Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở xã Đình Tổ - huyện Thuận Thành_tiểu luận tốt nghiệp trung cấp chính trị

33 4.9K 23
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở xã Đình Tổ - huyện Thuận Thành_tiểu luận tốt nghiệp trung cấp chính trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Giáp Đạt MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU B. PHẦN NỘI DUNG Chương I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LEENIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh. II. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. III. THỰC HIỆN TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA VÀ TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY. 1. Thực tiễn tôn giáo ở nước ta hiện nay. 2. Thực tiễn tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ ĐÌNH TỔ, HUYỆN THUẬN THÀNH. I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ. 1. Về phát triển kinh tế. 2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng. 3. Về lĩnh vực văn hoá xã hội. 4. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân: II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở XÃ ĐÌNH TỔ. 1. Hoạt động tín ngưỡng dân gian. 2. Hoạt động tôn giáo. 1 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Giáp Đạt 3. Công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo. 4.Đánh giá về thục trạng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của xã Đình Tổ III. ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ ĐÌNH TỔ. CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở XÃ ĐÌNH TỔ. I. PHƯƠNG HƯỚNG. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Đối với hoạt động quản lý Nhà nước. 2. Công tác tuyên truyền giáo dục. 3. Đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: C. KẾT LUẬN 2 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Giáp Đạt A. PHẦN MỞ ĐẦU Chúng ta đang tiến gần đến ngày kỷ niệm trọng đại: 67 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2012). Sáu mươi bảy năm qua là quá trình xây dựng và trưởng thành của Nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân. Trong các thành tựu của Nhà nước Việt Nam có thành tích về công tác tôn giáo mà ưu điểm lớn nhất là vừa đảm bảo cho các sinh hoạt tôn giáo được diễn ra bình thường, tuân thủ luật pháp vừa tập hợp được đông đảo các tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, chống lại âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Đồng thời cũng làm cho các tôn giáo phát triển lành mạnh, gắn bó với cộng đồng dân tộc hơn. Đây là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, và phức tạp bởi nó không chỉ là quan hệ giữa Nhà nước với các tôn giáo mà còn là quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội với nhân dân là các tín đồ tôn giáo. Nó cũng không chỉ bó hẹp trong nội bộ quốc gia mà còn có quan hệ quốc tế vì bản thân nhiều tôn giáo cũng mang tính quốc tế. Hơn nữa, vấn đề này luôn bị nhiều thế lực thù địch nhòm ngó, lợi dụng với những ý đồ kinh tế, chính trị khác. Tuy nhiên, công tác tôn giáo ở nước ta thời gian qua cũng bộc lộ những thiếu sót mà Nghị quyết 25- NQ/TW “về công tác tôn giáo” đã chỉ ra. Để khắc phục những thiếu sót này, chúng ta có thể tìm thấy những chỉ dẫn quý giá trong các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo. 1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí là cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, chúng ta rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới du nhập vào Việt Nam. 3 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Giáp Đạt Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và đang tồn tại cùng dân tộc trong quá xây dựng CNXH ở nước ta. Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đặc sắc. Về khía cạnh xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân và ảnh hưởng đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Dưới góc độ quản lý Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật của công dân. Tuy nhiên, tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Với nhiều loại hình tôn giáo như vậy đặt ra cho chúng ta không ít khó khăn trong việc đưa ra những chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung, từng tôn giáo cụ thể và việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải phát huy những kết quà đã đạt được trong công tác tôn giáo và khắc phục những hạn chế còn tồn tại để hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, đúng pháp luật và có nhiều tác động tích cực đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở Xã Đình Tổ - huyện Thuận Thành. Thực trạng và giải pháp" làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích, yêu cầu và phạm vi nghiên cứu: - Mục đích: Qua nghiên cứu, đề tài sẽ làm rõ hơn thực trạng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng 4 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Giáp Đạt đời sống văn hoá ở xã Đình Tổ. Chỉ ra những hạn chế còn tồn tại và phương hướng, giải pháp khắc phục. - Yêu cầu: Căn cứ trên quan điểm lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chi Minh. quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo và tình hình thực tế tại địa phương để chỉ ra những điểm mạnh đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại một cách trung thực, đề ra được những phương hướng và giải pháp thực hiện một cách có hiệu quả. - Phạm vi nghiên cứu: Tiểu luận đề cập đến tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở xã Đình tổ- huyện Thuận Thành. Thời điểm nghiên cứu thực tiễn và khảo sát số liệu từ năm 2010 đến năm 2012 . 3. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, ngoài ra còn vận dụng tổng hợp các phương pháp: phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá. kết hợp phương pháp lô gíc với phương pháp lịch sử, phương pháp đối chiếu, so sánh; kết hợp giữa lý luận với thực tiễn khi nghiên cứu đề tài. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Đề tài là sự vận dụng lý luận vào thực tiễn của bản thân nhưng cũng có giá trị nghiên cứu lý luận chính trị về tôn giáo, việc xây dựng đời sống văn hoá và quản lý Nhà nước về văn hoá ở cơ sở. Đề tài là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến việc giải quyết vấn đề hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay. 5. Kết cấu của tiểu luận: A. Phần mở đầu. B. Phần nội dung: Gồm 3 chương: 5 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Giáp Đạt Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở Xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chương 3: Phương hướng, giải pháp và đề xuất, kiến nghị. C. Phần kết luận. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. I. QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin: Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một lực lượng siêu nhiên, thần bí. Tôn giáo là một trong những hình thái của ý thức xã hội, phản ánh một cách hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan; là sản phẩm của con người phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Thế giới quan duy vật macxít và thế giới quan tôn giáo là đối lập nhau. Tuy nhiên Chủ nghĩa Mác - Lê nin chỉ ra rằng: không bao giờ được phép xem thường hoặc trấn áp tôn giáo hợp pháp của nhân dân; phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Tôn giáo là một phạm trù lịch sử, nó ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định. Không phải loài người từ khi thoát thai khỏi loài vượn đã có tôn giáo, mà phải trải qua một thời kỳ khá lâu dài, khi loài người đạt đến một trình độ tư duy trừu tượng nhất định mới có tôn giáo. Tôn giáo có nguồn gốc kinh tế - xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý . 6 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Giáp Đạt Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo đó là trước những thách thức của tự nhiên và xã hội đã tác động trực tiếp đến đời sống của con người, trong đó có những hiện tượng tự nhiên, những vấn đề xã hội mà con người chưa lý giải được Vì vậy họ tìm đến tôn giáo để lý giải những hiện tượng đó. Nguồn gốc tâm lý và tình cảm của tôn giáo đó là con người tìm đến tôn giáo như một niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần của họ cả hai mặt trong cuộc sống, sự may mắn và rủi ro. Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan, qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự nhiên, xã hội trở nên thần bí và chi phối hoàn toàn đời sống của con người. Khi bị giai cấp thống trị bóc lột, các thế lực phản động xuyên tạc và lợi dụng tôn giáo để chống phá làm các khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của con người bị hạn chế. Những biến động trong đời sống chính trị - xã hội thế giới trong thời gian gần đây, nhất là sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông âu sụp đổ làm xuất hiện tâm trạng hoài nghi, hoặc khủng hoảng niềm tin vào xã hội tương lai nên tôn giáo có điều kiện để tồn tại và phát triển. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định rằng chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy linh là trái ngược nhau, nhưng không phải như vậy là bài xích, kỳ thị nhau, cần phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, tạo điều kiện cho các giáo sĩ, mục sư tu hành của các tôn giáo vì mục đích chung của xã hội đối với con người. Bác nghiêm khắc phê phán các giáo sĩ lợi dụng tôn giáo, ngược lại đối với các giáo sĩ cống hiến cho sự nghiệp cứu nước, kiến quốc thì Bác mến mộ một cách thực sự. Đối với các giáo chủ của các tôn giáo thì Bác luôn tìm đến sự tương đồng các quan điểm chung của học thuyết macxít với mục tiêu của các tôn giáo, làm cho các tôn giáo gắn với CNXH mà không đối lập, tách biệt nhau. Bác ca ngợi lòng bác ái của Chúa Giê su, 7 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Giáp Đạt tấm lòng vô nghĩa của đức phật Thích ca và sự tu dưỡng đạo đức cá nhân của Không Tử vì họ đã khuyên con người làm những điều thiện, không làm điều ác, phải tôn trọng lẫn nhau, phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất giữa các tôn giáo; các dân tộc phải có tình thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, phải tu dưỡng đạo đức, phẩm chất của con người. Mỗi con người đều có quyền được sống và bình đẳng như nhau, không được tuyên chiến và sát phạt lẫn nhau. Đối với những quần chúng tín đồ các tôn giáo, Bác tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của bà con có niềm tin tôn giáo, Bác sẵn sàng nhận trách nhiệm và kiên quyết sửa chữa khi Đảng và Nhà nước mắc sai lầm trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo. II. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOAN HIỆN NAY: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá XI) ghi rõ: "Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dụng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh ". Công tác tôn giáo, thực hiện chính sách tôn giáo đòi hỏi phải quán triệt đầy đủ một số quan điểm, chính sách, từ đó để có những giải pháp thích hợp trong tình hình hiện nay. Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo lợi ích vật chất, văn hoá, tinh thần để nâng cao trình độ về mọi mặt cho nhân dân nói chung và đồng bào có đạo nói riêng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH cũng xác định: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất 8 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Giáp Đạt quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích xã hội của Tổ quốc và nhân dân. Đối với các tín đồ tôn giáo được đảm bảo sinh hoạt tôn giáo bình đẳng, có nơi thờ tự, có chức sắc để hướng dẫn việc đạo và có đồ dùng trong việc đạo. Bởi vì có như vậy thì đồng bào có đạo mới tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và tin tưởng vào con đường đi lên CNXH, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đối với các chức sắc tôn giáo được thừa nhận để có quyền bình đẳng trước pháp luật và được đối xử tương xứng với vị trí, trách nhiệm của họ trong tôn giáo. Các chức sắc tôn giáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động của mình; được hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật cho phép tại nơi mình phụ trách. Các giáo hội được phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc và tu hành theo quy định của pháp luật và sự quản lý của Nhà nước. Được hoạt động vì lợi ích của tổ quốc và nhân dân, những chức sắc, nhà tu hành có vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật. Đối với các tổ chức tôn giáo có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn chỉ mục đích, điều lệ phù hợp với pháp luật của Nhà nước, có cơ cấu tổ chức hợp lý và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về hai mặt: đạo và đời thì được xem xét từng trường hợp cụ thể để được phép hoạt động. Đối với các cơ sở hoạt động kinh tÕ- xã hội từ thiện của tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành được hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội theo quy định của pháp luật như mọi công dân. Việc tổ chức lao động sản xuất, làm dịch vụ của các chức sắc, nhà tu hành theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước được khuyến khích. Các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội trong lĩnh vực được Nhà nước cho phép khuyến khích. 9 Tiểu luận tốt nghiệp Nguyễn Giáp Đạt III. THỰC TIỄN TÔN GIÁO Ở NƯỚC TA VÀ TỈNH BẮC NINH hiÖn NAY: 1. Thực tiễn tôn giáo ở nước ta hiện nay: Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều lưu giữ được những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người Kinh (Việt) có các hình thức tín ngưỡng dân gian như: gia đình thờ cúng tổ tiên, cộng đồng thờ Thành hoàng làng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo. Quốc gia thờ Vua Hùng, các vị Vua , việc duy trì các hoạt động tín ngưỡng này chính là góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc. Theo Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 7 - Khoá IX, nước ta có khoảng hơn 20 triệu tín đồ tôn giáo của 6 tôn giáo chính, trong đó: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Đạo hồi là những tôn giáo ngoại nhập; Đạo Cao đài (ra đời vào năm 1926), Hoà hảo (ra đời vào năm 1939) là những tôn giáo nội sinh. Đến nay có thêm 6 tôn giáo nữa được Nhà nước cho phép hoạt động, có những tôn giáo hoàn chỉnh, có những hình thức tôn giáo còn sơ khai, có những tôn giáo đã phát triển và đang hoạt động ổn định. Tín đồ có niềm tin tôn giáo thiêng liêng, bao dung, cởi mở, không hẹp hòi, vị kỷ, sẵn sàng tiếp nhận sự du nhập của các tôn giáo mới nếu không ảnh hưởng đến bản thân và lợi ích quốc gia. Ước tính hiện nay nước ta có khoảng hơn 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng hơn 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo chính đang hoạt động bình thường, ổn định chiếm khoảng 25% dân số, cụ thể. 10 [...]... phán và loại bỏ CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC TÔN GIÁO VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở XÃ ĐÌNH TỔ I PHƯƠNG HƯỚNG Tiếp tục quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá của xã đến cán bộ, Đảng viên và toàn thể nhân dân trong xã 27 Tiểu luận tốt. .. là hoạt động nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân và các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng đời sống văn hoá của nhân dân trong xã Xin kiến nghị một số nội dung sau: Đảng và Nhà nước sớm nghiên cứu nâng Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo lên thành Luật tín ngưỡng, tôn giáo để nhân dân và. .. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở xã Đình Tổ nói riêng và trên cả nước nói chung Thông qua các hoạt động này giúp cho nhân dân hiểu rõ hơn về truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, giữ gìn được các giá trị văn hoá của. .. thế nào là tín ngưỡng, thế nào là tôn giáo và do ảnh hưởng của lối sống phong kiến nên trong cuộc sống còn duy trì một số hủ tục lạc hậu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy dỗ, giáo dục thế hệ trẻ III ẢNH HƯÓNG CỦA HOẠT ĐÔNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở XÃ ĐÌNH TỔ Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm đáp ứng những nhu... động vi tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân Tiếp tục hoàn thiện chính sách phám luật và tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng, Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cự cho công cuộc xây dựng và. .. gia đa tôn giáo, tư tưởng nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đoàn kết tôn giáo, hoà hợp dân tộc Công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, trong giai đoạn cách mạng mới, đây là yêu cầu hết sức quan trọng nhất là việc quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở CHƯƠNG... THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ NHŨNG ẢNH HƯÓNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở XÃ ĐÌNH TỔ, HUYỆN THUẬN THÀNH I KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Xã Đình Tổ nằm ở phía tây bắc huyện Thuận Thành, phía Đông giáp xã Trí Quả, phía Tây Nam giáp xã Lệ chi huyện gia lâm Thành Phố Hà Nội, phía Bắc giáp xã đại đồng thành Có diện tích đất tự nhiên khoảng 9,1km2 và 10.000 nhân... động ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở địa phương 3 Đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo: Khối dân vận xã chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, UBND xã, các cấp uỷ, trưởng các thôn, và phối hợp với các đoàn thể nhân dân tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh, đúng quy định của pháp... Giáp Đạt giáo, quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị Thực hiện tốt công tác tôn giáo là góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng thành công Nhà nước Việt Nam pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân; phấn đấu thực hiện thành công sự' nghiệp đổi... trong dân cư của xã và toàn xã hội b Hạn chế: Trong những năm qua, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã có những ảnh hưởng tích cực đến việc xây dựng đời sống văn hoá của nhân dân trong xã, bà con phật tử sống "tốt đời, đẹp đạo", cùng chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, đó là: - Hoạt động lễ hội . nước về tôn giáo. 4.Đánh giá về thục trạng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của xã Đình Tổ III. ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ ĐÌNH TỔ. CHƯƠNG. phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: " ;Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và những ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng đời sống văn hoá ở Xã Đình Tổ - huyện Thuận Thành. Thực trạng và giải. tôn giáo ở nước ta hiện nay. 2. Thực tiễn tôn giáo ở tỉnh Bắc Ninh. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ ĐÌNH

Ngày đăng: 07/02/2015, 10:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan