Phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công và vai trò của văn hoá trong tổ chức công

10 1.4K 6
Phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công và vai trò của văn hoá trong tổ chức công

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH o0o TIỂU LUẬN Bộ môn: Quản lý và điều hành tổ chức công Giảng viên: TS Nguyễn Thị Hà Học viên: Trần Ngọc Huy Vũ Lớp: Cao học HCC 16M Huế, tháng 1 năm 2013 Câu hỏi 1: Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính hiện nay. Giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và Cải cách hành chính hiện nay có mối quan hệ biện chứng với nhau. Những kết quả về cải cách thủ tục hành chính đã trực tiếp góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới quan hệ công tác, phương thức và lề lối làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Việc rà soát thủ tục hành chính, làm bộc lộ nhu cầu và nội dung đổi mới quy chế làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo hướng tập trung năng lực và điều kiện hoạt động vào chức năng quản lý hành chính nhà nước; phân biệt rõ các hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động sự nghiệp; khắc phục cơ chế "xin - cho"; tăng cường công tác phối hợp, bảo đảm thông tin thông suốt; hạn chế tình trạng đùn đẩy công việc. Những kết quả về cải cách thủ tục hành chính trên thực tế là tiền đề, là điều kiện bảo đảm để triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức - bước đột phá trong đổi mới phương thức, lề lối lĩnh vực của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Thông qua rà soát thủ tục hành chính đã phát hiện nhiều bất hợp lý trong quy định về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong bộ máy hành chính. Đây là những căn cứ quan trọng để điều chỉnh nội dung chức năng nhiệm vụ, điều chỉnh sự phân công phân cấp cũng như sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn, giảm bớt đầu mối. Quá trình cải cách thủ tục hành chính, đổi mới quy trình, lề lối làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước một mặt vừa làm tăng nhu cầu, đòi hỏi, mặt khác vừa tạo điều kiện để nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng chuyên môn, trước hết là kỹ năng hành chính và trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Cải cách thủ tục hành chính gắn liền với việc mở rộng tính công khai, minh bạch của các quyết định hành chính tạo điều kiện để nhân dân và các doanh nghiệp - các đối tượng quản lý kiểm tra, 2 giám sát hoạt động của các cơ quan chuyên môn và cán bộ, công chức với tư cách là những chủ thể quản lý. Chính yếu tố này góp phần hạn chế và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, thờ ơ, vô trách nhiệm trong việc thực thi công vụ. Kết quả của công tác cải cách thủ tục hành chính những năm qua có tác động trực tiếp đến việc đổi mới quy trình ra quyết định của các cơ quan nhà nước, trong đó có quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trước hết là gắn mục tiêu quy định với điều kiện bảo đảm tính khả thi, chú ý xử lý mối quan hệ giữa nội dung và hình thức giữa đặc điểm đặc thù của pháp luật nước ta và những vấn đề mang tính thông lệ chung… Hay nói cách khác, Cải cách hành chính đã buộc các tổ chức hành chính Nhà nước phải đổi mới phương thức điều hành, cách thức quản lý với mục tiêu hiệu quả đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, Cải cách hành chính phải gắn với đổi mới phương thức điều hành tổ chức công. Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi sự thay đổi vai trò của Nhà nước và đẩy mạnh cải cách hành chính. Nhà nước phải tự điều chỉnh tổ chức và phương thức quản lý thích ứng với quá trình đổi mới phương thức điều hành tổ chức công. Mục tiêu chính của cải cách hành chính là xây dựng một nền hành chính dân chủ, hiện đại, đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực để quản lý có hiệu lực, hiệu quả các công việc của Nhà nước. Tuy nhiên cải cách hành chính là quá trình chuyển đổi, không chỉ gồm một vài cải tiến cục bộ, mang tính kỹ thuật mà thường liên quan đến những vấn đề cơ bản của hệ thống thể chế, tổ chức bộ máy và quản lý nguồn nhân lực của nền hành chính. Cải cách hành chính vừa có tính cấp bách vừa có tính phức tạp, lâu dài nên phải triển khai thường xuyên, liên tục. Có thể mục tiêu cơ bản không thay đổi nhưng cách thức cải cách hành chính phải linh hoạt theo sự biến đổi của tình thế. Nội dung tổng thể của cải cách hành chính phải gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, theo một chiến lược toàn diện, nhất quán, có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương tới cơ sở, với bước đi vững chắc, có trọng tâm và phương pháp làm điểm, nhân rộng khoa học để tránh gây xáo động, 3 mất ổn định chính trị - xã hội. Để tạo động lực cho đổi mới phương thức điều hành tổ chức công, cần đẩy mạnh cải cách hành chính trên ba phương diện chủ yếu: - Hoàn thiện hệ thống thể chế, pháp luật nhằm thúc đẩy đổi mới phương thức điều hành tổ chức công nhanh và hiệu quả phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; - Xây dựng bộ máy hành chính năng động, cởi mở, hiệu quả, nhạy bén với yêu cầu của nền kinh tế thị trường; - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Cải cách hành chính đã trở thành yêu cầu chung của phần lớn các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa cải cách hành chính và đổi mới phương thức điều hành tổ chức công là tất yếu trong tổng thể đổi mới đất nước. Sự gắn bó ấy diễn ra trên nhiều mặt, đòi hỏi một loạt các biện pháp cải cách liên hoàn về hoàn thiện hệ thống thể chế, thực hiện quản lý theo pháp luật, tổ chức hệ thống các cơ quan hành chính, và tăng cường năng lực cho cán bộ, công chức để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Cải cách hành chính tạo động lực để đổi mới phương thức điều hành tổ chức công, hoàn thiện nền hành chính nhằm thích ứng với quá trình hội nhập nền kinh tế thị trường. Đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và cải cách hành chính phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam; đồng thời kế thừa có chọn lọc các mô hình quản lý tiên tiến trên thế giới, từ đó huy động mọi nguồn lực và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc để phát triển đất nước. Câu hỏi 2: Phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công và vai trò của văn hoá trong tổ chức công. Công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà nước. Công sở là một tổ chức thực hiện cơ 4 chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Là nơi tiếp nhận yêu cầu, đề nghị, khiếu nại của công dân. Do đó, công sở là một bộ phận hợp thành tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước. Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Từ đó có thể hiểu: Văn hoá tổ chức là hệ thống những giá trị niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất vấn về truyền thống và cách thức là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân theo khi làm việc. Văn hoá tổ chức công sở là một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của nó. Xây dựng văn hoá công sở là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỉ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành viên của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn như thế cán bộ phải tôn trọng kĩ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với một người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội. Biểu hiện của Văn hóa tổ chức công sở Có thể thấy trong các quy chế, quy định, nội quy, điều lệ hoạt động có tính chất bắt buộc mọi thành viên của cơ quan thực hiện, việc chuyển từ chỗ bắt buộc sang 5 chỗ tự giác thực hiện, nó còn được thể hiện thông qua mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong công sở, chặt chẽ hay lỏng lẻo, đoàn kết hay cục bộ. Xây dựng văn hoá công sở trên nền tảng văn hoá của dân tộc. Biểu hiện hành vi điều hành và hoạt động của công sở đó là: Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc trong công sở cao hay thấp. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì nó đánh vào ý thức của mỗi người các bộ công chức,người cán bộ phải xem công việc của cơ quan như công việc của gia đình mình và có trách nhiệm cao trong công việc. Có như vậy hiệu quả làm việc mới cao được. Hiện nay ở một số cơ quan, tinh thần tự quản tự giác của cán bộ công chức còn thấp, có tính ỷ lại và đùn đẩy trách nhiệm…Mức độ áp dụng các quy chế để điều hành kiểm tra công việc đã thật tốt hay chưa, việc áp dụng đó như thế nào và tới đâu? Mức độ của bầu không khí cởi mở trong công sở. Ở đây đánh giá vào tâm lí của từng cá nhân trong công sở, trên thực tế cho thấy, khi làm việc , nếu tinh thần thoải mái thì làm việc rất hiệu quả, và ngược lại. Do vậy tạo bầu không khí cởi mở là vấn đề cần được chú ý tới. Các chuẩn mực được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc theo chuẩn mực cao hay thấp. Có những trường hợp đề ra chuẩn mực quá cao trong khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn thành công việc cụng không cao.Cho nên khi đề ra các chuẩn mực cần chú ý tới điều kiện hoàn cảnh ở trong tổ chứ đó. Các xung đột nội bộ được giải quyết tốt hay không.bất kì một cơ quan nào thì việc xung đột giữa các thành viên trong cơ quan chắc cắn sẽ có nhưng ở mức độ lớn hay nhỏ. Tuy nhiên nếu biết nắm bắt tình hình và tâm lí của từng người thì sẽ dễ dàng giải quyết các xung đột đó Các biểu hiện hành vi của văn hoá công sở rất đa dạng và phong phú.cần phải xem xét một cách tỉ mỷ mới có thể đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng của chúng 6 tới năng suất lao động quản lý, tới hiệu quả của hoạt động tổ chức công sở nói chung. Kĩ thuật điều hành tạo nên Văn hoá tổ chức công sở. Đây là vấn đề có liên quan tới nề nếp làm việc, kỷ cương trong bộ máy quản lý nhà nước. Nếu những kỷ cưng này được xây dựng một cách chặt chẽ thì nền văn hóa công sở sẽ được đề cao và tổ chức có điều kiện để phát triển. Thực tế cho thấy rằng, công sở là nơi phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp và các cơ quan cấp trên. Yếu tố cơ sở vật chất chỉ một phần, nhưng quan trọng hơn cả là yếu tố con người sẽ quyết định Văn hoá công sở. Các yếu tố cấu thành nên văn hóa công sở: • Bên trong - Con người: Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất, quyết định văn hoá tổ chức công. Con người là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của tổ chức công. Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc trong tổ chức công cao hay thấp, mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức, xung đột giữa các thành viên trong cơ quan ở mức độ lớn hay nhỏ, cách giải quyết các xung đột, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao hay thấp,…tất cả những yếu tố đó tạo nên văn hoá tổ chức công. - Thể chế: Hệ thống thể chế trong các tổ chức công cũng là vấn đề cần bàn tới. Thể chế có hoàn thiện, có đảm bảo tính nghiêm minh được mọi cá nhân trong tổ chức tuân thủ thì kỉ luật trong tổ chức công mới được đảm bảo. Từ đó mọi hoạt động của các tổ chức công diễn ra một cách có hệ thống, theo chuẩn mực đã được đề ra, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng của các cơ quan, đơn vị đó. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các bộ phận và các tổ chức khác nhau trong tổ chức công cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng. Các công việc, các nhiệm vụ sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ, đạt mục tiêu khi có sự phối hợp nhịp 7 nhàng, đồng bộ giữa mọi tổ chức, cơ quan ở mọi lĩnh vực trong cả một hệ thống rộng lớn tổ chức công. - Tài chính: Tài chính của mọi tổ chức công đều phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước. Nguồn tài chính mà nhà nước có được là rất hạn hẹp. Việc sử dụng nguồn tài chính đó để tiến hành các hoạt động của các tổ chức cần được xem xét hợp lí, tránh việc thâm hụt ngân sách, lãng phí tiền bạc của nhà nước, làm giảm hiệu quả chất lượng tổ chức công. - Văn hóa tổ chức: Nền tảng văn hóa của tổ chức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến đạo đức, tác phong làm việc của các thành viên trong tổ chức công. Vấn đề đạo đức và trách nhiệm của người quản lý và các thành viên trong tổ chức là nhân tố tinh thần, tác động. Văn hóa tổ chức là cách ứng xử, giao tiếp, cách phối hợp thực hiện công việc giữa các thành viên trong tổ chức và giữa các nhân viên với công dân. Phải làm sao để nhân viên trong tổ chức thấy rằng họ có cơ hội để làm việc tốt nhất. Họ tin rằng ý tưởng của mình được tính đến, họ cảm thấy những đồng nghiệp của họ có cam kết với chất lượng. Họ tạo ra một sự liên kết trực tiếp giữa công việc của mình với sứ mệnh của tổ chức. Tạo được niềm tin giữa các thành viên trong tổ chức với nhau và giữa khách hàng với tổ chức đặc biệt là coi trọng vấn đề đạo đức công vụ, nhấn mạnh nền hành chính phục vụ nhân dân thì hiệu quả cũng như chất lượng của tổ chức công cũng theo đó mà tăng lên. - Thông tin: Thông tin về các văn bản hành chính, thông tin về các loại thủ tục (các loại giấy tờ biểu mẫu, quy trình thực hiện, thời gian giải quyết, phí và lệ phí…) khi được công khai sẽ tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng tốt hơn dịch vụ mà nhà nước cung cấp. Trong mọi tổ chức công, sự công khai thông tin là điều quan trọng không thể thiếu. - Mục tiêu tổ chức: Các mục tiêu được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành công việc theo mục tiêu cao hay thấp. Có những trường hợp đề ra mục tiêu quá cao trong khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn thành 8 công việc cũng không cao. Cho nên khi đề ra các mục tiêu cần chú ý tới điều kiện hoàn cảnh ở trong tổ chức đó. - Cơ cấu tổ chức: Việc sắp xếp bố trí nhân sự trong các tổ chức công có phù hợp hay không cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng. Nhân viên làm việc trong các cơ quan tổ chức có được sắp xếp vào đúng vị trí, đúng ngành nghề, phù hợp với năng lực mà họ có, có phát huy được năng lực làm việc hay không cũng là vấn đề cần chú ý vì nó liên quan đến chất lượng, đến hiệu quả làm việc trong các tổ chức công. • Bên ngoài - Môi trường chính trị - Hệ thống cơ sở pháp luật của nhà nước - Xu thế hoạt động của thế giới - Các yếu tố của môi trường tự nhiên - Các mqh của tổ chức - Các công dân tại nơi tổ chức hoạt động - Văn hóa hành chính của hệ thống công vụ - Tiến độ phát triển của KHKT - Đời sống KTVH của đất nước * Vai trò của văn hóa công sở đối với tiến trình phát triển công sở : Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển và tiến bộ xã hội.  Đối với công sở, phải xây dựng được văn hóa công sở tiến bộ, văn minh, hiện đại từ đó góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Tạo được tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường văn 9 hóa công sở tốt đẹp sẽ tạo được niềm tin của CBCC với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công sở.  Tính tự giác của CBCC trong công việc sẽ đưa công sở này phát triển vượt hơn lên so với công sở khác.  Văn hóa công sở cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ bên trong và bên ngoài công sở, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một chừng mực nào đó sẽ giúp công sở tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có tính bản thể của các thành viên. Hướng các CBCC đến một giá trị chung, tôn trọng những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của công sở. Đó chính là làm cho CBCC hoàn thiện mình.  Mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của công sở. Kiểu văn hóa quyền lực giúp công sở có khả năng vận động nhanh, tạo nên tính bền vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình. Kiểu văn hóa vai trò giúp công sở phát huy hết năng lực của CBCC, khuyến khích họ hăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của công sở. Xây dựng, đổi mới, chấn chỉnh không ngừng hoàn thiện công sở giúp công sở phát triển bền vững, nhanh chóng đạt hiệu quả cao. Thắng lợi của mỗi công sở không chỉ là mục tiêu kinh tế, chính trị hay xã hội mà trước hết và hơn hết đó là văn hóa công sở. Con người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở thì đồng thời văn hóa công sở với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong nó. 10 . huy sức mạnh của toàn dân tộc để phát triển đất nước. Câu hỏi 2: Phân tích các yếu tố cấu thành văn hoá tổ chức công và vai trò của văn hoá trong tổ chức công. Công sở là một tổ chức đặt dưới. lượng của các cơ quan, đơn vị đó. Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các bộ phận và các tổ chức khác nhau trong tổ chức công cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng. Các công việc, các. viên trong tổ chức công. Vấn đề đạo đức và trách nhiệm của người quản lý và các thành viên trong tổ chức là nhân tố tinh thần, tác động. Văn hóa tổ chức là cách ứng xử, giao tiếp, cách phối

Ngày đăng: 07/02/2015, 22:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan