tổng hợp tài liệu ôn thi học phần lý thuyết tài chính tiền tệ và kinh tế học vi mô

23 507 0
tổng hợp tài liệu ôn thi học phần lý thuyết tài chính tiền tệ và kinh tế học vi mô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 HỌC PHẦN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Câu 1: a) Hãy cho biết chức năng của tiền trong nền kinh tế. Theo bạn, chức năng nào là chức năng chính? b) Tiền có nhất thiết phải là tiền giấy không? Nếu không phải thì bạn hãy cho biết một số hình thức khác của tiền. c) Theo bạn, một thứ có thể được dùng làm tiền tệ hiệu quả thì nên có những đặc tính gì? Trả lời: a) Chức năng của tiền: –Là trung gian trao đổi –Đơn vị đo lường –Công cụ lưu giữ giá trị –Thanh toán kỳ hạn Chức năng chính là trung gian trao đổi vì thiếu chức năng này thì một thứ không được gọi là tiền nữa dù nó thực hiện được các chức năng còn lại. b) Tiền không nhất thiết phải là tiền giấy mà có thể tồn tại ở những dạng khác, miễn là nó thực hiện được các chức năng của tiền. Một số hình thức khác của tiền có thể kể là : chi phiếu, tài khoản thanh toán, tiền điện tử, … c) Có nhiều thứ có thể dùng làm tiền nhưng không phải thứ nào cũng có thể thực hiện chức năng của tiền một cách hiệu quả. Một thứ dùng làm tiền hiệu quả thì cần một số đặc tính sau: • Được chấp nhận rộng rãi • Chất lượng chuẩn hó • Thuận tiện cho lưu thông • Khả năng chia nhỏ được *Tồn tại lâu dài • Khó làm giả Câu 2: a) Bạn hãy trình bày về hai cấp tạo tiền trong nền kinh tế. b) Giả sử chính phủ liên tục thâm hụt ngân sách và tài trợ bằng cách phát hành trái phiếu cho ngân hàng trung ương. Bạn hãy cho biết điều này ảnh hưởng thế nào đến cung tiền? c) Giả sử chính phủ liên tục thâm hụt ngân sách và phải tài trợ bằng cách bán trái phiếu cho khối tư nhân. Bạn cho biết điều này sẽ ảnh hưởng ra sao đến cung tiền Trả lời: a) Có hai cấp tạo tiền trong nền kinh tế tạo tiền căn bản (tạo tiền cấp 1): tiền được tạo ra từ các giao dịch giữa khối nhà nước và khối tư nhân, bao gồm ba loại giao dịch : - Giao dịch ngân sách của chính phủ - Giao dịch ngoại hối của Ngân hàng trung ương - Giao dịch trái phiếu chính phủ của Ngân hàng trung ương Tạo tiền thứ cấp (tạo tiền cấp 2): tiền được tạo thông qua hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng. Qua chu trình nhận tiền gửi – cho vay – nhận tiền gửi, hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra vô số các tài khoản và các tài khoản này cũng được coi là tiền. b) Khi chính phủ thâm hụt ngân sách và phát hành trái phiếu chính phủ cho Ngân hàng trung ương, lượng ti ền đã có trong nền kinh tế vẫn sẽ không thay đổi vì họ không giao dịch với khối tư nhân. Chính phủ sẽ nhận được một khoản tiền tương ứng từ Ngân hàng trung ương để chi tiêu. Hoạt động 2 chi tiêu này sẽ bơm lượng tiền vừa huy động được vào nền kinh tế, khiến tổng lượng tiền tăng lên tương ứng. c) Khi chính phủ thâm hụt ngân sách và phát hành trái phiếu cho khối tư nhân, điều này sẽ không làm thay đổi cung tiền do lượng tiền được rút ra từ nền kinh tế từ việc bán trái phiếu chính phủ cho tư nhân lại được chính phủ bơm lại vào nền kinh tế dưới dạng chi tiêu chính phủ. Câu 3: a) Ngân hàng trung ương có những công cụ nào để thực hiện chính sách tiền tệ? b) Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách tác động vào lãi suất ngắn hạn thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Bạn hãy cho biết cách thức Ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất ngắn hạn thông qua thị trường mở là như thế nào? c) Theo bạn, nghiệp vụ thị trường mở có hạn chế là gì? Trả lời: a) Ngân hàng trung ương có hai loại công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ Công cụ trực tiếp: Ngân hàng trung ương tác động trực tiếp để thay đổi hành vi của các thành viên thị trường theo hướng mình mong muốn: - Quota tín dụng. - Trần lãi suất. - Quota tái chiết khấu. - Định hướng tư tưởng. Công cụ gián tiếp: Ngân hàng trung ương dùng cơ chế thị trường để thay đổi hành vi của các thành viên t ham gia thị trường theo hướng mình mong muốn. - Nghiệp vụ thị trường mở: ngân hàng trung ương mua bán trái phiếu chính phủ. - Tái chiết khấu: cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng. - Tỉ lệ dự trữ bắt buộc: thường ít sử dụng do ảnh hưởng mạnh và lên toàn bộ hệ thống. b) Ngân hàng trung ương có thể thay đổi lãi suất ngắn hạn thông qua nghiệp vụ thị trường mở bằng cách mua hoặc bán trái phiếu chính phủ để điều chỉnh lượng tiền mặt trên hệ thống thanh toán. Khi ngân hàng trung ương muốn tăng lãi suất ngắn hạn, họ sẽ bán ra trái phiếu chính phủ để rút bớt tiền ra khỏi hệ thống thanh toán. Khi một số ngân hàng thiếu tiền để thực hiện thanh toán, họ sẽ gia tăng đi vay và sẽ làm tăng lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng. Khi ngân hàng trung ương muốn giảm lãi suất ngắn hạn, họ sẽ mua lại trái phiếu chính phủ để bơm thêm tiền vào khỏi hệ thống thanh toán. Khi một số ngân hàng thừa tiền để thực hiện thanh toán, họ sẽ gia tăng đi cho vay và sẽ làm giảm lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng. c) Nghiệp vụ thị trường mở có hạn chế là ngân hàng trung ương phải duy trì được một thị trường trái phiếu có tính thanh khoản cao. Thứ hai là nghiệp vụ thị trường mở sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng nên sẽ không phù hợp lắm khi Ngân hàng trung ương chỉ muốn can thiệp vào thanh khoản của một vài ngân hàng riêng biệt. 3 Câu 4: Ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm xác định, thi hành, và duy trì chính sách tiền tệ. a) Các mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì và cho ví dụ về mục tiêu của chính sách tiền tệ hiện tại của chính phủ? b) Bạn hãy trình bày ba khó khăn mà Ngân hàng trung ương có thể gặp phải khi thực hiện chính sách tiền tệ? c) Theo bạn, thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả có thể tách rời hoàn toàn với chính sách tài khóa được không? Giải thích? Trả lời: a) Chính sách tiền tệ thường hướng tới 6 mục tiêu chính: - Ổn định giá cả - Tạo việc làm - Tăng trưởng kinh tế - Ổn định hệ thống tài chính - Ổn định lãi suất - Ổn định tỉ giá Trong hiện tại, chính phủ đang theo đuổi mục tiêu ổn định lạm phát b) Khi thực hiện chính sách tiền tê, ngân hàng trung ương thường gặp ba khó khăn sau - Không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc. Trong 6 mục tiêu đã nêu, có một số mục t iêu hầu như không thể đi đôi với nhau, ví dụ: tăng trưởng kinh tế cao và kiềm chế lạm phát. - Ngân hàng trung ương chỉ tác động gián tiếp lên nền kinh tế nên kết quả không đảm bảo như mong muốn. Kết quả cuối cùng còn phụ thuộc vào phản ứng của các thành viên tham gia trong nền kinh tế với chính sách của ngân hàng trung ương - Thông tin thị trường có độ trễ nhất định khiến việc ra quyết định có thể không kịp thời. Ngoài ra, chính sách ban hành cũng cần một thời gian mới phát huy tác dụng, tạo ra độ trễ chính sách, khiến chính sách tiền t ệ có thể tác động không đúng lúc. c) Thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả đôi khi cần phải phối hợp với chính sách tài khóa vì hiện trạng ngân sách của chính phủ cũng sẽ có tác động lên tổng cung tiền trong nền kinh tế. Nếu ngân 4 sách chính phủ bị thâm hụt, nghĩa là chính phủ thu ít tiền hơn là chi ra cho nền kinh tế, một khối lượng tiền tương ứng đã bị bơm vào nền kinh tế (và ngược lại đối với trường hợp thặng dư ngân sách). Câu 5: a) Bạn hãy cho biết cơ chế tác động của thay đổi cung tiền lên lãi suất và điều này sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế ra sao? b) Theo lý luận ở câu (a), để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì Ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ ra sao? c) Lãi suất thay đổi sẽ tác động lên hoạt động của các khu vực khác nhau trong nền kinh tế với các khung thời gian khác nhau. Bạn hãy giải thích câu nói trên? Trả lời: a) Khi cung tiền trên hệ thống thanh toán giảm, một số ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản sẽ tăng đi vay, khiến lãi suất ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng gia tăng. Nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian, các ngân hàng phải điều chỉnh lại hoạt động của mình, khiến các lãi suất khác trong hệ thống như lãi suất cho vay ngắn hạn, cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, lãi suất huy động,…, tăng theo. Khi lãi suất tăng thì các khu vực kinh tế nhạy cảm với lãi suất như bất động sản, cho vay xây dựng nhà máy, tín dụng tiêu dùng,… sẽ giảm tăng trường. Khó khăn trong các khu vực này sẽ dần dần lan truyền qua các khu vực khác trong nền kinh t ế, khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại. b) Nếu muốn tăng tốc nền kinh tế, ngân hàng trung ương sẽ bơm thêm tiền vào hệ thống thanh toán. Các ngân hàng khi thừa tiền để thanh toán, sẽ tìm cách cho vay lượng tiền dôi dư này, khiến lãi suất liên ngân hàng giảm. Nếu tình trạng này kéo dài, các lãi suất khác trong hệ thống cũng sẽ dần dần giảm theo. Các hoạt động kinh tế nhạy cảm với lãi suất sẽ tăng trưởng mạnh. Tác động này dần dần lan ra các ngành khác trong nền kinh tế, khiến kinh tế tăng trưởng cao hơn. c) Khi lãi suất thay đổi, các hoạt động ở các khu vực nhạy cảm với lãi suất như tín dụng mua nhà, bất 5 động sản, tín dụng xây dựng nhà máy mới,…, sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên. Các khu vục kinh tế khác ít chịu ảnh hưởng của lãi suất sẽ bị ảnh hưởng sau và có thể chịu hiệu ứng lan tỏa từ thay đổi trong các khu vực nhạy cảm với lãi suất Câu 6:a) Theo bạn, „chính sách tiền t ệ ‟ có nghĩa là gì? b) Theo bạn, khu vực nào trong hệ thống tài chính có vai trò quyết định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ? c) Bạn hãy cho biết quy trình thực hiện chính sách tiền tệ gồm những bước nào? d) Theo bạn, đối tượng cụ thể mà các ngân hàng trung ương thường chọn để tác động phải thỏa mãn những điều kiện gì? Ở Việt Nam, đối tượng cụ thể đó là gì? Trả lời: a) Chính sách tiền tệ là quy trình mà trong đó ngân hàng trung ương thay đổi cung tiền để đạt tới một mục tiêu kinh tế nào đó. b) Theo em, khu vực ngân hàng là khu vực có vai trò quyết định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ v ì đây chính là khu vực tạo cung tiền và tín dụng chính cho nền kinh tế. c) Quy trình thực hiện chính sách tiền tệ thường có 4 bước. • Xác định mục tiêu: ngân hàng trung ương có thể lựa chọn một trong sáu mục tiêu sau: - Ổn định giá cả - Tạo việc làm 6 - Tăng trưởng kinh tế - Ổn định hệ thống tài chính - Ổn định lãi suất - Ổn định tỉ giá • Xác định đối tượng mà ngân hàng trung ương tác động vào để đạt mục tiêu. Ngân hàng trung ương phải chọn một trong hai đối tượng là quản lý lãi suất hoặc quản lý tổng cung tiền • Xác định đối tượng cụ thể. Đối tượng tổng thể có thể quá rộng lớn hoặc có nhiều nhân tố ảnh hưởng, ngân hàng trung ương sẽ phải chọn một đối tượng cụ thể để tác động vào để điều khiển đối tượng tổng thể. • Chọn công cụ. Ngân hàng trung ương có thể chọn công cụ để tác động vào đối tượng cụ thể: công cụ hành chính trực tiếp (ví dụ quota tín dụng, trần lãi suất,…) hoặc công cụ thị trường (nghiệp vụ thị trường mở, chính sách tái chiết khấu,…) d) Đối tượng cụ thể được chọn phải thỏa mãn điều kiện : đo lường được, dự đoán được, quản lý được. Ở Việt Nam, đối tượng cụ thể của chính sách tiền tệ là lãi suất liên ngân hàng cực ngắn hạn Câu 7: Giả sử bạn đang sống trong một nền kinh tế thị trường thông thường. Bạn hãy cho biết: a) Cấu trúc của hệ thống tài chính gồm những thành phần nào? b) Bạn hãy cho biết chức năng của hệ thống tài chính là gì? Theo bạn, chức năng nào là chức năng chính của hệ thống tài chính? c) Như thế nào là lưu thông vốn thông qua thị trường tài chính và lưu thông vốn thông qua tổ chức trung gian? Cho ví dụ về mỗi loại? d) “ Một hệ thống tài chính hiệu quả sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”. Em hãy bình luận về nhận định trên. Trả lời: a) Cấu trúc hệ thống tài chính gồm ba phần: • Các thị trường tài chính: nơi người thừa vốn và thiếu vốn tương tác trực tiếp để lưu thông vốn. Ví dụ: thị trường chứng khoán. 7 • Các tổ chức tài chính trung gian: đứng ra huy động vốn từ người thừa vốn và cho người thiếu vốn vay lại.Ví dụ: ngân hàng, công ty tài chính. • Các tổ chức quản lý: quản lý và giám sát để bảo đảm hệ thống tài chính hoạtđộng hiệu quả. Ví dụ NHNN giám sát hệ thống thương mại. b) Chức năng của hệ thống tài chính là: • Huy động và phân phối vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn. • Giúp thành viên tham gia phân phối thu nhập hiện tại giữa tiêu dùng và tiết kiệm để đạt được các mục tiêu tiêu dùng trong tương lai theo mong muốn. • Giúp chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ. Chức năng chính là huy động và phân phối vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn. c) Lưu thông vốn qua thị trường tài chính nghĩa là lưu thông vốn bằng cách người thừa vốn tương tác trực tiếp với người thiếu vốn để lưu chuyển vốn. Ví dụ: thị trường chứng khoán. Lưu thông vốn thông qua trung gian nghĩa là nguồn vốn được các tổ chức tài chính trung gian huy động từ người thừa vốn rồi cho người thiếu vốn vay lại. Ví dụ: NHTM, công ty tài chính,… d) Một hệ thống tài chính hiệu quả sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. • Thứ nhất, một hệ thống tài chính hiệu quả sẽ huy động và phân phối vốn tới nơi sử dụng vốn hiệu quả nhất, giúp đầu tư và sản xuất hiệu quả hơn, kéo theo nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt hơn. • Thứ hai, hệ thống tài chính hiệu quả sẽ giúp nhà đầu tư phân phối vốn giữa tiêu dùng và tiết kiệm hiệu quả hơn, từ đó tăng lợi ích kinh tế, thúc đẩy niềm tin, và gia tăng đầu tư vào nền kinh tế. • Thứ ba, hệ thống tài chính hiệu quả giúp chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ dễ dàng hơn và góp phần làm nền kinh tế ổn định hơn. Câu 8: Giả sử bạn là giám đốc tài chính của một doanh nghiệp a) Bạn hãy phân biệt thị trường vốn và thị trường tiền tệ? Cho ví dụ về mỗi loại thị trường. b) Bạn hãy cho biết thị trường vốn và thị trường tiền tệ có thể đáp ứng những nhu cầu tài chính nào của doanh nghiệp mình. c) Một doanh nghiệp chào bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên để huy động vốn cho một dự án đầu tư. Theo bạn, công ty đó đang tham gia thị trường vốn hay thị trường tiền tệ? Giải thích? d) Nếu bạn đang kẹt tiền thanh toán đơn hàng trong vài ngày tới, bạn có thể vay ở thị trường nào? 8 Giải thích? Trả lời: a) Thị trường tiền tệ là nơi giao dịch các loại tài sản tài chính có kỳ hạn dưới 12 tháng. Các tài sản tài chính này còn có thanh khoản, chuẩn hóa rất cao và thường được đảm bảo bởi tài sản của người đi vay. Ví dụ: thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường tiền tệ liên công ty, thị trường tín phiếu,… Thị trường vốn là nơi giao dịch các tài sản tài chính có kỳ hạn trên 12 tháng. Ví dụ: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu. b) Thị trường tiền tệ thường được dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp và chính phủ. Thị trường vốn thường được dùng để đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư dài hạn. c) Theo em, công ty đang tham gia thị trường vốn vì thị trường vốn là nơi cung cấp vốn dài hạn cho người đi vay. d) Nếu doanh nghiệp đang kẹt tiền thanh toán đơn hàng trong vài ngày tới thì họ nên vay vốn trên thị trường ti ền t ệ vì bản chất các khoản vay là rất ngắn hạn và để phục vụ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp mà thôi. Câu 9: a) Bạn hãy phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp? b) Bạn hãy cho biết chức năng của từng thị trường trên?Nếu bạn muốn vay tiền để thực hiện một dự án đầu tư dài hạn và chọn cách vay trên thị trường cổ phiếu, bạn sẽ vay trên thị trường sơ cấp hay thứ cấp? Giải thích? c) Theo bạn, thị trường sơ cấp hay thứ cấp sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung? Giải thích? d) Tại sao sự tồn tại của một thị trường thứ cấp phát triển sẽ góp phần quan trọng vào sự hiệu quả của thị trường sơ cấp? Trả lời: a) Thị trường sơ cấp là nơi các doanh nghiệp thiếu vốn phát hành các tài sản tài chính lần đầu tiên cho nhà đầu tư để huy động vốn. Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi những tài sản tài chính đã có trên thị trường giữa những nhà đầu tư với nhau. b) Chức năng của thị trường sơ cấp là nơi các doanh nghiệp huy động vốn dành cho kinh doanh.Chức nằng của thị trường thứ cấp là nơi các nhà đầu tư trao đổi những tài sản tài chính lẫn nhau để thỏa mãn yêu cần cá nhân. Nếu phải vay tiền thực hiện một dự án đầu tư dài hạn và chọn vay trên thị trường cổ phiếu, doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường sơ cấp vì đây là nơi doanh nghiệp phát hành các tài sản tài chính lần đầu ra công chúng để huy động vốn. c) Thị trường sơ cấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tăng trưởng của nền kinh tế vì đây chính là nơi các doanh nghiệp phát hành tài sản tài chính để huy động vốn cho đầu tư. Thị trường sơ cấp sẽ quyết 9 định các doanh nghiệp sẽ huy động được bao nhiêu vốn. Thị trường sơ cấp hiệu quả thì lượng vốn doanh nghiệp huy động được sẽ nhiều hơn và nguồn vốn sẽ được chuyển tới các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất, theo đó, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung. d) Thị trường thứ cấp không tham gia vào quá trình huy động và phân phối vốn nên không ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng nền kinh tế nhưng sự tồn tại của một thị trường thứ cấp hiệu quả sẽ mang lại tiện ích cho các nhà đầu tư như nhu cầu thanh khoản, nhu cầu tránh rủi ro, nhu cầu thay đổi cấu trúc thời gian của các khoản đầu tư,…, từ đó, tạo tâm lý lạc quan và an tâm cho nhà đầu tư, thúc đẩy nhà đầu tư tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn vào thị trường sơ cấp. Câu 10: a) Lưu thông vốn thông qua tổ chức trung gian là gì? Cho vd về 3 tổ chức trung gian tc mà bạn biết? b) Lưu chuyển vốn thông qua thị trường tài chính là gì? Cho vd về 2 thị trường tài chính mà bạn biết? c) Những lợi ích của lưu thông vốn gián tiếp là gì? d) Bạn hãy cho biết những thuận lợi của hình thức lưu chuyển vốn thông qua thị trường tài chính khiến hình thức này vẫn có thể tồn tại song song với các hình thức lưu chuyển vốn khác? Trả lời: a) Lưu chuyển vốn thông qua trung gian là hình thức lưu chuyển vốn mà ở đó, các tổ chức tài chính đứng ra huy động vốn từ người thừa vốn và cho người thiếu vốn vay. Sự khác biệt giữa lưu chuyển trực tiếp và lưu chuyển vốn qua trung gian nằm ở mối quan hệ giữa người tiết kiệm, người đi vay, và trung gian. Tổ chức trung gian có vai trò tích cực trong quá trình lưu chuyển bằng việc cho người đi vay vay tiền và thu lại các tài sản tài chính từ người vay. Người tiết kiệm nhận được tài sản tài chính được phát hành bởi tổ chức trung gian. Do đó, có mối liên hệ hợp đồng tồn tại giữa người tiết kiệm và tổ chức tài chính trung gian nhưng không phải vớ i ngườ i đi vay. Tổ chức trung gian sẽ thụ hưởng lợi nhuận và chịu rủi ro từ các tài sản tài chính này. Ví dụ về tổ chức trung gian: ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng. b) Lưu chuyển vốn thông qua thị trường là hình thức lưu chuyển vốn mà ở đó người thừa vốn và người thiếu vốn tương tác trực tiếp với nhau để lưu thông vốn. Ví dụ: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ. c) Những lợi ích của lưu thông vốn qua tổ chức tài chính trung gian là: • Chuyển đổi tài sản • Chuyển đổi kỳ hạn • Phân tán rủi ro tín dụng • Cung ứng thanh khoản • Giảm chi phí phân phối vốn d) Lợi ích của lưu thông vốn thông qua thị trường: • Không phải chịu phí trung gian. 10 • Cho phép tiếp cận nhiều thị trường khác nhau, tạo điều kiện phân tán nguồn thu hút vốn, làm giảm rủi ro phải dựa vào một nguồn cấp vốn duy nhất.  Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về các dạng tài sản tài chính phát hành để huy động vốn. Câu 11: Giả sử bạn đọc mẩu tin sau trên báo: […] Theo NHNN (NHNN), để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu do Quốc hội đề ra, trên cơ sở kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2011, NHNN xác định định hướng, mục tiêu và các giải pháp lớn về điều hành chính sách tiền tệ năm 2012 như sau: Thứ nhất, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và linh hoạt để ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp; thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô; hoạt động hệ thống tổ chức tín dụng an toàn, tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thứ hai, tổng phương tiện thanh toán (tức là tổng cung tiền M2) tăng khoảng 14-16%, tín dụng tăng khoảng 15-17%; lãi suất và tỷ giá được điều hành ở mức hợp lý phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô, diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối. […] Bạn hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Theo lý thuyết, bạn hãy nêu ra 6 mục tiêu cụ thể mà chính sách tiền tệ có khả năng hướng tới. b) Theo bài báo, chính sách tiền tệ của Việt Nam trong năm 2012 sẽ hướng tới những mục tiêu nào trong những mục tiêu bạn đã nêu ở câu (a). c) Về lý thuyết, một số mục tiêu cụ thể của chính sách tiền tệ có thể thực hiện cùng lúc trong khi một số mục tiêu lại khó thực hiện được cùng lúc. Em hãy giải thích ngắn gọn về khó khăn này? Em tiên liệu Việt Nam có gặp phải khó khăn này khi thực hiện chính sách tiền tệ của mình không? Giải thích? d) Theo lý thuyết, để thực hiện chính sách tiền tệ, đối tượng tổng thể mà NHNN có thể tác động là gì? Dựa trên bài báo, theo em NHNN đang chọn đối tượng (hoặc những đối tượng) tác động nào? Trả lời a) Sáu mục tiêu của chính sách tiền tệ là: • Ổn định giá cả • Tạo việc làm • Tăng trưởng kinh tế • Ổn định hệ thống tài chính • Ổn định lãi suất • Ổn định tỉ giá b) Các mục tiêu của chính sách tiền tệ như trong bài báo là: • Ổn định lạm phát • Ổn định hệ thống tài chính • tăng trưởng hợp lý • Ổn định tỉ giá c) Trong số các mục tiêu của chính sách tiền tệ, có một số chính sách có thể thực hiện cùng nhau (ví dụ: ổn định hệ thống tài chính và ổn định lãi suất), nhưng cũng có một số mục tiêu khó đi cùng nhau (ví dụ: ổn định lạm phát và tăng trưởng kinh tế). Trong trường hợp của Việt Nam, chúng ta sẽ gặp [...]... khăn trong vi c thực hiện cả bốn mục tiêu của chính sách tiền tệ vì hai mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế thường khó đi chung với nhau Lý do là vì khi muốn giảm lạm phát, NHNN phải giảm cung tiền, dẫn tới giảm tổng cầu Tuy nhiên, khi tổng cầu giảm thì tình hình sản xuất chung của nền kinh tế sẽ bị định trệ, dẫn tới ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế d) Theo lý thuyết, để... ngày về hưu và đang cân nhắc hợp đồng với Công ty Bảo Hiểm ABC Hợp đồng này sẽ cung cấp một khoản tiền cố định hằng năm cho tới khi chết và đổi lại, bạn phải trả cho công ty một khoản tiền khi kí kết hợp đồng Theo tính toán của công ty, bạn được kỳ vọng sẽ sống thêm 15 năm a) Nếu Công ty ABC dùng lãi suất gộp 10% mỗi năm và kỳ vọng tuổi thọ như trên để tính toán, bạn phải trả bao nhiêu để mua hợp đồng... thuyết, để thực hiện chính sách tiền tệ, NHNN có thể tác động vào tổng cung tiền hoặc lãi suất Tuy nhiên, theo như bài báo thì NHNN sẽ tác động đến cả hai đối tượng; điều tiết tổng cung tiền tăng trưởng ở mức 14 – 16% và điều tiết lãi suất phù hợp Câu 12: Giả sử bạn đọc mẩu tin sau trên báo: Trong tuần đến ngày 23.12, NHNN quay trở lại hút ròng trên thị trường mở (OMO) với tổng lượng tiền theo một con... giá và lượng cung là đồng biến o Giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào: quan hệ giữa giá yếu tố đầu vào và cung sản phẩm đầu ra là nghịch biến o Công nghệ: công nghệ thay đổi tác động đến năng suất và làm cung thay đổi o Các chính sách của chính phủ: một số chính sách tác động làm tăng cung như trợ giá, trợ cấp, bù lỗ, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp,…; một số chính sách tác động làm cung giảm như chính. .. sử chi trả diễn ra vào cuối năm)? b) Bạn vừa ký hợp đồng thì lãi suất thị trường giảm xuống còn 5% Bạn hãy tính giá của hợp đồng theo lãi suất mới? Giả sử tất cả các điều khoản trong hợp đồng bạn đã ký đều không thay đổi, theo bạn là bạn đã lời hay lỗ và bao nhiêu?c) Nếu nam về hưu vào năm 60 tuổi, nữ về hưu năm 55 tuổi và bạn có 10,000 USD trong hiện tại và bạn 30 tuổi Bạn bỏ vào tài khoản tiết kiệm... NPV(B) > 0 nên dự án B vẫn khả thi trong điều kiện lãi suất mới c) Nếu chọn huy động vốn qua thị trường tài chính, em có thể chọn huy động qua thị trường cổ phiếu hoặc /và thị trường trái phiếu d) Thị trường sơ cấp là nơi các doanh nghiệp thi u vốn phát hành các tài sản tài chính lần đầu tiên cho nhà đầu tư để huy động vốn Thị trường thứ cấp là nơi trao đổi những tài sản tài chính đã có trên thị trường... trong đó thể hiện phần lãi và gốc mà tập đoàn phải trả mỗi năm và phần gốc còn lại vào cuối mỗi năm c) Tới kì trả nợ thứ 4, lãi suất được ngân hàng điều chỉnh lên 15% Bạn hãy tính số tiền mà tập đoàn phải trả góp trong những năm còn lại d) AVN gặp khó khăn tài chính và đàm phán xin giãn nợ để trả khoản nợ còn lại trong 10 năm kế tiếp Các ngân hàng đồng ý với điều kiện lãi suất áp dụng cho phần nợ còn lại... 108347.1 (USD) và sau khi mua hợp đồng ở câu (a), ta còn dư 108347.1 – 76060.8 = 32286.26 (USD) TÀI LIỆU HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC VI MÔ Câu 1 Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến cầu (Nêu được các yếu tố ảnh hưởng; nêu được mối quan hệ giữa các yếu tố với cầu) o Giá cả của bản thân hàng hoá: mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu là nghịch biến o Giá cả của những hàng hoá có liên quan:  Hàng hoá có tính chất... 5000 a) Với lãi suất 12%, theo em dự án nào là khả thi? b) Khi lãi suất trên thị trường tăng lên 17%, dự án nào là khả thi? c) Trong tình hình thắt chặt tiền tệ và hạn chế tín dụng ngân hàng, bạn cân nhắc huy động vốn thông qua thị trường tài chính Em hãy cho biết một số thị trường mà em có thể thực hiện được vi c này d) Em hãy phân biệt thị trường sơ cấp và thứ cấp Em dùng thị trường nào để thực hiện... được tồn tại một hãng duy nhất và doanh nghiệp đó trở thành doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn Trong hầu hết mọi trường hợp doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước nên độc quyền do nguyên nhân này được gọi là độc quyền nhà nước Do tính kinh tế theo quy mô: một số ngành có tính kinh tế theo quy mô (như ngành xi măng, ngành hàng không, ngành sản xuất máy bay,…), tức là khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, . 1 HỌC PHẦN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Câu 1: a) Hãy cho biết chức năng của tiền trong nền kinh tế. Theo bạn, chức năng nào là chức năng chính? b) Tiền có nhất thi t phải là tiền giấy không?. ích kinh tế, thúc đẩy niềm tin, và gia tăng đầu tư vào nền kinh tế. • Thứ ba, hệ thống tài chính hiệu quả giúp chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ dễ dàng hơn và góp phần làm nền kinh tế. trò quyết định trong vi c thực hiện chính sách tiền tệ v ì đây chính là khu vực tạo cung tiền và tín dụng chính cho nền kinh tế. c) Quy trình thực hiện chính sách tiền tệ thường có 4 bước. •

Ngày đăng: 08/02/2015, 12:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan