định phê duyệt đề án chuyển đổi 7 Tổng công ty 91 sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế, trong đó có nhiều công ty con là các công ty cổ phần hay công ty liên... quá trình sắp xếp đổi mới DN trong thời gian qua, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2012 ngành nông nghiệp đặt mục tiêu hoàn thành tiến trình CPH 4 công ty mẹ thuộc tổng công ty 90 Đây đều là các công ty đã thực hiện xong công tác sắp xếp các công ty con (gồm mía đường I, mía đường II, chăn nuôi, vật tư nông nghiệp…) 6 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của. .. 85% tổng nợ) 5 Cổ phần hóa các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn Ngày 29/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt danh sách các tổng công ty và tập đoàn kinh tế được cổ phần hóa, trong giai đoạn 2007-2010 Theo đó, sẽ có 71 tổng công ty nhà nước và tập đoàn kinh tế quan trọng được cổ phần hóa Trong danh sách này có 1 tập đoàn kinh tế là Tập đoàn Dệt may Việt Nam, 6 tổng công ty là các Tổng công. .. ngoài ra, quy chế tài chính của công ty mẹ (Bộ Tài chính, hoặc HđQT công ty mẹ có thoả thuận của Bộ tài chính ban hành) và quy định 141/2007/Nđ-CP về chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do nhà nước làm CSH và các công ty con trong TĐKT nhà nước 12 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các TĐKT Kết quả chung: Các Tập đoàn kinh tế đã góp phần chủ yếu trong các DNNN, cùng với các TCT nhà nước đóng góp... chế thành lập Tổng cục Giám sát vốn và tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty để quản lý hiệu quả hơn, quan trọng là phòng chống thất thoát và sai phạm và toàn bộ hệ thống cơ chế đó phù hợp với kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đảm bảo tính bình đẳng, minh bạch, hiệu quả của phần vốn của Nhà nước 15 16 KẾT LUẬN Quá trình thử nghiệm mô hình hoạt động của các tổng công ty (90/91), tập... đa dạng hóa 14 sở hữu DNNN; cải thiện và áp dụng khung quản trị hiện đại cho các DNNN, trước hết là khung quản lý và giám sát; đổi mới các điều kiện môi trường kinh doanh bên ngoài theo hướng buộc các DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường và cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp khác Các giải pháp giám sát hoạt động tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định... cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị thuộc tổng công ty 90 – 91 Đẩy mạnh tái cấu trúc DNNN, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế: Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã xác định rõ: tái cấu trúc DNNN trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước Đây là chủ trương đúng đắn vì phần lớn nguồn lực của DNNN nằm ở các đơn vị này Mục tiêu của tái cơ cấu DNNN là phân . lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật doanh nghiệp để điều chỉnh các mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con. Hiện nay ở Việt Nam, . HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC  TIỂU LUẬN: KẾ TOÁN CÔNG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY 90-91 TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY HVTH: Trần Thị Kiều Quyên Lớp : Cao học kế toán Ngày–. mô hình công ty mẹ - công ty con từ các tổng công ty 90-91 Chính phủ có Nghị định số 111/2007/Nđ-CP về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà

Ngày đăng: 10/02/2015, 15:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3. Quá trình hoạt động của các đơn vị thuộc TCT 90-91 10

  • 4. Quá trình lập các tập đoàn kinh tế theo mô hình CT mẹ-con 12

  • 5. Cổ phần hóa các tổng công ty 14

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan