nghiên cứu các giải pháp công nghiệp và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực tp.hcm1

941 521 0
nghiên cứu các giải pháp công nghiệp và quản lý phù hợp để thu hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn một số loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại khu vực tp.hcm1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo tổng quan (ND 1.1.) “ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CÁC SỐ LIỆU – DỮ LIỆU ĐÃ VÀ ĐANG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HIỆN TRẠNG TỒN TRỮ, SỬ DỤNG, TÁI SINH TÁI CHẾ, TIÊU HỦY VÀ THẢI BỎ CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN Tp.HCM ” MỤC LỤC 1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến chất thải nguy hại (CTNH) 2 2. Hiện trạng tồn trữ, sử dụng, tái sinh tái chế, tiêu hủy và hải bỏ các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại trên đòa bàn TPHCM 5 2.1. Tổng quan 5 2.2. Hiện trạng phát sinh CTNH 6 2.2.1. Hiện trạng 6 2.2.2. Nhận xét 9 2.2.3. Hiện trạng một số loại CTNH điển hình 9 3. Thực trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải công nghiệp nguy hại 13 3.1. Thực trạng công tác phân loại, thu gom, vận chuyển thu mua CTNH 13 3.2. Hệ thống tái sinh, tái sử dụng, xử lý và tiêu hủy CTNH 14 1 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT THẢI NGUY HẠI (CTNH) Nhận thức sâu sắc về vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại nói riêng nhằm góp phần phát triển ổn định và bền vững các hoạt động kinh tế – xã hội của TPHCM (đầu tàu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đã đặc biệt quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và mạnh Thành phố năng động này cùng với việc quan tâm và đầu tư đáng kể cho các hoạt động nghiên cứu bảo vệ môi trường thành phố. Theo đó, Nhà nước (Trung ương và Thành phố) đã dành không ít kinh phí cho việc điều tra, nghiên cứu và đánh giá các vấn đề môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố cũng như tìm kiếm, phát triển các giải pháp thích hợp cho vấn đề chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại của thành phố, trong đó việc quản lý chất thải rắn công nghiệp nói chung và chất thải nguy hại nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng, bức xúc nhưng không kém phần nan giải. Cần phải nhìn nhận rằng, Khoa học và Công nghệ Môi trường là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nó chỉ mới thực sự được dấy lên mạnh mẽ từ sau khi Luật Bảo vệ môi trường được ban hành vào năm 1994. Do đó, các nghiên cứu về chúng cũng như ứng dụng chúng vào thực tế để giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan đến chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng có thể nói là còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế của Việt Nam và TPHCM nói riêng. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu đó, đặc biệt là các nghiên cứu nhằm phát triển các giải pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý chất thải, nói chung là mang tính kế thừa các tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới là chính, chưa có bước đột phá nào đáng kể. Dầu sao, cũng đã có một số nghiên cứu và đề xuất khởi đầu tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo ngày một rộng rãi hơn và sâu sắc hơn. Liên quan đến thực hiện nhiệm vụ này, đã có một số công trình nghiên cứu được thực hiện trong thời gian gần đây. Song, do tính chất thời gian cộng với những thay đổi gần như liên tục trong các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố và những tiến bộ về thành tựu KHCN gần như hàng ngày thế giới nên phần lớn các công trình nghiên cứu đó không còn giá trị sử dụng về mặt số liệu mà chỉ còn lại ít nhiều giá trị sử dụng về mặt nhận thức và phương pháp luận. Các nguồn tư liệu sau đây có thể hỗ trợ tích cực cho nghiên cứu này: 1. Dự án JICA tài trợ “Nghiên cứu tính khả thi về quản lý chất thải rắn tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, hoàn thành năm 1999, xây dựng lò đốt chất thải rắn công nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh. 2 2. Dự án NORAD do NaUy tài trợ liên kết với Dự An Cải Thiện Môi Trường của ADB, quản lý chất thải nguy hại của Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, bao gồm việc nghiên cứu khả thi lò đốt chất thải nguy hại. Dự án đã hoàn thành năm 2002 và đang trong giai đoạn trình duyệt “qui hoạch tổng thể quản lý chất thải nguy hại tại TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu”. 3. Dự án qui hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh – giai đoạn đến năm 2020, do Sở GTCC TPHCM quản lý và công ty Nước và Môi trường VN thực hiện năm 2002 – đang trong giai đoạn trình duyệt. 4. Các dự án nghiên cứu tiền khả thi bãi rác, khu liên hợp xử lý rác Tam Tân, Đa Phước, và tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… 5. Đề tài NCKH cấp thành phố Hồ Chí Minh về “Nghiên cứu chọn lựa các địa điểm xây dựng bãi chôn lấp và khu xử lý rác thải cho thành phố Hồ Chí Minh” (do Sở KHCNMT TPHCM chủ trì) đã triển khai và vào thời điểm hiện nay (tháng 07/2003) đang chuẩn bị tiến hành nghiệm thu giai đoạn 1. 6. Đề tài NCKH cấp thành phố Hồ Chí Minh về “Nghiên cứu xây dựng thị trường tái chế chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại cho khu vực TPHCM” (do TS. Lê Thanh Hải – Viện MT&TN làm chủ nhiệm đề tài) đang trong giai đoạn triển khai thực hiện và bước đầu đã thu được các kết quả khả quan. 7. Bước đầu cần phải có nguồn tài chính trợ cấp hoặc cho vay ưu đãi để các xí nghiệp có khả năng củng cố các vấn đề môi trường của mình, và thành phố đã có những chương trình như thế như quĩ giảm thiểu ô nhiễm, quĩ xoay vòng 8. Báo cáo tổng kết của “Chiến lược bảo vệ môi trường cho TPHCM đến năm 2010” – Sở KHCNMT TPHCM và dự án UNDP VIE96023 phần “chất thải công nghiệp” – tháng 11 năm 2001. 9. Báo cáo Nghiên cứu khả thi về Dự án Quản lý Chất thải công nghiệp tại TPHCM do Viện Tư vấn Nhật Bản lập vào tháng 3/1999 và phần bổ sung vào 2/2000; 10. Báo cáo công tác điều tra hiện trạng phát sinh chất thải công nghiệp tại TPHCM và các khu công nghiệp phụ cận (Bản cuối cùng) do Trung tâm Kỹ thuật Nhiệt đới (Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường) lập vào tháng 2/2000; 11. Báo cáo khoa học Đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại ở TPHCM” do Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) thực hiện, tháng 3/2001; 12. Tư liệu điều tra nghiên cứu về chất thải rắn công nghiệp do Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TPHCM thực hiện trong thời gian gần đây thông 3 qua các đề tài NCKH thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước và Chương trình Nghiên cứu Bảo vệ môi trường TPHCM; 13. Tài liệu Hội thảo “Quy hoạch Quản lý Chất thải rắn công nghiệp” do Sở Công nghiệp TPHCM phối hợp cùng với Công ty Tư vấn Môi trường Nhật Bản tổ chức vào ngày 19/12/2000 tại TPHCM; 14. Tài liệu Hội thảo “Quản lý chất thải rắn” với 02 chuyên đề: (1) Kỹ thuật lò đốt chất thải rắn và (2) Xử lý nước dò rỉ từ bãi chôn lấp rác, do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TPHCM tổ chức vào 2 ngày 05 ÷ 06/06/2001 tại TPHCM; 15. Kỹ yếu Hội thảo “Công nghệ xử lý và Quản lý Chất thải nguy hại cho Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam” do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Đồng Nai phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và quản lý môi trường (CENTEMA) tổ chức vào ngày 25/2/2000 tại Biên Hòa – Đồng Nai; 16. Một số tài liệu/kỹ yếu hội thảo khoa học khác có liên quan; 17. Qui chế Quản lý Chất thải nguy hại (ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ); 18. Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc Ban hành Qui chế Quản lý đầu tư và Xây dựng; 19. Niên giám Thống kê 2000 – Cục Thống kê TPHCM; 20. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội TPHCM đến 2010. 21. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước và đền bù giải tỏa trường bắn – Do HOWADICO và CENTEMA lập 2001. 22. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước và đền bù giải tỏa trường bắn – Do HOWADICO và CENTEMA lập 2001. 23. Báo cáo tài liệu hội thảo “quản lý chất thải rắn TPHCM” – tuần lễ khoa học công nghệ và giáo dục đại học, do Sở GTCC và Sở KHCNMT TPHCM tổ chức (11/10/2002). 24. Các công nghệ tiên tiên của Nhật Bản mang tính khả thi có thể áp dụng vào điều kiện các quốc gia đang phát triển – tài liệu của Bộ Môi Trường Nhật Bản (NETT21)…. 4 2. HIỆN TRẠNG TỒN TRỮ, SỬ DỤNG, TÁI SINH TÁI CHẾ, TIÊU HỦY VÀ HẢI BỎ CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM 2.1. Tổng quan Tổng quan về một số số liệu về hiện trạng phát sinh các loại CTR trên địa bàn thành phố từ một số nguồn tài liệu khác nhau trong những năm gần đây như sau: 1. Theo Hiện Trạng Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh (thời điểm năm 2000) dự tính tổng lượng chất thải rắn tại Thành Phố Hồ Chí Minh là: 4.900 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày, 1.260 tấn chất thải rắn công nghiệp/ngày (gồm cả chất thải rắn công nghiệp nguy hại/ngày) và khoảng 11 tấn chất thải bệnh viện/ngày. 2. Theo báo cáo “Chiến lược bảo vệ môi trường Tp.HCM đến năm 2010” (phần nội dung 8: chiến lược quản lý chất thải rắn công nghiệp) thì lượng chất thải rắn công nghiệp của Tp.HCM năm 2000-2001 là: khoảng 62.700 tấn từ các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung, 58.800 tấn từ các nhà máy lớn nằm riêng lẻ, 456.200 tấn từ các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), 1460 tấn từ chất thải bệnh viện, tổng cộng là khoảng gần 653.700 tấn chất thải công nghiệp một năm, tức khoảng gần 2000 tấn một ngày (số liệu năm 2000-2001). 3. Theo báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 của đề tài “Đánh giá tính kỹ thuật, kinh tế và tác động môi trường của các vị trí được lựa chọn khu xử lý chất thải rắn của Tp.HCM” (tại hội thảo ngày 25/07/2003 tại Sở KHCNMT Tp.HCM) thì lượng rác thải công nghiệp (ngoại trừ rác công nghiệp lẫn trong rác đô thị) là khoảng 1.000 tấn/ngày (650 tấn rác CN, 217 tấn rác CN nguy hại). Tuy nhiên báo cáo này cũng một lần nữa khẳng định đây chưa phải là số liệu chính xác !. 4. Theo báo cáo “Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại Tp. HCM và các KCN phụ cận” của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, và BVMT (năm 2002) – thì lượng chất thải rắn công nghiệp của TPHCM ước tính đến thời điểm hiện nay là vào khoảng 1.500 tấn /ngày, bao gồm tất cả các loại hình rác thải CN, kể cả thành phần lẫn trong rác đô thị. 5. Kết quả khảo sát hiện trạng chất thải rắn công nghiệp của CEFINEA kết hợp với Sở Công Nghiệp Tp.HCM và các cộng tác viên tại các Phòng Quản Lý Đô Thị của 22 quận huyện và BQL các KCN-KCX TPHCM (HEPZA) đã thực hiện quá trình điều tra thực tế về hiện trạng phát sinh của chất thải rắn công nghiệp ở Tp.HCM vào thời điểm tháng 04-10/2003 tại các doanh nghiệp và KCN ở các qui mô khác nhau. 5 2.2. Hiện trạng phát sinh CTNH 2.2.1. Hiện trạng Tại thành phố Hồ Chí Minh, chất thải nguy hại nói chung có thể sinh ra từ các nguồn chính sau đây: - Từ rác thải sinh hoạt: thông thường chiếm 5 – 10% khối lượng rác sinh hoạt. - Từ các cơ sở sản xuất công nghiệp: sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, dệt nhuộm, giấy, xi mạ, pin, acquy, dầu khí… - Hoạt động dịch vụ: nghiên cứu, thí nghiệm, rửa xe, sửa chữa cơ khí. - Hoạt động nông nghiệp. Trong đó chất thải công nghiệp nguy hại vẫn là nguồn phát sinh quan trọng nhất. Tuy nhiên, cho đến nay, việc xác định thành phần, tính chất và lượng phát sinh chất thải nguy hại dạng này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải nguy hại tại TPHCM có thể kể đến là: - Quy hoạch tổng thể Quản lý Chất thải Nguy hại Tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu trong khuôn khổ Dự án Cải thiện môi trường thành phố Hồ Chí Minh VIE 1072 do Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường TPHCM phối hợp với Cơ quan bảo vệ môi trường Nauy – NORAD thực hiện năm 2002. Trong đó, khối lượng và thành phần từng loại chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại TPHCM như sau: Bảng: Lượng chất thải phát sinh theo ngành công nghiệp và chủng loại chất thải nguy hại tại TP Hồ Chí Minh 2002 Ngành công nghiệp Lượng chất thải (tấn/năm) Chủng loại chất thải Lượng chất thải (tấn/năm) Sản xuất và bảo trì phương tiện giao thông 19.000 Bao bì và đóng gói 23000 Giày dép 11.000 Dầu thải 21000 Hoá chất và thuốc bảo vệ thực vật 9.500 Các chất thải chứa dầu khác 15000 Da 8.600 Các chất hữu cơ 7300 Dệt 8.200 Bùn từ công nghiệp giấy 3100 Dầu khí 6.000 Bùn kim loại 3000 6 Sản phẩm kim loại 5.800 Bùn da 2300 Giấy 4.000 Bùn dệt 2200 Điện/điện tử 3.000 Xỉ chì 1100 Công nghiệp thép 2.800 Các chất vô cơ 800 Mạ/xử lý kim loại 850 Axit và bazơ 400 Vật liệu xây dựng và các sản phẩm khoáng khác 700 Dung môi 55 Nhà máy điện 50 (Nguồn: Quy hoạch tổng thể Quản lý Chất thải Nguy hại Tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu, Sở KHCNMT và NORAD, 2002) - Nghiên cứu tiền khả thi dự án Xử lý chất thải rắn công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (năm 2003): để phục vụ cho việc đánh giá lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh (gồm cả chất thải rắn công nghiệp nguy hại), Viện Môi trường và Tài nguyên đã phối hợp cùng các đơn vị khác tiến hành điều tra khảo sát trên gần 2.000 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở các ngành nghề, các quy mô khác nhau về loại hình chất thải, tải lượng phát thải các chất thải rắn công nghiệp. Kết quả đánh giá như sau: Bảng Tóm tắt tổng tải lượng CTRCN và CTNH TP. HCM STT Nguồn chất thải Tổng tải lượng CTRCN Tải lượng CTNH trong CTRCN 1 KCN, KCX 155.080,285 31.016,3 2 Nhà máy lớn nằm ngoài KCN, KCX 58.844,8 11.768,96 3 Cơ sở vừa và nhỏ nằm ngoài KCN, KCX 356.155,9 71.231,18 4 Bệnh viện 1.460,0 1.460,0 5 CTNH trong rác thải sinh hoạt đô thị 87.600,0 87.600,0 6 Dầu nhớt thải 9.898 9.898 Tổng cộng 669.037,1 212.973,4 (Đơn vị: tấn/năm) (Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2003) - Một số nghiên cứu khác đưa ra những con số thống kê về hiện trạng và dự báo lượng chất thải nguy hại phát sinh tại thành phố Hồ Chí Minh như sau: 7 Bảng: Dự báo khối lượng rác công nghiệp và CTNH ở Tp. HCM Nguồn 1999 Dự báo đến năm 2010 Dự báo đến năm 2020 Khu công nghiệp, chế xuất 62.726,4 641.808 1.664.685 Nhà máy lớn ngoài KCN 58.844,8 167.891 435.466 Cơ sở nhỏ, vừa ngoài KCN 456.155,9 1.301.466 3.375.668 Bệnh viện 1.460,0 4.166 10.804 CTRCN, CTNH trong rác sinh hoạt đô thị 79.512,0 226.857 588.409 Tổng cộng 668.597 2.370.428 6.148.280 (Đơn vị : tấn/năm) (Nguồn: Vittep, 2002) Bảng 2.3 : Tỷ lệ CTNH trong chất thải công nghiệp ở Tp. HCM Chất thải nguy hại STT Ngành Thành phần CTNH Tỷ lệ so với thành phần không độc hại (%) 1 Chế biến thực phẩm 0 0 2 Dệt nhuộm, in vải Thùng chứa hoá chất, mực in 39,4 3 May mặc 0 0 4 Da và giả da Thùng chứa hoá chất 10,0 5 Thủy tinh - - 6 Giấy, in giấy Bảng in hư, mực in 34,3 7 Gỗ, mỹ nghệ Gòn đánh vecni 0,2 8 Điện tử Xỉ hàn chì, bản mạch điện tử 37,9 9 Luyện kim - - 10 Gia công cơ khí Giẻ lau dầu nhớt 23,9 11 Hóa chất và liên quan đến hóa chất Xỉ KLN, các loại bao bì chứa hoá chất, hoá chất hư, KLN, dược phế phẩm 75,2 12 Cao phân tử Bao bì, cặn hoá chất 30,0 13 Ngành khác - - 14 Trạm xử lý nước thải Bùn thải của cơ sở xi mạ, giấy, dệt nhuộm 46,7 (Nguồn: CENTEMA, 2002) Những nghiên cứu trên đưa ra một số con số mang tính ước lượng về lượng chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn thành phố. Những con số này mặc dù có độ tin cậy chưa cao do quá trình điều tra khảo sát chưa đầy đủ, số liệu thống kê chưa khớp với thực tế nhưng đã phần nào phản ánh được tình hình chất thải nguy hại của thành phố. Các kết quả trên cho thấy lượng CTCNNH chiếm khoảng 20% tổng lượng CTCN phát sinh, Trong tổng lượng CTRCN khoảng 670.000 tấn/năm tại TPHCM, tức là khoảng hơn 1.800 8 tấn/ngày, và lượng CTNH phát sinh từ công nghiệp xấp xỉ khoảng 20%, tức khoảng 580 tấn/ngày. 2.2.2. Nhận xét Những nghiên cứu đánh giá về thực trạng phát sinh, tải lượng, thực trạng quản lý và xử lý chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh và một số địa bàn lân cận còn tương đối thiếu và yếu Những con số ước tính về lượng phát sinh, tỷ lệ thành phần các chất thải nguy hại, dự báo tốc độ phát sinh được đưa ra ở trên chưa phải là cơ sở vững chắc để đánh giá về thực trạng chất thải công nghiệp nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:  Quá trình điều tra khảo sát chưa được tiến hành đồng bộ. Trong Báo cáo tiền khả thi Dự án Xử lý chất thải rắn công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện, cơ sở để tính toán lượng CTNH phát sinh được căn cứ trên số liệu điều tra thống kê trong 3 đợt kéo dài từ năm 2002 đến năm 2004, kết hợp với số liệu điều tra thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố. Những nguồn số liệu trên chưa thống nhất và có phần chưa sát với thực tế theo như đánh giá của một số nhà quản lý.  Số lượng cơ sở điều tra khảo sát còn quá ít so với số cơ sở đang hoạt động trên thực tế. Nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP) kết hợp với Công ty Môi trường đô thị. Trong khi đó Dự án Xử lý chất thải rắn công nghiệp TPHCM đã điều tra khảo sát và thu thập số liệu của 1.830 cơ sở trên tổng số xấp xỉ 25.000 cơ sở các loại qui mô nằm trong và ngoài các KCN/KCX của thành phố, cũng chỉ chiếm chưa đến 7,5% tổng số các cơ sở SXCN trên địa bàn TPHCM hiện nay. 2.2.3. Hiện trạng một số loại CTNH điển hình Mặc dù chưa thống kê được chính xác và cụ thể về lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh nhưng thông qua những số liệu các đề tài thu thập được, có thể đánh giá sơ bộ về một số loại chất thải công nghiệp nguy hại điển hình tại thành phố như sau:  Dầu thải Nguồn: dầu nhớt đã qua sử dụng thải ra từ các cơ sở sửa chữa, sản xuất và bảo trì các phương tiện vận chuyển, từ ngành công nghiệp sản xuất và chế biến dầu khí, từ ngành sản xuất các sản phẩm kim loại, ngành công nghiệp chuyển tải điện 9 Lượng phát sinh: khoảng 25,000 tấn/năm. Một số ví dụ điển hình về nguồn phát sinh dầu nhớt thải tại TPHCM: - Lượng dầu thải hàng năm của Công ty dầu khí TP.HCM (Sài Gòn Petro) khoảng 300 tấn. - Cặn dầu thải của Công ty Hóa Dầu chi nhánh Sài Gòn khoảng 800 lít/tháng. - Nhớt thải tại khu vực TP.HCM hàng năm ước tính khoảng 30 nghìn khối. Hiện trạng quản lý: Lượng dầu nhớt thải này một phần được tái sinh tại chỗ, một phần được các đơn vị thu gom (chủ yếu là tư nhân) để tái sinh, một phần được thu gom là nhiên liệu đốt, và vẫn còn một phần khác được đổ trực tiếp xuống cống rãnh thoát nước… Theo điều tra của đề tài Đánh giá hện trạng công nghệ xử lý và đề xuất định hướng xử lý chất thải nguy hại cho khu vực TPHCM (Ngô Thị Kim Liên) thì hiện nay tại Tp. HCM chỉ có 1 nhà máy có quy mô lớn và 5 cơ sở nhỏ tái chế lại lượng nhớt đã qua sử dụng với tổng lượng nhớt thải được tái chế ước tính khoảng 18.902.800 lít/năm.  Các loại chất thải nhiễm dầu Nguồn: giẻ lau, rác nhiễm dầu từ tàu thuyền và các dịch vụ sửa chữa tàu thuyền, các xưởng cơ khí, trạm sửa chữa ô tô, xe máy với khối lượng khá lớn (nhưng chưa có một nghiên cứu thống kê đầy đủ), chất thải sinh ra từ quá trình vệ sinh súc rửa bồn chứa dầu trong thành phố. Lượng phát sinh: khoảng 50.000 tấn/năm Hiện trạng quản lý: Các loại hình chất thải này nhìn chung cũng được thu gom và tái sử dụng sau khi đã xử lý rất sơ sài (chủ yếu là rửa và sử dụng lại) và một số ít được đem đốt, số khác thì thải thẳng ra môi trường.  Dung môi hữu cơ Nguồn, lượng phát sinh: Từ các nhà máy sản xuất giày, sản xuất linh kiện điện tử, máy móc thiết bị… hàng tháng thải ra khoảng trên 20 tấn dung môi các loại như tricloetylen, axetôn, etylaxetat, butylaxetat, toluen ở dạng đơn chất hoặc hỗn hợp. Thành phần của chúng thường có chứa trung bình 20 – 40% là nước và một số chất khác như cặn sơn, và một số tạp cơ học khác. 10 [...]... trừ một lượng nhỏ các doanh nghiệp có khả năng tự xử lý chất thải nguy hại ngay tại nhà máy của mình, phần lớn các doanh nghiệp còn lại khơng có khả năng xử lý chất thải nguy hại phát sinh Theo quy định của pháp luật, chất thải cơng nghiệp nguy hại phải được xử lý đúng quy cách Tuy nhiên hiện tại chỉ có một số ít doanh nghiệp hợp đồng với các đơn vị có chức năng để xử lý chất thải nguy hại phát sinh Tại. .. tự xử lý chất thải nguy hại phát sinh ngay tại nhà máy, còn lại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có chất thải nguy hại phát sinh hoặc lưu trữ tạm thời tại nhà máy hoặc th đơn vị dịch vụ xử lý (gồm cả bán chất thải nguy hại có khả năng tái sinh tái chế và th xử lý chất thải khơng thể tái sinh tái chế) hoặc thải bỏ bất hợp pháp ra mơi trường Hiện tại, dịch vụ xử lý chất thải cơng nghiệp nguy hại tại. .. 2.2 Chất thải công nghiệp đặc biệt Chất thải Số lượng Bao bì thải có chứa hoặc bò nhiễm các thành phần nguy hại Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải bò nhiễm các thành phần nguy hại Chất thải rắn có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý khí thải Chất thải rắn có chứa các thành phần nguy hại từ quá trình xử lý nước thải Chất thải lẫn dầu từ quá trình xử. .. tấn/ngày, xí nghiệp dày xuất khẩu số 1 Gò Vấp thải 72 tấn/năm; cơng ty dược Sài Gòn (xưởng 2) thải 200 kg chất thải rắn/ngày 11 3 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI CƠNG NGHIỆP NGUY HẠI Thực tế hiện nay, hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải cơng nghiệp nguy hại ln đi kèm và có phần lẫn lộn với chất thải cơng nghiệp khơng nguy hại Trừ một số doanh nghiệp. .. (dầu nhớt thải, thu mua phế liệu ) từ các đề tài nghiên cứu, ước tính có khoảng 30% lượng chất thải cơng nghiệp nguy hại đã và đang được thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý Trong đó các đơn vị được cấp phép xử lý khoảng 20 – 25%, lượng còn lại do các đơn vị trơi nổi xử lý (1: Phòng Quản lý chất thải rắn – Sở Tài ngun và Mơi trường TPHCM) 3.2 Hệ thống tái sinh, tái sử dụng, xử lý và tiêu hủy CTNH... bản thuyết minh miêu tả công nghệ nếu có) 4 Báo cáo chun đề 1.2 II CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 1 Chất thải rắn sinh hoạt Nhóm Rác thải văn phòng (giấy in, hóa đơn, chứng từ ) Rác sinh hoạt (rác nhà bếp, khăn lau, thức ăn dư thừa ) Số lượng Cách xử lý Xà bần, các thiết bò văn phòng 2 Chất thải công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại 2.1 Chất thải công nghiệp thông thường Số lượng Nhóm chất thải. .. Phòng Quản lý chất thải rắn – Sở Tài ngun và Mơi trường thành phố cũng khơng thể thống kê được đầy đủ lượng chất thải nguy hại đã và đang được thu gom và tái chế trên địa bàn thành phố 12 Tuy nhiên, dựa trên số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom và xử lý chất thải nguy hại đã được cấp phép trên địa bàn thành phố và điều tra sơ bộ một số cơ sở tái chế chất thải nguy hại (dầu nhớt thải, ... .24 Hình 7 Biểu đồ tỉ lệ các loại chất thải cơng ty Dũ Phát .25 Hình 8 Tỉ lệ các loại chất thải tại cơng ty TTTI .25 Hình 9 Tỉ lệ chất thải nguy hại tại các cơng ty trong bảng 6 .26 Hình 10 Cơng đoạn sinh ra nhớt thải tại cơng ty Thanh Bình 27 Hình 11 Các thùng chứa dầu nhớt tại cơng ty Thái Dương .27 Hình 12 Hiện trạng nơi lưu giữ chất thải 29 Hình 13 Chất thải tại. .. xử lý nước làm mát Chất thải từ quá trình tạo hình và xử lý cơ -lý bề mặt kim loại và nhựa Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng sơn và véc ni Chất thải từ quá trình hồ vải có chứa dung môi hữu cơ 6 Cách xử lý Báo cáo chun đề 1.2 Phẩm màu và chất nhuộm thải có chứa các thành phần nguy hại Chất thải là dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant) dạng bọt/sol khí Các. .. liên quan (nếu có) như sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại; kết quả phân tích nước thải, khí thải (trước và sau khi xử lý) ; đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; …; • Tìm hiểu quy trình sản xuất, ghi nhận những cơng đoạn có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường; • Tìm hiểu các hệ thống xử lý nước thải, khí thải (nếu có); • Tìm hiểu cách thức thu gom, lưu trữ và xử lý các loại phế thải (khơng gian lưu . SỬ DỤNG, TÁI SINH TÁI CHẾ, TIÊU HỦY VÀ HẢI BỎ CÁC LOẠI HÌNH CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM 2.1. Tổng quan Tổng quan về một số số liệu về hiện trạng phát sinh các loại CTR. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến việc đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải nguy hại tại TPHCM có thể kể đến là: - Quy hoạch tổng thể Quản lý Chất thải Nguy hại Tại. lượng và thành phần từng loại chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại TPHCM như sau: Bảng: Lượng chất thải phát sinh theo ngành công nghiệp và chủng loại chất thải nguy hại tại TP Hồ

Ngày đăng: 09/02/2015, 03:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan