phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định 2010 - 2015_luận văn tốt nghiệp lớp cao cấp chính trị

89 2.2K 5
phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định 2010 - 2015_luận văn tốt nghiệp lớp cao cấp chính trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ- Bùi Văn Khôi MỞ ĐẦU 1. Tin cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội cung cấp nhiều loại sản phẩm thiết yếu cho đời sống xã hội, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực và tạo nên tích luỹ ban đầu cho sự ngiệp phát triển của đất nước. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, nông nghịêp đóng vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế. Hầu hết các nước phải dựa vào sản xuất nông nghiệp để tạo sản lượng lương thực, thực phẩm cần thiết đủ để nuôi sống dân tộc mình và tạo nền tảng cho các ngành, các hoạt động kinh tế khác phát triển. Việt Nam là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát thấp, trên 70% dân số sống ở nông thôn và 56% lao động xã hội làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, sáng tạo ra 68% tổng giá trị kinh tế nông thôn, năng suất khai thác ruộng đất và năng suất lao động còn thấp… Để giải quyết những vấn đề này thì thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nước ta. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo dựng một ngành nông nghiệp có cơ cấu kinh tế hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho người nông dân. Do đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như với từng địa phương là rất cần thiết. Giao Thuỷ là một huyện thuần nông thuộc tỉnh Nam Định với 92,27% dân cư sống ở nông thôn và 76,6% lao động nông nghiệp. Đời sống của nông dân còn khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo gần 6%. Trong những năm qua, vấn đề tăng cường quản lý Nhà nước để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện luôn được quan tâm và từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Giao Thuỷ còn chậm, cơ cấu nông nghiệp còn bất hợp lý, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tình trạng độc canh cây lương thực vẫn tồn tại trong khi đó nhiều tiềm năng phát triển chăn nuôi và thuỷ sản chưa được khai thác tốt. Thực trạng này đòi hỏi phải có giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại huyện Giao Thuỷ một cách hợp lý. Từ vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi chọn đề tài “Phương hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định 2010 - 2015” làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu: Trên cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng vào thực tiễn đánh giá khách quan thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thủy thời gian qua, từ đó đề ra phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thủy thời gian tới. - Nhiệm vụ: Với mục tiêu trên, luận văn tốt nghiệp có nhiệm vụ nghiên cứu tổng quan về cơ cấu kinh tế; cơ cấu kinh tế nông nghiệp; thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Giao Thuỷ và trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020, đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Giao Thuỷ 2010- 2015. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: 2 Đối tượng nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp là vấn đề cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đối tượng nghiên cứu cụ thể là cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo phương diện ngành, lĩnh vực, không nghiên cứu theo các phương diện khác. - Phạm vi nghiên cứu: thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2006 - 2009 và một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Giao Thuỷ giai đoạn 2010 - 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu - Về phương pháp luận: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các quan điểm đường lối phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Về phương pháp chuyên môn: Đề tài vận dụng các phương pháp thống kê và phân tích, so sánh và tổng hợp một cách có hệ thống, phương pháp nghiên cứu chuyên khảo và một số phương pháp nghiệp vụ khác nhằm phân tích và làm rõ hơn những vấn đề được nêu. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và vai trò quản lý của Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ 2006- 2009. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ 2010- 2015. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1 Cơ cấu kinh tế Cơ cấu được dùng để chỉ cách tổ chức, cấu tạo, sự điều chỉnh các yếu tố tạo nên một hình thể, một vật hay một bộ phận. Sự phát triển của sản xuất dẫn đến quá trình phân công lao động xã hội. Tuỳ thuộc vào tính chất sản phẩm, chuyên môn kỹ thuật mà chia thành từng ngành, lĩnh vực khác nhau. Nhưng trong nền sản xuất, các ngành, lĩnh vực này không thể hoạt động một cách độc lập mà phải có sự tương tác qua lại lẫn nhau, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Từ đó đòi hỏi nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa các bộ phận. Sự phân công và mối quan hệ hợp tác trong hệ thống thống nhất là tiền đề cho quá trình hình thành cơ cấu kinh tế. Theo Các Mác: “Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất” 1 . Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của 1 C.Mác- Góp phần phê phán kinh tế chính trị học, NXB Sự Thật HN-1964, tr 17 4 chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn đinh giữa chúng hợp thành trong một khoảng thời gian nhất định” 2 . Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan phản ánh trình độ phát triển của xã hội và các điều kiện phát triển của một quốc gia. Sự tác động từ chiến lược phát triển kinh tế, hay sự quản lý của Nhà nước có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong một thời gian nhất định chứ không thể thay đổi hoàn toàn nó. Mặt khác, cơ cấu kinh tế lại mang tính lịch sử xã hội nhất định. Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ giữa các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế được thiết lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra một cách hợp lý. Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến ở mọi quốc gia. Song mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia lại có sự khác nhau. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan hệ sản xuất, đặc trưng văn hoá - xã hội và các yếu tố lịch sử của mỗi dân tộc. Các nước có hình thái kinh tế - xã hội giống nhau nhưng vẫn có sự khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kinh tế, bởi vì điều kiện kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển của mỗi nước có sự khác nhau. Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách hợp lý khi chủ thể quản lý Nhà nước có khả năng nắm bắt các quy luật khách quan, đánh giá đúng nguồn lực trong nước và nước ngoài để tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình hình thành cơ cấu kinh tế. Nhưng sự tác động này không mang tính áp đặt ý chí mà là sự tác động mang tính định hướng. Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới các góc độ khác nhau như: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Đây là ba 2 Từ điển bách khoa Việt Nam 2000 5 bộ phận cơ bản và có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế có vị trí chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của mọi quốc gia. - Cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các nhóm ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Hiện nay cơ cấu ngành kinh tế được phân theo ba nhóm chủ yếu sau: + Nhóm ngành nông nghiệp: Gồm nông, lâm, ngư nghiệp. + Nhóm ngành công nghiệp: Gồm công nghiệp và xây dựng. + Nhóm ngành dịch vụ: Gồm thương mại và dịch vụ. - Cơ cấu vùng kinh tế: Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ được hình thành bởi việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Trong cơ cấu vùng kinh tế có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Tuỳ theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành và phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài ngành kinh tế nào đó. Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng khai thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế – xã hội của mỗi vùng trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. - Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu kinh tế gắn với chế độ sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất sẽ hình thành nên cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác năng lực tổ chức sản xuất – kinh doanh và mọi nguồn lực phát triển của mọi thành viên xã hội. 1.1.2. Cơ cấu kinh tế hợp lý 6 Cơ cấu kinh tế hợp lý là một cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng trên địa bàn lãnh thổ trong khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế được coi là hợp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: + Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với các quy luật khách quan + Cơ cấu kinh tế phản ánh được khả năng khai thác, sử dụng nguồn lực kinh tế trong nước và đáp ứng được yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực, nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững. + Cơ cấu kinh tế phải phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới. 1.1.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất được hình thành sớm nhất trong lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại. Vì vậy, nó luôn có vai trò quan trọng trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay. Cho nên phát triển nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta hiện nay. Theo phân ngành kinh tế quốc dân của quốc tế cũng như của nước ta, nền kinh tế quốc dân được chia thành 3 khu vực chính: - Khu vực I: bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. - Khu vực II: gồm công nghiệp và xây dựng. - Khu vực III: gồm tất cả các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Từ đó cho thấy, nông nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Nhưng đồng thời bản thân nông nghiệp cũng là một hệ thống nhỏ được cấu thành bởi các bộ phận khác nằm trong tổng thể hệ thống kinh tế quốc dân. Quá trình phát triển dẫn đến sự thay đổi của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế nói chung, đòi hỏi bản thân 7 ngành nông nghiệp cũng phải có sự chuyển đổi phù hợp với các điều kiện và xu thế phát triển chung. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là thuật ngữ chỉ mối quan hệ hợp thành của các sản phẩm nông nghiệp tuỳ theo mục tiêu sản xuất của con người ở từng địa bàn cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu kinh tế – kỹ thuật của nông nghiệp được xem xét theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: - Ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là tổ hợp các ngành gắn liền với quá trình sinh học gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Khi phân tích đánh giá cơ cấu kinh tế thì tiêu chí, cơ cấu ngành thường được xem trọng nhất bởi vì nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Lực lượng sản xuất càng phát triển, phân công lao động xã hội càng sâu sắc, tỷ mỉ thì càng có nhiều ngành kinh tế hình thành và phát triển đa dạng khác nhau. Ở nước ta cho đến nay, về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp cho nên sự phát triển của nó giữ vai trò quyết định trong kinh tế nông thôn, đồng thời là một trong những ngành cơ bản của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, nó vừa chịu sự chi phối của nền kinh tế quốc dân vừa gắn bó chặt chẽ với các ngành khác, vừa phản ánh những nét riêng biệt mang tính đặc thù của một ngành mà đối tượng sản xuất là những cơ thể sống. - Ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp): bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt được phân ra trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả… Ngành chăn nuôi gồm có chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm… Những ngành trên có thể phân ra thành các ngành nhỏ hơn. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phát triển và tạo thành cơ cấu nông nghiệp. Hiện nay, trong cơ cấu nông nghiệp có hai vấn đề quan trọng là cơ cấu hợp lý giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa trồng cây lương thực và cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm. Chuyển từ trạng thái độc canh cây lương thực sang đa canh cây trồng là xu hướng khách quan 8 nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện và các nguồn lực như đất đai, lao động, tăng thu nhập cho người lao động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội cũng như phát huy được một cách triệt để tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong quá trình phát triển. - Ngành lâm nghiệp bao gồm nhiều chủng loại thực vật và động vật rừng. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và đa dạng. Rừng là một nguồn lợi to lớn về kinh tế và có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, hạn chế lũ lụt, phát triển du lịch. Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp bao gồm các nội dung: bảo tồn rừng tự nhiên, phát triển và trồng rừng, khai thác tài nguyên rừng, chế biến lâm sản. - Ngành ngư nghiệp: là một trong những ngành kinh tế quan trọng cấu thành kinh tế nông thôn ở nước ta. Cơ cấu kinh tế ngư nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu: nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ hải sản, chế biến thuỷ hải sản. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình vận động của các bộ phận, thành phần trong nền kinh tế, là sự biến đổi phá vỡ cơ cấu cũ và sự điều chỉnh để tạo ra cơ cấu kinh tế mới ổn định, cân đối. * Để đánh giá mức độ, kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, người ta thường căn cứ vào các tiêu chí: - Tỷ trọng và vị trí, tác động của các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng và dịch vụ) trong nền kinh tế. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp càng cao thì cơ cấu kinh tế có trình độ càng cao. Hiện nay, người ta thường cho rằng một nền kinh tế đang phát triển muốn trở thành một nền kinh tế công nghiệp hoá thì phải giảm được tỷ trọng nông nghiệp xuống dưới 20% GDP, nâng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ mỗi ngành lên mức trên dưới 40% GDP. Đối với các nền 9 kinh tế công nghiệp hoá cao thì tỷ trọng nông nghiệp phải giảm dưới 10%, thậm chí dưới 5%. - Sự liên kết giữa các ngành, giữa các lãnh thổ: Sự liên kết được thể hiện qua mối quan hệ phối hợp hoặc cung cấp thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, dịch vụ, cũng như kết hợp tạo ra sản phẩm cuối cùng một cách có hiệu quả. Sự thay đổi cơ cấu vùng theo hướng công nghiệp hoá có thể được đo bằng các tiêu chí như : Mức độ đô thị hoá, sự tăng trưởng thực tế của các khu vực công nghiệp, sự chuyển dịch cơ cấu lao động và dân cư. - Trình độ công nghệ và sức cạnh tranh giữa các ngành : Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tính chất công nghiệp hóa nông nghiệp thể hiện ở mức độ chuyển hướng các phương pháp canh tác thủ công cổ truyền, giảm các phương pháp canh tác thô sơ, tăng các hoạt động canh tác bằng phương pháp công nghiệp, áp dụng cách mạng xanh, cách mạng trắng, cơ khí hoá, điện khí hoá, tự động hoá, vi sinh hoá… Trong công nghiệp, đó là mức độ ứng dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất. * Cơ cấu kinh tế ở nước ta và các nước trên thế giới chuyển dịch theo các xu hướng sau: - Xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá. - Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng trong nông nghiệp. - Xu hướng chuyển dịch từ cơ cấu nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế mở, hướng xuất khẩu. - Xu hướng chuyển dịch từ nền kinh tế với công nghệ cũ, lạc hậu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém sang nền kinh tế cơ giới hoá với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, năng suất lao động và chất lượng sản 10 [...]... H Ln Giao Thu nm phớa ụng Nam ca tnh Nam nh, cú to a lý t 2010 n 2021 v Bc v t 10621 n 10635 kinh ụng Cỏch thnh ph Nam nh 45 km, vi trc giao thụng chớnh l quc l 21 v ng tnh l 489, 481 chy qua Phớa ụng - Bc giỏp vi tnh Thỏi Bỡnh Phớa Tõy Bc giỏp vi huyn Xuõn Trng Phớa Tõy giỏp vi huyn Hi Hu Phớa Nam - ụng Nam giỏp vi bin ụng 24 Huyn Giao Thu cú y giao thụng thu v b m bo cho phỏt trin kinh t - xó... thi k quỏ lờn Ch ngha xó hi, HN-1991, tr 12 7 Vn kin i hi ng ton quc ln th X, NXB Chớnh tr Quc gia, HN-2006, tr 191 6 23 CHNG 2 THC TRNG CHUYN DCH C CU KINH T NễNG NGHIP HUYN GIAO THU TNH NAM NH 200 6- 2009 2.1 c im t nhiờn - kinh t- xó hi huyn Giao Thu, tnh Nam nh: 2.1.1 iu kin t nhiờn huyn Giao Thy 2.1.1.1 V trớ a lý Huyn Giao Thu l mt trong 3 huyn ven bin ca tnh Nam nh, din tớch t nhiờn 328,18km2,... ca chuyn dch c cu kinh t trong nhng nm ti l: - V c cu ngnh: chuyn dch theo hng gim t trng c cu nụng nghip, tng t trng c cu cụng nghip v dch v; trong ngnh nụng nghip tng t trng chn nuụi v thu sn gim t trng trng trt - Xõy dng c cu cỏc thnh phn kinh t phự hp gm: kinh t Nh nc, kinh t tp th, kinh t t nhõn (cỏ th, tiu ch, t bn t nhõn), kinh t t bn nh nc, kinh t cú vn u t nc ngoi - V c cu kinh t vựng lónh... di do tham gia vo nhiu lnh vc sn xut kinh t ca huyn 2.1.2.2 Tỡnh hỡnh phỏt trin kinh t huyn Giao Thu Nhng nm qua, nh cú s i mi v c ch qun lý v chớnh sỏch kinh t ca Nh nc, cựng vi s ch o ca ng b, chớnh quyn, kinh t huyn Giao Thu ngy mt phỏt trin, duy trỡ nhp tng trng cao Trong 4 nm (2006 - 2009) kinh t phỏt trin khỏ, giỏ tr tng sn phm tng bỡnh quõn 10,56%/nm C cu kinh t chuyn dch tớch cc theo hng tng... i vi cỏc thnh phn kinh t cn nm vng ng hng XHCN trong vic xõy dng nn kinh t nhiu thnh phn nh Ngh quyt i hi VIII ca ng ó nờu: + Thc hin nht quỏn, lõu di chớnh sỏch phỏt trin nn kinh t hng hoỏ nhiu thnh phn Trong kinh t nụng nghip, mi thnh phn kinh t u cú vai trũ riờng v u c khuyn khớch phỏt trin theo nh hng XHCN + Ch ng i mi, phỏt trin v nõng cao hiu qu kinh t Nh nc, kinh t hp tỏc Kinh t Nh nc úng vai... trin kinh t Hai l, chỳ trng ci to, nõng cao trỡnh hin i ca trang thit b hin cú, ng thi i mi quy trỡnh cụng ngh trong sn xut v qun lý mi ngnh, mi lnh vc ca i sng kinh t - xó hi Núi cỏch khỏc, quỏ trỡnh chuyn dch c cu ngnh, c cu vựng, c cu thnh phn kinh t theo hng hp lý v hiu qu cao hn ũi hi nn kinh t phi c CNH, HH Ngc li CNH, HH lm cho nn kinh t tng trng v thỳc y nhanh quỏ trỡnh chuyn dch c cu kinh. .. nc, nht l du lch sinh thỏi 2.1.3.2 Nhng hn ch ch yu + Huyện Giao Thuỷ là huyện đồng bằng ven biển, dân c làm nghề sản xuất nông nghiệp, ng nghiệp, diêm nghiệp bên cạnh những thuận lợi thì có những khó khăn về thiên tai bão lụt hàng năm, khắc phục hậu quả sau thiên tai Đất vùng ven biển nhiễm mặn hàng năm ảnh hởng đến sản xuất + im xut phỏt ca nn kinh t cũn thp, cha tớch lu c nhiu, cụng nghip cha phỏt... Ch tiờu Tng Nụng - lõm - ng nghip Cụng nghip xõy dng Thng mi dch v du lch 2006 100,0 53,07 11,91 35,02 2007 100,0 49,90 13,95 36,15 2008 100,0 55,36 13,41 31,03 2009 100,0 48,68 13,62 37,7 Ngun: Phũng Thng kờ huyn Giao Thu S chuyn dch c cu kinh t huyn Giao Thu qua cỏc nm c biu din c th qua biu di õy: 34 Biu 1: C cu kinh t huyn Giao Thu qua cỏc nm Nhỡn chung, c cu kinh t huyn Giao Thu thi k 2006... hoỏ Quan im chuyn dch c cu kinh t ca ng v Nh nc ta l gim t trng nụng nghip trong c cu nn kinh t song vn coi trng phỏt trin kinh t nụng nghip, nụng thụn: Phỏt trin nụng- lõm- ng nghip 22 gn vi cụng nghip ch bin v xõy dng nụng thụn mi l nhim v quan trng hng u n nh tỡnh hỡnh kinh t- xó hi6 i hi ng ton quc ln th X tip tc khng nh: Thỳc y nhanh quỏ trỡnh chuyn dch c cu nụng nghip v kinh t nụng thụn, chuyn... cho th h sau 13 - Dõn s, sc lao ng: c xem l ngun lc quan trng cho phỏt trin kinh t núi chung, chuyn dch c cu kinh t v c cu kinh t nụng thụn núi riờng Dõn s v tc tng dõn s ca mt quc gia hay vựng lónh th cú nh hng n quỏ trỡnh tng trng kinh t cng nh chuyn dch c cu kinh t Cú mt ngun lao ng di do thỡ s cú ngun nhõn lc phc v cho sn xut nhiu hn, nhng nu tc tng dõn s quỏ cao s lm tng trng kinh t chm li Vic . hướng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định 2010 - 2015 làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính. chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ 200 6- 2009. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Giao Thuỷ 201 0- 2015. 3 CHƯƠNG. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 1.1 Cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1 Cơ

Ngày đăng: 07/02/2015, 10:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Động- thực vật: Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học vùng bãi bồi ven biển huyện Giao Thuỷ có 101 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 85 chi và 34 họ; vùng biển có 64 loài thực vật nổi ở 5 ngành, 181 loài động vật nổi ở 12 nhóm, 136 loài động vật đáy ở 5 nhóm, 55 loài cá ở 29 họ; tại các khu rừng ngập mặn có 181 loài chim, thuộc 41 họ, 13 bộ. Với những giá trị quý giá rất đặc trưng cho hệ sinh thái đất ngập nước, tháng 01/1989 vùng bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn được UNESSCO công nhận tham gia công ước Ramsar, đây là điểm Ramsar được công nhận đầu tiên của Đông Nam Á. Ngày 02/01/2003 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định chuyển khu bảo tồn thiên nhiên Cồn Lu, Cồn Ngạn thành Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan