tiểu luận môn kinh doanh quốc tế hoạt động kinh doanh quốc tế của tesco hiện nay

9 3.7K 45
tiểu luận môn kinh doanh quốc tế hoạt động kinh doanh quốc tế của tesco hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TESCO Kinh Doanh Quốc Tế MỤC LỤC 1. Giới thiệu về Tesco và chiến lược xuyên quốc gia của Tesco. 1.1. Giới thiệu về Tesco. 1.2. Chiến lược xuyên quốc gia của Tesco. a). Phân tích và đưa ra chiến lược. b). Tiến trình xâm nhập thị trường quốc tế của Tesco. c). Thành công Tesco đạt được từ chiến lược xuyên quốc gia. d). Nguyên nhân thành công. e). Kế hoạch tấn công sang thị trường bán lẻ khổng lồ tại Mỹ. 2. Phân tích về chiến lược xuyên quốc gia của Tesco và những thành công Tesco đã đạt được. 2.1. Chiến lược mở rộng thị trường quốc tế của Tesco tại các quốc gia đang phát triển. 2.2. Những giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Tesco. 2.3. Hợp tác liên doanh giữa Tesco và các đối tác tại địa phương. 2.4. Sự khác biệt khi Tesco tấn công sang thị trường Mỹ. 3. Hoạt động kinh doanh quốc tế của Tesco hiện nay. Nhóm 10 Lớp HCK7_A2 Page 1 TESCO Kinh Doanh Quốc Tế 1. Giới thiệu về Tesco và chiến lược xuyên quốc gia của Tesco. 1.1. Tesco Tesco là nhà bán lẻ hàng tạp hóa lớn nhất ở Vương quốc Anh, với 25% thị phần tại thị trường nội địa. Tesco nổi tiếng với thế mạnh đến từ năng lực mạnh mẽ trong hoạt động Marketing, dịch vụ hậu mãi, lựa chọn vị trí cửa hàng, quản lý hàng tồn kho, và nhãn hiệu sản phẩm dịch vụ riêng của mình. Đến đầu những năm 1990, các thế mạnh này giúp công ty vươn lên vị trí hàng đầu tại Vương quốc Anh. Cụ thể hơn là ở Anh Quốc, cứ 8 đồng người ta rút ra khỏi ví để chi tiêu thì có 1 đồng chạy vào các cửa hàng phân phối của Tesco, và hàng của hãng cũng chiếm tới 1/3 trong tổng số các tạp phẩm tiêu dùng ở Anh. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, Anh Quốc cũng như các nơi khác ngập tràn sản phẩm của các "đại gia" phân phối hàng đầu thế giới, vì thế sự xuất hiện của Tesco được coi là một "hiện tượng". Theo Andrew Simms - chuyên gia Quỹ Kinh tế học mới (New Economic Foundation) đánh giá: "Thành công của Tesco là sự kết hợp nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo cách thức làm ăn của các hãng hàng đầu thế giới". Giống như nhà phân phối Wal - Mart của Mỹ, Tesco cũng chủ trương mở rộng phạm vi hoạt động. Nhưng ở Tesco còn mang đậm phong cách Dell - nhà phân phối máy tính hàng đầu của Mỹ: "Tìm lợi ích cho mình từ việc cung cấp tiện ích cho người tiêu dùng". 1.2. Chiến lược xuyên quốc gia của Tesco. a). Phân tích và đưa ra chiến lược. Quá trình hình thành và phát triển thành công tại Anh đã giúp Tesco tạo ra được dòng tiền mạnh mẽ, và quản lý cấp cao đã phải quyết định làm thế nào để sử dụng dòng tiền này hiệu quả. Một trong những chiến lược đưa ra là mở rộng ra thị trường nước ngoài. Khi Công ty xem xét việc mở rộng ra thị trường quốc tế, họ nhanh chóng đưa ra kết luận rằng cơ hội tốt nhất không nằm ở các thị trường đã được thiết lập, chẳng hạn như ở Bắc Mỹ và Tây Âu, nơi mà các đối thủ cạnh tranh mạnh của địa phương đã tồn tại, nhưng tại các thị trường mới nổi ở Đông Âu và châu Á, nơi có ít có khả năng các đối thủ cạnh tranh lại tồn tại các xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ tiềm ẩn. b). Tiến trình xâm nhập thị trường quốc tế của Tesco. - 1994, tấn công vào thị trường Hungary, chiếm được 51% cổ phần trên toàn cầu, 43-chuỗi cửa hàng, tạp hóa thuộc sở hữu nhà nước. - Đến năm 2004, Tesco đã dẫn đầu thị trường ở Hungary, với khoảng 60 cửa hàng và 14% thị phần thị trường. - Trong năm 1995, Tesco mở rộng thêm 31 cửa hàng ở Ba Lan từ Stavia; một năm sau đó thêm 13 cửa hàng mua từ Kmart tại Cộng hòa Séc và Xlô-va-ki-a, và năm sau, Công ty lại tấn công vào Cộng hòa Ireland. - Tesco mở rộng châu Á bắt đầu vào năm 1998 tại Thái Lan khi mua 75% của Lotus, một nhà bán lẻ thực phẩm tại địa phương với 13 cửa hàng. Xây dựng trên cơ sở đó, Tesco đã có 64 cửa hàng tại Thái Lan năm 2004. - Năm 1999, công ty đã tấn công vào Hàn Quốc, nơi hợp tác với Samsung để phát triển một chuỗi các đại siêu thị. - Tiếp theo đó là mở rộng vào thị trường Đài Loan năm 2000, Malaysia vào năm 2002 và Trung Quốc năm 2004. Quyết định tấn công vào Trung Quốc được đưa ra sau khi ba năm nghiên Nhóm 10 Lớp HCK7_A2 Page 2 TESCO Kinh Doanh Quốc Tế cứu cẩn thận và thảo luận với các đối tác tiềm năng. Giống như nhiều công ty phương Tây khác, Tesco đã bị Trung Quốc thu hút bởi quy mô thị trường lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Cuối cùng, Tesco liên doanh 50/50 với Hymall, một chuỗi siêu thị được kiểm soát bởi Ting Hsin, một nhóm người Đài Loan đã hoạt động tại Trung Quốc trong sáu năm. Hiện nay, Hymall có 25 cửa hàng ở Trung Quốc, và có kế hoạch mở thêm 10 cửa hàng mỗi năm. Ting Hsin là giải pháp phù hợp cho việc đầu tư của Tesco tại Trung Quốc, nhằm giảm rủi ro mà Tesco phải đối mặt ở Trung Quốc. c). Thành công Tesco đạt được từ chiến lược xuyên quốc gia. Vào đầu năm 2005 Tesco có 814 cửa hàng bên ngoài Vương quốc Anh, tạo ra 9,2 tỷ bảng doanh thu hàng năm. Ở Vương quốc Anh, Tesco đã có 1.900 cửa hàng, tạo ra 32 tỷ bảng. Việc bổ sung các cửa hàng quốc tế đã giúp Tesco trở thành công ty lớn thứ tư trên thị trường hàng tạp hóa toàn cầu sau Wal-Mart, Carrefore của Pháp, và Ahold của Hà Lan. Tuy nhiên có thể nói Tesco là trường hợp thành công nhất thế giới. Đến năm 2005, tất cả các liên doanh nước ngoài của Tesco đều thu được lợi nhuận. d). Nguyên nhân thành công. - Đầu tiên, công ty đã tập trung vào việc chuyển giao giá trị cốt lõi của nó đến các dự án liên doanh mới. Đồng thời, Tesco đã không để các nhà quản lý người nước ngoài điều hành hoạt động tại các cửa hàng địa phương, mà Tesco đã thuê các nhà quản lý địa phương và hỗ trợ họ với các chuyên gia hàng đầu từ Vương quốc Anh. - Thứ hai, công ty tin tưởng rằng quan hệ đối tác chiến lược ở châu Á là một tài sản rất lớn. Tesco đã hợp tác với các công ty lớn có hiểu biết sâu sắc về thị trường mà họ đang tham gia, nhưng lại thiếu sức mạnh tài chính và khả năng bán lẻ như Tesco. Do đó, cả Tesco và các đối tác của Tesco đã mang lại những tài sản hữu ích trong việc liên doanh, giúp Tesco tăng khả năng thành công. Khi thiết lập quan hệ liên doanh, Tesco thường tăng cổ phần sở hữu tại đối tác của mình. Như vậy, theo kế hoạch hiện nay, vào năm 2011 Tesco sẽ sở hữu 99% của Homeplus, chuỗi siêu thị của Hàn Quốc. Khi liên doanh được thành lập, Tesco đã sở hữu 51%. - Thứ ba, công ty đã tập trung vào các thị trường có tiềm năng tăng trưởng tốt nhưng không có đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ tại bản địa, đây chính là mảnh đất màu mỡ cho hoạt động mở rộng quy mô quốc tế của Tesco. e). Kế hoạch tấn công sang thị trường bán lẻ khổng lồ tại Mỹ. Trong tháng 3 năm 2006, Tesco đã tiến hành chiến lược mở rộng thị trường quốc tế của mình với cấp độ tiếp theo khi Tesco công bố sẽ tấn công vào hệ thống bán lẻ tại Mỹ. Hiện tại, các cửa hàng Tesco Express thì nhỏ hơn, nhưng chất lượng cao hơn so với các cửa hàng tạp hoá khác, các cửa hàng này có tính năng cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về các loại thực phẩm chuẩn bị sẵn và tốt cho sức khoẻ. Tesco sẽ bắt đầu gia nhập vào thi trường ở bờ biển phía Tây, số vốn đầu tư là 250 triệu USD mỗi năm, và dự kiến sẽ hoà vốn trong năm hoạt động thứ hai. Mặc dù có một số hoài nghi về việc này, một số quan điểm khác chỉ ra rằng Tesco ở Anh đã liên tục vượt trội so với chuỗi Asda, thuộc sở hữu của Wal-Mart. Hơn nữa, các cửa hàng Tesco Express được định vị trong tâm trí khách hàng không phải là một cái gì đó được tìm thấy ở Hoa Kỳ. 2. Phân tích về chiến lược xuyên quốc gia của Tesco và những thành công của Tesco. 2.1. Chiến lược mở rộng thị trường quốc tế của Tesco tại các quốc gia đang phát triển: Nhóm 10 Lớp HCK7_A2 Page 3 TESCO Kinh Doanh Quốc Tế - Tránh đối đầu với các “đại gia”- Đi tìm các khe hở. Ở Bắc Mỹ và Tây Âu, nơi tồn tại rất nhiều các đối thủ cạnh tranh mạnh của địa phương. Không có tiềm lực tài chính hùng hậu như Wal - Mart của Mỹ hay Carrefour của Pháp, Tesco luôn phải tự tìm cho mình những khe hở trên thị trường. Những năm cuối thập kỷ 90 khi nhiều nhà phân phối lớn thờ ơ với sức mua yếu ớt của người tiêu dùng Đông Âu thì Tesco lại tìm đến Hungary, Slovakia và Poland, bắt tay với các nhà phân phối địa phương. Sự hợp tác đó đã giúp Tesco tận dụng được sự hiểu biết về thị hiếu người tiêu dùng địa phương và giảm nhẹ được những chi phí mở rộng hoạt động. Với chiến lược tránh đối đầu với các "đại gia" nên Tesco đa chủ động chế việc bành trướng ở thị trường Tây Âu, - Tận dụng quy mô thị trường lớn và tốc độ tăng trưởn nhanh chóng ở Châu Á. Tại các thị trường mới nổi ở Đông Âu và châu Á như Thái Lan Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, nơi có ít có khả năng các đối thủ cạnh tranh lại tồn tại các xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ tiềm ẩn. Tesco đã huyển hướng vào thị trường Trung Quốc theo sau sự hợp tác chặt chẽ với các nhà phân phối Đài Loan để đi trước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường tiêu dùng đông đảo nhưng còn bỡ ngỡ với cung cách mua sắm thời công nghiệp. Và thị trường hơn 1 tỷ dân này không chỉ cho Tesco cơ hội phát triển, mà còn giúp hãng cạnh tranh ngang ngửa với cả Wal - Mart và Carrefour. Tìm kiếm lỗ hổng để tận tâm thoả mãn nhu cầu "thượng đế" cũng đã giúp Tesco vững bước tiến vào thị trường khó tính Nhật Bản, nơi mà trước đó ít lâu nhà phân phối lớn thứ 2 thế giới -Carrefour của Pháp phải "bỏ của chạy lấy người". 2.2. Những giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Tesco. - Công ty đã dành sự chú ý đáng kể trong việc chuyển giao khả năng cốt lõi trong việc phân phối hàng hóa bán lẻ đến các liên doanh mới của mình. Cùng lúc đó, Tesco chủ động thuê những người quản lý địa phương và giúp đỡ họ với một vài chuyên gia chỉ đạo từ Anh. Trong tất cả 2.365 cửa hàng của hãng nằm rải rác ở 13 quốc gia, Tesco luôn chú trọng việc tuyển dụng lao động địa phương. Chính lao động địa phương đã giúp Tesco phát hiện được cách tiếp cận sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng để điều chỉnh cho phù hợp. - Công ty tin tưởng rằng chiến lược hợp tác tại Châu Á là một tài sản lớn. Công ty đã hợp tác với những đối tác có kiến thức sâu rộng về thị trường họ đang làm việc nhưng thiếu nguồn lực tài chính cũng như khả năng bán lẻ. Như vậy cả Tesco và đối tác của mình đã mang đến những tài sản rất có giá trị cho sự hợp tác, giúp nâng cao khả năng thành công. - Công ty tập trung vào những thị trường có tiềm năng phát triển nhưng không có nhiều đối thủ bản địa cạnh tranh, tạo nên nền tảng cho sự mở rộng của Tesco. - Tạo sự khác biệt. Ở Tesco còn mang đậm phong cách Dell - nhà phân phối máy tính hàng đầu của Mỹ: "Tìm lợi ích cho mình từ việc cung cấp tiện ích cho người tiêu dùng". Từ những năm 1990, khi cái tên Tesco còn xa lạ trên thị trường thì nhận thức "có khách mới có mình" đã ăn sâu trong tiềm thức những người quản lý công ty. Ngay từ ngày đó, ở mỗi cửa hàng của Tesco luôn có những chương trình rút thăm có thưởng nhằm níu kéo người mua trở lại. 2.3. Hợp tác liên doanh giữa Tesco và các đối tác tại địa phương. - Lợi ích: Nhóm 10 Lớp HCK7_A2 Page 4 TESCO Kinh Doanh Quốc Tế • Mở rộng thị trường. • Tiết kiệm chi phí. • Thu được lợi nhuận cao. • Chia sẻ được rủi ro. • Tận dụng được nguồn nguyên liệu và nhân công giá rẻ. • Tesco không cần đội ngũ nhân viên nước ngoài của mình mà thuê các nhà quản lý địa phương phối hợp thực hiện để nghiên cứu và quản lý tốt thị trường mới này. - Rủi Ro: • Không còn độc quyền về quy trình sản xuất công nghệ, cơ sở dữ liệu , cách thức hoat động của công ty. • Tăng số lượng đối thủ cạnh tranh khi tham gia thị trường mới. - Giải pháp giảm rủi ro: • Nghiên cứu thị trường cẩn thận trước khi quyết định đầu tư liên doanh. • Xây dựng mở rộng thi trường ở những nơi ít đối thủ cạnh tranh. • Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp mà mình liên doanh. • Nắm vững xu hướng phát triển cũng như văn hóa, tập quán mua sắm từng địa phương. 2.4. Sự khác biệt khi Tesco tấn công sang thị trường Mỹ. - Tesco - “Cơn ác mộng” của Wal-Mart. Khi Tesco đặt bước chân đầu tiên vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ như Wal-Mart lập tức dõi theo sát sao, và thậm chí không ngần ngại “bắt chước” một số chiến lược của tập đoàn bán lẻ hùng mạnh này. Tập đoàn bán lẻ Tesco của Anh mới chỉ vào Mỹ từ năm 2007, nhưng đã kịp đặt Wal-Mart, nhà bán lẻ số 1 thế giới, vào thế phòng thủ. Tesco đã châm ngòi cho loạt “đại bác” đầu tiên bằng việc ra mắt Fresh & Easy, chuỗi cửa hàng tiện ích có diện tích mặt bằng 10.000 bộ vuông, tương đương 3.000m 2 tại nhiều thành phố ở các tiểu bang California, Nevada, và Arizona vào tháng 11/2007. - Thế mạnh: Hệ thống quản lý dữ liệu Một báo cáo của Institute of Grocery Distribution, một tập đoàn phân phối thực phẩm của Anh, đã dự đoán Tesco sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ trung bình 11%/năm từ 2008 tới năm 2012, đủ để họ vượt tập đoàn Carrefour của Pháp, trở thành nhà bán lẻ lớn thứ hai thế giới vào năm 2012. Giới phân tích cho rằng lợi thế lớn của Tesco so với các đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế, trong đó có cả tập đoàn Aldi & Lidl của Đức, là năng lực quản lý và kiểm soát hệ thống thông tin dữ liệu về hàng hoá để phục vụ việc bán hàng. Khả năng quản lý tốt dữ liệu đem đến cho Tesco hai lợi thế lớn: khả năng vận hành nhiều loại hình cửa hàng khác nhau - từ các cửa hàng tiện ích nhỏ đến mô hình đại siêu thị; và sự hiểu biết và nắm bắt thị trường tốt để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Tesco sử dụng thông tin do hãng thu thập dữ liệu Dunnhumby của Anh cung cấp, để giám sát mọi lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, từ việc thiết kế mô hình cửa hàng mới; đến bố trí, sắp xếp cửa hàng; phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng và thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại. Tesco cũng nắm quyền kiểm soát chính đối với Dunnhumby. Năm 2003, hệ thống siêu thị Kroger của Mỹ đã bắt chước Tesco, xây dựng quan hệ hợp tác với Dunnhumby tại Mỹ. Và từ đó đến nay, Dunnhumby cũng ký nhiều hợp đồng cung cấp dữ liệu cho một số nhà bán lẻ khác của Mỹ, như Home Depot, Best Buy, và Macy's. - Mô hình kinh doanh đa dạng, có nhãn hiệu riêng. Nhóm 10 Lớp HCK7_A2 Page 5 TESCO Kinh Doanh Quốc Tế Nắm rõ nhu cầu của khách hàng là chìa khoá thành công của Tesco trong việc quản lý nhiều mô hình cửa hàng khác nhau, một kỹ năng mà giới phân tích cho rằng không có nhà bán lẻ Mỹ nào sánh được. Tesco - hiện là nhà bán lẻ lớn thứ ba thế giới - đang vận hành 3.956 cửa hàng, dưới 5 mô hình, tại 13 nước. Loại cửa hàng quy mô nhỏ nhất là “Express”, cũng là mô hình cho hệ thống cửa hàng Fresh & Easy ở Mỹ, tập trung kinh doanh các loại nông sản tươi và thực phẩm chế biến sẵn dán nhãn Tesco. Quy mô lớn hơn một chút là kiểu cửa hàng “Metro” và lớn nhất là hệ thống cửa hàng “Tesco Extra” với diện tích 60.000 bộ vuông, tương đương hơn 18.000m 2 , không chỉ kinh doanh thực phẩm, mà cả đồ điện tử, quần áo và đồ gia dụng. Mới nhất, Tesco đã khai trương chuỗi cửa hàng Homeplus, kinh doanh mọi mặt hàng, trừ thực phẩm. Vài năm trở lại đây, một số nhà bán lẻ của Mỹ đã cố gắng bắt chước chiến lược của Tesco. Ví dụ, ngoài hệ thống cửa hàng tạp phẩm truyền thống, công ty Publix Super Markets còn mở các cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ mang tên Greenwise và chuỗi cửa hàng Sabor nhằm vào cộng đồng người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Thế mạnh khác của Tesco chính là các sản phẩm gắn nhãn riêng. Trong khi các nhà bán lẻ của Mỹ còn đang phải cố gắng thuyết phục khách hàng rằng các nhãn hiệu riêng của họ cũng tốt không kém gì các tên tuổi lớn, thì các sản phẩm dán nhãn Tesco đã “ung dung” chiếm lĩnh tới 60% doanh số ở nhiều nước. Các sản phẩm dán nhãn riêng của Tesco cũng chiếm hơn 70% doanh số của hệ thống cửa hàng Fresh & Easy. Trong khi đó, Wal-Mart và Carrefour chỉ có được 35% doanh số từ các sản phẩm dán nhãn riêng. Lý do là Tesco có chủng loại sản phẩm đa dạng, phủ mọi mức giá. Trên thực tế, một số sản phẩm cao cấp của Tesco, như sữa chua hay sôcôla Tesco Finest, còn bán chạy hơn các thương hiệu nổi tiếng như Cadbury và Danone tới 50%. 3. Hoạt động kinh doanh quốc tế của Tesco hiện nay. - Lợi nhuận có xu hướng giảm. Tập đoàn kinh doanh siêu thị Tesco của Anh vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh trong sáu tháng đầu tài khóa 2012-2013 kết thúc ngày 25/8, theo đó lợi nhuận trước thuế đạt 1,7 tỷ bảng (khoảng 2,7 tỷ USD), giảm 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận của tập đoàn siêu thị lớn nhất "xứ sở sương mù" bị sụt giảm kể từ năm 1994. Giám đốc điều hành Tesco Philip Clarke, cho biết lợi nhuận của Tesco sụt giảm chủ yếu là do tập đoàn này đã dành một khoản đầu tư trị giá lên tới 1 tỷ bảng nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh cũng như những siêu thị ở thị trường Anh. Theo chương trình đầu tư được công bố từ hồi tháng 4/2012, Tesco phải chi thêm 200 triệu bảng/năm để trả lương cho 8.000 nhân viên mới được tuyển dụng cho các siêu thị. Trong khi đó, Tesco cũng gặp phải những vấn đề ở các thị trường nước ngoài, với lợi nhuận giảm 17,1% xuống còn 378 triệu bảng trong nửa đầu của tài khóa 2012-2013. Vấn đề nghiêm trọng nhất là ở Hàn Quốc - thị trường lớn nhất ở châu Á của Tesco - khi mà nước này đưa ra những quy định mới, hạn chế thời gian mở cửa của các nhà bán lẻ.Theo quy định này, mỗi tháng các siêu thị của Tesco sẽ phải đóng cửa vào hai ngày Chủ nhật - vốn là những ngày thu hút nhiều khách hàng nhất - và chỉ được mở cửa từ 8 giờ sáng đến nửa đêm. Tesco, hiện là tập đoàn bán lẻ lớn thứ ba thế giới, sau Wal-Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp), ước tính những quy định mới này có thể khiến cho lợi nhuận của tập đoàn này ở thị trường Hàn Quốc giảm khoảng 100 triệu bảng trong năm nay. Ở thị trường Trung Quốc, nhu cầu của khách hàng không được như kỳ vọng so với tốc độ mở thêm các siêu thị mới của tập đoàn. Còn ở châu Âu, chính sách "thắt lưng buộc bụng" và đồng Nhóm 10 Lớp HCK7_A2 Page 6 TESCO Kinh Doanh Quốc Tế Euro bị giảm giá đã khiến cho lợi nhuận của Tesco giảm 6,8% trong nửa đầu của tài khóa 2012- 2013. - Tesco thất bại tại thị trường Nhật Bản. Năm 2012, trong tháng 9 đầy mưa bão, tập đoàn Tesco đã đưa ra một thông báo khó có thể tin được: rút khỏi Nhật Bản, sau gần một thập kỷ tham gia thị trường Nhật Bản (từ năm 2003) bằng việc mua lại chuỗi cửa hàng nội địa C-Two Network để đạt được một quy mô kinh doanh nhất định trong thị trường bán lẻ khó tính nổi tiếng này. Cho dù Tesco đã tung ra hàng loạt nhãn hiệu riêng nổi tiếng cũng như mô hình hệ thống cửa hàng quy mô nhỏ như Tesco Express vào năm 2007 và đã thành công ở thị trường hầu hết các nước châu Á khác. * Nguyên nhân Tesco thất bại tại Nhật Bản: - Xa rời chiến lược đại siêu thị (Hyper market). Ở các quốc gia châu Á khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Tesco tham gia thị trường với mô hình đại siêu thị và sau đó lấp đầy khoảng trống của thị trường bằng hệ thống các cửa hàng quy mô nhỏ với thương hiệu Tesco Express. Nhưng Nhật Bản là một ngoại lệ, C-Two Network là một nhà bán lẻ hoạt động theo mô hình cửa hàng giảm giá quy mô nhỏ chỉ trong khoảng 100 – 300 m2 tại Tokyo và các khu vực lân cận. Mô hình kinh doanh này phù hợp với cách thức kinh doanh của Tesco Express, nhưng sẽ không bao giờ giúp họ đạt được quy mô một cách nhanh chóng mà một chuỗi đại siêu thị mang lại. Luật Plan Law được ban hành vào năm 2007 về hạn chế sự phát triển loại cửa hàng quy mô lớn cũng góp phần khiến Tesco gặp khó khăn. - Chọn sai đối tác. Chiến lược điển hình của Tesco khi xâm nhập các thị trường châu Á là kết hợp với những đối tác mạnh tại địa phương như Lotus tại Thái Lan, Samsung tại Hàn Quốc…Trong khi đó, C-Two Network tại thời điểm sát nhập chỉ có 78 cửa hàng và doanh số hàng năm chỉ khoảng 0,5 tỷ đô- la Mỹ. Với bất cứ sự tưởng tượng nào dù phong phú đến đâu thì đây cũng không phải là một “ông lớn” trong thị trường bán lẻ của Nhật Bản. Hơn nữa, những cửa hàng của C-Two Network chỉ cần mức độ đầu tư rất thấp và sơ sài, lại không thuộc sở trường vận hành của Tesco. - Không mua bán, sát nhập C-Two Network chỉ là một nhà bán lẻ nhỏ, do đó Tesco cần phải hiểu rằng nó hoàn toàn không có khả năng trở thành một chuỗi cửa hàng chủ lực tại Nhật Bản. Ngay từ đầu, Ban Giám đốc Tesco đã từng nói về kế hoạch mở rộng mạng lưới với tốc độ mỗi tuần một cửa hàng và sẽ đạt được con số 500 cửa hàng vào năm 2010. Kế hoạch này ngày càng trì trệ với số lượng cao nhất là 142 cửa hàng. Một câu hỏi được đặt ra là vì sao Tesco lại không tiếp tục mua một chuỗi bán lẻ khác để nhanh chóng khẳng định thế đứng của mình tại thị trường và đạt được quy mô như đã định. Tesco cũng đã mua lại 27 cửa hàng của Fre’c vào năm 2004 nhưng vẫn là con số rất nhỏ so với kế hoạch. Người ta nghi ngờ rằng : liệu Tesco không cam kết theo kế hoạch hay là đã hoàn toàn mất nhuệ khí và niềm tin vào thị trường này? - Cạnh tranh mạnh mẽ Nhật Bản vẫn là một thị trường bán lẻ đặc biệt đối với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, như Carrefour cũng đã từng rút lui. Việc tung ra mô hình cửa hàng Express của Tesco có vẻ như là một bước đi hợp lý vì mô hình này đã thành công ở các thị trường khác. Tuy nhiên, nó đã chạm phải một sự cạnh tranh mạnh mẽ của các chuỗi cửa hàng tiện lợi địa phương như 7-Eleven, Lawson, FamilyMart và Ministop. Hơn thế nữa, các chuỗi cửa hàng này cũng mở rộng vào các khu dân cư với mô hình cửa hàng giảm giá, Lawson Store 100 là một ví dụ. Tesco cũng đã đánh cược vào chiến lược hàng hóa nhãn hiệu riêng, tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh như Seven & I, AEON cũng đã nâng cao chất lượng và số lượng nhãn hiệu riêng của họ tốt hơn rất nhiều. Nhóm 10 Lớp HCK7_A2 Page 7 TESCO Kinh Doanh Quốc Tế - Thị trường bán lẻ Nhật Bản dường như bão hòa và có dấu hiệu đi xuống trong những năm gần đây. Tăng trưởng doanh số dường như là một nhiệm vụ quá khó, ngay cả những ông lớn cũng sử dụng phương pháp mua bán, sát nhập để duy trì sự tăng trưởng. Trong tình hình này, người ta thường đặt câu hỏi rằng, vì sao Tesco không chấm dứt tình trạng thua lỗ tại Nhật Bản để tập trung vào những thị trường phát triển nhanh như Trung Quốc, Việt Nam? - Thách thức và cơ hội tại thị trường Mỹ. Dù bước đầu thành công trên thị trường Mỹ, nhưng trước mắt Tesco còn nhiều thách thức. Việc chinh phục thị trường Mỹ không đơn giản như Tesco mường tượng ban đầu, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay. Họ đã phải giảm tốc độ mở rộng hệ thống cửa hàng Fresh & Easy, chỉ đặt mục tiêu có 200 cửa hàng vào cuối tháng 11 năm nay, giảm 50 cửa hàng và lùi lại 10 tháng so với kế hoạch ban đầu. Tesco đã đi qua một chặng đường dài, từ những bước khởi đầu khiêm nhường vào năm 1919 tại một khu trung tâm mua sắm ở London, đến nay điều hành hệ thống kinh doanh hàng tạp hoá trực tuyến thành công và lớn nhất thế giới. Tesco cũng là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Anh quốc, với 280.000 nhân công. Lĩnh vực kinh doanh của Tesco tại Anh còn bao gồm cả dịch vụ viễn thông, trạm xăng dầu, tài chính cá nhân, dịch vụ download nhạc, phim trực tuyến,… Tesco nhận ra rằng có nhiều tiềm năng phát triển một số trong các lĩnh vực kinh doanh trên, đặc biệt là dịch vụ tài chính cá nhân, mà họ hy vọng sẽ mang tới các thị trường mới như Ba Lan. Ông Burt P. Flickinger III, giám đốc doanh nghiệp tư vấn bán lẻ Strategic Resource Group ở New York (Mỹ), cho rằng với quy mô hoạt động rộng lớn như hiện nay, Tesco là cơn ác mộng khủng khiếp nhất của Wal-Mart. - Tập đoàn siêu thị Tesco sẽ chinh phục thị trường trực tuyến của thế giới. Tập đoàn siêu thị khổng lồ Anh quốc Tesco đã khởi động chương trình bán hàng tạp hoá thử nghiệm tại Thượng Hải, Trung Quốc với mục tiêu cốt lõi là sẽ trực tuyến ở tất cả thị trường trên thế giới. Hoạt động bán hàng trực tuyến này dựa trên sự hợp tác giữa Tesco và Taobao.com, một trung tâm mua sắm trực tuyến của Trung Quốc , mục tiêu là bán hàng đến các bà mẹ trẻ. Bà Lucy Neville-Rolfe Giám đốc điều hành và pháp chế của Tesco cho biết “ Chúng tôi hợp tác với Taobao.com để cung cấp hàng thực phẩm và tạp phẩm trực tuyến, vận chuyển đến từng hộ gia đình, chúng tôi sẽ là một doanh nghiệp hàng đầu thế giới về điều đó”. Tesco đặt mục tiêu là xây dựng một trung tâm trực tuyến riêng để phục vụ chiến lược kinh doanh này trên toàn thế giới.” thông thường cách tốt nhất là phải dùng thương hiệu trực tuyến giống như thương hiêu bán lẻ của bạn. Với tầm nhìn xa hơn , internet có thể trở thành nền tảng chính trong kinh doanh của bạn. Đây là một cơ hội thú vị và quan trọng trong giai đoạn tiếp theo của sự phát triển chuỗi siêu thị”, bà Neville-Rolfe cho biết thêm. Tập đoàn siêu thị này cho biết , sẽ thiết lập một tiêu chuẩn kỹ thuật chung và thiết kế website phù hợp với từng thị trường nội địa. Matt Jeffers, Giám đốc phát triển quốc tế của Tesco.com cho biết “ năm ngoái chúng tôi đã xem xét hoạt động thương mại điện tử ở nước ngoài, chúng tôi sẽ tập trung phát triển mạnh tại châu Á và trung Âu”. Matt còn cho biết, công ty sẽ phát triển nhiều phương thức thanh toán đặc biệt khác ngoài phương thức thông thường là thẻ tín dụng. Tesco sẽ mang đến cho khách hàng sự thuận tiên nhất khi mua sắm trực tuyến với mình. Tesco sẽ chinh phục thế giới với chiến lược thương mại điện tử. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu về Tesco do Giảng Viên cung cấp. Nhóm 10 Lớp HCK7_A2 Page 8 TESCO Kinh Doanh Quốc Tế 2. Tài liệu tham khảo trên Internet qua các trang web sau: http://www.vietnamplus.vn/Home/Loi-nhuan-cua-tap-doan-sieu-thi-Tesco-giam- manh/201210/161933.vnplus http://nhuongquyenvietnam.com/news/newsexdetails/1923/tap-doan-sieu-thi-tesco-se-chinh-phuc-thi- truong-truc-tuyen-cua-the-gioi.htm http://dantri.com.vn/c76/s76-301653/tesco-con-ac-mong-cua-walmart.htm Nhóm 10 Lớp HCK7_A2 Page 9 . doanh quốc tế của Tesco. 2.3. Hợp tác liên doanh giữa Tesco và các đối tác tại địa phương. 2.4. Sự khác biệt khi Tesco tấn công sang thị trường Mỹ. 3. Hoạt động kinh doanh quốc tế của Tesco hiện. Danone tới 50%. 3. Hoạt động kinh doanh quốc tế của Tesco hiện nay. - Lợi nhuận có xu hướng giảm. Tập đoàn kinh doanh siêu thị Tesco của Anh vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh trong sáu tháng. xuyên quốc gia của Tesco và những thành công của Tesco. 2.1. Chiến lược mở rộng thị trường quốc tế của Tesco tại các quốc gia đang phát triển: Nhóm 10 Lớp HCK7_A2 Page 3 TESCO Kinh Doanh Quốc Tế -

Ngày đăng: 07/02/2015, 22:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Khi Tesco đặt bước chân đầu tiên vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Mỹ như Wal-Mart lập tức dõi theo sát sao, và thậm chí không ngần ngại “bắt chước” một số chiến lược của tập đoàn bán lẻ hùng mạnh này.

  • - Tập đoàn siêu thị Tesco sẽ chinh phục thị trường trực tuyến của thế giới.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan