công tác tư pháp hộ tịch tại địa phương

26 2.8K 10
công tác tư pháp hộ tịch tại địa phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ Đăng ký và quản lý hộ tịch là lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của người dân. Trong thời gian vừa qua với sự phân cấp thẩm quyền một cách mạnh mẽ, cùng với cải cách thủ tục hành chính đã làm cho công tác hộ tịch tại cơ sở hoạt động đạt kết quả cao. Điều đó góp phần làm tốt công tác quản lý nhà nước về dân số, phản ánh tình hình dân số thành phố tại một thời điểm hiện tại. Từ đó có những chính sách đúng đắn về dân số. Trong thời gian vừa qua công tác hộ tịch của các xã phường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) xã phường và sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Tư Pháp quận, huyện nên nhìn chung công tác hộ tịch được thực hiện tốt, hiệu quả đăng ký hộ tịch cao đáp ứng được yêu cầu của người dân khi đăng ký hộ tịch. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong hoạt động tuyên truyền nội dung Nghị định 158, nâng cao ý thức người dân về công tác hộ tịch được tổ chức bằng nhiều hình thức, cách thức tuyên truyền tới mọi đối tượng của địa phương. Đặc biệt là việc Ban Tư pháp phối hợp với ban dân số của xã theo dõi vận động nhân dân đi đăng ký khai sinh và phối hợp với Ban văn hoá xã tiến hành đăng ký khai tử ở địa phương. Để nói về công tác tư pháp hộ tịch ở địa phương là rất rộng nó được phân cấp thẩm quyền đối với Sở Tư pháp Thành Phố có nhiệm vụ đăng ký quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Song ở phạm vi chuyên đề này nhóm em xin được trình bày về thực trạng của công tác tư pháp hộ tịch tại cấp xã. Vấn đề nhóm em nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô là bài học kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thiện về nhận thức. Em xin chân thành cảm ơn! 1 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH THU THẬP THÔNG TIN TẠI NƠI THỰC TẾ Thông qua quá trình tìm hiểu tại nơi thực tế (Ủy ban nhân dân xã Cao Viên); nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan về công tác hộ tịch, cùng với những báo cáo tổng kết về hộ tịch của thành phố Hà Nội từ năm 2005 đến 2010 cho thấy công tác hộ tịch tại thành phố như sau: I. Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tư pháp H7 t8ch tại Uỷ ban nhân dân xã Cao Viên. (Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch; Thông tư số 01/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 02 tháng 6 năm 2008, Quyết định số 17/2007/QĐ- UBND của Uỷ ban nhân dân về việc quy định mức thu, quản lý sử dụng các loại phí trên địa bàn TP Hà Nội; Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân). STT Tên thủ tục Hồ sơ Thời gian giải quyết (ngày) Phí, lệ phí (nghìn đồng) Bộ phận giải quyết 1 Đăng ký khai sinh - Giấy chứng sinh; - Xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn); Biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi (nếu là trẻ em bị bỏ rơi); Hộ chiếu của cha, mẹ (nếu cha, mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trong ngày 2 Đăng ký lại việc sinh Tờ khai (theo mẫu); bản sao giấy khai sinh đã cấp hợp lệ trước đây (hoặc bản sao các giấy tờ hợp lệ khác: CMND, Sổ hộ khẩu, học bạ, bằng tốt nghiệp, lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên…). Trường hợp đăng ký lại tại Uỷ ban nhân dân xã, không phải nơi đăng ký khai sinh trước đây thì Tờ khai phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, nơi đã đăng ký về việc đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc xác nhận về việc sổ đăng ký hộ tịch của năm đó không còn lưu trữ Trong ngày (TH cần xác minh là 3 - 5 ngày) Không thu phí, lệ phí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 3 Đăng ký khai sinh quá hạn - Giấy chứng sinh; - Xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có Trong ngày (TH cần xác minh là 3 - 5 Không thu phí, lệ phí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 2 đăng ký kết hôn); Biên bản xác nhận trẻ em bị bỏ rơi (nếu là trẻ em bị bỏ rơi); Hộ chiếu của cha, mẹ (nếu cha, mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài). Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực. ngày) 4 Đăng ký khai tử Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật Trong ngày 5 Đăng ký lại việc tử Tờ khai (theo mẫu) và bản sao Giấy khai tử đã được cấp trước đây. Trường hợp đăng ký lại tại Uỷ ban nhân dân xã, không phải nơi đăng ký khai tử trước đây thì Tờ khai phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, nơi đã đăng ký về việc đã đăng ký khai tử trước đây (trường hợp không xuất trình được bản sao được cấp hợp lệ trước đây) hoặc xác nhận về việc sổ đăng ký hộ tịch của năm đó không còn lưu trữ Trong ngày (TH cần xác minh là 3- 5 ngày) Không thu phí, lệ phí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 6 Đăng ký khai tử quá hạn Nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế cho giấy báo tử Trong ngày (TH cần xác minh là 3- 5 ngày Không thu phí, lệ phí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 7 Đăng ký kết hôn - Tờ khai (theo mẫu); - Xuất trình CMND của 2 bên nam nữ. Trường hợp một người cư trú tại xã, thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của UBND xã, nơi người đó cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó (nếu là cán bộ, chiến sỹ công tác trong lực lượng vũ trang thì phải xin xác nhận của thủ trưởng đơn vị). - Đối với người đang học tập công tác ở nước ngoài phải có xác nhận của cơ quan ngoại giao nước đang công tác, học tập. Trong ngày (TH cần xác minh là 3 -5 ngày) Không thu phí, lệ phí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 8 Đăng ký lại việc kết hôn Tờ khai (theo mẫu) và bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kết hôn đã cấp trước đây. Trường hợp đăng ký lại tại Uỷ ban nhân dân xã, không phải nơi đăng ký kết hôn trước đầy thì Tờ khai phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, nơi đã đăng ký về việc đã đăng ký kết hôn trước đây (nếu không xuất trình được bản sao được cấp hợp lệ trước đây) hoặc xác nhận về việc sổ đăng ký hộ tịch của năm đó không còn lưu trữ Trong ngày (TH cần xác minh là 3 -5 ngày) Không thu phí, lệ phí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 9 Đăng ký nuôi con nuôi Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con nuôi hoặc tờ khai (theo mẫu) trong trường hợp trẻ được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi, không tìm được cha, mẹ đẻ mà chưa đưa vào cơ sở nuôi dưỡng; cả cha, mẹ đẻ của trẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người hoặc tổ chức giám hộ. Nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên thì trong giấy thoả thuận phải có ý kiến của người đó về việc đồng ý làm con nuôi; Bản sao giấy khai sinh của người được nhận làm con nuôi; Biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi, nếu người 3 - 5 ngày 20.000 (miễn thu trong trường hợp trẻ bị nhiễm HIV) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 3 được nhận làm con nuôi là trẻ bỏ rơi. 10 Đăng ký lại việc nuôi con nuôi Tờ khai (theo mẫu) và bản sao giấy tờ đã được cấp hợp lệ trước đây. Trường hợp đăng ký lại tại Uỷ ban nhân dân xã, không phải nơi đăng ký nuôi con nuôi trước đây thì Tờ khai phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, nơi đã đăng ký về việc đã đăng ký nuôi con nuôi trước đây (trường hợp không xuất trình được bản sao được cấp hợp lệ) hoặc xác nhận về việc sổ đăng ký hộ tịch của năm đó không còn lưu trữ 3 - 5 ngày 20.000 (miễn thu trong trường hợp trẻ bị nhiễm HIV) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 11 Đăng ký chấm dứt, thay đổi việc giám hộ Tờ khai (theo mẫu); quyết định công nhận việc giám hộ đã được cấp trước đây và xuất trình các giấy tờ cần thiết để chứng minh đủ điều kiện chấm dứt việc giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự; danh mục tài sản (nếu người được giám hộ có tài sản riêng) Trong ngày 5.000/ 1 lần 12 Đăng ký giám hộ Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập, (nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ thì tất cả phải cùng ký vào giấy cử giám hộ) và danh mục tài sản và tình trạng của tài sản đó do người cử giám hộ lập (nếu có). 03 -5 ngày 5.000/ 1 lần Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 13 Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con Tờ khai (theo mẫu), trường hợp cha, mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện là mẹ hoặc cha của người đó; Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con; Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có) 03 ngày 10.000/ 1 lần Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 14 Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch Người có yêu cầu cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch lưu tại Uỷ ban nhân dân xã trực tiếp đến hoặc có thể uỷ quyền cho người khác hoặc gửi đề nghị đến cơ quan hộ tịch qua đường bưu điện. 1/2 buổi 2.000/ bản sao Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 15 Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi; Tờ khai (theo mẫu); bản chính giấy khai sinh và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch 03 ngày Không thu phí, lệ phí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 16 Bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch Bản chính giấy khai sinh và giấy tờ liên quan đến việc bổ sung, điều chỉnh của người cần bổ sung hộ tịch. Trong ngày Không thu phí, lệ phí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 17 Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Tờ khai (theo mẫu); Trích lục bản án, quyết định ly hôn (nếu đã ly hôn); Giấy chứng tử (nếu vợ hoặc chồng đã chết) 3 ngày 3.000 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 18 - Xác nhận các giấy tờ hộ tịch Giấy tờ hộ tịch cần xác nhận 2 ngày 3.000 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 19 Các công việc khác về đăng ký hộ tịch Giấy tờ hộ tịch cần xác nhận Trong ngày 5.000 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 4 II. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC HỘ TỊCH TẠI CẤP XÃ, PHƯỜNG, CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác hộ tịch tại cơ sở trong những năm vừa qua các phòng tư pháp huyện, phối hợp với Sở Tư pháp thành phố Hà Nội (cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm về quản lý hộ tịch tại thành phố Hà Nội) đã được nâng cao và bồi dưỡng kinh nghiệm cho các cán bộ tư pháp xã - phường để đáp ứng được yêu cầu đặt ra giúp cho UBND xã, phường nhận thấy được tình hình dân số của địa phương. Thông qua đó có chính sách đúng đắn về kinh tế; xã hội, tạo điều kiện cho người dân vừa làm tròn nghĩa vụ với nhà nước, vừa nâng cao ý thức pháp luật của người dân. III. KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH XÃ PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1. Cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế "M7t cửa" trong lĩnh vực đăng ký và quản lý h7 t8ch. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực này là một nội dung quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính của nước ta. Góp phần tích cực thực hiện công cuộc cải cách hành chính, đón đầu sự hội nhập quốc tế khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chính phủ, Bộ Tư pháp đã có nhiều văn bản quy định mang tính đổi mới, công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch và Nghị định 158/2005/NĐ - CP ngày 27 - 12 - 2005 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch thay thế cho Nghị định 83/1998/NĐ - CP ngày 10 - 10- 1998 của chính phủ đăng ký hộ tịch với những quy định mang tính cải 5 cách mạnh mẽ, sâu, rộng và khá triệt để về thẩm quyền trình tự, thủ tục thời gian giải quyết việc hộ tịch, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân là một bước chuyển biến quan trọng trong hệ thống quy định pháp luật về hộ tịch một điểm nhấn rõ nét trong quá trình cải cách thủ tục hành chính, tư pháp. 1.1. Sự phân cấp mạnh mẽ về thẩm quyền: - Theo quy định của Nghị định 158 gần như toàn bộ các việc trước đây thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (theo quy định của Nghị định 83) đã được phân cấp - giao cho Sở Tư pháp và UBND cấp huyện thậm chí phân cấp đến UBND cấp xã. Cụ thể là: việc thay đổi cải chính hộ tịch cho n gười trên 14 tuổi, xác định lại dân tộc, giới tính điều chỉnh, bổ sung hộ tịch được giao cho UBND cấp huyện quy định, việc đăng ký khai sinh có cha hoặc mẹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi thẩm quyền hiện nay được giao cho UBND cấp xã thực hiện. Có thể thấy đây là một sự chuyển giao mạnh mẽ và hợp lý, mở rộng thẩm quyền cho cơ sở, sẽ mở rộng đầu nối giải quyết việc hộ tịch, song song đó là sự tăng cường về chủ động trong công việc cho cơ quan đăng ký hộ tịch, thuận lợi cho người dân trong việc đến làm thủ tục và chắc chắn sẽ rút ngắn cơ bản thời gian giải quyết việc cho công dân. 1.2. Đơn giản hoá cơ bản về thủ tục giấy tờ trong đăng ký hộ tịch. Phù hợp với chủ trương loại bỏ cơ chế xin cho, chuyển một số hoạt động tư pháp sang cơ chế dịch vụ công, về hình thức các biểu mẫu hộ tịch cũng đã có sự thay đổi, các biểu mẫu trước đây có tên gọi là "Đơn" nay được đặt tên là "Tờ khai", thể hiện phần nào sự bình đẳng giữa người có yêu cầu đăng ký và cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch. Nhiều loại giấy tờ, nếu như trước đây, khi đi làm thủ tục đăng ký, kngười có yêu cầu buộc phải xuất trình thì nay đã được lược bỏ như bỏ việc xuất trình giấy 6 khai sinh khi đăng ký kết hôn, hoặc quy định mang tính linh hoạt, giản lược hơn như không phải xuất trình CMND, hộ khẩu nếu cán bộ hộ tịch biết rõ về nhân thân, hoặc không phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn khi đi đăng ký khai sinh cho con nếu cán bộ hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ đứa trẻ - điều này đặc biệt phù hợp với văn hóa làng xã Việt Nam, và tạo thuận lợi lớn cho người dân ở khu vực nông thôn. Vừa thể hiện sự cầu thị, tính khoa học, vừa thể hiện tính thực tế của quy định, Nghị định 158 đã đơn giản hoá khá nhiều thủ tục trong quá trình giải quyết các việc đăng ký hộ tịch xét thấy không thực sự cần thiết như: Bỏ qua quy định niêm yết việc kết hôn tại UBND cấp xã, đơn xin nhận con nuôi, biên bản giao nhận con nuôi trong thủ tục đăng ký kết hôn; Không yêu cầu đơn trong thủ tục khai sinh, khai tử quá hạn, không yêu cầu các giấy tờ cần thiết và xác nhận của người làm chứng khi đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, bỏ quy định yêu cầu ghi chú việc ly hôn tại nước ngoài trước khi làm thủ tục đăng ký kết hôn mới. 1.3. Tạo điều kiện thuận tiện cho n gười có yêu cầu đăng ký hộ tịch bằng các quy định mới và việc rút ngắn thời gian giải quyết phần lớn các loại việc hộ tịch. Để đảm bảo quyền lợi cho người dân, khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tự giác thực hiện việc đăng ký hộ tịch nhằm đạt hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch, Nghị định 158 đã có nhiều chế định mới mang tính cởi mở, tạo thuận tiện hơn nữa cho người có yêu cầu đăng ký hộ tịch, cụ thể: cho phép uỷ quyền cho người khác thực hiện phần lớn các việc đăng ký hộ tịch (trừ ĐKKH, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha - mẹ - con), thậm chí không cần văn bản uỷ quyền nếu người được ủy quyền là người ruột thịt như ông, bà, cha, mẹ ; Bảo hộ quyền lợi của trẻ em bằng quy định mở rộng thêm thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em tại nơi cư trú của người cha, hay nơi cư trú thực tế trong 7 trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ hoặc của cả cha và mẹ, quy định rõ việc cho phép kết hôn, thủ tục nhận con và thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, việc đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, quy định mở rộng và thống nhất thời hạn khai sinh, khai tử, cho phép cấp lạiu giấy khai sinh chính, cho phép con ngoài giá thú được nhận cha, mẹ kể cả khi cha mẹ đã chết. Việc cấp giấy xác nhận tình tranạg hôn nhân sử dụng vào mục đích không phải ĐKKH và một số quy định khác liên quan đến việc cải chính, điều chỉnh, bổ sung Giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Đồng thời với các quy định trên, nghị định 158 đã đặt yêu cầu cao hơn về thời gian giải quyết việc đối với cán bộ hộ tịch, đối với các việc về hộ tịch theo quy định của Nghị định 83 thời hạn giải quyết là 07 ngày, trường hợp cần xác minh thì thời hạn này tăng thêm 7 ngày, nay Nghị định 158 rút ngắn xuống còn 05 ngày, nếu cần xác minh thì cũng chỉ kéo dài thêm 5 ngày nữa. Đặc biệt, một số việc không đặt ra thời hạn, yêu cầu cán bộ hộ tịch phải giải quyết ngay như: việc đăng ký khai sinh, khai tử, bổ sung hộ tịch, ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch. 1.4. Thực hiện cơ chế "một cửa" trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch. Một biện pháp quan trọng và không thể thiếu trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính đó là triển khai thực hiện có hiệu quả việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hồ sơ hành chính theo cơ chế "một cửa". Tại Hà Nội, ngành Tư Pháp đã sớm tham mưu với UBND cùng cấp cho triển khai thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" một số việc thuộc lĩnh vực tư pháp, trong đó có việc đăng ký hộ tịch. Việc triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" được tiến hành ở cả 3 cấp, trong đó, Sở Tư pháp là một trong các đơn vị được UBND thành phố chọn làm thí điểm; đồng thời ngành Tư pháp là đơn vị đầu tiên trình UBND thành phố ban hành quy định về trình tự, thủ tục và lệ phí giải quyết việc trong lĩnh vực 8 mình phụ trách theo cơ chế "một cửa" (Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1579/2005/QĐ - UB ngày 20 - 7 - 2006). Sau một thời gian triển khai thi hành Nghị định 158, để kip thời cập nhật các quy định mới mang tính cải cách của Nghị định, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp quy do thành phố ban hành, Sở Tư pháp đã tiếp tục tham mưu với UBND thành phố ban hành bản quy định mới thay thế, thể hiện rõ tinh thần cải cách, phân cấp của Nghị định 158 và cũng là tinh thần đổi mới, cải cách của ngành Tư pháp thành phố Quyết định số 2322/2006/NĐ - CP(ngày 24 - 10 - 2006). Các bản quy định này đều được "công khai, minh bạch" bằng việc đưa tin thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng: triển khai thực hiện tại tất cả các xã, phường, thị trấn, quận huyện, thị xã trên địa bàn thành phố; Nội dung quy định về thủ tục, trình tự, thời hạn và lệ phí giải quyết các loại việc về hộ tịch được niêm yết rõ ràng tại địa điểm tiếp công dân của bộ phận một cửa; các cán bộ, công chức ngành tư pháp được phân công tham gia "Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" đều các là các cán bộ có năng lực chuyên môn, nhiều kinh nghiệm và khả năng tác nghiệp về công tác hộ tịch, có phẩm chất đạo đức tốt và biết giao tiếp, ứng xử. Sơ kết việc triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" trong lĩnh vực hộ tịch cho thấy chúng ta đã thu được những kết quả hết sức tốt đẹp: Số lượng việc đăng ký hộ tịch tăng, tỷ lệ đăng ký cao do nhân dân tăng cường ý thức tự giác đi đăng ký vì được tuyên truyền pháp luật tốt, phấn khởi do được tạo điều kiện tiến hành thủ tục đăng ký thuận tiện, việc được giải quyết nhanh chóng, dư luận nhân dân cho thấy người dân đã bớt đi cảm giác bị sách nhiễu, phiền hà, không còn cảm giác bỡ ngỡ của người dân khi đến đăng ký hộ tịch vì mọi giấy tờ, thủ tục đã được công khai, minh bạch. Như vậy, những kết quả khả quan của công cuộc cải cách hành chính nói chung, cải cách tư pháp nói riêng, cùng với nỗ lực của cán bộ tư pháp - hộ tịch các 9 cấp ở thành phố, đã đưa công tác hộ tịch ở thành phố đáp ứng được yêu cầu của người dân, đưa pháp luật về hộ tịch đến gần với người dân, nhân dân phấn khởi, đồng tình và ngày càng ý thức cao hơn về quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch của mình. 2. Kết quả của công tác h7 t8ch tại cấp tại thành phố Hà N7i Công tác hộ tịch của các xã, phường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo UBND xã, phường và các phòng tư pháp quận, huyện. Do đó công tác ở cơ sở trong những năm vừa qua đạt kết quả cao. Tạo cho Nhà nước quản lý tốt về dân số, giúp cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong lĩnh vực hộ tịch một cách đúng đắn. Thời gian vừa qua công tác đăng ký hộ tịch ở cấp cơ sở không có trường hợp nào sai về thẩm quyền, hàng năm hàng quý các cấp cơ sở đều có báo cáo về đăng ký hộ tịch gửi cho Phòng Tư pháp quận - huyện và Sở Tư pháp. Cụ thể công tác hộ tịch tại cấp cơ sở trong thời gian vừa qua như sau: * Đăng ký hộ tịch trong nước: năm 2005. - Tổng số đăng ký khai sinh là: 28520 trường hợp. Trong đó 14.356 nam; 14.164 nữ. - Tổng số đăng ký khai tử: 9.242 trường hợp. Trong đó 5.314 nam; 3.928 nữ. - Thay đổi họ tên, chữ đệm cải chính ngày tháng năm sinh là 424 trường hợp. Trong đó 199 nam và 225 nữ. - Xác định lại dân tộc là 09 trường hợp. Trong đó có 06 nam và 03 nữ. - Tổng số đăng ký kết hôn là: 13.194 trường hợp. * Cụ thể như sau: Sự việc Đăng ký Không đăng ký Tổng Trong đó Tổng Trong đó 10 [...]... tiện, kịp thời Phòng Tư pháp huyện còn chỉ đạo đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã thực hiện tốt việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo thẩm quyền và ghi chép sổ hộ tịch, lưu trữ hồ sơ hộ tịch thực hiện có nền nếp việc nộp sổ hộ tịch về Phòng Tư pháp huyện theo quy định Tại các xã, thị trấn, các ban Tư pháp đã tham mưu với UBND cùng cấp tiếp nhận và giải quyết các loại việc đăng ký hộ tịch theo đúng thẩm... thực hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, xã Cao viên đã tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch nhằm bố trí, điều chỉnh, bổ sung kịp thời cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp, đồng thời có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trong việc thực hiện công tác tư pháp nói chung và nhiệm vụ đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch thường xuyên... hướng dẫn về công tác hộ tịch trong những năm vừa qua Sở tư pháp thành phố Hà Nội đã phối hợp cùng với các phòng tư pháp quận, huyện, xã phường, hướng dẫn cán bộ hộ tịch về chuyên môn, giúp cán bộ hộ tịch làm tốt nhiệm vụ đặt ra Hàng năm Sở Tư pháp đã tiến hành tuyên truyền pháp luật đối với cán bộ cơ sở Hiện nay về chuyên môn tất cả các cán bộ hộ tịch tại cơ sở đã có bằng trung cấp Luật Tại đơn vị đều... và quản lý hộ tịch của các địa phương để làm căn cứ cho việc quản lý và thực hành công tác hộ tịch Qua kiểm tra, rà soát hiện tại Phòng Tư pháp huyện đã tập hợp, lưu trữ được 374 quyển sổ, 1.022 bộ hồ sơ cấp lại Giấy khai sinh, 97 bộ hồ sơ thay đổi, cải chính hộ tịch; ở cấp xã lưu trữ 611 quyển sổ Thông qua công tác lưu trữ, đã giúp cho việc giải quyết các việc liên quan đến hộ tịch cho công dân thuộc... trên địa bàn cả nước và Ủy ban nhân dân xã Cao Viên nói riêng đã tiến hành thực hiện các công tác hộ tịch thành công Thông qua công tác quản lý Đăng ký Hộ tịch sẽ là cơ sở chính quyền địa phương ban hành những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, có những biện pháp hỗ trợ pháp lý kịp thời nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Để phát huy hơn nữa hiệu quả và khắc phục những hạn chế trong công. .. cán bộ tư pháp - hộ tịch ổn định công việc nhưng thực tế vẫn còn sự thay đổi hiện vẫn còn cán bộ tư pháp - hộ tịch phải kiêm nhiệm thêm các công việc khác của chính quyền và đoàn thể do đó không có đủ thời gian và điều kiện làm tốt công tác chuyên môn của mình - Hồ sơ ghi chú vào sổ việc thay đổi hộ tịch ở nước ngoài theo Điều 83; 84; 85 của Nghị định 83/1998/NĐ - CP phải chờ văn bản của Bộ Tư pháp nên... công tác Hộ tịch, Uỷ ban nhân dân xã cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật của người dân; có chính sách biên chế, tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp hộ tịch, trang bị phương tiện, kỹ thuật đầy đủ, hiện đại phục vụ công tác chuyên môn Đồng thời Uỷ ban nhân dân thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực thi pháp luật của cán bộ tư pháp cũng... trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện, của các 24 ngành Trung ương, đặc biệt từ sau năm 1983 thực hiện chuyển giao công tác đăng ký quản lý hộ tịch nói chung của công an sang cơ quan tư pháp, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung đã có sự chuyển biến tích cực Cơ qua tư pháp đã có nhiều cố gắng giúp cho... vực tư pháp hộ tịch đạt kết quả khá tốt, góp phần quan trọng trong việc thống kê, điều tra dân số, từ đó xây dựng kết hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng địa phương Việc ban hành Nghị định 158/2005 thay thế Nghị định 83/1998 đã tạo “chuyển biến” mới cho Tư pháp Hộ tịch của cấp cơ sở Trên cơ sở thực thi những điểu khoản của Nghị định mới Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở, cán bộ tư pháp hộ tịch. .. hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của pháp luật Kết quả cho thấy các quy định đó đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi đăng ký các việc về hộ tịch được đại đa số nhân dân đồng tình ủng hộ 1 Công tác tuyên truyền pháp luật Với mục đích tạo thuận lợi cho người dân khi đến đăng ký hộ tịch tại xã, phường, nhằm thực hiện các quy định mới, các các cơ sở trong địa bàn thành . đăng ký khai tử ở địa phương. Để nói về công tác tư pháp hộ tịch ở địa phương là rất rộng nó được phân cấp thẩm quyền đối với Sở Tư pháp Thành Phố có nhiệm vụ đăng ký quản lý hộ tịch có yếu tố nước. bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã thực hiện tốt việc đăng ký và quản lý hộ tịch theo thẩm quyền và ghi chép sổ hộ tịch, lưu trữ hồ sơ hộ tịch thực hiện có nền nếp việc nộp sổ hộ tịch về Phòng Tư pháp huyện. hình chung về công tác tư pháp h7 tich tại Ủy ban nhân dân xã Cao Viên Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác hộ tịch tại cơ sở trong những năm vừa qua các phòng tư pháp huyện, phối

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan